NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
02/05/2024
Lượt xem

API là gì? Tổng quan về kiến thức cơ bản và đặc điểm nổi bật của web API

02/05/2024
34 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (74 bình chọn)

Thực tế cho thấy, ứng dụng API ngày càng trở nên phổ biến với nhiều đối tượng người dùng. Sở dĩ ứng dụng này được ưa chuộng bởi API không lệ thuộc vào ngôn ngữ và kiến trúc ngày càng mở rộng. Vậy API là gì? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu tổng quan về kiến thức cơ bản, các đặc điểm nổi bật cũng như ưu điểm của API qua bài viết dưới đây.

API là gì? API viết tắt của từ gì? 

API (Application Programming Interface) hay Giao diện lập trình ứng dụng đóng vai trò như hợp đồng quy định cách thức trao đổi thông tin và dữ liệu giữa các ứng dụng khác nhau. API hoạt động như trung gian cho phép các thành phần phần mềm giao tiếp với nhau, giúp tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian trong việc phát triển ứng dụng.

Vai trò của API ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng web và di động. Nhờ API, các nhà phát triển có thể tái sử dụng code, mở rộng tính năng dễ dàng, và kết nối các ứng dụng khác nhau một cách linh hoạt.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu hệ thống API là gì qua ví dụ tại đây: Hệ thống phần mềm định vị và chứa dữ liệu về bản đồ trên thế giới của cơ quan có thẩm quyền. Thì ứng dụng maps trên điện thoại của bạn đã giao tiếp với hệ thống này thông qua API để cập nhật dữ liệu và hiển thị những thông tin mới nhất trên điện thoại.

API hay Application Programming Interface là phương thức hay cơ chế cho phép 2 thành phần của phần mềm giao tiếp với nhau
API hay Application Programming Interface là phương thức hay cơ chế cho phép 2 thành phần của phần mềm giao tiếp với nhau

API gồm những gì?

Dựa trên 02 yếu tố phạm vị sử dụng và kiến trúc, API được chia thành 04 loại khác nhau với:

API dạng đối tác

API dạng đối tác đóng vai trò như một bên thứ 3, chỉ phục vụ cho các công ty bên ngoài đã nhận được ủy quyền để thực hiện các công việc, cũng như trách nhiệm hợp tác, giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp còn lại.

API loại công cộng

API loại công cộng được hiểu là API dành cho mọi đối tượng, có nghĩa là không giới hạn về phạm vi và kiến trúc. Đối với loại API này, yêu cầu ủy quyền hoặc chi phí là không ép buộc.

Dạng API riêng

Dạng API riêng chỉ được sử dụng trong phạm vi nội bộ của công ty. Công dụng của API này là dùng để kết nối các hệ thống và liên kết mọi dữ liệu thuộc quyền sở hữu và sử dụng trong nội bộ của doanh nghiệp đó.

API loại tổng hợp

Nếu hệ thống chứa nhiều hành vi phức tạp và có phạm vi lớn, thì việc sử dụng API loại tổng hợp là ý tưởng vô cùng hợp lúc. Loại API này sẽ cần sự phối hợp và liên kết trực tiếp với từ 02 API khác trở lên, vì điều đó tăng cường hiệu suất và hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề trên. 

Dựa trên 02 yếu tố phạm vị sử dụng và kiến trúc, API được chia thành 04 loại khác nhau
Dựa trên 02 yếu tố phạm vị sử dụng và kiến trúc, API được chia thành 04 loại khác nhau

Cơ chế hoạt động của API là gì?

Ở dạng đơn giản nhất, API là một giao diện cho phép ứng dụng giao tiếp với những ứng dụng khác thông qua một, nhiều câu lệnh đơn giản. Cách các lệnh này được gửi, định dạng và dữ liệu được truy xuất thông qua API có thể khác với API SOAP hoặc REST nhưng vẫn cần tuân thủ những quy định, quy luật.

Giao diện này hoạt động bằng cách đặt lên trên các Server Side Scripts, Classes và Functions. Giao diện sẽ thực hiện các tác vụ chi tiết hơn, cho phép các ứng dụng, tập lệnh bên ngoài, bên trong yêu cầu API thông báo cho máy chủ thực hiện một tác vụ nào đó. Nhìn chung, API hoạt động dựa trên 04 phương pháp chủ yếu, mỗi cách sẽ được dùng theo từng thời điểm và lý do API đó được tạo nên, cụ thể gồm:

  • API SOAP: Các API này thường dùng giao thức truy cập đối tượng khá đơn giản, trong đó máy chủ và máy khách trao đổi thông tin với nhau bằng tệp XML. Tuy nhiên, đây lại là loại API được nhận định kém linh hoạt nhất nhưng lại được sử dụng rộng rãi ở những năm về trước.
  • API RPC: còn được biết đến là “lệnh gọi thủ tục từ xa”. Trong đó, khi máy khách đã thực hiện xong một thủ tục hoặc một hàm trên hệ thống máy chủ, lúc này máy chủ sẽ trả kết quả về máy khách.
  • API Websocket: là một bản API web được phát triển một cách hiện đại khi dùng các đối tượng JSON để thực hiện quá trình chuyển đổi thông tin, dữ liệu. Hơn thế nữa, API Websocket còn hỗ trợ tốt các hoạt động giao tiếp cả 02 chiều giữa máy chủ và máy khách. Đặc biệt hơn, máy chủ còn có thể truyền tải lệnh gọi lại cho máy khách được phép kết nối, nhờ đó nâng cao hiệu quả của ứng dụng API Websocket.
  • API REST:  được xem là ứng dụng API linh hoạt và thịnh hành nhất trên nền tảng website ngày nay. Khi đó, máy khách sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ theo hình thức dữ liệu. Sau đó, máy chủ sẽ dùng chính các dữ liệu này để làm hàm nội bộ và trả kết quả về máy khách trở lại.

Ví dụ cụ thể về cách hoạt động của API

Khi người dùng đăng nhập vào một ứng dụng, ứng dụng sẽ cần phải lấy thông tin chi tiết của người dùng đó. Vì vậy về mặt API REST, bạn có thể có được API endpoint dạng: http://api.mysite.com/myuserid/details

cach thuc hoat dong cua api
Cách thức hoạt động của API khá đơn giản

Ứng dụng đang yêu cầu những chi tiết kể trên sẽ tiến hành gọi endpoint – Thông qua cURL, AJAX bằng một phương thức cụ thể. Điều này tùy thuộc vào cách API được gọi ra sao.

Các phương thức API sẽ là các từ mô tả hành động của API. Dưới đây là những hành động có thể xảy ra:

  • GET.
  • POST.
  • PUT.
  • DELETE.

Phương thức API hoạt động là gì?

Phương thức hoạt động của API được chia ra làm 02 phân khúc gồm: trên hệ điều hành và trong thư viện hay framework

API trên hệ điều hành

Hệ điều hành Windows, Linux đều có rất nhiều API. Họ cung cấp các tài liệu API với công dụng đặc tả các hàm, phương thức, giao thức kết nối. Nhờ API, developer có thể dễ dàng tạo ra các phần mềm ứng dụng cần thiết, có thể tương tác với hệ điều hành.

Ứng dụng của API trong thư viện phần mềm hay Framework

API mô tả, quy định các hành động mong muốn mà các thư viện cung cấp cho người dùng. Một API có thể có nhiều cách triển khai khác nhau, và API này cũng giúp cho một chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình API có thể sử dụng thư viện được viết lên bằng những ngôn ngữ lập trình khác.

Ví dụ: Bạn có thể sử dụng ngôn ngữ PHP để yêu cầu một thư viện tạo dựng lên file PDF được viết bằng ngôn ngữ C++.

Ưu nhược điểm của API là gì?

Phổ biến như vậy nhưng API cũng có nhưng ưu và nhược điểm riêng, cùng Vietnix tìm hiểu chi tiết dưới đây để có thể ứng dụng API hiệu quả nhất nhé.

Những ưu điểm đáng chú ý của API

  • API được sử dụng trên hầu hết những ứng dụng của desktop, ứng dụng mobile và các ứng dụng website.
  • Tính linh hoạt với các định dạng dữ liệu khác nhau khi trả về client.
  • Với API, mọi người có thể nhanh chóng xây dựng HTTP service khiến công việc lập trình trở nên đơn giản hơn.
  • Nó sử dụng mã nguồn mở, có chức năng RESTful API đầy đủ. Nhờ vậy, có thể sử dụng bởi bất kỳ client nào hỗ trợ Json, XML quen thuộc như trước.
  • Có thể giao tiếp 2 chiều, được xác nhận trong các giao dịch khác nhau. Từ đó đảm bảo có được độ tin cậy cao.
  • API có khả năng hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như Unit Test, Model Binder, Controller, Action,…
  • API được sử dụng tích hợp với hệ thống phần mềm hiện đại, vì vậy người dùng có thể tận dụng các mã API hiện có mà không cần viết lại các chức năng cũ, nhưng vẫn đảm bảo được tốc độ phát triển tốt. 
  • API còn hỗ trợ người dùng thực hiện việc đổi mới bằng cách thay đổi cấp độ API mà không cần viết lại tất cả các mã trước đó.
  • API mở rộng cơ hội cho nhiều doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu khách hàng của họ trên mọi nền tảng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp được phép tự do cung cấp quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu nội bộ của công ty bằng API miễn phí hoặc có tính phí.
  • Ứng dụng API còn rất dễ duy trì vì API có chức năng làm cổng nối giữa hai hệ thống. Do đó, để API không gặp phải những tác động, mỗi hệ thống cần thay đổi một số tiêu chí trong nội bộ và sự thay đổi này được thực hiện ở bên nào thì bên còn lại sẽ không bị ảnh hưởng. 
Những ưu điểm đáng chú ý của API
API hiện có thể sử dụng trên hầu hết các ứng dụng

Nhược điểm của API

Dù có nhiều ưu điểm, API vẫn còn khá mới. Những người dùng chưa đánh giá được nhiều về nhược điểm của nó. Tuy nhiên, bạn có thể nhìn thấy những nhược điểm dưới đây:

  • Website API chưa hoàn toàn là RESTful service như thông thường. Nó mới chỉ hỗ trợ mặc định GET, POST mà thôi.
  • Để dùng được hiệu quả, mọi người cần có kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm backend tốt nếu không sẽ khó lòng tận dụng triệt để những lợi thế, tính năng mà API có.
  • Phát triển, nâng cấp hay vận hành API là một quá trình lâu dài và khó khăn. Thậm chí, tiêu tốn khá nhiều chi phí của người vận hành.
  • Nếu hệ thống bị tấn công trong khi chủ sở hữu chưa giới hạn điều kiện kỹ, việc bảo mật sẽ rất khó khăn.
Nhược điểm của API
Các vấn đề về bảo mật của API là vấn đề đáng chú ý

Định nghĩa về điểm cuối API và tầm quan trọng của API

Trong hệ thống giao tiếp của API, điểm cuối cùng API được hiểu là điểm tiếp xúc cuối cùng của hệ thống này. Điểm cuối cùng API sẽ gồm các thành phần: dịch vụ, URL máy chủ và các địa điểm kỹ thuật số cụ thể liên quan, nhờ đó thông tin sẽ được truyền tải và tạo ra sự tiếp nhận từ hệ thống này với hệ thống khác. Vì thế, điểm cuối API được nhiều doanh nghiệp chú trọng vì:

Tính năng bảo mật

Hệ thống sẽ rất dễ gặp tình trạng bị tấn công ngay tại điểm cuối API. Vì vậy, việc quản lý API để ngăn chặn tình trạng lạm dụng diễn ra là rất cần thiết.

Về hiệu năng

Khi doanh nghiệp gặp tình trạng tắc mạng hoặc hiệu năng của hệ thống bị ảnh hưởng, rất có thể là do điểm cuối API. Vì tại điểm cuối này, lưu lượng người dùng truy cập nhiều, do đó tình trạng trên mới xuất hiện.

Điểm cuối API và tầm quan trọng của điểm cuối API
Điểm cuối API và tầm quan trọng của điểm cuối API

Quy trình tạo API

Để thu hút nhiều doanh nghiệp sử dụng và tăng độ uy tín của API trong mắt các doanh nghiệp này đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều công sức nghiên cứu và thẩm định thật kỹ. Vì vậy, để hạn chế gặp khó khăn trong quá trình tạo API chất lượng cao, bạn cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch cho API

Đầu tiên, bạn hãy chú ý đến thông số kỹ thuật của API, chẳng hạn như OpenAI sẽ mang đến bản thiết kế độc đáo, chuyên nghiệp cho API của bạn. Khi xây dựng kế hoạch cho API, bạn sẽ dự đoán được nhiều tình huống sử dụng khác nhau, đồng thời sẽ tạo ra một API chuẩn với tiêu chí phát triển chung của các API khác trên thị trường.

Bước 2: Triển khai API

Sau khi xây dựng kế hoạch xong, nhà thiết kế API sẽ triển khai bảng mã nguyên mẫu API và tiến hành thử nghiệm. Đặc biệt, các nhà tạo ra API có quyền điều chỉnh bảng nguyên mẫu này sao cho khớp với thông số kỹ thuật của nội bộ doanh nghiệp.

Bước 3: Kiểm nghiệm API

Tại bước này, việc kiểm nghiệm API nhằm ngăn ngừa tình trạng trục trặc bởi lỗi thiết bị, được thực hiện như thử nghiệm phần mềm. Công cụ dùng để kiểm nghiệm API phải có khả năng chống lại các cuộc tấn công mạng của API này.

Bước 4: Lập các tài liệu cho API

Lập tài liệu cho API như một cách mà các nhà phát triển dùng để làm hướng dẫn nhằm giúp cho tính khả dụng được nâng cao thêm. Thông thường, các API sở hữu tài liệu hoàn chỉnh, cung cấp đủ các trường hợp và phạm vi sử dụng, cũng như các chức năng sẽ thông dụng hơn.

Bước 5: Cho API tiếp cận với thị trường

Ngoài việc tạo API cho doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền từ việc này. Lấy ví dụ như sàn thương mại điện tử Amazon, thị trường bán lẻ này cho phép bạn niêm yết giá API và bán trực tuyến trên các sàn giao dịch công cụ này.

Quy trình tạo API
Quy trình tạo API

Làm thế nào để đảm bảo tính bảo mật cho API?

Dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 2 vấn đề bảo mật thường gây khó khăn cho người dùng trên API. Cùng xem nhé!

SQL Injection

  • Tìm hiểu vấn đề

Injection hay SQL Injection là một lỗi nghiêm trọng, khá thường gặp. Những kẻ tấn công sẽ lợi dụng lỗ hổng của quy trình kiểm tra dữ liệu trong các ứng dụng web chuyển đến hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Thông qua cách này, chúng có thể khai thác những thông tin nhạy cảm.

bảo mật API
Dữ liệu có thể bị ăn cắp trong quá trình truyền tải
  • Hướng khắc phục

Điều cần làm ở đây chính là ràng buộc thật kỹ dữ liệu người dùng nhập vào. Cách thường dùng nhất để làm điều này chính là dùng Regular Expression để loại bỏ đi các ký tự lạ, các ký tự không phải là số. Đôi khi, người dùng cũng sử dụng những hàm có sẵn để giảm thiểu nguy cơ gặp lỗi.

2. Spam request

  • Tìm hiểu chung về vấn đề này

Những request được để ở chế độ công khai thường dễ gặp phải tình trạng spam. Ví dụ như: Chỉ cần hoàn thành tên và password để đăng ký tài khoản, dù có xác thực hay không.

Spam request
Tình trạng spam gây nên nhiều phiền phức
  • Hướng giải quyết tình trạng này

Cách đơn giản nhất là bạn hãy khiến cho những request của mình trở nên phức tạp hơn. Chẳng hạn thêm một vài yêu cầu, câu hỏi bảo mật; yêu cầu người dùng chờ một chút để thực hiện các thao tác kế tiếp,… Khi đó, khả năng bảo mật sẽ tăng lên và tránh được tình trạng spam.

Gợi ý một số phương án ngăn rò rỉ thông tin trong API

  • Hãy kiểm tra thẩm quyền người sử dụng, xác thực ứng dụng thật cẩn thận: Ngoài xác thực người sử dụng cuối cùng, bạn cũng cần chú ý đến xác thực ứng dụng. Vì nếu bạn đang sử dụng ứng dụng AirBnB, Uber, những ứng dụng này sẽ thực hiện quy trình gọi các API của chúng. Vì vậy, ứng dụng sẽ được xác thực một cách đầy đủ hơn.
  • Mã hóa dữ liệu được truyền đi từ nền tảng: Sử dụng chứng chỉ SSL là cách đơn giản nhất để bạn làm được việc này. Giúp bạn dễ dàng mã hóa các dữ liệu quan trọng để ngăn chặn tình trạng bị tấn công, bị ăn cắp dữ liệu trong quá trình truyền tải.
  • Mật khẩu cố định, dạng nhúng hoặc quá dễ đoán: Vì lười biếng, nhiều người lựa chọn mật khẩu cố định rất dễ đoán. Thậm chí họ còn lấy mật khẩu, thông tin được lưu cục bộ trên các ứng dụng di động. Điều này cần được giải quyết triệt để nếu bạn không muốn thông tin của mình bị ăn cắp.
  • Sử dụng chữ ký số: Chữ ký số là chuỗi ký tự duy nhất, tượng trưng cho một người sử dụng. Các ký tự này giúp bạn dễ dàng lưu trữ các chuỗi này trong cơ sở dữ liệu, và chỉ cung cấp nếu người dùng nhập đúng tên, mật khẩu phù hợp. Đây là một cách đơn giản để kiểm tra và tăng tính bảo mật cho API.

Cách làm việc của ứng dụng API

Cách thức làm việc của API được thiết lập dựa trên 02 phần chính gồm: Request và Response, cụ thể:

Request

Một yêu cầu chuẩn cần có đầy đủ 04 yếu tố gồm:

  • URL: thường là đường dẫn đến hàm xử lý logic và là địa chỉ duy nhất cho 1 request.
  • Method: Một cổng request chứa 9 loại method, trong đó 2 loại nổi bật nhất là GET và POST với chức năng cụ thể:
    • GET: dùng để lấy thông tin từ server theo đường dẫn URL đã cung cấp trước đó.
    • HEAD: tương tự như GET nhưng kết quả response chỉ có header, không có nội dung body.
    • POST: thực hiện nhiệm vụ gửi thông tin server qua các cổng HTTP.
    • PUT: có chức năng ghi đè mọi thông tin đối tượng với các nguồn tài nguyên đã được gửi trước đó.
    • PATCH: thực hiện nhiệm vụ ghi đè lên các thông tin mà đối tượng thay đổi.
    • DELETE: xóa nguồn tài nguyên trên server
    • CONNECT: tạo kết nối tới server theo đường dẫn URL
    • OPTIONS: thực hiện mô tả các tùy chọn giao tiếp cho nguồn tài nguyên
    • TRACE: làm một bài test loop-back theo đường dẫn đến nguồn tài nguyên.
  • Headers: tuy end-users không biết sự tồn tại của headers nhưng đây lại là nơi chứa mọi thông tin cần dùng của một request.
  • Body: là nơi ghi lại những thông tin mà máy khách điền vào.

Response

Sau khi máy chủ nhận được request từ phía máy khách, server sẽ tiến hành xử lý những request này và trả kết quả về cho máy khách là một response. Trong đó, cấu trúc của response khá giống request nhưng riêng status code sẽ có chức năng tương đương Method và URL. Vì vậy, response bao gồm 3 phần trong cấu trúc:

  • Headers
  • Status Code
  • Body

Ví dụ thực tế về Request-Response

Để diễn giải mô hình Request-Response một cách cụ thể và dễ hiểu, bạn có thể tham khảo tình huống dưới đây:

Bạn đến ăn uống tại một nhà hàng và đang gọi món. Ở nhà hàng, đầu bếp sẽ là người thực hiện các món ăn cho bạn, tuy nhiên điều còn thiếu chính là sự liên kết giữa đầu bếp nhà hàng và bạn. Vì không biết khu vực chính xác của nhà bếp, nên bạn không thể gọi món trực tiếp với đầu bếp mà cần một người phục vụ để đặt thức ăn. Lúc này, người phục vụ đóng vai trò là một API.

Nhân viên phục vụ chính là cầu nối giữa bạn và đầu bếp, họ sẽ đem những thông tin bạn gọi món vào cho đầu bếp để họ bắt đầu làm món ăn. Quá trình nhân viên phục vụ cung cấp thông tin cho đầu bếp được gọi là request. Như vậy, đầu bếp đóng vai trò là một máy chủ. Sau khi nấu xong, đầu bếp sẽ đưa cho người phục vụ những món ăn đã đặt trước và họ sẽ chuyển đến cho bạn, quá trình này gọi là response.

Những API miễn phí cho lập trình viên

Nhìn chung, các loại API miễn phí đang khá đa dạng. Dưới đây, cùng điểm qua những loại API miễn phí dành cho developer nhé.

Dog API

API dog hiện được phát hành hoàn toàn miễn phí. Nó cung cấp endpoints cho ảnh, các dữ liệu văn bản về chó. Đặc biệt, API Dog hỗ trợ Cors do đó người dùng có thể ứng dụng nó trực tiếp từ các ứng dụng font-end.

Petfinder

Loại API này cung cấp các dữ liệu về nhận nuôi thú cưng, có yêu cầu xác thực bằng OAuth để dễ dàng truy cập dữ liệu. API này cũng hỗ trợ CORS như Dog API đã nói đến ở trên.

Anime News Network API

Nếu bạn thích anime, đây chính là API dành cho bạn. Nó trả về cho người dùng dữ liệu ở những định dạng khác nhau, phổ biến nhất là XML và HTML. Do đó, nếu bạn cần thao tác và hiển thị dữ liệu, bạn sẽ phải tiến hành chuyển đổi từ XML sang JSON.

Shibe.online

Shibe.online cũng là một loại API miễn phí, được các lập trình viên sử dụng khá nhiều. Cung cấp URL cho các hình ảnh về những chú chó dễ thương, được sử dụng làm dữ liệu trong nhiều trường hợp. Hiểu đơn giản, nó sẽ dùng các chuỗi truy vấn để lấy dữ liệu từ API một cách hiệu quả.

Reqires

REQIRES hoạt động bằng cách cung cấp một API thực sự để bạn dễ dàng tiến hành xây dựng giao diện người dùng. Nó có các Endpoints, cho tất cả các thao tác HTTP, được sử dụng để nhận thao tác dữ liệu người dùng face. Các dữ liệu này đã được chuẩn bị trước một cách thông minh nên người dùng cũng không cần thực hiện thêm vào nữa.

Reqires API
Với API này, bạn có thể xây dựng giao diện người dùng

Jikan

Đây là một API dữ liệu anime tương đối phổ biến khác. Nó có 1 rest API hỗ trợ cors bên cạnh các thư viện, được tạo ra cho những nền tảng ứng dụng phổ biến hiện nay. Nổi bật nhất có thể kể đến Python, Ruby, JavaScript.

Jsonplaceholder

Đây là loại API cung cấp cho người dùng các giải pháp để giải quyết yêu cầu như GET, POST, DELETE, PUT có được hỗ trợ Cors. Các Endpoints này được cung cấp với dữ liệu đã tải sẵn mà bạn có thể sử dụng để hiển thị, cập nhật một cách thông minh nhất.

Jsonplaceholder API
Với Jsonplaceholder bạn có thể giải quyết nhiều yêu cầu khác nhau

Web API là gì? 

Web API được hiểu là một giao diện dùng để xử lý các ứng dụng giữa web chủ và trình duyệt web. Người dùng đừng nên nhầm lẫn Web API là API, vì mọi web API đều có thể là API, nhưng không phải API nào cũng được xem là Web API. Ví dụ, API Rest là một Web API chuyên biệt, chỉ sử dụng kiến trúc tiêu chuẩn mà thôi.

API tồn tại với đa dạng thuật ngữ như: API Java, Web API vì theo lịch sử hình thành, API được xây dựng nên trước khi xuất hiện mạng lưới toàn cầu. Bạn cần hiểu rằng, các Web API hiện đại có thể được dùng thuật ngữ API Rest để thay thế trong cách gọi tên và nói về các thông tin liên quan vì đây là 02 dạng API tương tự nhau.

Web API được hiểu là một giao diện dùng để xử lý các ứng dụng giữa web chủ và trình duyệt web
Web API được hiểu là một giao diện dùng để xử lý các ứng dụng giữa web chủ và trình duyệt web

Cách thức hoạt động của web API

Một web API thường hoạt động với 04 bước chủ yếu gồm:

  • Bước 1: Tiến hành xây dựng URL API để máy khách có thể gửi yêu cầu đến máy chủ để cung cấp nội dung hoặc dịch vụ thông qua cổng HTTP, HTTPS.
  • Bước 2: Ở web server đã cung cấp nội dung, các ứng dụng nguồn sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực (nếu có), sau đó ứng dụng này sẽ tìm nguồn tài nguyên thích hợp để tạo nội dung và trả kết quả về.
  • Bước 3: Server sẽ trả kết quả về máy khách theo định dạng XML và JSON bằng cổng HTTP, HTTPS.
  • Bước 4: Thông qua ứng dụng di động hoặc ứng dụng web là nơi yêu cầu ban đầu, dữ liệu XML/JSON sẽ được phân tích để lấy dữ liệu. Tiếp theo, khi dữ liệu đã có đầy đủ, ứng dụng sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động như hiển thị dữ liệu, lưu dữ liệu vào cơ sở dữ liệu,…

Những điểm nổi bật của Web API là gì?

Thời gian gần đây, API đang được ứng dụng vô cùng mạnh mẽ. Dưới đây là 5 điểm nổi bật khiến API trở nên phổ biến.

Hỗ trợ những phương thức đa dạng, xây dựng service đơn giản

Web API hỗ trợ RESTful đầy đủ các phương thức khác nhau như GET, POST, PUT, DELETE dữ liệu. Nhờ vậy, người học API có thể dễ dàng xây dựng các HTTP service một cách nhanh chóng, đảm bảo những tiêu chuẩn cần thiết.

xây dựng service vơi API
Với API, việc xây dựng service sẽ dễ dàng hơn nhiều

Ngoài ra, API cũng gây ấn tượng với khả năng hỗ trợ đầy đủ các thành phần của HTTP. Như URI, catching, versioning, content format, request,…

Hỗ trợ tự động hóa sản phẩm một cách hiệu quả

Đối với Web API, chúng ta có thể dễ dàng tự động hóa quá trình quản lý công việc, cập nhật luồng công việc,… Từ đó, tăng năng suất lao động và đảm bảo có được hiệu quả làm việc cao hơn nhiều so với bình thường.

API có khả năng tích hợp linh động

Khi sử dụng API, mọi người có thể dễ dàng lấy nội dung từ bất kỳ website nào, ứng dụng nào. Chỉ cần được cho phép, việc này sẽ diễn ra một cách nhanh chóng, dễ dàng từ đó làm tăng chất lượng cho trải nghiệm người dùng.

API có khả năng tích hợp linh động
API cho khả năng ứng dụng đặc biệt linh động

Hiểu đơn giản, API hoạt động giống như một chiếc cổng độc đáo. Nó cho phép các doanh nghiệp chia sẻ thông tin được chọn lọc cẩn thận, đồng thời vẫn tránh được những yêu cầu không mong muốn từ việc truy cập bên ngoài.

Dễ dàng cập nhật thông tin thời gian thực

Hiện tại, API đã có nhiều chức năng độc đáo. Trong số đó có thể kể tới việc thay đổi, cập nhật thông tin theo thời gian thực. Nhờ vào công nghệ này, dữ liệu có thể được truyền tải hiệu quả hơn, cung cấp cho người dùng những thông tin chính xác hơn. Nhờ vậy, các dịch vụ cung cấp sẽ rất linh hoạt, làm người dùng hài lòng.

Có tiêu chuẩn chung, dễ sử dụng

Nếu bạn thắc mắc điểm nổi bật của API là gì, một điểm đáng chú ý chính là nó rất dễ sử dụng. Bất kỳ công ty, người dùng nào đều có thể dễ dàng điều chỉnh nội dung, dịch vụ mà họ đang sử dụng. Đó là nhờ API hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như Routing, Controller, Filter, Model Binder,… Rõ ràng, điều này khiến tính ứng dụng của API cao hơn rất nhiều.

Ứng dụng Web API là gì?

Đây là hệ thống API được sử dụng chuyên biệt trong những hệ thống website. Hầu hết những website đều ứng dụng API để cho phép bạn kết nối, lấy cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả nhất.

Ví dụ: Bạn thiết kế chức năng login cho website thông qua Google, Facebook, Twitter. Đồng nghĩa với việc bạn đang gọi đến API của website, hoặc chính những ứng dụng di động chúng ta sử dụng cũng lấy dữ liệu cần thiết thông qua API.

Ứng dụng Web API là gì
Web API đang được ứng dụng rộng rãi vì có nhiều ưu điểm, mang lại hiệu quả cao

Restful API là gì?

Restful API được hiểu là một tiêu chuẩn được dùng để thực hiện việc nghiên cứu và xây dựng API cho các ứng dụng Web với mục đích quản lý các nguồn tài nguyên thuận tiện hơn. Restful API tập trung vào các tài nguyên thuộc hệ thống như: hình ảnh, dữ liệu, văn bản, video, âm thanh,…Trong đó, các trạng thái của nguồn này đã được định dạng và truyền tải qua đường dẫn HTTP.

Restful API được hiểu là một tiêu chuẩn được dùng để thực hiện việc nghiên cứu và xây dựng API cho các ứng dụng Web
Restful API được hiểu là một tiêu chuẩn được dùng để thực hiện việc nghiên cứu và xây dựng API cho các ứng dụng Web

Cách bảo mật API REST hiệu quả

Hiện nay, cách bảo mật API REST có 02 cách làm chính:

  • Sử dụng token xác thực: Để thực hiện lệnh gọi API, người dùng cần sử dụng những token này. Token xác thực có nhiệm vụ kiểm tra thông tin nhận dạng người dùng đã đúng hay chưa và họ đã được cấp quyền truy cập lệnh gọi API đó không.
  • Dùng khóa API: Một cách khác để bảo mật API REST chính là sử dụng khóa API để xác thực chương trình hoặc thực hiện lệnh gọi API. Khóa API có chức năng chính là giám sát mọi hoạt động của API để thu thập dữ liệu. Tuy nhiên, khóa API không có tính bảo mật cao như token. 

Cổng API là gì?

Cổng API hay còn được gọi là API Gateway được xem là một công cụ quản lý API, thường dùng cho các khách hàng là doanh nghiệp sử dụng đa dạng dịch vụ back-end. Nhiệm vụ chính của cổng API gồm: xác thực danh tính người dùng, thống kê và giám sát số lượng áp dụng được giới hạn cho mọi lệnh gọi API.

Cổng API hay còn được gọi là API Gateway được xem là một công cụ quản lý API
Cổng API hay còn được gọi là API Gateway được xem là một công cụ quản lý API

Các khái niệm liên quan khác

Ngoài những khái niệm về API đã được đề cập ở nội dung trên, bạn cần biết thêm một số khái niệm liên quan khác gồm:

Test API là gì?

Test API có nghĩa là kiểm nghiệm API mới tạo. Công dụng chính của việc kiểm nghiệm này nhằm chắc chắn rằng các API thỏa mãn sự kỳ vọng của người dùng về độ uy tín, hiệu suất, chức năng cũng như bảo mật.

Open API là gì?

Open API là một tiêu chuẩn mới tạo điều kiện cho người dùng tích hợp nhiều phần mềm và ứng dụng thông qua các ngôn ngữ lập trình riêng biệt. Trong đó, Open API sẽ thực hiện xử lý ngôn ngữ lập trình cũ, nhằm hạn chế rủi ro và giảm thiểu rào cản mất mát dữ liệu từ các ứng dụng không được phép hỗ trợ.

API Service là gì?

API Service được hiểu là một hệ thống API có thể giúp các doanh nghiệp giao tiếp qua mọi thiết bị dù có hay không có kết nối mạng. Tuy nhiên, API Service đòi hỏi phạm vi sử dụng và kiến trúc và khác hoàn toàn so với Web Services về việc vận dụng đa ngôn ngữ lập trình.

Câu hỏi thường gặp

Application programming interface là gì?

Application programming interface là thuật ngữ dùng để nói về giao diện lập trình ứng dụng, được viết tắt là API. Application programming interface cho phép 2 thành phần của phần mềm giao tiếp với nhau trên mọi nền tảng ngôn ngữ.

Ví dụ về API là gì?

Mỗi lần bạn sử dụng một ứng dụng như Facebook, gửi tin nhắn tức thì hoặc kiểm tra thời tiết trên điện thoại của mình, bạn đang sử dụng một API.

4 loại API là gì?

Có bốn loại API chính thường được sử dụng trong các ứng dụng dựa trên web: Công khai, đối tác, riêng tư và hỗn hợp. Trong ngữ cảnh này, “loại” API cho biết phạm vi sử dụng dự kiến

Tại sao phải sử dụng API?

Các API là cần thiết để kết hợp các ứng dụng lại với nhau để thực hiện một chức năng được thiết kế được xây dựng xung quanh việc chia sẻ dữ liệu và thực thi các quy trình được xác định trước. Họ hoạt động với tư cách là người trung gian, cho phép các nhà phát triển xây dựng các tương tác có lập trình mới giữa các ứng dụng khác nhau mà mọi người và doanh nghiệp sử dụng hàng ngày.

API là viết tắt của từ gì?

API là từ viết tắt của Application Programming Interface, là một phần mềm trung gian cho phép hai ứng dụng giao tiếp với nhau.

Tìm API mới ở đâu?

Người dùng hoặc các doanh nghiệp có thể tìm API mới trong thư mục API hoặc trên các sàn giao dịch API. Trong đó, một số trang web API nổi bật gồm:
Rapid API: là sàn giao dịch API lớn nhất trên toàn thế giới và cho phép người dùng kiểm thử API trên mọi nền tảng trước khi ra quyết định mua hàng.
Public APIs: giúp tổng hợp nhóm các API từ xa về thành 40 danh mục đặc trưng, giúp người dùng duyệt xem và tìm API phù hợp với nhu cầu dễ dàng
APIForThat và APIList: là website sở hữu hơn 500 API web và có nhiều thông tin chuyên sâu về cách dùng.

Lời kết

Nói tóm lại, API là một công cụ rất quan trọng và hữu ích cho nhiều doanh nghiệp hiện nay. Ứng dụng API giúp mở rộng quy mô thông qua việc mở rộng phạm vi sử dụng, tạo cơ hội cho doanh nghiệp đổi mới để thu hút nhiều đối tượng khách hàng hơn. Như vậy, Vietnix đã giúp bạn hiểu rõ về API là gì, cũng như các đặc điểm và ưu điểm nổi bật của API qua bài viết trên. Bạn hãy ghi nhớ và đừng quên cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác từ Vietnix.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG