CMS là gì? Đây là khái niệm mà các nhà quản trị website đều phải biết tới. Nhưng để lựa chọn ra cho mình một CMS để phát triển cho website của mình là điều không đơn giản. Vì vậy, Vietnix sẽ giúp bạn tìm hiểu CMS và các CMS phổ biến hiện nay cũng như các tiêu chí lựa chọn CMS phù hợp. Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.
CMS là gì?
CMS viết tắt của Content Management System là hệ quản trị nội dung (cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung) để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ thống tài liệu và các loại nội dung khác một cách thống nhất.

Những nội dung bao gồm tin tức, hình ảnh, video, danh mục, thông tin, files…trên website. Là nơi mà các nhà quản trị website có thể cập nhật, thay đổi nội dung trên website. Hệ thống CMS tốt sẽ cho phép vận hành website mà không cần sự can thiệp, hỗ trợ từ các lập trình viên.
Với CMS nâng cao, người dùng còn có thể chỉnh sửa, phân loại danh mục, thay đổi giao diện hiển thị và nhiều thiết lập phức tạp khác trên website. CMS cũng có thể được gọi với một cái tên khác là quản lý nội dung web (web content management).
Hệ thống CMS giúp tiết kiệm chi phí vận hành, bảo trì và thời gian. Hiện nay, CMS được sử dụng rộng rãi và từ các doanh nghiệp lớn, tổ chức và các cá nhân. Bởi tính tiện lợi, dễ sử dụng để quản lý nội dung và tiết kiệm rất nhiều chi phí xây dựng website.
Hoạt động của CMS là gì?
Để cung cấp cho bạn ý tưởng về cách hệ quản trị nội dung hoạt động. Vietnix sẽ thực hiện xem qua nhanh về giao diện WordPress. WordPress là một ví dụ điển hình về một trong các hệ thống quản lý nội dung (CMS).
Nếu không có hệ thống quản lý nội dung, bạn cần viết một tệp HTML static và tải nó lên máy chủ của mình. Với hệ thống quản lý nội dung như WordPress mà bạn có thể viết nội dung của mình trong giao diện trông khá giống Microsoft Word:

Tương tự, để tải lên và quản lý phương tiện hình ảnh bạn chỉ cần duyệt thư viện phương tiện. Thay vì cần thực sự tương tác trực tiếp với máy chủ web của mình. Mặc dù vậy, hệ thống quản lý nội dung không chỉ là giao diện quản lý phụ trợ. Nó cũng làm cho tất cả nội dung mà bạn tạo hiển thị cho người dùng truy cập của bạn chính xác như bạn muốn.
Điều gì tạo nên một hệ thống quản lý nội dung?
Ở cấp độ kỹ thuật hơn thì một hệ thống quản lý nội dung được tạo thành từ hai phần cốt lõi:
- A content management application – Ứng dụng quản lý nội dung (CMA): Đây là phần cho phép bạn thêm và quản lý nội dung trên trang web của mình (như bạn đã thấy ở trên).
- A content delivery application – Ứng dụng phân phối nội dung (CDA): Đây là quá trình hậu trường, lấy nội dung bạn nhập vào CMA, lưu trữ đúng cách và hiển thị cho khách truy cập của bạn.
Cùng với nhau, hai hệ thống giúp bạn dễ dàng duy trì trang web của mình.
Khi xây dựng một trang web, người dùng phải thực hiện 2 bước:
- Xây dựng giao diện bên ngoài (front-end).
- Quản lý hệ thống bên trong (back-end).
Đây là 2 bước trong quy trình xây dựng một website cơ bản gồm nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như HTML, CSS, PHP và JavaScript,…
Nhưng đối với CMS thì đơn giản hơn với giao diện trực quan ngay trên trình duyệt. Sử dụng phần editor để tạo và xuất bản bài viết ngay trên website. Mọi thứ có thể làm ngay trên giao diện mà không cần viết code hoặc truy cập vào server.
>> Xem thêm: Server là gì
Chức năng chính của CMS
CMS đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều triển và vận hành một trang web với một số chức năng sau:
- Tạo và xuất bản nội dung.
- Lưu trữ nội dung.
- Thêm và chỉnh sửa nội dung.
- Chuyển và chia sẻ nội dung.
- Quản lý và phân quyền người dùng.
- Tìm kiếm nội dung.
- Chế độ soạn thảo WYSIWYG.
- Tùy biến giao diện trang web.
- Quản lý hình ảnh và các liên kết (URL).
Lợi ích của việc sử dụng CMS
CMS mang lại rất nhiều lợi ích cho cá nhân và doanh nghiệp khi sử dụng. Và nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đó với các lợi ích được kể đến như:
- Giúp trở thành kênh marketing hiệu quả.
- Giúp cập nhật nội dung.
- Đảm bảo và duy trì tính nhất quán của doanh nghiệp.
Cùng xem chi tiết từng lợi ích của CMS – Hệ quản trị nội dung ngay dưới đây:
CMS giúp marketing hiệu quả
CMS giúp cho cá nhân và doanh nghiệp trở thành một kênh marketing hiệu quả. Thông qua CMS, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện email marketing, phát triển content, SEO, Google Ads… một cách hiệu quả và tiếp cận được người dùng nhiều hơn thông qua các kênh marketing.

Cập nhật nội dung
Content Marketing đang đóng vai trò cực kỳ lớn đến thời điểm hiện tại. Nội dung luôn được mọi người quan tâm và là hình thức phổ biến để tiếp cận đến khách hàng.

CMS giúp doanh nghiệp có thể tạo, chỉnh sửa, xây dựng nội dung phù hợp một cách dễ dàng. Cho phép phân quyền để nhiều người có thể tạo và chỉnh sửa nội dung. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, nhân sự cho doanh nghiệp.
Đảm bảo & duy trì tính nhất quán cho doanh nghiệp
Việc chỉnh sửa và xây dựng nội dung trang web nhờ vào CMS đều được thực hiện một cách dễ dàng. Ngoài ra, CMS còn cho phép nhiều người cùng chỉnh sửa trên cùng một giao diện. Điều này không chỉ giúp cho hệ thống quản lý của doanh nghiệp được duy trì nhất quán hơn mà còn tiết kiệm không ít chi phí, thời gian và nhân lực.
Phân loại hệ thống CMS – Hệ quản trị nội dung
CMS thường sẽ được chia làm 3 loại sau:
- CMS mã nguồn mở (Open Source).
- CMS tự code, Framework.
- CMS được dựng sẵn, mất phí
Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loại CMS dưới đây.
CMS mã nguồn mở (Open Source)
CMS open source hay là CMS mã nguồn mở là hệ quản trị nội dung phổ biến và dễ sử dụng. Có rất nhiều mã nguồn mở trên thế giới được sử dụng nhiều như WordPress, Drupal, Joomla, Magento,… Đây là các mã nguồn mở nên việc quản trị website khá thuận lợi và tùy biến dễ dàng.
Đặc điểm của các CMS này chỉ cần cài đặt nền tảng này lên trên server (phổ biến là Hosting, VPS,…). Và chỉ cần thực hiện các tính năng của nó như: Quản lý bài viết, phát triển nội dung, chỉnh sửa trang, quản lý tài khoản,…
CMS tự code, Framework
CMS này sẽ vất vả hơn vì bạn phải code lại từ đầu. Nhưng đổi lại sẽ có một CMS theo ý muốn của mình và tùy biến linh hoạt hơn. Nếu bạn tạo CMS bằng Framework, hiểu biết về trải nghiệm người dùng là khác nhau. Cho nên giao diện có thể thân thiện với người dùng hoặc không.
Nếu với cách này bạn cần thực hiện các bảng demo để trải nghiệm thử trước khi tiến hành áp dụng hệ thống vào sử dụng.
CMS được dựng sẵn, mất phí
Với CMS dựng sẵn, thì người dùng cần bỏ tiền ra để mua bản quyền để duy trì hệ thống và support cho bạn. Bạn không cần phải lo về vấn đề vận hành và lỗi vì bên cung cấp sẽ đảm nhiệm vai trò đó. Hệ thống này sẽ hoạt động ổn định hơn.
Các CMS phổ biến hiện nay
1. CMS WordPress
WordPress là CMS – hệ quản trị nội dung tốt nhất hiện nay và được hỗ trợ 42% tất cả các trang web trên Internet. WordPress được xây dựng trên hệ thống ngôn ngữ PHP sử dụng phổ biến trong các đa số các lĩnh vực như: Bất động sản, thương mại điện tử, dịch vụ,…

>> Xem thêm: WordPress là gì
Điều quan trọng là không nhầm lẫn WordPress.org với WordPress.com. WordPress.org là một CMS mã nguồn mở miễn phí ban đầu được thiết kế để viết blog, nhưng bây giờ nó được sử dụng bởi tất cả các loại trang web và cửa hàng trực tuyến. WordPress.com là một nền tảng lưu trữ blog.
>> Xem thêm: So sánh sự khác biệt giữa WordPress.com và WordPress.org
Ưu điểm
- WordPress cung cấp sự linh hoạt và tự do để xây dựng bất kỳ thể loại trang web nào.
- Không yêu cầu bất kỳ kỹ năng hay kỹ thuật hoặc kiến thức về lập trình.
- Có thể kiếm tiền trực tiếp trên website của mình như Google Adsense, Guest Post,…
- Có hàng ngàn theme và plugin WordPress có sẵn, cả trả phí và miễn phí. Những thứ này cho phép bạn thêm tất cả các loại tính năng bổ sung hữu ích vào trang web của mình, như form liên hệ, thư viện ảnh,…
- WordPress thực sự được thiết kế tốt để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Thật dễ dàng để tạo các URL thân thiện, danh mục và tag cho các bài đăng của bạn.
- Nhiều plugin hỗ trợ trong việc tối ưu SEO.
- Cộng đồng sử dụng WordPress lớn có thể hỗ trợ bạn vì nó là một CMS mã nguồn mở.
- WordPress cung cấp rất nhiều khả năng mở rộng, đó là điều khiến nó trở thành nền tảng CMS lý tưởng cho cả người mới bắt đầu và nhà phát triển.
- WordPress cho phép bạn tải xuống tất cả nội dung của mình ở định dạng XML, giúp bạn dễ dàng chuyển sang hệ thống khác trong tương lai.
Nhược điểm
- Bạn sẽ cần thiết lập Web Hosting để lưu trữ và tên miền của mình, đồng thời bạn sẽ chịu trách nhiệm quản lý những thứ như bảo mật và sao lưu. Nhưng hầu hết khi mua hosting bạn sẽ được hỗ trợ từ nhà cung cấp.
- Bởi vì WordPress cung cấp rất nhiều tùy chọn và tính năng linh hoạt, nên đôi khi bạn có thể cảm thấy hơi nản khi bắt đầu. Đây là lý do tại sao nhiều người mới bắt đầu sử dụng plugin trình tạo trang kéo và thả cho WordPress.
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp cho việc lưu trữ website WordPress với chất lượng cao và tối ưu hóa để đảm bảo hiệu suất tốt nhất cho trang có thể tham khảo dịch vụ Hosting của Vietnix. Với hệ thống máy chủ mạnh mẽ, hosting Vietnix giúp website của bạn sẽ luôn hoạt động một cách nhanh chóng và ổn định.
Bên cạnh đó, Vietnix cũng cung cấp nhiều tính năng bổ sung, bao gồm bảo mật với CloudLinux và Imunify360, sao lưu tự động mỗi ngày, cùng đội ngũ kỹ thuật túc trực 24/7 để giúp khách hàng giải quyết bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hosting khi sử dụng. Hãy thử dịch vụ của Vietnix và trải nghiệm giải pháp hosting tốt nhất cho website WordPress khác biệt.