Một website muốn vận hành ổn định thì không thể nào thiếu web server. Đối với những người chưa tiếp cận nhiều với công nghệ thông tin thì khái niệm về Web server vẫn còn khá mơ hồ. Ở bài viết này, Vietnix sẽ gửi đến bạn toàn bộ về kiến thức của Web Server là gì, những loại Web Server thông dụng.
Web server là gì?
Web server là nơi lưu trữ và cung cấp nội dung cho một trang web. Dưới dạng văn bản, hình ảnh, video và dữ liệu ứng dụng – cho các khách hàng yêu cầu nó. Loại ứng dụng khách phổ biến nhất là chương trình trình duyệt web. Yêu cầu dữ liệu từ trang web của bạn khi người dùng nhấp vào liên kết hoặc tải xuống tài liệu trên một trang được hiển thị trong trình duyệt.
Một máy chủ web giao tiếp với trình duyệt web bằng Hypertext Transfer Protocol (HTTP). Nội dung của hầu hết các trang web được mã hóa bằng Hypertext Markup Language (HTML). Nội dung có thể là static (ví dụ: văn bản và hình ảnh). Hoặc dynamic (giá được tính toán hoặc danh sách các mặt hàng mà khách hàng đã đánh dấu để mua).
Để cung cấp nội dung dynamic. Hầu hết các web server đều hỗ trợ các ngôn ngữ kịch bản phía máy chủ để mã hóa logic nghiệp vụ vào giao tiếp. Các ngôn ngữ được hỗ trợ phổ biến bao gồm Active Server Pages (ASP), Javascript, PHP, Python và Ruby.
Để website hoặc ứng dụng có thể được truy cập trên web server, bạn cần hosting hoặc VPS để lưu trữ dữ liệu của trang web, ứng dụng đó. Nếu bạn đang tìm kiếm một dịch vụ hosting hoặc VPS chất lượng với chi phí tối ưu nhất thì có thể tham khảo các dịch vụ của Vietnix. Hiện tại Vietnix đang cung cấp nhiều gói dịch vụ hosting, VPS tốc độ cao đa dạng về cấu hình và mức giá phù hợp với nhu cầu sử dụng của mọi người dùng.
Sử dụng hosting, VPS Vietnix sẽ giúp website, ứng dụng của bạn hoạt động ổn định, giảm thiểu thời gian tải trang và tăng trải nghiệm người dùng. Với Vietnix, bạn sẽ được hỗ trợ 24/7 và có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ để tập trung vào việc kinh doanh hay phát triển thương hiệu. Còn chần chờ gì mà không đăng ký sử dụng dịch vụ hosting, VPS tại Vietnix ngay.
Chức năng của web server là gì?
Web server là một phần mềm hoặc thiết bị phần cứng chịu trách nhiệm xử lý yêu cầu từ trình duyệt web và trả về nội dung tương ứng cho người dùng qua mạng Internet. Vietnix sẽ liệt kê một số chức năng chính của web server bạn nên biết:
- Xử lý dữ liệu qua giao thức HTTP: Khi người dùng truy cập trang web, trình duyệt gửi yêu cầu HTTP đến web server. Server xử lý yêu cầu, có thể truy xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu, và tạo ra một phản hồi HTTP với mã trạng thái, tiêu đề, và nội dung tương ứng. Phản hồi này được truyền tải về trình duyệt và hiển thị cho người dùng, đảm bảo việc truyền tải dữ liệu hiệu quả và đáp ứng yêu cầu qua giao thức HTTP. Nội dung được chia sẻ dưới dạng các đối tượng HTML, bao gồm tệp style sheets, hình ảnh, và đoạn mã script hỗ trợ văn bản.
- Web server có khả năng kết nối linh hoạt: Web server có khả năng kết nối linh hoạt, cho phép nó tương tác với nhiều nguồn dữ liệu và thiết bị khác nhau. Điều này giúp nó đáp ứng linh hoạt với biến động trong lưu lượng truy cập và tích hợp dễ dàng với các dịch vụ bên ngoài, như đám mây và API, để cung cấp trải nghiệm web hiệu quả và đa dạng cho người dùng.
- Là một chương trình chuyển đổi thông minh: Là một chương trình chuyển đổi thông minh, web server không chỉ làm nhiệm vụ đơn giản là truyền tải dữ liệu giữa người dùng và trang web. Web server còn có khả năng tự động thích ứng với biến động trong lưu lượng truy cập, tương tác linh hoạt với nhiều nguồn dữ liệu và thiết bị khác nhau.
Mọi máy tính đều có khả năng trở thành một web server khi được cài đặt phần mềm Web Server và kết nối Internet ổn định. Chính nhờ điều này giúp mang lại lựa chọn linh hoạt cho tổ chức, giúp họ tùy chọn web server phù hợp với nhu cầu cụ thể và quản lý trang web một cách hiệu quả nhất.
Cách hoạt động của Web server
Khi bạn thực hiện truy cập vào một website ở môi trường internet, đồng nghĩa với việc bạn đang yêu cầu trang đó từ một web server. Ví dụ như bạn nhập đường link sau: https://vietnix.vn/blog/
ở trình duyệt của mình. Lúc này web server sẽ nhận được yêu cầu từ trình duyệt của bạn và web server sẽ phản hồi lại trang. Dưới đây là 4 cách thức hoạt động của web server:
Trình duyệt web phân giải tên miền thành địa chỉ IP
Đầu tiên trình duyệt mà bạn đang dùng sẽ tiến hành xác định địa chỉ IP nào mà tên miền vietnix.vn trỏ về. Trong bộ nhớ cache không chứa sẵn thông tin này, thông qua internet trình duyệt gửi yêu cầu thông tin ở một hoặc có thể là nhiều máy chủ DNS. Máy chủ DNS thông báo cho trình duyệt biết địa chỉ IP nào mà tên miền sẽ trỏ đến.
Có một chú ý nhỏ ở đây là: Địa chỉ IP sẽ được phân bổ khi website được tạo lần đầu tiên ở websever. Ngoài những thông tin của nội dung trên, bạn cũng có thể tham khảo:
Trình duyệt web yêu cầu URL đầy đủ
Khi trình duyệt web đã nhận ra địa chỉ IP của website, nó có thể yêu cầu URL đầy đủ ở web server.
Web server gửi phản hồi trang được yêu cầu
Web server phản hồi thông qua cách hồi đáp lại trang được yêu cầu. Trong trường hợp trang bị lỗi hoặc không còn tồn tại, webserver sẽ tiến hành phản hồi thông báo lỗi phù hợp.
Trình duyệt hiển thị trang web
Lúc này trình duyệt mà đang sử dụng sẽ nhận được trang và hiển thị trang theo yêu cầu trước đó. Khi phân tích về các vấn đề của trình duyệt web hay web server trong trường hợp này, bạn cũng có thể ngầm hiểu rằng: client (trình duyệt web) hay máy chủ (web server).
Tìm hiểu về phần cứng và phần mềm của webserver
Phần cứng
Thông thường sẽ là một máy tính đảm nhiệm chức năng lưu trữ bộ phận không thể thiếu để cấu thành web. Có thể kể đến như: file ảnh, file javacript, HTML,.. Máy chủ phải kết nối với mạng internet và hỗ trợ truy cập thông qua domain.
Phần mềm
Phần mềm đảm nhiệm việc theo dõi người dùng web lúc họ thực hiện truy cập đến file host từ tối thiểu một HTTP server. Mỗi HTTP server lại phù hợp với phần mềm có khả năng đọc URLs. Tất cả các trình duyệt đều cần đến file host vận hành trên web server. Nói chung, trình duyệt đó sẽ gửi yêu cầu file bằng HTTP. Nếu một yêu cầu được gửi gửi chính xác đến web server, HTTP cũng sẽ gửi ngay lại một yêu cầu phản hồi.
Cách thức lưu trữ file và giao tiếp thông qua HTTP trong web server
Lưu trữ file
Đầu tiên, máy chủ sẽ phải lưu trữ các file của trang web đó bao gồm tất cả các file HTML và các file liên quan như css và javascript, fonts cùng những video …
Về mặt kỹ thuật thì bạn có thể thực hiên lưu trữ những file kể trên ở máy tính của mình, nhưng tốt nhất bạn nên lưu trữ dữ liệu đó vào các web server riêng có những đặc điểm như sau:
- Vận hành liên tục, ổn định.
- Đảm bảo kết nối internet ổn định.
- Cùng một địa chỉ IP.
- Được hỗ trợ kỹ thuật từ một bên dịch vụ thứ 3.
Từ những phân tích như trên thì việc tìm cho mình một nhà cung cấp hosting chất lượng, uy tín là vô cùng quan trọng trong việc phát triển website.
Giao tiếp thông qua HTTP
Tiếp theo là, một máy chủ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ HTTP (Hypertext Transfer Protocol). HTTP có nhiệm vụ đưa ra phương thức truyền siêu văn bản giữa hai máy tính với nhau. Giao thức được định nghĩa là tập hợp gồm những quy tắt để truyền thông giữa hai máy tính với nhau. HTTP là giao thức nguyên bản, vô cấp.
- Textual: tất cả các lệnh là văn bản đơn thuần mà còn chúng ta có thể đọc.
- Stateless: Cả web server và trình duyệt web đều không ghi nhớ được những thao tác trước đó.
HTTP mang đến một cơ chế rất rõ ràng để người dùng và server có thể giao tiếp trao đổi dễ dàng với nhau. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý:
- Chỉ có khách và server và chỉ có server mới có quyền trao đổi request với nhau.
- Khi thực hiện yêu cầu một file bằng HTTP, khách phải cung cấp URL của file đó.
- Wed server phải trả lời mọi yêu cầu HTTP, ít nhất với thông báo lỗi.
Tại web server, máy chủ HTTP đảm nhiệm việc xử lý và trả lời những yêu cầu tới:
- Khi có yêu cầu, máy chủ HTTP phải xác nhận xem URL yêu cầu có tương thích với tệp đang có hay không.
- Nếu có, máy chủ web sẽ gửi nội dung tệp tin đến trình duyệt.
- Trong trường hợp là không, máy chủ ứng dụng thực hiện tạo tệp cần thiết. Hoặc không xử lý được, máy chủ web đưa tới thông báo lỗi cho trình duyệt, thông báo này sẽ là “404 Not Found”.
Tìm hiểu về các loại web server thông dụng
Nginx
Nginx được đánh giá là một web server nhẹ, tài nguyên của hệ thống không bị ảnh hưởng quá nhiều. Nginx được xem như reserse proxy mã nguồn mở. Webserver này được nhận xét là khá ổn định, hiệu suất tương đối cao và cấu hình thông dụng.
Được ra mắt vào năm 2022, Igor Sesoev phát triển Nginx với mục đích đáp ứng cho trang web rambler.ru (tại Nga trang web này được xếp thứ 2 về lượng truy cập). Trên toàn cầu, trong một triệu web lớn thì có 6.52% là sử dụng Nginx (Thống kê của Netcaft).
Được phát hành theo giấy phép BSD, Nginx được phát triển bằng ngôn ngữ và cho phép sử dụng miễn phí trên các hệ điều hành như: Linux, Windows, MacOS, FreeBSD,..
Là phần mềm mã nguồn mở, với loạt tính năng nổi trội như như chứng thực người dùng, virtual hosting, hỗ trợ CGI, FCGI, SCGI, WCGI, SSI, ISAPI, HTTPS, Ipv6, …
Internet Information Services (IIS)
Cha đẻ của IIS là Microsoft, với đa dạng các dịch vụ như: dịch vụ Web Server, dịch vụ FTP Server. IIS tích hợp cùng với hệ điều hành Windows Server. Webserver IIS đã đạt được gần 248 triệu website sử dụng (Số liệu từ tháng 5 năm 2015) .
Vì hầu hết các tính năng của IIS được quản lí độc lập hoàn toàn nên người dùng có thể tùy chỉnh các tính năng của máy chủ này.
Bên cạnh đó, vì được tích hợp ASP.NET IIS nên người dùng có thể tận dụng hết sức mạnh của ASP.NET. Module ASP.NET giúp cho cho máy chủ phát triển tốc độ nhờ vào giao diện thông dụng và các dịch vụ ứng dụng quen thuộc của ASP.NET.
Apache HTTP server
Apache là máy chủ được sử dụng nhiều bậc nhất thế giới. Apache được xây dựng và phát triển bởi một cộng đồng mã nguồn mở dưới sự đỡ đầu của Apache Software Foundation. Người dùng có thể sử dụng Apache miễn phí.
Apache HTTP server sở hữu giấy phép của Apache License. Đến giữa năm 2018, Apache đáp ứng đến 54.2% các website đang hoạt động và 53.3% số máy chủ top đầu. Apache được phép vận hành trên: Windows, Linux, Unix, MacOS,….
Apache Tomcat
Là một Java Servlet, Apache Tomcat ra đời bởi Apache Software Foundation. Tomcat phục vụ những ứng dụng Java Servlet và JavaServer Pages (JSP). Tomcat đem đến một máy chủ HTTP cho ngôn ngữ Java đơn thuần.
Mặc dù Apache Tomcat đầy đủ các tính năng của một ứng dụng web thương mại nhưng lại kèm theo giấy phép mã nguồn mở từ Apache. Bên cạnh đó, tomcat manager application, speciallized realm imlementation và tomcat valves là những chức năng bổ sung của Tomcat đem đến.
Các cập nhật của apache tomcat giống với phiên bản và đặc điểm kỹ thuật của servlet java hay java servlet API. Tomcat 5.5X hỗ trợ Servlet API 2.3, tomcat 6.0X hỗ trợ servlet API 2.4 và tomcat 7.0 hỗ trợ servlet API 3.0. Ngoài Servlet versions API, phiên bản tomcat hỗ trợ phiên bản JSP API tương ứng.
Apache Tomcat có thể chạy trên các hệ điều hành như windows, linux, MacOS, BSD,…
Lighttpd
Cũng giống như Apache HTTP server, Lighttpd là một phần mềm mã nguồn mở. Được đánh giá cao bởi khả năng linh hoạt và an toàn của mình. Lighttpd được phát triển bởi cha đẻ Jan Kneschke. Lighttpd không tốn nhiều tài nguyên, memory thấp, CPU nhỏ. Lighttpd được xây dựng qua ngôn ngữ C.
Lighttpd có giấy phép của BSD và chạy trên các hệ điều hành phổ biến như: Linux, Windows, Mac OS,…
Đặc điểm của một Web Server
Một máy chủ web cũng có thể lưu trữ nội dung vào bộ nhớ cache để tăng tốc độ phân phối nội dung thường được yêu cầu. Quá trình này còn được gọi là tăng tốc web .
Một máy chủ web có thể lưu trữ một trang web hoặc nhiều trang web sử dụng cùng một tài nguyên phần mềm. Và phần cứng, được gọi là virtual hosting (lưu trữ ảo). Các web server cũng có thể giới hạn tốc độ phản hồi cho các máy khách khác nhau. Nhằm ngăn một khách hàng chiếm hết các tài nguyên. Việc này giúp đáp ứng yêu cầu từ một số lượng lớn khách hàng và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả.
Mặc dù các web server thường lưu trữ các trang web có thể truy cập trên Internet. Chúng cũng có thể được sử dụng để giao tiếp giữa các máy khách và web server trong các mạng cục bộ như mạng nội bộ của công ty. Một web server thậm chí có thể được nhúng trong một thiết bị như một máy ảnh kỹ thuật số. Để người dùng có thể giao tiếp với thiết bị thông qua bất kỳ trình duyệt Web phổ biến nào.
Cần lưu ý gì khi sử dụng Web Server
Trong trường hợp bạn có ý định tạo một Web Server ở máy tính của mình, thì máy tính của bạn cần đáp ứng 2 tiêu chí cơ bản dưới đây:
- Máy tính có thể đáp ứng một lưu lượng truy cập cực kỳ lớn trong một thời điểm. Bên cạnh đó, máy tính cần đảm bảo cấu hình khủng, dung lượng lưu trữ khổng lồ.
- Hiệu suất hoạt động của máy tính phải liên tục, không ngừng nghỉ. Người dùng luôn có xu hướng tìm kiếm và truy cập ở mọi lúc mọi nơi, họ có thể ghé vào website của bạn bất cứ lúc nào.
Câu hỏi thường gặp
Web service là gì?
Webservice là một hệ thống giao thức và tiêu chuẩn mở, cho phép trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng hoặc hệ thống. Hoạt động như một phương tiện độc lập, không phụ thuộc vào ngôn ngữ lập trình cụ thể, cho phép các ứng dụng Java, .NET, PHP và các ngôn ngữ khác giao tiếp và chia sẻ dữ liệu qua mạng máy tính.
Server là gì?
Server (máy chủ) là một thiết bị hoặc chương trình máy tính chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ, tài nguyên, hoặc chức năng cho các máy tính khác, được gọi là “clients,” trong một môi trường mạng. Chức năng chính của server là lắng nghe và đáp ứng các yêu cầu từ các client, cung cấp dữ liệu, tài nguyên, hoặc dịch vụ mà client yêu cầu.
Hyperlink là gì?
Hyperlink là một liên kết có thể được nhấn chuột hoặc chạm vào trên một trang web hoặc trong một tài liệu để chuyển hướng người đọc đến một trang web, tài liệu, hoặc nguồn thông tin khác. Hyperlink thường được tạo bằng cách sử dụng HTML trong lập trình web và có thể xuất hiện dưới dạng văn bản hoặc hình ảnh.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ Web server là gì và lợi ích khi sử dụng nó. Từ đó, ứng dụng trong việc kinh doanh và đem lại hiệu quả tốt hơn. Nếu có thắc mắc gì về Web Server đừng ngần ngại mà bình luận ở bên dưới bài viết để được Vietnix giải đáp. Chúc bạn thành công.