NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
19/02/2021
Lượt xem

Linux là gì? Linux hoạt động như thế nào?

19/02/2021
19 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (192 bình chọn)

Hiện nay, bên cạnh Windows và macOS, một trong những hệ điều hành mã nguồn mở được nhiều người lựa chọn sử dụng không thể không không nhắc đến Linux. Vậy Linux là gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thước về hệ điều hành Linux nhé.

Linux là gì?

Linux là một hệ điều hành máy tính được phát triển từ năm 1991, dựa trên hệ điều hành Unix và viết bằng ngôn ngữ C.

Đây là một hệ điều hành được phát hành miễn phí và có nhiều ưu điểm vượt trội nên thường được sử dụng nhiều hơn là Windows hay những hệ điều hành nào khác.

linux là gì
Linux là gì?

Hiện nay, Linux được đánh giá là một hệ điều hành máy tính được sử dụng rộng rãi và được tin tưởng bởi các ông lớn, trong đó có 2 khách hàng là IBM và Dell. Linux đồng thời cũng là tên hạt nhân của hệ điều hành này.

Mọi người cũng xem:

Cấu trúc của Hệ điều hành Linux

  • Kernel: Hay còn được gọi là phần Nhân, là phần quan trọng và được ví như trái tim của HĐH Linux. Phần kernel quan trọng nhất của máy tính có nhiệm vụ chứa các module, thư viện để quản lý và giao tiếp với phần cứng và các ứng dụng.
  • Shell: Shell là một chương trình có chức năng thực thi các lệnh (command) từ người dùng hoặc từ các ứng dụng yêu cầu– tiện ích yêu cầu chuyển đến cho Kernel xử lý. Shell được coi là cầu nối để kết nối Kernel và Application, phiên dịch các tập lệnh từ Application gửi đến Kernel để thực thi.
  • Applications: Là các ứng dụng và tiện ích mà người dùng cài đặt trên Server. Ví dụ: ftp, samba, Proxy,…
Mô hình cấu trúc HĐH Linux
Mô hình cấu trúc HĐH Linux

Lịch sử của hệ điều hành Linux

Khi đang học đại học Helsinki, ông Linus Torvards có ý tưởng tạo ra một hệ điều hành mới thay thế cho hệ điều hành cũ cho nền giáo dục hiện tại thời đó. Vì thế, ông đã bắt đầu viết các câu lệnh Linux đầu tiền, đặt nền móng cho sự phát triển của Linux đến hiện nay.

lịch sử linux
Lịch sử của hình thành hệ điều hành Linux

Hiện nay, Linux được chia ra thành các phiên bản như: Ubuntu, Linux Mint, Fedora, Debian,… nhưng phần lớn người sử dụng nhiều vẫn là Ubuntu. Linux là một trong những ví dụ nổi bật nhất của phần mềm nguồn mở và của việc phát triển mã nguồn mở. Mã nguồn có thể được dùng, sửa đổi và phân phối – thương mại hoặc phi thương mại – bởi bất kỳ ai, theo các điều khoản của giấy phép tương ứng, ví dụ như GNU General Public License.

Thị phần và tăng trưởng

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, thị phần Linux đang phát triển khá nhanh chóng. Doanh thu của máy chủ, máy tính để bàn và phần mềm đóng gói chạy Linux dự kiến sẽ vượt hơn 35,7 tỷ đô la vào năm 2008. Các nhà phân tích cho rằng sự thành công của Linux nhờ vào độ bảo mật, tin cậy, chi phí thấp,… mà nó mang lại.

Desktop và laptop

Theo thống kê, tính đến tháng 11 năm 2018, thị phần ước tính của Linux trên máy tính để bàn khoảng 2.1%. Trong khi đó, so sánh cùng kỳ với  Microsoft Windows có thị phần khoảng 87%, trong khi macOS chiếm khoảng 9.7%.

Máy chủ Web

Theo số liệu thống kê từ W3Cook, cứ 1,000,000 tên miền của Alexa ước tính đến tháng 5 năm 2015 có khoảng 96.55% máy chủ web đã chạy Linux, 1.73% chạy Windows, và 1.72% chạy FreeBSD.

Và tính đến tháng 11 năm 2016 ước tính rằng 66.7% máy chủ web chạy Linux/Unix, và 33.4% chạy Microsoft Windows.

Tháng 9 năm 2008, Steve Ballmer CEO của Microsoft, đã tuyên bố rằng 60% máy chủ web chạy Linux, so với 40% chạy Windows Server.

Báo cáo Q1 2007 của IDC chỉ ra rằng Linux nắm giữ 12,7% thị trường máy chủ nói chung tại thời điểm đó. Ước tính này dựa trên số lượng máy chủ Linux được bán bởi các công ty khác nhau và không bao gồm phần cứng máy chủ được mua riêng mà đã cài đặt Linux sau đó.

Thiết bị di động

Hiện nay, Hệ điều hành Android dựa trên nhân Linux, đã trở thành hệ điều hành thống trị cho thị trường smartphones. Trong quý II năm 2013, 79,3% điện thoại thông minh được bán trên toàn thế giới đã sử dụng Android. Android cũng là một hệ điều hành phổ biến cho máy tính bảng, chịu trách nhiệm cho hơn 60% doanh số máy tính bảng tính đến năm 2013. Theo thống kê của máy chủ web, tính toán 12 tháng 3 năm 2014 Android có thị phần khoảng 46%, với iOS nắm giữ 45%, và 9% còn lại được quy cho các nền tảng thích hợp khác nhau.

Sản xuất Film

Linux là nền tảng được lựa chọn trong ngành công nghiệp điện ảnh trong suốt những năm qua. Bộ phim lớn đầu tiên được sản xuất trên máy chủ Linux là Titanic (1997). Kể từ đó, các hãng phim lớn bao gồm DreamWorks Animation, Pixar, Weta Digital, và Industrial Light & Magic đã chuyển sang sử dụng nền tảng này. Theo Linux Movies Group, hơn 95% máy chủ và máy tính để bàn tại các công ty hoạt hình và hiệu ứng hình ảnh lớn đều sử dụng Linux.

Ưu và nhược điểm của Linux là gì?

Ưu điểm Hệ điều hành Linux

Sự khẳng định của các hệ điều hành lớn như Windows và Mac OS, dù thế nhưng hệ điều hành Linux mã nguồn mở vẫn phát triển một cách mạnh mẽ với nhiều ưu điểm vượt trội. Những ưu điểm của Linux là gì? Bạn sẽ hiểu chi tiết ở dưới đây.

Hệ điều hành Linux miễn phí

Với Linux bạn không phải mất phí để mua bản quyền Linux để bắt đầu quá trình sử dụng. Mà bạn hoàn toàn sử dụng một cách miễn phí với tất cả các chức năng của hệ điều hành này. Ngoài ra, được hỗ trợ các ứng dụng văn phòng OpenOffice và LibreOffice.

Tính linh hoạt

Khi sử dụng Linux, người dùng có thể linh hoạt trong việc chỉnh sửa hệ điều hành theo nhu cầu của mình. Là một ưu điểm rất hữu ích trong quá trình sử dụng của các lập trình viên.

Tính bảo mật cao

Tính bảo mật của Linux là cực cao nên tất cả các phần mềm mã độc, virus,… đều không thể hoat động trên Linux. Vì thế bạn hãy yên tâm tải Linux và sử dụng một cách thoải mái.

Linux hỗ trợ cho máy cấu hình yếu

Với Linux dù máy tính của bạn có cấu hình yếu nhưng Linux vẫn hỗ trợ cập nhật, nâng cấp và hỗ trợ liên tục và thường xuyên trong khi sử dụng. Hoạt động của Linux cũng vô cùng ổn định trên các máy tính yếu.

Nhược điểm của Linux

Một vài hạn chế của Linux như:

  • Số ứng dụng được trên Linux còn hạn chế.
  • Một số nhà sản xuất driver không phát triển và hỗ trợ cho Linux.
  • Khó tiếp cận và làm quen khi bạn đã quá quen thuộc với Windows thì khi chuyển sang Linux bạn cần một thời gian để có thể làm quen được hệ điều hành này.
Ưu và nhược điểm hệ điều hành Linux
Ưu và nhược điểm hệ điều hành Linux

Linux hoạt động như thế nào?

Linux được thiết kế tương tự UNIX. Nhưng đã phát triển để chạy trên nhiều loại phần cứng từ điện thoại đến siêu máy tính. Mọi hệ điều hành dựa trên Linux đều liên quan đến nhân Linux. Quản lý tài nguyên phần cứng và một bộ gói phần mềm tạo nên phần còn lại của hệ điều hành.

hoạt động của hệ điều hành Linux
Hoạt động của hệ điều hành Linux

Hệ điều hành Linux bao gồm một số thành phần cốt lõi phổ biến. Như các công cụ GNU, trong số các thành phần khác. Các công cụ này cung cấp cho người dùng cách quản lý tài nguyên do kernel cung cấp. Cài đặt phần mềm bổ sung, định cấu hình cài đặt hiệu suất và bảo mật,… Tất cả các công cụ này đi kèm với nhau tạo nên hệ điều hành chức năng. Vì Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở. Các kết hợp phần mềm có thể khác nhau giữa các bản phân phối Linux.

Dòng lệnh trên Linux là gì?

Dòng lệnh trên Linux là gì? Nó là quyền truy cập trực tiếp của bạn vào máy tính. Đó là nơi bạn yêu cầu phần mềm thực hiện các hành động mà giao diện người dùng đồ họa (GUI) không thể thực hiện.

Các câu lệnh trong Linux có sẵn, mã nguồn mở hoặc độc quyền. Nhưng nó thường được liên kết với Linux. Bởi vì cả hai dòng lệnh và phần mềm nguồn mở. Cung cấp cho người dùng quyền truy cập không hạn chế vào máy tính của họ.

So sánh hệ điều hành Windows và Linux

WindowsLinux là hai Hệ điều hành được sử dụng phổ biến hiện nay và giữa chúng có những khác biệt nhất định. Windows thực sự là một đối thủ “nặng ký”, đối với người dùng đã quá quen với hệ điều hành của Microsoft, chắc hẳn việc chuyển đổi sang Linux bước đầu sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, những lợi ích mà Linux mang lại chắc chắn khiến bạn hài lòng.

Sự khác nhau giữa cấu trúc file của hệ điều hành Windows với Linux
Sự khác nhau giữa cấu trúc file của hệ điều hành Windows với Linux

Trong bảng dưới đây, là những yếu tố khác biệt giữa Windows và Linux mời bạn cùng tham khảo:

LinuxWindows
Cấu trúc fileCây dữ liệuThư mục
RegistryKhông có
Trình quản lý góiQuản lý gói (Package manager)*.exe
Giao diệnGiao diện thay đổi đượcGiao diện gắn liền hệ thống
Tài khoản và quyền UsersRugular, Administrator (root), serviceAdministrator, Standard, Child và Guest
Một số thiết lập điều khiến khácPhù hợp cho công việc: Lướt web, chat, email,…Phù hợp với mọi nhu cầu, đặc biệt chơi game
Bảng so sánh hệ điều hành Windows và Linux

Cấu trúc file

Cấu trúc của Linux khác hoàn toàn so với Windows. Nó được phát triển trên một mã gốc riếng với các nhà phát triển riêng lẻ. Với Linux thì các thư mục My Document ở ổ đĩa C và D được thay thế bằng cây dữ liệu. Các ổ đĩa sẽ được đặt vào đó kể cả thư mục Home và Desktop.

>> Xem thêm: Inodes là gì? Những điều cần biết về Inodes

Không sử dụng Registry

Registry là một cơ sở dữ liệu chủ cho mọi thiết lập nằm trên máy tính với chức năng nắm giữ thông tin ứng dụng, mật khẩu, thiết bị,… Tuy nhiên trong Linux lại không sử dụng registry mà các dữ liệu được sử dụng dưới dạng module. Trong khi đó, Linux lưu dữ liệu người dùng thì Linux lưu các thiết lập của mình trên cơ sở chương trình phân cấp người dùng.

Quản lý gói

Với Linux, các chương trình sẽ được cài đặt dưới dạng .exe như Windows mà được tập hợp trong một chương trình quản lý gói (Package manager). Với tính năng này, người dùng không phải lên các trình duyệt web để tải nữa, mà chỉ cần tìm kiến trong các kho dữ liệu của trình quản lý gói và thực hiện tải về.

Thay đổi được giao diện

Giao diện Linux hoàn toàn tách rời với hệ thống lõi. Bạn có thể thay đổi giao diện mà không cần lo lắng về vấn đề cài đặt các chương trình. Có nhiều giao diện như GNOME, KDE hay Unity và nhiều giao diện khác để bạn có thể lựa chọn phù hợp.

Tài khoản và quyền user

Linux có ba loại user gồm:

  • Regular: Đây là tài khoản user thông thường được tạo khi cài đặt Ubuntu các file được lưu trữ trong /home là thư mục chính của tài khoản này. Loại user này, không có quyền truy cập vào các thư mục của user khác.
  • Root: Đây là tài khoản được tạo khi cài đặt Linu. Loại user này có thể truy cập vào những file bị giới hạn quyền, cài đặt phần mềm và có quyền quản trị. Với tài khoản này, bạn có thể cài đặt phần mềm, thay đổi file hệ thống, hoặc thực hiện các tác vụ cần quyền quản trị bất kỳ lúc nào.
  • Service: Linux là hệ điều hành chính trong máy chủ. Các dihcj vụ như Apache, Squid, email,… đều có những tài khoản dịch vụ cá nhân riêng. Giúp năng tính bảo mật cho máy tính của bạn.

Windows sẽ có 4 loại user: Administrator, Standard, Child và Guest.

>> Xem thêm: Nên chọn hosting Linux hay hosting Windows?

Các phiên bản nổi bật của hệ điều hành Linux

Ubuntu

Ubuntu là phiên bản phổ biến nhất của Hệ điều hành Linux và được xem là loại HĐH dùng nhân Linux phổ biến nhất. Đây là một nhánh của Debian Linux.

Ubuntu
Ubuntu

Fedora – Red Hat

Fedora – Red Hat thường được tối ưu cho server, là một phiên bản tốt dành cho lập trình viên bởi nó hỗ trợ sẵn một số công cụ, nền tảng để lập trình. Ưu điểm của Fedora là khả năng dễ dàng tùy biến về giao diện.

Fedora còn thường xuyên cập nhật những những công nghệ mới, tiên tiến như hệ thống tập tin mới, kỹ thuật ảo hóa mới,…

Fedora
Fedora

Linux Mint

Linux Mint là phiên bản GNU/Linux phát triển dựa trên nền tảng Ubuntu. Giao diện đồ họa desktop được thiết kế khá quen thuộc với người dùng Windows chính là ưu điểm của Mint. Đó là sự kết hợp giữa Windows 7 và macOS X. Ngoài ra, Linux Mint còn sở hữu kho ứng dụng đa dạng được kế thừa từ Ubuntu.

Linux Mint
Linux Mint

Kali Linux

Kali Linux là một phiên bản Linux đặc biệt được phát triển và duy trì bởi Offensive Security khi được tổ chức này phát hành vào tháng 3 năm 2013.

Kali Linux được xem là một giải pháp tiện lợi, giúp chuẩn bị, phân loại, thu thập và cập nhật các công cụ bảo mật trên hệ điều hành Kali Linux.

Kali Linux
Kali Linux

CentOS Linux

CentOS là phiên bản Linux thường dùng cho máy chủ web, vận hành tốt và mượt mà trên các mainframe, đặc biệt là GUI, KDE, GNOME,…

Chủ yếu CentOS sử dụng trên máy chủ với giao diện dòng lệnh nhưng vẫn có khả năng tích hợp giao diện đồ họa. Các doanh nghiệp hiện nay lựa chọn sử dụng CentOS nhờ tính ổn định và bảo mật nhiều cấp độ của phiên bản này.

CentOS
CentOS

Nên sử dụng phiên bản Linux nào?

Trên thực tế, việc để lựa chọn phiên bản Linux còn phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng. Nhưng nếu bạn là người mới bắt đầu tiếp xúc với Linux, Vietnix nghĩ Ubuntu là một lựa chọn phù hợp vào giai đoạn này. Ubuntu là Hệ điều hành phổ biến, dễ sử dụng và bạn sẽ dễ dàng tìm được hướng dẫn khi cần hỗ trợ.

Tài liệu nghiên cứu

Trên thế giới có rất nhiều các website riêng về Linux. Dưới đây là một trong những trang phổ biến:

  • Linux Weekly News: Cung cấp những thông tin hàng đầu về cộng đồng mã nguồn mở.
  • Slash Dot: Những thông tin được cập nhật hàng ngày về phần mềm tự do.
  • Up Ubuntu: Trang web với những bài hướng dẫn, mẹo vặt về cài đặt hay nâng cấp phần mềm trong ubuntu. Ngoài ra còn cung cấp hệ thống lựa chọn các chuyên mục như Tips, System, General, Themes, Gnome Shell,…
  • Make Teche Easies: Một nguồn thông tin đáng tham khảo về nhiều hệ thống điều hành như Linux, Mac hay Windows, ngoài ra còn có những bài hướng đẫn về các trình duyệt web nổi tiếng.
  • OMG Ubuntu: Chứa nhiều bài viết, tin tức cập nhật mỗi ngày về hệ điều hành Ubuntu – một trong những distro Linux nổi tiếng.
  • Linux From Scrath: Một dự án cung cấp những chỉ dẫn từng bược giúp người dùng tự xây dựng một thống Linux cho riêng mình.
  • Wikipedia: Bách khoa toàn thư mở, chứa nhiều cần thiết về Linux.
  • Sourceforge: SourceForge là một hệ thống quản lý các phiên bản trong quá trình phát triển phần mềm theo mô hình cộng tác. SourceForge cung cấp một phần mềm giao diện mặt trước dùng để quản lý chu kỳ phát triển phần mềm và có khả năng hợp nhất với đa số các ứng dụng mã nguồn mở như Apache, PostgreSQL, Subversion,…
  • Distro Watch: Trang web cho phép tra cứu những thông tin mới nhất về các hệ thống Unix-like cũng như các bản distro của Linux. Tại đây người người có thể xem những thông tin như: kiểu hệ thống, hệ thống dựa trên distro nào, môi trường desktop chạy distro. Trang web còn giới thiệu những sách mới viết về các hệ thống Unix-like, lập trình,…
  • Sandra Henry Stocker’s Blog: Blog của một quản trị viên hệ thống Unix lâu năm. Do đó mà blog này chứa nhiều các bài hướng dẫn, các mẹo vặt và các nhận xét theo kinh nghiệm. Nhưng không phải vì thế mà các bài viết đều quá chuyên sâu, khó đọc hay khó hiểu, mà phần lớn chúng đều cung cấp một các kiến thức cơ bản cho việc tự học hay nghiên cứu linux của người mới bắt đầu.
  • Linux[dot]com: Một nguồn thông tin phong phú về Linux, bao gồm các thông tin được cập nhật thường xuyên về phần mềm, phần cứng, các thiết bị nhúng,… Nhiều bài hướng dẫn, tài liệu, hay video học Linux. Trang web còn chứa một “thư mục” về sách, phần mềm, ứng dụng hay các thiết bị cầm tay chạy Linux hoặc liên quan đến Linux.
  • WebUpd8 là một blog về Ubuntu/Linux. Nó chủ yế cung cấp các tin tức hằng này, các mẹo, những bình phẩm về phần mềm. Đây là một blog có một lượng đọc giả đông đảo: gần 14,500 người thêm họ vào Google+, 27,000 người thích WebUupd8 trên facebook, hơn 700,000 khách viếng thăm mỗi tháng. Blog gồm hơn 4,000,000 trang. Hơn nữa webupd8 còn có một kho PPA riêng cho các hệ điều hành dựa trên Debian, chứa nhiều phần mềm được cập nhật mới nhất.
  • How-To-Geek: Là một tập chí về công nghệ online, có nhiều bài viết, hướng dẫn hữu ích với nỗ lực làm cho nội dung dễ hiểu cho cả những người đọc bình thường chứ không riêng gì những người có kinh nghiệm. Tuy nhiên tạp chí này không chỉ về Linux mà còn có các cataloge về Windows, Mac OS X, Ứng dụng văn phòng, tin tức, bộ sưu tập ảnh nền,…
  • Noobslab on Ubuntu, Mint and Debian: Một trang tin tức về các distro nổi tiếng như Ubuntu, Linux, Debian, OpenSUSE… Bao gồm nhiều bài báo, bài hướng dẫn, danh mục các theme đẹp cho Gnome-Shell hay Conky, thích hợp cho những người có nhu cầu trang hoàn cho giao diện hệ thống của họ. Như How-To-Geek trang web này cũng có một bộ sưu tập ảnh nền.
  • Linux&Life: Bắt đầu vào khoảng năm 2011, Linux&Life là một website riêng về Linux và mã nguồn mở. Trang web chứa hàng trăm bài viết về các ứng dụng, các distro, các mẹo vặt hay các công cụ trang trí Desktop.
  • How to force: Diễn đàn hỏi đáp và hướng dẫn về Linux – Linux Tutorial.
  • Quản trị Linux: “Quản Trị Linux” giúp đào tạo, định hướng kiến thức cho thế hệ trẻ về những chủ đề xoay quanh an ninh mạng, ngành Linux System Admin tại Việt Nam.

Các forum về mã nguồn mở ở Việt Nam:

  • Ubuntu Việt Nam: Lưu trữ 2012-08-31 tại Wayback Machine Diễn đàn về distro ubuntu ở Việt Nam
  • Cộng đồng Linux VN: Diễn đàn thảo luận về Quản trị, thủ thuật Linux ở Việt Nam

Lời kết

Trên đây là toàn bộ kiến thức về Hệ điều hành Linux mà Vietnix muốn chia sẻ. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu được Linux là gì và nắm rõ những điểm khác biệt giữa Linux và Windows cũng như cho bạn một cái nhìn mới mẻ hơn về Linux. Chúc bạn thành công.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG