NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
12/04/2024
Lượt xem

Flutter là gì? Ưu điểm và vì sao nên học Flutter?

12/04/2024
25 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (171 bình chọn)

Flutter là một ứng dụng được biết đến khá mới mẻ trong thế giới công nghệ. Với tính năng nổi bật là công cụ chính để phát triển các phần mềm điện thoại di động trên nhiều nền tảng khác nhau, Flutter nhanh chóng trở thành Framework dành được sự yêu thích từ cộng đồng lập trình viên. Vậy Flutter là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Flutter là gì?

Flutter là một framework mã nguồn mở được phát triển và hỗ trợ bởi Google. Các developer frontend và fullstack đang sử dụng Flutter để xây dựng giao diện người dùng (UI) cho ứng dụng trên nhiều nền tảng chỉ bằng một mã nguồn duy nhất.
Khi được giới thiệu vào năm 2018, Flutter tập trung chủ yếu vào việc phát triển ứng dụng di động. Tuy nhiên, hiện nay Flutter đã mở rộng hỗ trợ cho sáu nền tảng khác nhau bao gồm iOS, Android, web, Windows, MacOSLinux.

Flutter là gì?
Flutter là gì?

Flutter có hai thành phần chính đó là:

  • Một Software Development Kit (SDK): Ở đây tích hợp các công cụ có khả năng phát triển các ứng dụng của bạn, trong đó có các công cụ giúp bạn biên dịch mã của mình thành mã máy gốc (mã cho Android và iOS).
  • Một UI Library based on widgets (Framework): Tổng hợp các thành phần giao diện người dùng (UI) có thể tái sử dụng như: text input, button, slider,… hỗ trợ bạn có thể cá nhân hóa theo nhu cầu sử dụng.

Flutter có những tính năng nổi bật gì?

Những tính năng nổi bật của Flutter phải kể đến:

  • Flutter được xem là một react framework.
  • Lập trình viên có thể sử dụng ngôn ngữ lập trình Dart rất đơn giản và thuận tiện bởi nhờ Flutter.
  • Người dùng dễ dàng trải nghiệm, xây dựng giao diện và sửa lỗi nhanh chóng nhờ tính năng hot reload.
  • Giao diện người dùng đẹp mắt, hoạt động phong phú, scroll mượt mà và khả năng tự nhận thức nền tảng của các widget built – in.
  • Bằng cách thức tập hợp các layout, platform, và widget đa dạng mà framework có thể giải quyết những thách thức khó khăn trong giao diện người dùng.
  • Đạt hiệu năng cao.
  • Flutter có khả năng thể hiện cùng một UI trên nhiều nền tảng.
Flutter có những tính năng nổi bật gì?
Flutter có những tính năng nổi bật gì?

Ưu điểm của Flutter

Các ưu điểm nổi bật của Flutter khi giữ vai trò là một framework phát triển đa nền tảng:

  • Hiệu suất gần với việc phát triển ứng dụng gốc: Flutter sử dụng Dart làm ngôn ngữ lập trình và biên dịch mã thành mã máy. Điều này đảm bảo hiệu suất nhanh và hiệu quả với các thiết bị máy chủ hiểu được mã máy này.
  • Kết xuất nhanh, nhất quán và có thể tùy chỉnh: Thay vì phụ thuộc vào các công cụ kết xuất theo nền tảng, Flutter sử dụng thư viện đồ họa Skia nguồn mở của Google để kết xuất giao diện người dùng. Điều này đảm bảo trải nghiệm nhất quán, bất kể họ sử dụng nền tảng nào để truy cập ứng dụng.
  • Công cụ thân thiện với developers: Flutter được Google phát triển trên cơ sở đề cao tính dễ sử dụng. Các developer có thể xem trước các thay đổi code mà không làm mất trạng thái, cùng với các công cụ khác như widget inspector giúp dễ dàng phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến bố cục giao diện người dùng.
Ưu điểm của Flutter
Ưu điểm của Flutter

Sự khác biệt giữa Flutter và Android

Cả hai nền tảng này đều được Google phát triển. Điểm khác biệt cơ bản nhất của Flutter với Android đó là Flutter có khả năng vận hành mượt mà trên iOS và Android. Flutter được xem như một thủ thuật khôn khéo để có thể tương thích được với framework UI trên cả hai hệ điều hành này.

Flutter sẽ không tham gia biên dịch trực tiếp với các ứng dụng native của iOS và Android mà chúng sẽ chạy trên engine render Flutter (C++) và Flutter framework (Dart). Trường hợp lập trình viên tạo ra ứng dụng của mình, một engine mới sẽ chạy các đoạn code của Flutter cùng với các đoạn code native vừa đủ để Flutter chạy trên cả iOS và Android.

Sự khác biệt giữa Flutter và Android
Sự khác biệt giữa Flutter và Android

Flutter được thiết kế từ đầu để có thể đạt được tốc độ khung hình lên tới 60 fps. Bạn có thể cảm nhận được sự khác biệt rõ ràng khi sử dụng Android. Các nhà phát triển cũng sẽ tránh được nhiều vấn đề xảy ra về sự phân mảnh của Android nhờ việc xuất cùng với cả nền tảng cho ứng dụng của mình.

Tại sao nên sử dụng Flutter?

Những lý do sau đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi tại sao nên sử dụng Flutter:

Phát triển phần mềm nhanh chóng

Bạn có thể dễ dàng thử nghiệm, xây dựng giao diện người dùng, có thể thêm tính năng và sửa lỗi nhanh hơn nhờ tính năng hot reload. Bạn có thể tải lại lần thứ hai mà không bị mất trạng thái trên simulator, emulator và device cho iOS và Android.

Phát triển phần mềm nhanh chóng
Phát triển phần mềm nhanh chóng

Giao diện thu hút, bắt mắt

Các widget built – in hình ảnh được thiết kế đẹp mắt của Flutter theo Material Design và Cupertino, các giao diện lập trình ứng dụng đa dạng (API), scroll tự nhiên giúp thỏa mãn nhu cầu của người dùng.

Truy cập các tính năng và Software Development Kit native

Các ứng dụng của bạn sẽ trở nên sống động với SDK (Software Development Kit) của bên thứ ba, API (Application Programing Interface) của platform và native code. Bạn có thể sử dụng lại mã Swift, Java, Objective – C của mình, đồng thời truy cập các tính năng và SDK native trên hai nền tảng Android và iOS.

Truy cập các tính năng và Software Development Kit native
Truy cập các tính năng và Software Development Kit native

Phát triển ứng dụng thống nhất

Flutter có các công cụ và thư viện, do đó bạn có thể dễ dàng đưa ý tưởng của mình vào thế giới Android và iOS. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm nhiều về việc phát triển thiết bị di động, Flutter sẽ giúp xây dựng các ứng dụng di động vô cùng đẹp mắt một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Tại sao nên học lập trình Flutter

Flutter là một framework được rất nhiều người lựa chọn để phát triển ứng dụng di động cho hai hệ điều hành hàng đầu thế giới là iOS và Android. Vì vậy, bạn có thể bắt đầu học Flutter ngay từ bây giờ. Bên cạnh đó, còn có một số ưu điểm khác của Flutter như:

Dễ học, dễ sử dụng

Flutter là một framework tiên tiến mà người dùng có thể được cảm nhận ngay khi bắt đầu làm quen. Flutter đơn giản hóa quá trình phát triển ứng dụng di động một cách đáng kể so với các ngôn ngữ khác như Java, Swift hoặc React Native. Với Flutter, bạn có thể tạo ra một ứng dụng gốc một cách dễ dàng mà không cần phải viết nhiều code.

Dễ học, dễ sử dụng
Dễ học, dễ sử dụng

Miễn phí

Flutter là framework hoàn toàn miễn phí, nghĩa là bạn không cần phải chi trả bất kỳ phí cấp phép hoặc phí phát triển ứng dụng nào khi sử dụng. Điều này làm cho Flutter trở thành một sự lựa chọn hấp dẫn đối với các doanh nghiệp mới và các developer muốn tạo ra các ứng dụng chất lượng mà không phải bỏ ra nhiều chi phí.

Dễ gỡ lỗi với ngôn ngữ lập trình DART

Dart là một ngôn ngữ lập trình tương đối dễ hiểu, với các công cụ gỡ lỗi hiệu quả như Dart Analyzer và bộ DevTools. Flutter sử dụng Dart làm ngôn ngữ lập trình thì việc tìm và sửa lỗi trong ứng dụng Flutter trở nên đơn giản hơn nhiều.

Đem lại hiệu suất tối đa

Flutter mang lại hiệu suất tối đa cho các nhà phát triển bằng việc cung cấp tính năng Hot-Reload. Với Flutter, bạn có thể chỉnh sửa code của mình và nhìn thấy kết quả ngay lập tức, giúp tiết kiệm thời gian, vì bạn chỉ cần mất một vài giây sau khi lưu code để cập nhật ứng dụng. Mặc dù với những thay đổi lớn, bạn cần tải lại ứng dụng để kiểm tra các thay đổi, nhưng với những sửa đổi nhỏ như thay đổi kích thước của một phần tử trong giao diện, bạn có thể nhìn thấy kết quả ngay sau đó mà không cần phải tải lại ứng dụng.

Đem lại hiệu suất tối đa
Đem lại hiệu suất tối đa

Documentation 

Việc có nguồn tài liệu tham khảo chất lượng là một yếu tố quan trọng đối với bất kỳ công nghệ mới nào. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm kiếm được nguồn tài liệu phù hợp để nghiên cứu. Tuy nhiên, Flutter đã giải quyết vấn đề này bằng việc cung cấp một kho tài liệu dồi dào.

Bạn có thể tự học rất nhiều kiến thức từ các nguồn tài liệu của Flutter. Các bài học và dữ liệu được biên soạn một cách cẩn thận, đi kèm với các ví dụ rõ ràng và dễ hiểu cho các trường hợp sử dụng cơ bản. Do đó, khi bạn gặp vấn đề với các thành phần cụ thể trong code của mình, có thể tra cứu tài liệu và tìm thấy câu trả lời đã được cung cấp.

Cộng đồng Flutter lớn

Flutter sở hữu cộng đồng đông đảo và sôi nổi, điều này là một dấu hiệu tích cực đối với các lập trình viên quan tâm đến Flutter. Các thành viên trong cộng đồng đam mê chia sẻ kiến thức và tài liệu hữu ích về lập trình trên trang web cá nhân hoặc các diễn đàn khác để bạn có thể trao đổi thông tin và học hỏi từ nhau.

Cộng đồng Flutter lớn
Cộng đồng Flutter lớn

Dưới đây là một số ví dụ về các cộng đồng Flutter lớn hiện nay mà bạn có thể tham gia để chia sẻ kiến thức hoặc nhận sự giúp đỡ:

  • Flutter Awesome: Một trang web dành riêng cho Flutter. Tại đây, bạn có thể tìm thấy một danh sách được sắp xếp các thư viện và công cụ Flutter tốt nhất. Trang web này thường xuyên cập nhật nội dung mới với nhiều ví dụ, mẫu ứng dụng và lời khuyên.
  • Awesome Flutter: Một kho lưu trữ trên GitHub (liên kết với Flutter Awesome) chứa danh sách các bài viết, video, thành phần, tiện ích,…mà bạn có thể tham khảo khi bắt đầu làm quen với Flutter.
  • It’s all widgets: Danh sách các ứng dụng được xây dựng bằng Flutter.
  • Cộng đồng Flutter: Một trang web trên Medium nơi bạn có thể tìm thấy các bài viết, hướng dẫn và nhiều thông tin thú vị khác về Flutter.

Flutter giúp phát triển ứng dụng ra sao?

Flutter giúp đơn giản quá trình tạo ra giao diện người dùng hấp dẫn và nhất quán cho một ứng dụng trên sáu nền tảng được hỗ trợ. Do Flutter là một framework đa nền tảng, vì vậy trước tiên chúng ta sẽ so sánh phát triển đa nền tảng với phát triển gốc. Trong đó, phát triển ứng dụng cho một nền tảng cụ thể như iOS được gọi là phát triển gốc. Ngược lại, phát triển đa nền tảng sẽ tạo ra một ứng dụng cho nhiều nền tảng với một mã nguồn duy nhất.

Phát triển ứng dụng gốc

Do nhà phát triển viết code cho một nền tảng cụ thể trong phát triển ứng dụng gốc, họ có đầy đủ quyền truy cập vào các chức năng của thiết bị gốc. Điều này thường dẫn đến hiệu suất và tốc độ cao hơn so với việc phát triển ứng dụng đa nền tảng.

Phát triển ứng dụng gốc
Phát triển ứng dụng gốc

Tuy nhiên, nếu muốn triển khai một ứng dụng trên nhiều nền tảng, phát triển ứng dụng gốc đòi hỏi việc viết code nhiều hơn và sử dụng nhiều nhà phát triển hơn. Bên cạnh những chi phí này, phát triển ứng dụng gốc làm cho việc khởi chạy trên nhiều nền tảng đồng thời, với trải nghiệm người dùng nhất quán, trở nên khó khăn hơn. Đây là nơi mà các framework phát triển ứng dụng đa nền tảng như Flutter có thể trở nên hữu ích.

Phát triển ứng dụng đa nền tảng

Phát triển ứng dụng đa nền tảng cho phép các developer sử dụng một ngôn ngữ lập trình và một nền mã duy nhất để xây dựng ứng dụng cho nhiều hệ điều hành. Nếu bạn định phát hành một ứng dụng trên nhiều nền tảng, việc phát triển ứng dụng đa nền tảng thường ít tốn kém và tiết kiệm thời gian hơn so với việc phát triển ứng dụng gốc.

Phát triển ứng dụng đa nền tảng
Phát triển ứng dụng đa nền tảng

Quá trình này cũng giúp tạo ra trải nghiệm người dùng nhất quán hơn trên các nền tảng. Tuy nhiên, phương thức tiếp cận này có thể gặp hạn chế so với phát triển ứng dụng gốc, đặc biệt là trong việc hạn chế quyền truy cập vào chức năng của thiết bị gốc. Tuy nhiên, Flutter cung cấp các tính năng giúp phát triển ứng dụng đa nền tảng trở nên mượt mà hơn và có hiệu suất cao.

Các loại widget trong Flutter

Trong Flutter, lập trình viên sử dụng các widget để phát triển giao diện người dùng. Điều này có nghĩa là mọi phần tử mà người dùng thấy trên màn hình, từ các cửa sổ và bảng điều khiển đến các nút và văn bản… đều được tạo ra từ các widget.

Các widget trong Flutter được thiết kế để lập trình viên có thể dễ dàng tùy chỉnh. Flutter thực hiện điều này thông qua cách tiếp cận thành phần, trong đó hầu hết các widget được hình thành từ các widget nhỏ hơn và các widget cơ bản nhất với mục đích cụ thể, cho phép lập trình viên kết hợp hoặc chỉnh sửa các widget để tạo ra các widget mới.

Các loại widget trong Flutter
Các loại widget trong Flutter

Flutter kết xuất các widget nhờ vào công cụ đồ họa của riêng thay vì dựa vào các widget tích hợp sẵn trên nền tảng. Thông qua cách này, người dùng sẽ trải nghiệm giao diện tương tự như trong ứng dụng Flutter thuộc các nền tảng. Cách tiếp cận này cũng mang lại sự linh hoạt cho lập trình viên vì một số widget của Flutter có thể thực hiện các chức năng mà những widget khác không thể thực hiện được.

Flutter cũng hỗ trợ việc sử dụng các widget do cộng đồng phát triển. Kiến trúc của Flutter đề cao tính đóng góp để tạo ra nhiều thư viện widget và khuyến khích cộng đồng xây dựng và duy trì các thư viện widget mới. Flutter đi kèm với một bộ widget mở rộng ngay từ khi bạn cài đặt. Bộ sưu tập này bao gồm 14 loại, bao gồm cả định kiểu, Cupertino (widget giống iOS) và các thành phần theo hướng dẫn Thiết kế tư liệu của Google. Ngoài ra, Flutter cũng cung cấp các mẫu bố cục và chủ đề sẵn có, giúp lập trình viên có thể bắt đầu xây dựng ngay lập tức.

Flutter được hỗ trợ như thế nào?

Flutter được hỗ trợ từ Google cùng với một cộng đồng nguồn mở hoạt động trên các nền tảng như Reddit, Discord, Slack, Stack Overflow và Gitter. Google đã liên tục cập nhật Flutter kể từ khi ra mắt vào năm 2018, , bao gồm cả bản cập nhật Flutter 3 vào năm 2022, mở rộng hỗ trợ ổn định cho macOS và Linux. Để giúp việc học Flutter trở nên dễ dàng hơn, Google đã tạo ra các tài liệu và hướng dẫn chi tiết trên trang chính thức của Flutter.

Flutter được hỗ trợ như thế nào?
Flutter được hỗ trợ như thế nào?

Đồng thời, để tương tác với cộng đồng người dùng Flutter. Google thường xuyên tổ chức các sự kiện toàn cầu để quảng bá các dự án cộng đồng và tài trợ cho các thử thách của nhà phát triển, các sự kiện sắp tới có thể được tìm thấy trên trang chính thức của Flutter. Cộng đồng của Flutter đã tạo ra hàng nghìn gói bổ sung từ bên thứ ba và các công cụ hữu ích giúp tối ưu hóa trải nghiệm của nhà phát triển, các thư viện này có sẵn tại trang web pub.dev.

Flutter phù hợp với những doanh nghiệp nào?

Mặc dù Flutter có nhiều lợi ích, nhưng không phải lúc nào cũng phù hợp với mọi dự án. Dưới đây là một số ví dụ về các doanh nghiệp có thể hợp lý khi sử dụng Flutter:

  • Các Startup: Flutter là một lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp mới bởi sự miễn phí và tính dễ sử dụng. Đồng thời, có sẵn bộ công cụ và thư viện đa dạng, giúp tạo ra ứng dụng chất lượng mà không phải chi trả nhiều tiền.
  • Doanh nghiệp có tài nguyên hạn chế: Flutter là sự lựa chọn tốt nếu bạn đang vận hành trong điều kiện tài nguyên hạn chế như thời gian hoặc ngân sách. Điều này là do Flutter không yêu cầu nhiều tài nguyên để phát triển một ứng dụng.
  • Các doanh nghiệp cần xây dựng MVP: MVP – viết tắt của Minimum Viable Product (sản phẩm khả thi tối thiểu) là một sản phẩm với số lượng tính năng cần thiết tối thiểu để thành công. Flutter là lựa chọn lý tưởng để phát triển MVP vì nhanh chóng và dễ sử dụng.
Flutter phù hợp với những doanh nghiệp nào?
Flutter phù hợp với những doanh nghiệp nào?

Ngược lại, dưới đây là một số doanh nghiệp có thể không phù hợp với Flutter:

  • Các doanh nghiệp có nhiều nhân viên và các nhóm lớn: Flutter có thể không phải là lựa chọn tốt nếu bạn là một doanh nghiệp với quy mô lớn. Việc tìm kiếm các lập trình viên có kỹ năng về Dart có thể gặp khó khăn và công cụ này vẫn chưa mạnh mẽ như các nền tảng khác.
  • Các doanh nghiệp cần tính linh hoạt và tùy chỉnh cao: Nếu bạn cần một ứng dụng với khả năng tùy chỉnh cao hoặc yêu cầu nhiều tính năng đặc biệt, thì Flutter có thể không phải là lựa chọn phù hợp. Điều này là do Flutter không kết nối với các thư viện bên thứ ba.

Hướng dẫn cài đặt Flutter và học lập trình Flutter

Dưới đây là hướng dẫn cài đặt Flutter trên Windows và MacOS chi tiết cụ thể như:

Cài đặt Flutter

Sau đây là thứ tự các bước cài đặt Flutter trên Window:

  • Bước 1: Đầu tiên bạn truy cập vào: https://docs.flutter.dev/get-started/install/windows. Sau đó tiến hành tải xuống phiên bản mới nhất.
Cài đặt Flutter trên Windows
Cài đặt Flutter trên Windows
  • Bước 2: Tiến hành giải nén vô bất kỳ thư mục nào bạn muốn. Ví dụ như: C:\flutter\.
Cài đặt Flutter trên Windows
Cài đặt Flutter trên Windows
  • Bước 3: Sau đó là cập nhật cho system path ở thư mục flutter\bin.
  • Bước 4: Flutter sẽ cho bạn một tool với tên là flutter doctor để kiểm tra hết những yêu cầu cơ bản cho môi trường phát triển Flutter.
flutter doctor
  • Bước 5: Sau đó tiến hành chạy lệnh phía trên để hệ thống kiểm tra và sẽ có báo cáo như bên dưới đây:
Doctor summary (to see all details, run flutter doctor -v): 
[√] Flutter (Channel stable, v1.2.1, on Microsoft Windows [Version 10.0.17134.706], locale en-US) 
[√] Android toolchain - develop for Android devices (Android SDK version 28.0.3) 
[√] Android Studio (version 3.2) 
[√] VS Code, 64-bit edition (version 1.29.1) 
[!] Connected device 
! No devices available 
! Doctor found issues in 1 category.

Nếu hiện như thông báo trên bạn có thể hiểu rằng Flutter SDK đã được cài đặt, Android Tool và Android Studio đã được cài, chưa nhận kết nối từ thiết bị, bạn cần kết nối điện thoại qua USB hay mở máy ảo.

  • Bước 6: Tiếp tục cài đặt bản Android SDK mới nhất trong trường hợp bạn chưa cài đặt và được kiến nghị từ flutter doctor.
  • Bước 7: Cài đặt tương tự với Android Studio.
Cài đặt Flutter trên Windows
Cài đặt Flutter trên Windows
  • Bước 8: Mở Android emulator hay kết nối với một thiết bị Android.
  • Bước 9: Tiếp theo là cài đặt 2 plugin là Flutter và Dart cho Android Studio. Hai plugin sẽ hỗ trợ cung cấp template để phát triển ứng dụng Flutter và những tùy chỉnh để vận hành và debug ứng dụng Flutter ở Android studio
    • Mở Android Studio.
    • Chọn File – Settings – Plugins.
    • Tìm kiếm Flutter plugin và click vô Install.
    • Nhấp chọn Yes khi hệ thống thông báo cài đặt Dart plugin.
    • Cuối cùng là khởi động lại Android studio.

Tìm hiểu thêm về Proxmox qua bài viết:

Cài đặt Flutter trên MacOS

Muốn cài đặt Flutter SDK cho MacOS, hãy làm theo các bước cụ thể dưới đây:

  • Bước 1: Vào đường link: https://docs.flutter.dev/get-started/install/macos và tải xuống phiên bản Flutter SDK mới nhất.
  • Bước 2: Giải nén vào thư mục nào bạn muốn: /path/to/flutter
  • Bước 3: Cập nhật system path những thư mục ở trong flutter bin (ở trong ~/.bashrc file) thông qua lệnh sau.
> export PATH = "$PATH:/path/to/flutter/bin"
  • Bước 4: Cập nhật hệ thống một lần nữa sau đó kiểm tra Path thông qua lệnh sau.
source ~/.bashrc
source $HOME/.bash_profile
echo $PATH

Flutter sẽ cung cấp cho bạn một tool, flutter doctor dùng để kiểm tra Fullter giống như ở Windows.

  • Bước 5: Tiếp tục cài đặt bản mới nhất của XCode nếu được yêu cầu từ flutter doctor.
  • Bước 6: Cài đặt Android SDK nếu được yêu cầu bởi flutter doctor.
  • Bước 7: Cài đặt Android Studio mới nhất, khi nhận được yêu cầu từ flutter doctor.
  • Bước 8: Mở Android emulator hoặc kết nối tới thiết bị Android trong trường hợp bạn muốn phát triển ứng dụng Android.
  • Bước 9: Mở iOS simulator hay kết nối tới thiết bị iPhone trong trường hợp bạn muốn phát triển ứng dụng iOS.
  • Bước 10: Cài đặt Flutter và Dart plugin cho Android Studio giống như bên trên.

Câu hỏi thường gặp

Flutter là ngôn ngữ lập trình nào?

Flutter được viết chủ yếu bằng ngôn ngữ lập trình C++, cung cấp hỗ trợ kết xuất mức độ thấp bằng cách sử dụng thư viện đồ họa Skia của Google. Ngoài ra, Flutter giao diện với các SDK dành riêng cho nền tảng, chẳng hạn như các SDK được cung cấp bởi Android và iOS.

Flutter có yêu cầu mã hóa không?

Flutter là bộ công cụ giao diện người dùng di động của Google để tạo các ứng dụng đẹp, được biên dịch nguyên bản cho thiết bị di động, web và máy tính đề bàn từ cơ sở mã duy nhất. Flutter hoạt động với mã hiện có, được các nhà phát triển và tổ chức trên khắp thế giới sử dụng và là mã nguồn mở và miễn phí.

Flutter dùng ngôn ngữ gì?

Flutter sử dụng Dart – một ngôn ngữ lập trình nguồn mở do Google phát triển. Dart đã được tinh chỉnh để tạo ra giao diện người dùng và các tính năng mạnh mẽ của Dart được tận dụng trong việc phát triển ứng dụng Flutter.

Dart là gì?

Dart là ngôn ngữ lập trình đa mục đích mã nguồn mở được phát triển bởi Google. Ngôn ngữ này có một số đặc điểm nổi bật sau:
– Hướng đối tượng.
– Mã nguồn mở.
– Biên dịch sang JavaScript.
– Hiệu suất cao.
– Dễ học.

Appdata roaming là gì?

Appdata Roaming là một thư mục ẩn trong hệ điều hành Windows, nơi lưu trữ dữ liệu ứng dụng có thể di chuyển từ người dùng này sang người dùng khác. Thư mục này nằm trong đường dẫn sau:

C:\Users\<Tên người dùng>\AppData\Roaming

Lời kết

Bài viết trên đã cung cấp thông tin tổng quan cũng như tính năng của Flutter. Với những đặc điểm nổi bật cùng tốc độ phát triển nhanh như hiện tại, Flutter sẽ là lựa chọn hàng đầu để phát triển di động trong thời gian tới. Chúc các bạn học tập và ứng dụng thành công Flutter!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG