Ngôn ngữ thiết kế web không chỉ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình xây dựng và vận hành một trang web, mà đây còn là yếu tố quan trọng trong SEO, thậm chí có khả năng tác động đến chất lượng trải nghiệm của khách hàng khi truy cập vào website. Nếu bạn đang tìm kiếm một ngôn ngữ thiết kế phù hợp cho trang web của mình, hãy cùng Vietnix tìm hiểu về 17 ngôn ngữ thiết kế web tốt nhất được chia sẻ trong bài viết dưới đây!
Ngôn ngữ thiết kế website là gì?
Ngôn ngữ thiết kế website là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng một trang web. Tại phần dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này.
Khái niệm
Ngôn ngữ thiết kế website (hay còn được gọi là ngôn ngữ lập trình web) là một ngôn ngữ lập trình được chuẩn hóa dựa trên hệ thống các quy tắc riêng để sử dụng trong quá trình thiết kế, xây dựng và lập trình trang web.
Ngôn ngữ thiết kế website thường bao gồm một tập hợp của các lệnh (code) để tạo nên các ứng dụng và thuật toán nhất định. Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ sẽ có cú pháp và cấu trúc riêng biệt, và chúng được sử dụng để tạo ra những loại đầu ra khác nhau.
Vậy nên, bạn cần lựa chọn ngôn ngữ phù hợp để có cách tiếp cận tối ưu và hiệu quả nhất. Bạn có thể xem thêm các bài viết sau đây về thiết kế website:
📌 TOP 5 phần mềm thiết kế giao diện web miễn phí tốt nhất
📌 Web động là gì? Web tĩnh là gì? Sự khác nhau giữa web tĩnh và web động, so sánh chi tiết
📌 Thiết kế website chuẩn SEO là gì? Những tiêu chí thiết kế website chuẩn SEO
Phân loại ngôn ngữ thiết kế website
Có 2 loại ngôn ngữ lập trình website phổ biến là:
Ngôn ngữ lập trình bậc thấp
Low-level-language (hay Ngôn ngữ lập trình bậc thấp) là một dạng ngôn ngữ lập trình có liên quan mật thiết đến phần cứng của máy tính.
Từ “thấp” trong tên gọi này không có nghĩa là ngôn ngữ này thấp hơn so với ngôn ngữ bậc cao, mà đây chỉ là tên gọi tương đối, được dùng để chỉ loại ngôn ngữ gần với phần cứng và máy tính có thể hiểu được một cách dễ dàng.
Ngoài ra, ngôn ngữ lập trình bậc thấp sẽ tương thích với các thuật toán phức tạp của máy tính mà chúng ta thường khó có thể hiểu rõ được.
Ngôn ngữ lập trình bậc cao
High-level programming language (hay Ngôn ngữ lập trình bậc cao) là ngôn ngữ thiết kế website sử dụng các yếu tố ngôn ngữ tự nhiên, giúp người dùng dễ hiểu và dễ sử dụng hơn so với ngôn ngữ lập trình bậc thấp.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ này còn có thể tự động hóa trong nhiều khía cạnh quan trọng của quá trình phát triển hệ thống và giúp cho công việc này trở nên đơn giản hơn rất nhiều
Cụ thể, ngôn ngữ lập trình bậc cao đã được trừu tượng hóa mạnh mẽ khỏi các chi tiết cụ thể của phần cứng máy tính, nên các lập trình viên có thể tạo ra các ứng dụng/trang web một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
Trong đó, mức độ trường tượng hóa của các ngôn ngữ lập trình bậc cao thường không cố định và có thể khác nhau tùy thuộc vào khả năng “ẩn” đi các chi tiết cụ thể trong quy trình hoặc phần cứng của máy tính, từ đó tối ưu hóa công việc của lập trình viên.
Vai trò của ngôn ngữ thiết kế web
Trong thời đại công nghệ số với sự phủ sóng rộng rãi của Internet như hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều chú trọng vào việc xây dựng website để gia tăng điểm tiếp xúc trực tuyến với khách hàng, từ đó thu hút người dùng, thúc đẩy doanh thu và tạo tỷ lệ chuyển đổi cho trang web.
Tuy nhiên, cũng vì lẽ đó mà trên Internet xuất hiện vô số trang web. Nếu bạn chỉ là một trang web ẩn mình trong hàng ngàn trang web tương tự nhau, bạn sẽ nhanh chóng bị “che lấp” bởi những cái tên nổi bật hơn.
Vậy nên, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải đầu tư vào việc xây dựng trang web và ứng dụng các ngôn ngữ thiết kế website hiệu quả.
Cũng giống như cuộc chiến trong ngành ô tô, ngôn ngữ thiết kế riêng biệt chính là điểm nhấn làm nên sự thành công cho các hãng, thì ngôn ngữ thiết kế web cũng đóng vai trò quan trọng và góp phần tô đậm thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng.
Chỉ khi bạn khác biệt và ghi được dấu ấn trong lòng khách hàng, bạn mới có thể khiến họ ghi nhớ và nâng cao tỷ lệ mua sắm, sử dụng sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.
Ngoài tính thẩm mỹ và yếu tố thương hiệu ra, ngôn ngữ thiết kế website còn phải đảm bảo về sự phù hợp và mang lại hiệu quả trong quá trình vận hành cũng như duy trì trang web.
Vậy nên, khi ứng dụng bất kỳ ngôn ngữ nào đó, lập trình viên phải thực sự hiểu và sử dụng một cách thành thạo, thuần thục để tạo nên nền tảng phát triển tối ưu cho trang web.
Ngoài việc tạo dựng lên trang web từ bản thiết kế, ngôn ngữ thiết kế web còn liên quan mật thiết đến công tác quản trị website, cập nhật, vận hành và duy trì trang web,… trong suốt thời gian hoạt động.
Cuối cùng, lập trình viên cũng có thể thay đổi công nghệ, quản lý database theo hệ thống, tiết kiệm chi phí, gia tăng giá trị trang web… thông qua ngôn ngữ thiết kế web một cách dễ dàng nhất.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm các cách tiếp cận khách hàng hiệu quả trong các bài viết dưới đây:
📌 10 cách tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất hiện nay
📌 Hướng dẫn quy trình thiết kế website chuyên nghiệp và đơn giản nhất
📌 Pain Point là gì? Hướng dẫn khai thác điểm đau khách hàng
Nên dùng ngôn ngữ gì để thiết kế web?
Vậy, làm thế nào để bạn có thể lựa chọn được một ngôn ngữ thiết kế web phù hợp nhất? Câu trả lời sẽ phục thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng, tính chất công việc và khả năng của từng lập trình viên.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo sơ lược các ưu – nhược điểm của từng loại ngôn ngữ thiết kế. Điều này giúp bạn dễ dàng so sánh, hình dung và có cho mình quyết định đúng đắn nhất.
Bên cạnh đó, nhiều lập trình viên còn sử dụng đa ngôn ngữ để khắc phục nhược điểm và bổ sung ưu điểm giữa các ngôn ngữ với nhau.
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết nên chọn loại ngôn ngữ nào, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí cơ bản sau:
- Tham khảo nhà cung cấp ngôn ngữ thiết kế website và nền tảng của bạn.
- Tìm hiểu xem hệ sinh thái của ngôn ngữ gồm những gì, có cộng đồng hỗ trợ hay không?
- Ngôn ngữ đó có phổ biến hay không, có phù hợp với xu hướng thiết kế trang web chung của thị trường không?
- Ngân sách, tài chính và định hướng phát triển trang web trong tương lai.
Top 17 ngôn ngữ thiết kế web tốt nhất hiện nay
1. PHP
PHP là từ viết tắt của Hypertext Preprocessor, đây là một một ngôn ngữ lập trình kịch bản mã nguồn mở và đa mục đích, được tạo nên từ đầu 1994 bởi Rasmus Lerdorf. Ngôn ngữ này chủ yếu được sử dụng để phát triển các ứng dụng web, trang web động chạy trong server và dùng cho các mục đích tổng quát.
PHP được xếp vào một trong những ngôn ngữ thiết kế web tốt nhất và được sử dụng phổ biến hàng đầu hiện nay. Với PHP, người dùng có thể dễ dàng nhúng vào HTML để tạo nên một trang web. Dù là một ngôn ngữ quen thuộc, nhưng PHP vẫn có những ưu điểm và nhược điểm nhất định như:
PHP là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở có độ ổn định cao, miễn phí và dễ cài đặt nên sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí khi sử dụng.
PHP là ngôn ngữ tương đối dễ học, dễ sử dụng, có mức độ phổ biến cao nên bạn có thể tìm được nhiều tài liệu và nhờ đến sự hỗ trợ của cộng đồng.
Cung cấp nhiều hệ quản trị nội dung (CMS) miễn phí cho người dùng.
Đi đôi với hệ quản trị database mã nguồn mở lớn hàng đầu hiện nay – MySQL.
Tạo sự linh hoạt, khả năng tương tác và phản hồi cao cho các trang web.
Còn tồn tại một số hạn chế liên quan đến cấu trúc ngữ pháp, khi so sánh về sự gọn gàng và tính thẩm mỹ thì vẫn còn thua kém so với các ngôn ngữ khác.
Chỉ sử dụng được trên các ứng dụng web.
2. Java
Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng mạnh mẽ và phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong công việc phát triển trang web, phần mềm, ứng dụng, game… trên thiết bị di động.
Ngôn ngữ này được phát triển vào năm 1991 bởi Sun Microsystems, sau này Sun Microsystems đã trở thành một phần của Oracle Corporation, nên Java hiện thuộc sở hữu của Oracle.
Với tiêu chí “Write Once, Run Anywhere – WORA” (tức là viết một lần, thực thi khắp nơi), các chương trình, phần mềm được phát triển dựa trên Java có thể tương thích trên nhiều nền tảng khác nhau, từ máy tính cá nhân, máy chủ cho đến các thiết bị di động, miễn là có môi trường thực thi hỗ trợ cho nền tảng đó.
Được biết, Java đã đứng top 1 vào nhiều năm liền trong cộng đồng lập trình TIOBE. Ở thời điểm hiện tại, dù ngôn ngữ này đã lùi về vị trí thứ 3, nhưng đây vẫn là một trong những ngôn ngữ thiết kế web đáng sử dụng nhất trên thế giới.
Mặc dù tốc độ của Java chậm hơn so với PHP, ASP.NET, nhưng người dùng có thể cải thiện với hardware.
Visual Studio có khả năng sinh mã, giúp lập trình viên tiết kiệm tối đa thời gian viết code.
Nếu đã biết về C+, HTML, bạn có thể dễ dàng học ngôn ngữ Java.
Java cho phép sử dụng PHP, Ruby… để tạo giao diện người dùng đồ họa (GUI).
Hỗ trợ phát triển và thử nghiệm ứng dụng web trong môi trường XAMPP và Tomcat plugin.
Hoạt động trên Linux và IIS, đi cặp với Oracle.
Nếu bạn không có Java Studio, bạn vẫn có thể viết code với Eclipse, NetBean…
Mạnh mẽ, an toàn, cú pháp dễ hiểu và tương thích với hầu hết các nền tảng khác nhau.
Tốc độ khá chậm nhưng ở mức có thể chấp nhận được.
Config nhiều và khá phức tạp.
3. HTML
Ngôn ngữ lập trình web HTML (viết tắt của cụm Hypertext Markup Language) là một ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (markup language), được sử dụng để tạo dựng các trang web trên nền tảng World Wide Web.
Hiện tại, ngôn ngữ này thường được bổ sung và hỗ trợ bởi các công nghệ (như CSS) và ngôn ngữ khác để tạo nên trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Khi bạn bấm vào bất kỳ liên kết nào được bố trí trong một trang web, bạn sẽ được dẫn đến các trang web khác nhau, đó chính là trang HTML. Ngoài ra, HTML còn hỗ trợ lập trình viên trong công đoạn tạo ra các cấu trúc và phân loại thành phần trong web.
HTML là ngôn ngữ thiết kế website cơ bản và giúp các nhà phát triển có thể dễ dàng tạo nên cấu trúc, bố cục và thiết lập wireframe cơ bản cho trang web của mình. Mặc dù HTML đã trở nên khá cũ so với các tiêu chuẩn ở hiện tại, nhưng HTML vẫn có chỗ đứng vững chắc trong cộng đồng lập trình.
Và dẫu rằng ngôn ngữ này đã được thay thế bởi nhiều ngôn ngữ khác, nhưng các nhà phát triển web vẫn học HTML – ngay cả khi họ không thường xuyên sử dụng ngôn ngữ này.
Tài nguyên hỗ trợ cực lớn với cộng đồng phát triển mạnh mẽ.
Có thể hoạt động mượt mà, ổn định trên hầu hết các trình duyệt như Cốc Cốc, Chrome, FireFox…
Đây là ngôn ngữ khá dễ học, dễ hiểu và là mã nguồn mở cho phép sử dụng miễn phí.
Vì HTML được quy định dựa trên một tiêu chuẩn nên quá trình markup sẽ trở nên đơn giản, đồng nhất và gọn gàng hơn.
Chuẩn chính do World Wide Web Consortium (W3C) vận hành.
Tích hợp đa dạng ngôn ngữ backend như Ruby, Java, PHP, NodeJS…
Thường chỉ áp dụng cho các trang web tĩnh, nếu là web động cần sử dụng JavaScript hoặc ngôn ngữ backend (PHP chẳng hạn).
Nhà phát triển cần phải tạo các trang riêng cho HTML – kể cả các thành phần giống nhau.
Các phiên bản trình duyệt cũ hơn có thể không hỗ trợ các tính năng mới hoặc hỗ trợ một cách chậm chạp.
4. C/C++
Ngôn ngữ lập trình C là một ngôn ngữ mệnh lệnh lâu đời được phát triển từ những năm 1970. Ngôn ngữ C thường được sử dụng để tạo nên các phần mềm hệ thống và ứng dụng.
Mặc dù ngôn ngữ C không quá phù hợp với người mới nhập môn, nhưng ngôn ngữ này vẫn thường được dùng làm phương tiện giảng dạy trong các bộ môn lập trình hay khoa học máy tính.
Sau đó, C++ đã ra đời như một sự kế thừa các tinh hoa và tài nguyên từ ngôn ngữ tiền nhiệm là ngôn ngữ C. C++ là ngôn ngữ lập trình cấp trung, được mở rộng từ ngôn ngữ C và chính thức ra đời từ năm 1980. Ngôn ngữ này khá đơn giản nên có thể phù hợp với cả những người mới tìm hiểu về lập trình máy tính.
Được sử dụng để lập trình các chương trình phần mềm/ứng dụng trên Windows với thiết kế winform đơn giản, dễ hiểu.
Dễ học, dễ hiểu và dễ tiếp cận với ngôn ngữ lập trình Java.
Cho phép tương tác với cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng.
Cho phép tương tác với cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng.
Đây là ngôn ngữ lập trình web mã nguồn mở, cho phép cài đặt miễn phí và nhanh chóng với thư viện .NET khá nhẹ.
Hỗ trợ Code/Build trên Visual Studio – một môi trường phát triển tích hợp (IDE) mạnh mẽ của Microsoft.
Cho phép lập trình web với C# thuần, ASP.NET…
Với những ai muốn sử dụng IDE của Microsoft cần phải tốn một khoản phí nhất định.
Chỉ hoạt động tốt trên Windows.
Nếu lập trình Mobile cần phải thông qua Xamarin – một nền tảng tốn phí.
Cần có SQL Server để sử dụng cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả.
5. JavaScript
Javascript hẳn đã trở thành thuật quá quen thuộc đối với những ai yêu thích, tìm hiểu hoặc đang làm việc trong lĩnh vực lập trình web.
Javascript là ngôn ngữ lập trình kịch bản dựa vào đối tượng (object-oriented scripting language). Đối tượng ở đây có thể đã có sẵn trong trình duyệt web, hoặc cần phải được định nghĩa tùy chỉnh đối với các ứng dụng web phức tạp.
Hiện nay, ngôn ngữ thiết kế web JavaScript thường được ứng dụng rộng rãi trên các trang web và ngôn ngữ này hỗ trợ hầu hết các trình duyệt như Chrome, FireFox… trên đa nền tảng (máy tính, điện thoại…).
JavaScript là một ngôn ngữ lập trình phía máy khách (client-side) có nhiệm vụ xử lý và tương tác với các đối tượng HTML trên trình duyệt bằng cách can thiệp vào một số hoạt động như thêm, sửa hoặc xóa các thuộc tính CSS, thẻ HTML…
Hoàn toàn miễn phí và dễ học.
Thiết kế độc lập với hệ điều hành. Nó có thể chạy trên bất kỳ hệ điều hành nào có trình duyệt hỗ trợ JavaScript.
Dễ dàng tương tác, điều khiển và tránh bớt việc xử lý từ phía server.
Nắm vững kiến thức JavaScript bây giờ rất hữu dụng cho các bạn sau này để có thể tiếp thu những công nghệ mới mà JavaScript được gói gọn vào những ngôn ngữ như : Ajax , Atlas ….
Với JavaScript, ngôn ngữ này không sở hữu trình biên dịch riêng mà thường được hỗ trợ bởi các trình duyệt. Vì thế, JavaScript có thể không chạy được khi trình duyệt không bật hoặc không hỗ trợ JavaScript.
JavaScript có thể khiến trang web/ứng dụng web trở nên nặng nề, load chậm và gây nên những trải nghiệm không tốt cho người dùng.
JavaScript không thể giấu code và bảo mật khá kém – đây chính là nhược điểm lớn nhất mà các nhà phát triển web cần phải quan tâm khi sử dụng ngôn ngữ này.
6. CSS
CSS là từ viết tắt của Cascading Style Sheet. Đây là một ngôn ngữ định kiểu luôn đi kèm và song hành với HTML, hay người ta thường ví HTML như cơ thể, còn CSS là linh hồn. Vì nếu như HTML giúp nhà phát triển tạo nên bố cục, cấu trúc trang web, thì CSS sẽ hỗ trợ phát triển giao diện trang web.
Với mục tiêu đơn giản hóa quy trình tạo dựng trang web, CSS cung cấp nhiều tùy chọn khác nhau để người dùng có thể dễ dàng thiết kế và xây dựng website theo ý định của mình. Khi ngôn ngữ này kết hợp với HTML, CSS cho phép nhà phát triển thêm các chi tiết vào trang web một cách thuận tiện nhất.
Nhìn chung, nhiệm vụ chính của ngôn ngữ CSS chính là xử lý giao diện trang web với các yếu tố như khoảng cách đoạn, font chữ, màu sắc, văn bản, bố cục, hình ảnh, màu nền…
Cho phép người dùng định kiểu mình muốn trên các file khác nhau.
Giúp người dùng tối ưu hóa quy trình xây dựng website, người dùng không cần phải tốn thời gian để lặp lại các mô tả cho từng thành phần.
Cung cấp khả năng điều chỉnh vô hạn trên trang.
Source code trang web được tổ chức một cách gọn gàng và chỉn chu hơn.
Có thể tạo nên đa dạng kiểu dáng để áp dụng cho nhiều trang web khác nhau, từ đó hạn chế tình trạng lặp lại kiểu định dạng trong các trang web.
Có sự khác biệt trong cách hoạt động ở từng trình duyệt.
Khá phức tạp so với người mới.
Khả năng gặp rủi ro cao trong định dạng trang web.
7. Ruby
Ruby là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng phổ biến và được sử dụng rộng rãi hiện nay. Ngôn ngữ này chính thức được biết đến từ năm 1995 và gây chú ý khi cung cấp hàng loạt mẫu hình lập trình khác nhau, bao gồm lập trình mệnh lệnh, hàm, hướng đối tượng hay phản xạ…
Ruby là một loại ngôn ngữ thuộc kiểu biến động – tức là kiểu của biến sẽ được xác định một cách tự động. Đồng thời, ngôn ngữ này còn có khả năng tự động quản lý bộ nhớ, từ đó giảm thiểu lượng công việc của lập trình viên.
Hiện tại, Ruby đang được ứng dụng phổ biến bởi các nhà phát triển trên toàn thế giới. Thậm chí, ngôn ngữ thiết kế web này từng lọt vào top 15 các ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong 2019.
Framework Ruby on Rails mang lại hàng loạt công cụ hữu ích phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển trang web.
Cung cấp hệ sinh thái hữu ích và có khả năng tương thích với đa dạng trình duyệt, nền tảng,
Cho phép kết hợp với MySQL, DB2… và có độ an toàn, bảo mật tối ưu.
Xử lý chuỗi mạnh mẽ, cung cấp đa dạng trình gỡ lỗi cho người dùng.
Thao tác đơn giản, linh hoạt, dễ hiểu và dễ sử dụng.
Mặc dù Ruby khá đơn giản và dễ sử dụng, nhưng người dùng có thể sẽ gặp khó khăn trong các thao tác cài đặt môi trường.
Thời gian xử lý của Ruby hạn chế hơn nhiều so với những ngôn ngữ lập trình khác hiện nay.
8. Kotlin
Kotlin được Google lựa chọn làm ngôn ngữ chính thức để phát triển các ứng dụng trên hệ điều hành Android. Nhờ có “kẻ chống lưng” mạnh mẽ đó mà Kotlin nhanh chóng được biết đến và sử dụng bởi đông đảo lập trình viên hiện nay.
Kotlin có thể hoạt động với Java và hỗ trợ functional programming (lập trình hàm). Ngoài được biết đến như một ngôn ngữ quen thuộc trong lĩnh vực phát triển Android, ngôn ngữ này còn được sử dụng trong ứng dụng web front-end, ứng dụng máy chủ, desktop…
Tương thích cao với Java, thậm chí còn có thể thay thế Java vì khả năng khắc phục các lỗi lớn trên nền tảng này.
Đây là ngôn ngữ đa năng, tương đối đơn giản và dễ học đối với những người đã có nền tảng cơ bản về lập trình.
Kotlin được ví như sự kết hợp hoàn hảo giữa ngôn ngữ hàm với thủ tục.
Sở hữu cộng đồng Android Studio mạnh mẽ, đồng thời code cũng ngắn gọn và xúc tích hơn so với các ngôn ngữ còn lại.
Thời gian chạy Runtime khi dùng Kotlin có thể lâu hơn so với các ngôn ngữ khác.
Nếu là một beginner chưa có nền tảng cơ bản, bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi làm quen, tiếp cận và học ngôn ngữ này.
So với các ngôn ngữ lập trình khác, cộng đồng của ngôn ngữ Kotlin có phần nhỏ hơn và ít khi có sẵn khi bạn cần đến sự trợ giúp.
9. Swift
Nếu như Kotlin là ngôn ngữ được Google ưu ái sử dụng trong hệ điều hành Android, thì Swift sẽ gắn liền với hệ điều hành iOS của “ông lớn” Apple.
Hiện tại, trên thị trường điện thoại đang chia làm hai thái cực, một là iFan và còn lại là Android Fan. Trong đó, mặc dù iOS có chút “đơn độc”, nhưng thực tế là hệ điều hành này đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường và có vị trí vững chắc trong lòng đông đảo người dùng.
Cũng vì lẽ đó mà Swift dần trở nên phổ biến và trở thành một trong những ngôn ngữ thiết kế web trò chơi được sử dụng rộng rãi hàng đầu hiện nay.
Ngoài Swift, chúng ta còn có Flutter và React Native cũng được xem như những lựa chọn thay thế hoàn hảo để phát triển iOS. Tuy nhiên, ngôn ngữ này vẫn được nhiều người theo đuổi vì nó khá đơn giản, dễ học và dễ tiếp cận – kể cả khi bạn là một lập trình viên mới. Dẫu vậy, Swift vẫn có những ưu – nhược điểm nhất định như:
Là ngôn ngữ được sử dụng cho cả iOS Apps lẫn MacOS của Apple.
Hỗ trợ người dùng phát triển ứng dụng một cách nhanh chóng và tối ưu.
Tốc độ thực thi của các đoạn mã nhanh hơn so với các ngôn ngữ khác.
Đây là ngôn ngữ thiết kế web mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí.
Nhu cầu tuyển nhân lực chuyên Swift tại các doanh nghiệp ngày càng tăng cao.
Nếu bạn mới chuyển từ một ngôn ngữ khác sang Swift, bạn có thể sẽ phải học lại hoàn toàn. Đồng thời, việc học Swift đôi khi gây khó khăn cho những ai chưa có nền tảng cơ bản về lập trình.
Cộng đồng hỗ trợ và phát triển Swift chưa lớn mạnh như các ngôn ngữ khác, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ gặp khó khăn khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ cộng đồng.
10. C#
C# (hay còn được gọi là C sharp) là một ngôn ngữ lập trình khá đơn giản, được ra mắt từ 2000 bởi đội ngũ kỹ sư đến từ hãng Microsoft. C# là một ngôn ngữ hướng đối tượng hiện đại và được phát triển dựa trên hai ngôn ngữ mạnh mẽ hàng đầu hiện nay là C++ và Java.
Ngay sau khi có mặt trên thị trường, ngôn ngữ C# đã được biết đến và sử dụng bởi đông đảo nhà phát triển. Ban đầu, ngôn ngữ này vốn dĩ được phát triển cho .NET framework. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, C# đã dần phổ biến hơn trong các lĩnh vực phát triển trò chơi, ứng dụng di động hay phát triển phụ trợ… Đặc biệt, C# còn có khả năng tương thích với hầu hết các nền tảng như Windows, Android, Linux, iOS…
Đơn giản, hỗ trợ đa nền tảng, từ Android, iOS cho đến Windows, Linux…
C# rất an toàn vì ngôn ngữ này không cho phép chuyển đổi kiểu dữ liệu gây mất tài nguyên, dữ liệu.
Ngôn ngữ C# được yêu thích vì sự thông dụng, hiện đại, dễ hiểu và khá ít từ khóa.
Ngôn ngữ này khá mạnh mẽ, thuộc loại ngôn ngữ lập trình thuần hướng đối tượng.
Cộng đồng phát triển lớn mạnh.
Thao tác của C# đối với phần cứng có phần yếu hơn so với những ngôn ngữ còn lại
11. Go
Go (hay Golang) là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở được thiết kế và phát triển dựa trên tư duy lập trình hệ thống. Ngôn ngữ này do Robert Griesemer, Rob Pike và Ken Thompson (làm việc tại Google) phát triển từ 2007 và hiện đã trở thành một trong những ngôn ngữ phổ biến hàng đầu hiện nay.
Golang được nhận xét là có cú pháp khá giống với ngôn ngữ C và được sử dụng để phát triển các ứng dụng web một cách an toàn, hiệu quả nhất.
Điểm mạnh của Go đến từ bộ thu gom rác và cho phép lập trình đồng thời – một tính năng tương tự với multithreading (đa luồng). Đồng thời, đây còn là nền tảng lý tưởng để lập trình viên lập trình mạng hay phát triển các đường truyền dữ liệu, gói học máy…
Cho phép khai báo kiểu dữ liệu động.
Biên dịch nhanh, ngôn ngữ ngắn gọn, đơn giản.
Hỗ trợ tác vụ đồng thời, tối ưu hóa thời gian.
Không hỗ trợ Generic (tương tự template của C++)
Không hỗ trợ thừa kế
Không hỗ trợ ghi đè phương thức, quá tải toán tử.
Vì lý do bảo mật nên không hỗ trợ thao tác trên con trỏ.
12. Python
Sẽ thật thiếu sót nếu như danh sách này vắng đi cái tên Python – một ngôn ngữ lập trình bậc cao được sử dụng phổ biến hàng đầu hiện nay. Ngôn ngữ này có mặt trên thị trường từ 1989 và thường được dùng trong các mục đích lập trình đa năng.
Ưu điểm của Python là hình thức dễ nhìn, cấu trúc rõ ràng, dễ đọc, dễ học và khá thuận tiện cho những người mới tìm hiểu về lập trình. Bên cạnh đó, ngôn ngữ này còn được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực phát triển AI – trí tuệ nhân tạo.
Python là ngôn ngữ lập trình tạo kiểu động với khả năng quản lý bộ nhớ bằng cơ chế cấp phát tự động. Đồng thời, cấu trúc của ngôn ngữ này khá ngắn gọn và đơn giản nên người dùng có thể viết mã lệnh một cách dễ dàng.
Hiện nay, ngôn ngữ này thường được sử dụng trong các lĩnh vực như phát triển phần mềm/trang web, thiết kế web… và có thể tương thích với hầu hết các hệ điều hành như Linux, Windows, Unix, MacOS…
Cấu trúc rõ ràng, hình thức đơn giản, dễ nhìn, cú pháp ngắn gọn, dễ hiểu.
Tương thích với hầu hết các hệ điều hành phổ biến hiện nay như Linux, MacOS, Windows, Unix, MS-DOS…
Tương thích mạnh mẽ với phần cứng (hardware) và hệ điều hành Unix.
Sở hữu thư viện cùng framework rộng lớn để phát triển third-party software và tích hợp với các ứng dụng/dịch vụ của bên thứ ba.
Tốc độ xử lý nhanh, mạnh mẽ giúp Python có thể làm việc một cách linh hoạt, từ các tác vụ nhỏ cho đến phát triển các ứng dụng lớn và phức tạp.
Không có các thuộc tính: public, protected hay private…
Chưa có vòng lặp dạng switch….case hay do…while.
Tốc độ xử lý nhanh, mạnh mẽ hơn PHP và một số ngôn ngữ khác, nhưng vẫn thua kém so với C++, Java.
13. SQL
SQL là từ viết tắt của Structured Query Language. Đây là ngôn ngữ quản lý database được nhiều doanh nghiệp sử dụng để lưu trữ dữ liệu dưới định dạng có cấu trúc.
Trên các trang web/ứng dụng web, quản lý và lưu trữ dữ liệu là một nhiệm vụ quan trọng, và SQL sẽ giúp quá trình này trở nên đơn giản, thuận tiện hơn. Cụ thể, tất cả dữ liệu trên các trang web đều sẽ được lưu trữ trên các máy chủ lớn và có thể truy cập được thông qua SQL.
Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì SQL là ngôn ngữ được sử dụng để lưu trữ và truy xuất dữ liệu từ máy chủ trang web. Mọi dữ liệu đều được lưu trữ một cách có hệ thống trên máy chủ (có thể là máy chủ đám mây hoặc máy chủ đặt tại trung tâm dữ liệu) và có thể được truy xuất từ xa ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Tốc độ cao, cho phép người dùng truy xuất lượng lớn dữ liệu từ database một cách nhanh chóng.
Hỗ trợ quản lý hệ thống database mà không cần đến các đoạn code.
Tiêu chuẩn được xác định rõ và công bố bởi ISO, ANSI.
Linh hoạt, có thể sử dụng trên PC, smartphone hay server.
Ngôn ngữ truy vấn cấu trúc dữ liệu được dùng để giao tiếp với database và phản hồi các truy vấn phức tạp chỉ trong vài giây.
Cho phép hiển thị dữ liệu đa dạng – multiple data views
Chi phí vận hành của một số phiên bản SQL khá cao.
Giao diện phức tạp khiến người dùng khó truy cập và quản lý.
Các lập trình viên không có quyền kiểm soát trực tiếp database vì các quy tắc nghiệp vụ có thể bị ẩn đi.
14. .NET
.NET (hay Dot Net) là một ngôn ngữ thiết kế web được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực lập trình. Ngôn ngữ này cho phép người dùng tạo nên các ứng dụng trên web, điện thoại di động và cả máy tính.
.NET gần như không có giới hạn đối với các nền tảng phát triển và nó có thể hoạt động tốt trên hầu hết các thiết bị khác nhau.. Đồng thời, ngôn ngữ này khá linh hoạt và có thể hỗ trợ đa dạng ngôn ngữ.
Hiện nay, ngôn ngữ thiết kế web .NET được sử dụng trong cả những chương trình đơn giản nhất đến các chương trình phức tạp nhất và nó thường đi kèm với thư viện khổng lồ bao gồm các cấu trúc dữ liệu và chức năng đã được xây dựng từ trước.
Tích hợp hoàn hảo với Windows và cho phép người dùng phát triển các ứng dụng trên Windows một cách nhanh chóng.
Hỗ trợ đa ngôn ngữ, gồm C#, F#, VB.NET… nên có thể phù hợp với đa dạng dự án khác nhau.
Cho phép tích hợp nhanh chóng với các hệ thống khác như IoT, Mobile, web…
Cung cấp thư viện khổng lồ với các tính năng mạnh mẽ.
Độ bảo mật và an toàn cao cùng cộng đồng lớn mạnh.
Tốc độ chậm hơn C++ hay Assembly.
Để chạy .NET một cách mượt mà và hiệu quả nhất, người dùng cần chuẩn bị máy tính với cấu hình đủ cao.
Hệ thống .NET thường gắn liền với Windows và khá hạn chế trên các hệ điều hành khác như MacOS hay Linux…
Độ phức tạp cao, không phù hợp với người mới chưa có nền tảng kiến thức. Ngoài ra, tài liệu và các công cụ hỗ trợ cũng không được đa dạng như các ngôn ngữ khác.
15. Angular
Angular là một ngôn ngữ kịch bản mã nguồn mở được tài trợ bởi Google và thường sử dụng trong các công việc xây dựng ứng dụng.
Ngôn ngữ thiết kế web này không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng và phát triển phần mềm đang ngày càng gia tăng trên thị trường hiện nay, mà còn được ưa chuộng bởi nó sở hữu cộng đồng người dùng lớn mạnh cùng thư viện tài nguyên “khủng”.
Với khả năng lưu trữ tài nguyên trên đám mây và cho phép truy cập tài nguyên mọi lúc mọi nơi, Angular sẽ là ngôn ngữ thiết kế website lý tưởng cho các nhà phát triển web đang triển khai các dự án xây dựng ứng dụng web.
Cho phép người dùng tạo component riêng (hoạt động tốt với cả component của web) và đóng gói chức năng cũng như logic kết xuất để hình thành các phần có thể tái sử dụng.
Dễ dàng di chuyển dữ liệu từ mã JavaScript sang view, phản hồi nhanh chóng các event người dùng mà không cần phải code như phương pháp thủ công truyền thống.
Hỗ trợ viết module, service và đưa chúng vào bất kỳ đâu để cải thiện khả năng tái xử lý.
Người dùng có thể Unit test ứng dụng một cách dễ dàng.
Cung cấp giải pháp giao tiếp máy chủ và định tuyến ứng dụng lý tưởng.
Đa nền tảng và tương thích với hầu hết các trình duyệt cũng như hệ điều hành phổ biến hiện nay.
Không an toàn bằng các ngôn ngữ khác.
Không sử dụng được trên các trình duyệt có tính năng Disable JavaScript.
Người dùng cần phải học thêm TypeScript để viết mã ứng dụng với Angular.
16. Scala
Scala là một ngôn ngữ lập trình thuộc nhóm Java. Ngôn ngữ thiết kế web này sở hữu hầu hết các tính năng của Java, đồng thời bổ sung những tính năng mới để khắc phục các nhược điểm vẫn còn tồn tại trên Java trước đây.
Scala được các chuyên gia lập trình đánh giá là sự lựa chọn tốt nhất đối với những ai đang tìm kiếm nền tảng xây dựng giải pháp phân tích dữ liệu.
Ngôn ngữ thiết kế website này không chỉ đa dạng tính năng như cho phép lập trình đồng thời, thực hiện thủ tục song song… mà còn cung cấp IDE với khả năng hỗ trợ lập trình hàm mạnh mẽ với chất lượng mã nguồn cao.
Là sự kết hợp của lập trình hàm với lập trình hướng đối tượng.
Cho phép người dùng sử dụng thư viện khổng lồ của Java.
Hiệu suất cao với Java Virtual Machine (JVM).
Hoạt động trên đa dạng nền tảng với độ tương thích cao.
Cung cấp đa dạng tính năng với độ linh hoạt cao cùng khả năng mở rộng tốt. Thông qua đó, lập trình viên có thể mở rộng các lớp, đối tượng và phương thức từ tài nguyên có sẵn trong thư viện.
Cú pháp khá phức tạp.
Chưa được phổ biến vì vẫn còn là một ngôn ngữ khá mới.
Tương đối khó hiểu và khó học đối với những ai mới làm quen với lập trình.
Không quá phù hợp với những dự án nhỏ.
17. React
React (hay ReactJS) là một framework JavaScript được phát triển bởi Facebook. Ngôn ngữ thiết kế web này cho phép các lập trình viên có thể phát triển giao diện người dùng (UI) với khả năng động (dynamic capabilities) trên các ứng dụng web và ứng dụng di động.
Bên cạnh đó, React còn tương thích với hầu hết các thiết lập phụ trợ trong ứng dụng và giúp tối ưu hóa công việc của các nhà phát triển thông qua các tùy chọn chia website thành nhiều thành phần nhỏ.
Dễ học, dễ sử dụng với đa dạng tài liệu hướng dẫn cụ thể cùng cộng đồng đông đảo sẽ hỗ trợ bất cứ khi nào bạn cần.
Bất kỳ ai có nền tảng Javascript đều có thể tiếp cận React một cách dễ dàng.
React component cho phép người dùng chia trang web thành nhiều phần nhỏ hơn để có thể quản lý một cách tối ưu nhất. Đồng thời, các component còn có tính tái sử dụng khá cao.
Được hỗ trợ bởi React Developer Tools – một extension trên trình duyệt cung cấp cái nhìn tổng quan về các thành phần để bạn có thể tránh được nhiều lỗi khác nhau trong quá trình làm việc.
Về bản chất, React không phải là một framework nên bạn cần xây dựng dự án bằng cách thủ công.
Cần phải cấu hình lại nếu bạn muốn tích hợp React vào các framework MVC truyền thống.
📌 Thuật toán CNN là gì? Tìm hiểu về Convolutional Neural Network
📌 Machine Learning là gì? Giới thiệu các thuật toán mới
📌 Thuật toán Google Hummingbird – Những điều mà SEOer cần nắm vững
Vietnix – Nhà cung cấp dịch vụ NVMe Hosting chất lượng, uy tín tại Việt Nam
Với hơn 12 năm kinh nghiệm và được 97% đánh giá 5 sao từ khách hàng, Vietnix đã trở thành một trong những đối tác uy tín với các giải pháp web hosting chất lượng cao. Dịch vụ NVMe Hosting của Vietnix nổi bật với ổ cứng NVMe cao cấp và CPU Intel Xeon Gold, mang lại tốc độ tải trang nhanh và hiệu suất vận hành vượt trội. Bên cạnh đó, dịch vụ còn tặng kèm bộ theme và plugin bản quyền trị giá 50.000.000 VNĐ, bao gồm các công cụ như Rank Math SEO, WP Smush Pro và Elementor Pro, hỗ trợ thiết kế website dễ dàng, tối ưu hình ảnh và cải thiện thứ hạng trên Google.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 18001093
- Email: sales@vietnix.com.vn
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Bên trên là 17 ngôn ngữ thiết kế web phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nhìn chung, mỗi ngôn ngữ đều sẽ có những ưu – nhược điểm riêng. Vậy nên, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên các yếu tố như nhu cầu, mục đích cũng như tính chất công việc để lựa chọn được ngôn ngữ phù hợp nhất. Vietnix hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu hơn về các ngôn ngữ thiết kế website. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh chóng nhất.