NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
12/04/2024
Lượt xem

PHP là gì? Những việc làm của một lập trình viên ngôn ngữ PHP

12/04/2024
24 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (138 bình chọn)

PHP là một ngôn ngữ lập trình phổ biến và có khả năng tương thích cao. Ngôn ngữ này đủ mạnh để trở thành cốt lõi của hệ thống CMS hàng đầu như WordPress và đủ sâu để chạy mạng xã hội lớn nhất hiện nay như Facebook. Ngoài ra, PHP dễ dàng là ngôn ngữ phía máy chủ đầu tiên của người mới bắt đầu. Vậy chi tiết PHP là ngôn ngữ gì? Cùng Vietnix tìm hiểu qua bài viết này!

PHP là gì?

PHP là viết tắt của từ Hypertext Preprocessor. Đây là một ngôn ngữ lập trình kịch bản (scripting language) mã nguồn mở và là tập hợp con của các ngôn ngữ script như JavaScriptPython. Ngôn ngữ này chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng từ phía server, bên cạnh đó còn được sử dụng cho frontend và backend.

PHP là gì?
PHP là gì?

PHP rất thích hợp với web và có thể nhúng vào trong trang HTML bằng cách sử dụng cặp thẻ <?php ?>. Các tệp lệnh PHP chỉ có thể đucợ diễn giải trên một máy chủ đã cài PHP. Lập trình viên PHP còn được biết đến với tên gọi PHP Developer. Đây là những chuyên gia trong việc phát triển ứng dụng, chương trình và trang web bằng ngôn ngữ PHP. Tại một số tổ chức, họ có thể được gọi là “Nhà phát triển phần mềm” hoặc “Nhà phát triển web”, nhưng thực tế, vai trò của một PHP Developer thường chỉ tập trung vào một phần nhỏ và cụ thể hơn so với các vị trí đó.

Công việc của PHP Developer có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động,… Các nhiệm vụ chính của PHP Developer bao gồm:

  • Phát triển, thử nghiệm, triển khai các ứng dụng và trang web mới.
  • Phát hiện và khắc phục các vấn đề tương thích liên quan đến CSS, HTML và các tập lệnh, thường là vấn đề không tương thích giữa các nền tảng và trình duyệt khác nhau.
  • Nghiên cứu và phát triển các hệ thống có khả năng sử dụng và hiệu suất trang web, cũng như thiết kế cơ sở dữ liệu.
  • Làm việc chặt chẽ với các nhóm phát triển khác để giải quyết các vấn đề phát sinh như xung đột phần mềm, tối ưu hóa nội dung phát triển,…
  • Liên tục cập nhật kiến thức về các phương pháp lập trình và công nghệ web mới nhất thông qua tài liệu, hội thảo và hội nghị chuyên môn.

Lịch sử phát triển của PHP

PHP/FI

PHP được phát triển từ một sản phẩm có tên là PHP/FI do Rasmus Lerdoft. PHP/FI là viết tắt Personal Home Page/Forms Interpreter bao gồm một số chức năng cơ bản cho PHP, có sử dụng các biến Perl, thông dịch tự động các biến của form và cú pháp HTML nhúng.

PHP/FI 2.0 được chính thức công bố vào tháng 11 năm 1997, sau một thời gian khá dài chỉ được công bố dưới dạng các bản beta. Nhưng không lâu sau đó, PHP/FI đã được thay thế bởi các bản alpha đầu tiên của PHP 3.0.

lịch sử phát triển php
Lịch sử phát triển PHP qua từng năm

PHP 3

PHP 3.0 là phiên bản đầu tiên cho chúng ta thấy một hình ảnh gần gũi với các phiên bản PHP mà chúng ta được biết ngày nay. Năm 1997, Andi GutmansZeev Suraski tạo ra PHP 3.0 sau khi viết lại hoàn toàn bộ mã nguồn trước đó. Lý do chính mà họ đã tạo ra phiên bản này là do họ nhận thấy PHP/FI 2.0.

PHP 3.0 với các tính năng mở rộng mạnh mẽ, ngoài khả năng cung cấp cơ sở hạ tầng cho người dùng với nhiều cơ sở dữ liệu, giao thức và API khác nhau. Các tính năng khác được giới thiệu trong PHP 3.0 gồm có hỗ trợ cú pháp hướng đối tượng và nhiều cú pháp ngôn ngữ nhất quán khác.

PHP 4

Năm 1998, ngay sau khi PHP 3.0 chính thức được công bố, Andi Gutmans và Zeev Suraski đã bắt đầu bắt tay vào việc viết lại phần lõi của PHP, với mục đích cải tiến tốc độ xử lý các ứng dụng phức tạp và cải tiến tính module cơ sở PHP. Với một động cơ mới Zend Engine, đáp ứng được các nhu cầu thiết kế này thành công. PHP 4 đem đến các tính năng khác như hỗ trợ nhiều máy chủ Web hơn, hỗ trợ phiên làm việc HTTP, tạo bộ đếm thông tin đầu ra, nhiều cách xử lý thông tin người dùng và bảo mật tốt hơn.

PHP 4
PHP 4

Với PHP 4, số nhà phát triển dùng PHP đã lên đến hàng trăm nghìn và hàng triệu site đã công bố cài đặt PHP, chiếm khoảng 20% số tên miền trên mạng Internet. Nhóm phát triển PHP cũng đã lên tới con số hàng nghìn người và nhiều nghìn người khác tham gia vào các dự án có liên quan đến PHP như PEAR, PECL và tài liệu kỹ thuật cho PHP.

PHP 5

Cộng đồng PHP đã nhanh chóng giúp họ nhận ra những yếu kém của PHP 4 đặc biệt với khả năng hỗ trợ lập trình hướng đối tượng (OOP), xử lý XML, không hỗ trợ giao thức máy khách mới của MySQL 4.1 và 5.0, hỗ trợ dịch vụ web yếu.

Tháng 7 năm 2005, PHP 5.1 Beta 3 được PHP Team công bố đánh dấu sự chín muồi mới của PHP với sự có mặt của PDO, một nỗ lực trong việc tạo ra một hệ thống API nhất quán trong việc truy cập cơ sở dữ liệu và thực hiện các câu truy vấn. Ngoài ra, trong PHP 5.1, các nhà phát triển PHP tiếp tục có những cải tiến trong nhân Zend Engine 2, nâng cấp mô đun PCRE lên bản PCRE 5.0 cùng những tính năng và cải tiến mới trong SOAP, streamsSPL.

PHP 6

Phiên bản PHP 6 được kỳ vọng sẽ lấp đầy những khiếm khuyết của PHP ở phiên bản hiện tại. Ví dụ: hỗ trợ namespace; hỗ trợ Unicode, sử dụng PDO làm API chuẩn cho việc truy cập cơ sở dữ liệu, các API cũ sẽ bị đưa ra thành thư viện PECL… Phiên bản PHP 6 này chỉ dùng ở việc nghiên cứu và thử nghiệm. Sau này PHP bỏ hẳn phiên bản 6 và lên 7.

PHP 7

Phiên mới nhất PHP 7
Phiên mới nhất PHP 7

Với việc sử dụng bộ nhân Zend Engine mới PHPNG cho tốc độ nhanh gấp 2 lần. Ngoài ra ở phiên bản này còn thêm vào rất nhiều cú pháp, tính năng mới giúp cho PHP trở nên mạnh mẽ hơn. Những tính năng mới quan trọng có thể kể đến như:

  • PHP 7 hỗ trợ các khai báo kiểu chặt chẽ hơn cho các đối số hàm.
  • Khai báo kiểu dữ liệu cho biến.
  • Xác định kiểu dữ liệu sẽ trả về cho 1 hàm.
  • Thêm các toán tử mới (??, <=>,…).
  • PHP 7 đã cải thiện xử lý lỗi.

PHP 8

Sự ra đời của PHP 8.0 đem đến nhiều thay đổi đáng chú ý, bao gồm các tính năng mới như thuộc tính, kiểu hợp và kiểu liên kết, toán tử null-safe, trình biên dịch JIT (Just In Time) và việc đặt tên cho các đối số. Các kiểu hợp đồng thể hiện đặc điểm đặc biệt khi một biến có thể chứa nhiều loại dữ liệu khác nhau. 

PHP 8
PHP 8

Trình biên dịch JIT là một cải tiến của nhà phát triển nhằm cải thiện hiệu suất của các ứng dụng web bằng cách chuyển đổi mã thành các lệnh dành cho CPU trong quá trình thực thi. Việc đặt tên cho các đối số mang lại nhiều lợi ích trong lập trình, cho phép các nhà phát triển gán giá trị cho bất kỳ hàm hoặc đối số nào và bỏ qua các tham số tùy chọn. Đồng thời, những cải tiến này cũng nâng cao tính nhất quán cho ngôn ngữ.

Ứng dụng của PHP trong lập trình

Các ứng dụng phổ biến của PHP trong lĩnh vực công nghệ thông tin bao gồm:

  • Xây dựng và cấu hình hệ thống máy chủ: Đây là một trong những ứng dụng chính của PHP. Các lập trình viên PHP thường phải thực hiện nhiệm vụ như phân tích mã nguồn PHP, triển khai máy chủ web và trình duyệt web.
  • Phát triển các dòng lệnh: PHP Developers sẽ tạo ra các tập lệnh để thực thi mã PHP mà không cần máy chủ. Phương pháp này thường được sử dụng trên nền tảng hệ điều hành phổ biến như Linux hoặc Windows.
  • Xây dựng ứng dụng: PHP có thể được áp dụng để phát triển các ứng dụng phần mềm bằng cách tận dụng các tính năng mạnh mẽ sẵn có. PHP-GTK thường được lựa chọn làm nền tảng phát triển phần mềm vì đó là một phần mở rộng của PHP không được tích hợp sẵn trong các bản phân phối chính thức hiện nay.
  • Hỗ trợ cho các loại cơ sở dữ liệu khác nhau: Một website tích hợp cơ sở dữ liệu tốt sẽ giúp quản lý dữ liệu, sao lưu và đặc biệt là tạo bản sao lưu dữ liệu để đối phó với các vấn đề an ninh mạng có thể xảy ra.
Ứng dụng của PHP trong lập trình
Ứng dụng của PHP trong lập trình

Ưu nhược điểm của ngôn ngữ lập trình PHP

Ưu điểm

  • Mã nguồn mở và miễn phí, giúp tiết kiệm ngân sách cho các dự án phát triển. Việc học và sử dụng PHP cũng khá dễ dàng, chỉ cần đầu tư thời gian học tập chăm chỉ trong khoảng 3 đến 6 tháng.
  • PHP có tính linh hoạt và đa nền tảng, có thể chạy trên nhiều hệ điều hành như Windows, Linux, macOS,… Ngoài ra, ngôn ngữ này cũng có khả năng tích hợp với nhiều ngôn ngữ lập trình khác để xây dựng các tính năng công nghệ một cách hiệu quả.
  • Hệ thống thư viện phong phú và cộng đồng mạnh mẽ nhờ sự phổ biến, việc tìm kiếm các thư viện mã nguồn mở hoặc các hàm liên quan đến PHP trở nên dễ dàng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng lớn của PHP thông qua diễn đàn và nhóm chuyên gia, giúp việc học và làm việc trở nên thuận lợi hơn.
  • Hỗ trợ đa dạng cho các cơ sở dữ liệu nhờ khả năng kết nối với nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau như MySQL, SQLite, PostgreSQL, MS-SQL,…
Ưu điểm của PHP
Ưu điểm của PHP

Nhược điểm

  • PHP là một ngôn ngữ mã nguồn mở, các lỗ hổng trong mã nguồn thường được tiết lộ ngay sau khi chúng được phát hiện. Điều này tạo điều kiện cho việc tận dụng các lỗ hổng này cho các mục đích xấu trước khi người dùng kịp thời sửa chữa.
  • PHP chỉ hoạt động trên các giao diện và website không được đẹp mắt. Sự bảo mật và hiệu suất của ngôn ngữ này cũng còn phải cải thiện.

Phía server và phía client

Các ngôn ngữ script như PHP có thể thực thi ở phía máy khách (frontend) hoặc ở phía máy chủ (backend).Các script phía máy khách được xử lý bởi trình duyệt web. Khi trình duyệt, tức là máy khách, yêu cầu trang web chứa scripts client-side, máy chủ sẽ phản hồi thông qua việc gửi source codes có thể thực thi được trên trình duyệt.

Phía server và phía client
Phía server và phía client

Ngược lại, ngôn ngữ script phía máy chủ là các script được thực thi trên máy chủ trước khi được gửi tới trình duyệt. Thế nên, thay vì gửi source code, máy chủ web phân tích code trước tiên bằng cách chuyển đổi tất cả thành định dạng HTML. Nhờ vậy, script phía máy chủ cho phép các quản trị viên web ẩn source code, trong khi script phía máy khách có thể dễ dàng nhìn thấy bởi người dùng.

Một số yếu tố trong PHP

Scripting language là gì?

PHP Scripting laguage (ngôn ngữ kịch bản) là một nhánh của ngôn ngữ lập trình và là ngôn ngữ tự động hóa việc thực hiện các tác vụ trong môi trường runtime đặc biệt. Tập tin chứa mã lệnh viết bằng ngôn ngữ kịch bản như PHP có thể được chạy trực tiếp trên máy mà không cần phải chuyển sang một định dạng khác. PHP bao gồm việc yêu cầu một trang tĩnh (xây dựng bằng HTML và CSS), thực hiện các hành động cụ thể với quy tắc mà bạn đã xác định trước.

PHP Scripting language là gì
PHP Scripting language là gì

PHP mã nguồn mở

PHP là một mã nguồn mở và có nghĩa là PHP sẽ sử dụng hoàn toàn miễn phí. PHP có thể chạy trên nhiều hệ điều hành như Windows, Linux (Ubuntu, Linux Mint), MacOS và đang là một trong nhữn ngôn ngữ phổ biến hàng đầu cho đến hiện nay.

Tập tin PHP là gì?

Tập tin PHP chứa mã lệnh (HTML, CSS, JavaScript và PHP) viết bằng ngôn ngữ PHP và được lưu trên máy tính (hoặc máy chủ) với phần mở rộng là .php. Việc tạo hoặc chỉnh sửa nội dung các tập tin này được thực hiện bởi một số công cụ hiệu chỉnh văn bản (hay gọi là text editor). Một số công cụ thêm hoặc chỉnh sửa mã lệnh phổ biến như:

  • Windows: Notepad, Notepad ++.
  • MAC OSX: TextEdit.
  • Ubuntu: Getdit hoặc Vim.

Lợi ích khi sử dụng PHP

Một số lợi ích khi sử dụng PHP có thể kể đến như:

  • Có thể tạo nội dung trang động.
  • Tạo, mở, đọc, viết, xóa và đóng các tệp trên máy chủ.
  • Thu thập dữ liệu biểu mẫu.
  • Có thể gửi và nhận cookie+.
  • Có thể thêm, xóa, sửa đổi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
  • Có thể được sử dụng để kiểm soát truy cập của người dùng.
  • Mã hóa dữ liệu.
Lợi ích khi sử dụng PHP
Lợi ích khi sử dụng PHP

Với PHP, bạn không bị giới hạn đối với HTML đầu ra. Bạn có thể xuất hình ảnh, tệp PDF và thậm chí cả phim Flash. Bạn cũng có thể xuất bất kỳ văn bản nào, chẳng hạn như XHTML và XML.

Tại sao nên sử dụng PHP?

PHP không phải là ngôn ngữ script từ phía server, PHP lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh khác nếu như bạn sử dụng WordPress. Như đã đề cập, thì WordPress được xây dụng dựa trên PHP, nếu bạn đang phát triển website WordPress thì bạn nên tìm hiểu và học PHP. Một số lý do tại sao nên sử dụng PHP:

  • Dễ học với cộng đồng và tài liệu lớn sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều với các ví dụ dễ hiểu.
  • PHP chạy trên nhiều nền tảng khác nhau (Windows, Linux, Unix, Mac OS X, v.v.)
  • Tương thích với hầu hết tất cả các máy chủ được sử dụng ngày nay (Apache, IIS, v.v.)
  • PHP hỗ trợ nhiều loại cơ sở dữ liệu như Oracle, MySQL, DB2,…
  • PHP miễn phí và tải xuống từ tài nguyên PHP chính thức.
Tại sao nên sử dụng PHP?
Tại sao nên sử dụng PHP?

Sự khác nhau giữa PHP và các ngôn ngữ lập trình khác

PHP là một ngôn ngữ lập trình không chạy trên trình duyệt web mà thay vào đó là hoạt động chủ yếu trên một máy chủ web. Khi bạn truy cập một trang web, máy chủ sẽ thực thi các lệnh PHP liên kết và sau đó trả về trang web đã được xử lý cho bạn.

Với HTML

HTML thường được sử dụng để thiết kế cấu trúc cơ bản của các trang web. Hầu hết các trang web hiện nay đều phụ thuộc vào ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản này để xây dựng và phát triển.

Với CSS

Việc sử dụng CSS nhằm mục đích tăng thêm sự sống động và hấp dẫn cho trang web. Các developer thường áp dụng nhiều hiệu ứng khác nhau để làm cho trang web trở nên cuốn hút và thu hút người dùng.

PHP với các ngôn ngữ lập trình khác
PHP với các ngôn ngữ lập trình khác

PHP và JavaScript

PHP có thể biết đến và được sử dụng rộng rãi nhất để tạo nội dung động (dynamic content). Còn JavaScript cũng được biết đến là ngôn ngữ có thể làm cho trang tĩnh trở nên năng động và có tính tương tác hơn. Vậy, PHP và JavaScript đều có chức năng như nhau.

JavaScript khi sử dụng bạn có thể tạo trang web động có tính tương tác đơn giản như hiệu ứng cuộn chuột, tự động sửa lỗi và thư viện ảnh. Nhưng không thể tạo nội dung như mạng xã hội, thương mại điện tử, các website thay đổi theo hành vi của người dùng,… Thì PHP có thể đáp ứng được những điều đó.

PHP và JavaScript
Sự kết hợp giữa 2 ngôn ngữ lập trình PHP và JavaScript

PHP sẽ tự động lưu trữ thông tin khi bạn thay đổi hồ sơ của mình vào cơ sở dữ liệu. Để cập nhật và xuất bản những nội dung và hồ sơ khác nhau cho mỗi người dùng. Có thể thấy PHP và JavaScript tuy có chức năng giống nhau, nhưng chúng không phải là đối thủ cạnh tranh nhau. Các lập trình viên sẽ kết hợp cả hai ngôn ngữ để xây dựng website trở nên đẹp và chuyên nghiệp hơn.

Các tiêu chí để làm một lập trình viên PHP

Nắm chắc kiến thức chuyên môn

Nếu bạn mới bắt đầu, nên cân nhắc có các chứng chỉ hoặc bằng cử nhân liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là các chuyên ngành như khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm, hoặc lập trình. Tuy nhiên, đôi khi bằng cấp không phải là điều bắt buộc. Có rất nhiều doanh nghiệp thường ưu tiên tuyển dụng dựa trên kinh nghiệm làm việc hoặc hiệu quả thực tế. Vì vậy, quan trọng hơn hết là bạn nên có kiến thức chuyên môn vững về lập trình PHP không chỉ qua việc nắm vững lý thuyết mà còn thông qua việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế.

Nắm chắc kiến thức chuyên môn
Nắm chắc kiến thức chuyên môn

Kỹ năng tự học

Lĩnh vực IT nói chung và nghề lập trình viên PHP nói riêng là một trong những lĩnh vực có sự đổi mới và phát triển liên tục. Để trở thành một PHP Developer có trình độ cao, bạn cần phải có khả năng quan sát, học hỏi và cập nhật xu hướng, kiến thức công nghệ mới nhất.

Bạn có thể tự học bằng cách:

  • Tìm hiểu các tài liệu chuyên ngành mới nhất về PHP, cả trong và ngoài nước.
  • Tham gia các khóa học online.
  • Tham dự các buổi hội thảo do các chuyên gia hàng đầu tổ chức và quan trọng nhất là tính chủ động trong việc học.

Tiếng Anh tốt

Không chỉ trong lĩnh vực lập trình với ngôn ngữ PHP, mà trong bất kỳ ngành nghề nào, việc có một vốn từ vựng ngoại ngữ là rất quan trọng. Đặc biệt, khi hầu hết các công cụ và tài liệu đều được viết bằng tiếng Anh. Do đó, nếu bạn không nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ của mình, việc phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tiếng Anh tốt
Tiếng Anh tốt

Kỹ năng giao tiếp

Công việc hàng ngày của một lập trình viên PHP không chỉ làm việc trên máy tính và với phần mềm, mà còn liên quan đến việc hợp tác và làm việc nhóm với các phòng ban khác. Quá trình này giúp tạo ra các chiến lược phát triển tối ưu và đạt được hiệu suất cao nhất. Do đó, khả năng giao tiếp là một kỹ năng không thể thiếu của các lập trình viên

Tính tỉ mỉ, cẩn thận

Nghề lập trình đòi hỏi tính cẩn thận và tỉ mỉ cao, ngay cả một lỗi chính tả nhỏ hoặc gõ nhầm ký tự trong đoạn code của bạn cũng có thể gây ra các lỗi trong ứng dụng, tùy thuộc vào mức độ khác nhau. Vì vậy, trong quá trình lập trình, bạn cần phải cẩn thận và xem xét kỹ lưỡng để giảm thiểu khả năng gặp phải các lỗi.

Mức lương của lập trình viên PHP

Mức lương của lập trình viên tại thị trường lao động Việt Nam khá cao so với các ngành nghề khác. Đối với lập trình viên PHP chưa có nhiều kinh nghiệm, mức lương thường nằm trong khoảng từ 14 đến 16 triệu đồng mỗi tháng. Đối với những người có kinh nghiệm trên 1 năm, mức lương trung bình có thể lên đến hơn 24 triệu đồng mỗi tháng. Điều này thể hiện rằng lĩnh vực lập trình PHP có tiềm năng thu nhập lớn, đặc biệt nếu bạn có năng lực.

Mức lương của lập trình viên PHP
Mức lương của lập trình viên PHP

Các nhà tuyển dụng thường sẵn lòng chi ra số tiền lớn để thu hút nhân tài trong lĩnh vực lập trình PHP. Tuy nhiên, mức lương này chỉ mang tính chất tham khảo và có thể biến động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô của công ty, vị trí công việc, và yêu cầu công việc cụ thể.

Câu hỏi thường gặp

PHP là front-end hay back-end?

Hiểu một cách đơn giản, PHP là ngôn ngữ back-end. Việc này có ý nghĩa rằng PHP chủ yếu tập trung vào phần máy chủ trong quá trình phát triển web, thực hiện các công việc như xử lý đầu vào từ người dùng, liên kết với cơ sở dữ liệu và tạo ra nội dung động.

Intern PHP là gì?

Intern PHP là vị trí thực tập dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn học hỏi và phát triển kỹ năng lập trình PHP.

Laravel là gì?

Laravel là một framework mã nguồn mở, được viết bằng ngôn ngữ PHP, được phát triển bởi Taylor Otwell, ra mắt lần đầu tiên vào năm 2011. Laravel mang đến một kiến trúc MVC (Model-View-Controller), cho phép phát triển các ứng dụng web dễ dàng hơn và bảo mật cao hơn.

Javascript là gì?

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình được sử dụng để tạo các trang web động và các ứng dụng web. Đây là một ngôn ngữ kịch bản, có nghĩa là nó được diễn giải bởi trình duyệt web chứ không được biên dịch thành mã máy trước khi thực thi.

Python là gì?

Python là một ngôn ngữ lập trình bậc cao, mã nguồn mở và đa nền tảng, được Guido van Rossum tạo ra và lần đầu ra mắt vào năm 1991. Python được thiết kế với ưu điểm mạnh là dễ đọc hiểu, dễ học và dễ nhớ.

Lập trình web php + mysql là gì?

Lập trình web PHP + MySQL là việc sử dụng hai công nghệ để:
– Tạo các trang web động.
– Xử lý dữ liệu người dùng.
– Tạo các ứng dụng web.

Lời kết

Hy vọng bài viết PHP là gì đã mang lại cho bạn nhiều thông tin và kiến thức cần thiết khi tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận ngay bên dưới, Vietnix sẽ giải đáp nhanh nhất. Chúc bạn thành công!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG