Sau khi đã thiết kế xong website, nhiều doanh nghiệp lại chưa chú trọng đầu tư vào hoạt động quản trị giúp website có thể hoạt động tốt hơn. Vậy quản trị website là gì và quản lý website như thế nào để đạt hiệu quả? Bài viết dưới đây, hãy cùng Vietnix tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề thú vị này nhé!
Quản trị website là gì?
Quản trị website là quá trình quản lý, bảo dưỡng cũng như phát triển và tối ưu hệ thống website. Từ đó, giúp website có thể vận hành một cách trơn tru và nâng cao tối đa hiệu quả của Marketing. Yêu cầu để trở thành một người Admin website không hề đơn giản. Theo đó, bạn không chỉ cần phải có những hiểu biết nhất định về lập trình mà còn phải phụ trách cả việc xây dựng nội dung website sao cho hấp dẫn và lôi kéo nhiều người dùng nhất.
Một số công việc thường gặp của người quản lý website có thể kể đến như sau:
- Duy trì server
- Tối ưu tốc độ tải trang.
- Cài đặt plugin.
- Thiết kế logo cùng các nội dung để giới thiệu về doanh nghiệp.
- Sửa lỗi code và lỗi kỹ thuật.
- Theo dõi số lượng traffic.
- Quản lý content.
- Đánh giá SEO và đảm bảo các vấn đề liên quan đến bảo mật của website.
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ trên, nhà quản trị website phải hợp tác thật ăn ý với team thiết kế, content, sales, marketing, quảng cáo cùng các lập trình viên,… Điều này sẽ đảm bảo rằng mọi thông tin và hình ảnh được đăng lên website là hoàn toàn chính xác và phù hợp với thương hiệu cũng như xu hướng thị trường.
Quản trị website không chỉ đòi hỏi sự am hiểu kỹ thuật mà còn cần chọn lựa dịch vụ lưu trữ phù hợp để đảm bảo hoạt động trang web được mượt mà và hiệu quả hơn. Việc sử dụng web hosting chất lượng sẽ là giải pháp tối ưu giúp tăng tốc độ website. Với dịch vụ NVMe hosting từ Vietnix, sẽ hỗ trợ bạn quản trị website hiệu quả hơn nhờ tốc độ vượt trội và khả năng bảo mật tối ưu. Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết!
Quản trị website quan trọng như thế nào?
Website không chỉ được coi là nơi thu hút các khách hàng tiềm năng mà còn tượng trưng cho bộ mặt của cả công ty. Chính vì vậy, việc xây dựng và chăm sóc website là điều cực kỳ quan trọng để thúc đẩy lưu lượng truy cập và mở rộng thị trường mục tiêu. Để
Trong trường hợp nội dung được đăng tải lên website hấp dẫn và phù hợp thì từ một khách hàng cảm thấy ấn tượng sẽ nhanh chóng chia sẻ lên các trang mạng xã hội và lôi kéo thêm nhiều người khác truy cập website của bạn.
Ngoài ra, trên môi trường mạng Internet, doanh nghiệp cũng không phải chịu rào cản liên quan đến giới hạn về không gian, thời gian, khoảng cách địa lý và số lượng người dùng. Do vậy, doanh nghiệp có thể thoải mái mở rộng thị trường mục tiêu của mình.
Công việc của quản trị website là gì?
Quản trị cập nhật giao diện website
Mặc dù giao diện website đã được thiết kế từ trước. Thế nhưng, xu hướng sẽ thay đổi liên tục theo thời gian, đòi hỏi doanh nghiệp phải cập nhật một cách thường xuyên.
Nhà quản trị website luôn cần đảm bảo yếu tố liên quan đến giao diện web phải thật sự thân thiện với người dùng. Không chỉ đóng góp ý tưởng cho thiết kế, người quản lý web còn phải thường xuyên kiểm tra, giám sát cũng như xử lý lỗi hình ảnh, internal, external link, code web,… để tăng tối đa trải nghiệm của người dùng.
Lập kế hoạch nội dung định kỳ
Công cụ tìm kiếm Google luôn nhắc nhở website update content một cách liên tục để tạo ra những thông tin có giá trị cho người dùng. Do vậy, là một nhà quản lý trang web, bạn cần phải nắm rõ content hiện tại để từ đó có thể đưa ra các kế hoạch tạo mới và tối ưu phù hợp.
Xây dựng kế hoạch tối ưu website
Website cần đáp ứng rất nhiều các tiêu chí khác nhau để có thể đạt được những thứ hạng tìm kiếm tốt trên trang kết quả. Do đó, bất kỳ nhân viên quản trị trang web nào cũng cần phải nắm rõ các kiến thức cơ bản về SEO, từ khóa hấp dẫn và dễ dàng tìm kiếm để từ đó có thể lên kế hoạch tối ưu website một cách tốt nhất.
Quản lý đường truyền hosting và sao lưu dữ liệu
Bất kỳ một kế hoạch quản trị website nào cũng nên bao gồm công việc quản lý Hosting và sao lưu dữ liệu một cách thường xuyên. Theo đó, điều quan trọng là phải đảm bảo được yếu tố đường truyền hosting luôn ở trong trạng thái hoạt động bình thường. Ngoài ra, bạn cũng nên cẩn thận trong việc sao lưu dữ liệu của website để đề phòng trường hợp hosting gặp phải sự cố nghiêm trọng không thể khắc phục.
Quảng bá website
Quảng bá website cũng là một phần không thể thiếu trong danh sách công việc của một nhà quản trị website để tăng lượt truy cập. Theo đó, một số nền tảng mà bạn có thể quảng bá website của mình như mạng xã hội, diễn đàn, email…
Triển khai quảng cáo cho website
Để lôi kéo traffic website, ngoài công cụ SEO, bạn nên kết hợp với Google Adwords. Hoặc trong trường hợp nếu ngân sách là vấn đề lớn thì bạn cũng có thể lựa chọn phương pháp chia sẻ bài viết lên các trang mạng xã hội hay áp dụng trong chiến dịch Email Marketing…
Đánh giá hiệu quả quản trị website thường xuyên
Bất cứ công việc nào cũng được khuyến khích nên có thêm bước review để có thể tự đánh giá hiệu suất làm việc. Từ đó, nhà quản trị website sẽ biết cách tối ưu website tốt hơn và thu hút nhiều người dùng hơn.
Kỹ năng cần có của người làm quản trị website
Biết sử dụng HTML
Việc quản trị web sẽ bao gồm cả các công việc giúp phát triển website. Chính vì vậy mà việc học các kiến thức cơ bản liên quan đến HTML, CSS và mã Javascript,… cũng như các plugin nếu sử dụng WordPress là điều vô cùng cần thiết. Nó sẽ giúp công việc của bạn được hoàn thành một cách nhanh chóng mà không cần phải lặp đi lặp lại.
>> Tham khảo thêm:
Sử dụng các công cụ thiết kế đồ họa
Kỹ năng liên quan đến thiết kế và chỉnh sửa hình ảnh cũng là một kỹ năng không thể thiếu của các nhà quản lý website. Theo đó, nó có khả năng thúc đẩy chất lượng công việc của bạn rất tốt.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
SEO là một kỹ năng quan trọng mà Webmaster cần phải có. Nhờ kỹ thuật SEO, nhà quản trị website có thể tối ưu vị trí xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm, tối ưu và thu hút lượt traffic về website. Điều này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nên nhiều khi sẽ không đạt đúng theo kỳ vọng của nhà quản lý.
>> Xem thêm: SEO là gì? Những kiến thức cơ bản về SEO cho người mới bắt đầu
Kỹ năng viết
Kỹ năng viết sẽ hỗ trợ nhà quản trị trang web khi doanh nghiệp thiếu nguồn nhân lực. Đây được coi là khả năng hỗ trợ sao chép điểm mạnh của những chiến dịch truyền thông xã hội.
Chiến lược nội dung
Chiến lược nội dung đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản trị web. Bởi lẽ, việc thu hút khách hàng tiềm năng phần lớn sẽ dựa vào các khía cạnh như tiếp thị, tư vấn, hay giải thích,…
Trong khi đó, tất cả các khía cạnh này đều nằm trong chiến lược nội dung. Có thể nói rằng, đây chính là “chìa khóa vàng” giúp doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn trong quy trình chăm sóc khách hàng.
So sánh việc quản trị Website ở Việt Nam với nước ngoài?
Đối với công việc quản trị website, nếu so sánh với nước ngoài thì ở Việt Nam, một nhân viên quản lý trang web sẽ đảm nhiệm nhiều đầu việc hơn. Điều này đồng nghĩa với việc các webmasters sẽ phải kiêm nhiều việc, có thể là thiết kế, viết nội dung SEO,…
Tuy nhiên, mức thu nhập mà họ nhận được cũng hoàn toàn tương xứng với công sức bỏ ra. Một webmaster quản lý hệ thống của hơn 100 website sẽ có mức thu nhập rơi vào khoảng 500$. Trong trường hợp bạn làm cho các tập đoàn lớn với yêu cầu về mặt bảo mật cao hơn thì mức lương trung bình sẽ có thể lên đến trên 1000$.
>> Tham khảo ngay: Tổng hợp những công thức viết content mang lại chuyển đổi cao
Làm sao để quản trị Website hiệu quả?
- Xây dựng nội dung website: Nội dung của website cần được cập nhật đầy đủ và chứa đựng các thông tin có giá trị hữu ích và thông điệp có ý nghĩa đối với người dùng.
- Cập nhật nội dung cho website mỗi ngày: Để tạo nên sự uy tín cho doanh nghiệp, nhà quản trị website cần phải cập nhật đầy đủ các thông tin cơ bản, chẳng hạn như thông tin liên lạc, thông tin về sản phẩm dịch vụ, tin tức liên quan đến sản phẩm cùng các lĩnh vực có liên quan,… để khách hàng có thể tin tưởng và chú ý đến website của bạn hơn.
- Tối ưu website: Website nên được tối ưu hóa thông qua hệ thống từ khoá để tăng số lượng tìm kiếm cũng như truy cập cho trang web. Ngoài ra, nội dung hình ảnh cũng là yếu tố quan trọng cần phải tối ưu để tạo nên tính hấp dẫn cho website.
- Quảng bá website: Quảng bá website sẽ giúp website phát triển cũng như mở rộng phạm vi tiếp cận người dùng. Theo đó, bạn có thể quảng cáo trên các phương tiện mạng xã hội như Facebook, Zalo, hay Email…
Lời kết
Hy vọng thông qua những chia sẻ trên của Vietnix đã giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào về hoạt động quản trị website cũng như cách quản trị web. Việc quản lý web hiệu quả chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào thành công của doanh nghiệp, đặc biệt là về mặt hình ảnh và doanh thu. Vậy nên, nếu bạn đang muốn học quản trị website tại nhà thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!