NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
17/09/2024
Lượt xem

DDoS là gì? Hướng dẫn nhận biết và các loại tấn công khi Server bị DDoS

17/09/2024
30 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (180 bình chọn)

Ngày nay các cuộc tấn công DDoS không ngừng gia tăng không những gây thiệt hại to lớn về kinh tế mà còn về thương hiệu. Vậy DDoS là gì, cách thức hoạt động và cách giải quyết như thế nào? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu trong bài viết dưới này!

DoS là gì?

DoS viết tắt của Denial of Service (Cuộc tấn công từ chối dịch) là một hình thức tấn công mạng do người tấn công (hacker) cố tình làm cho một website hoặc hệ thống mạng không hoạt động được, khiến người dùng không thể truy cập. Điều này xảy ra khi hệ thống bị quá tải và không thể xử lý được các yêu cầu dẫn đến sự gián đoạn hoặc ngừng hoạt động.

DoS là một hình thức tấn công mạng
DoS là một hình thức tấn công mạng

DDoS là gì? DDoS web là gì?

DDoS viết tắt của Distributed Denial-of-Service (Tấn công từ chối dịch vụ phân tán) là một biến thể mạnh của tấn công của DoS do kẻ tấn công sử dụng mạng lưới của các máy tính (như IoT hoặc botnet) để tấn công đồng loạt vào website, server hoặc hệ thống mạng.

DDoS là một biến thể mạnh của tấn công của DoS
DDoS là một biến thể mạnh của tấn công của DoS

DDoS web là cuộc tấn công nhắm vào các trang web xảy ra khi gửi quá nhiều yêu cầu giả đến một website, khiến web bị quá tải và không hoạt động được dẫn đến giảm lượng truy cập hoặc hỏng dữ liệu của website. Những cuộc tấn công này có thể đến từ hàng chục nghìn máy tính, không phải là botnet mà là những máy bị cấu hình sai hoặc bị lừa tham gia vào botnet.

DDoS web là cuộc tấn công nhắm vào các trang web
DDoS web là cuộc tấn công nhắm vào các trang web

DDoS Attack là gì?

DDoS Attack là một cuộc tấn công DDoS được thực hiện bởi một nhóm người hoặc tổ chức có mục đích phá hoại hoặc gây thiệt hại cho nạn nhân.

DDoS Attack là một cuộc tấn công DDoS
DDoS Attack là một cuộc tấn công DDoS

Sự khác biệt giữa DoS và DDoS là gì?

Đặc điểmDoSDDoS
Số lượng nguồn tấn côngMột nguồn duy nhấtNhiều nguồn
Cách thức tấn côngGửi nhiều yêu cầu hợp lệ hoặc không hợp lệ đến mục tiêuGửi nhiều yêu cầu hợp lệ hoặc không hợp lệ đến mục tiêu từ nhiều nguồn
Độ khó thực hiệnTrung bìnhCao
Khả năng gây hạiThấp, có thể gây gián đoạn truy cập tạm thờiCao, có thể gây gián đoạn truy cập nghiêm trọng
Chi phí thực hiệnThấpCao
Cách thức thực hiện Được thực hiện bằng cách sử dụng các tập lệnh hoặc công cụ DoS (như Low Orbit Ion Cannon), Được khởi chạy từ botnet – một nhóm lớn các thiết bị (như điện thoại di động, PC hoặc router) bị nhiễm phần mềm độc hại cho phép kẻ tấn công điều khiển từ xa.
Số lượng lưu lượng truy cậpNhỏLớn
Thời gian tấn côngNgắnCó thể kéo dài
Cách thức phòng chốngKhóRất khó
Bảng so sánh giữa DoS và DDoS

Cách thức hoạt động của cuộc tấn công DDoS

Trong một cuộc tấn công DDoS, một loạt bot hoặc botnet làm quá tải một trang web hoặc dịch vụ với các yêu cầu và lưu lượng truy cập HTTP. Hiểu đơn giản, tấn công DDoS chính là nhiều máy tính tấn công một máy tính, dẫn đến việc trục xuất người dùng hợp pháp. Từ đó, dịch vụ có thể bị trì hoãn hoặc gián đoạn trong một khoảng thời gian.

Tấn công DDoS có thể giúp hacker đột nhập vào cơ sở dữ liệu để giành quyền truy cập và đánh cắp thông tin quan trọng. Các cuộc tấn công này có thể kéo dài nhiều giờ và gây thiệt hại lớn cho cả thiết bị cá nhân và doanh nghiệp.

Cách thức hoạt động của một cuộc tấn công DDoS
Cách thức hoạt động của một cuộc tấn công DDoS

Nguyên nhân xảy ra tấn công DDoS là gì?

Hiện nay, DDoS xảy ra nhằm một số mục đích như sau:

  • Tài chính: Tấn công DDoS thường được kết hợp với tấn công ransomware và được thực hiện bởi các nhóm tội phạm hoặc các doanh nghiệp đối thủ.
  • Bất đồng về ý thức hệ: Các cuộc tấn công DDoS có thể được sử dụng để chống lại các chính quyền áp bức hoặc hỗ trợ một hệ thống chính trị hay tôn giáo cụ thể.
  • Chiến thuật: Trong trường hợp này, tấn công DDoS thường chỉ là một phần trong các chiến dịch lớn có thể kết hợp với tấn công vật lý hay phần mềm.
  • Thương mại: Tấn công DDoS có thể thu thập thông tin hoặc gây thiệt hại đến ngành công nghiệp cụ thể như các cuộc tấn công vào Sony, British Airways,… khiến người dùng mất niềm tin vào ngành công nghiệp ấy.
  • Tống tiền: Các cuộc tấn công có thể được sử dụng cho các lợi ích cá nhân, hoặc thậm chí tống tiền.
  • Tấn công do nhà nước: Một số cuộc tấn công DDoS được tiến hành nhằm gây rối loạn trong quân sự cũng như người dân.
Nguyên nhân dẫn đến tấn công DDoS
Nguyên nhân dẫn đến tấn công DDoS

Tác hại của tấn công DDoS là gì?

Hậu quả điển hình của các cuộc tấn công DoS và DDoS như

  • Hệ thống và máy chủ gặp sự cố, khiến người dùng không thể truy cập được.
  • Các doanh nghiệp có hệ thống, máy chủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về doanh thu và phải chi trả một khoản chi phí đáng kể để khắc phục sự cố.
  • Gián đoạn và giảm hiệu suất công việc do mất kết nối mạng.
  • Mất khách hàng và uy tín thương hiệu do website không truy cập được.
  • Gây thất thoát tài chính, dữ liệu kinh doanh quan trọng.
Tác hại của tấn công DDoS
Tác hại của tấn công DDoS

Smurf attack

Smurf attack là một dạng tấn công DDoS tận dụng các lỗ hổng trong giao thức IP ICMP để gửi yêu cầu ICMP echo đến máy tính mục tiêu. Phần mềm độc hại của Smurf tạo ra các gói tin ICMP độc hại và đính kèm một địa chỉ IP giả mạo mà cộng đồng An toàn Thông tin (InfoSec) gọi là “spoofing”.

Để tấn công DDoS kẻ tấn công sẽ gửi nhiều ICMP giả chứa yêu cầu ping và phần mềm độc hại đến IP mục tiêu khiến máy tính bị quá tải và ngừng hoạt động. Điều đặc biệt của tấn công Smurf là lợi dụng việc gửi yêu cầu phản hồi đến nhiều máy tính khác trên mạng, khiến máy tính mục tiêu nhận được quá nhiều phản hồi và bị sập.

Smurf attack
Smurf attack

HTTP GET

Tấn công HTTP GET là một loại tấn công DDoS sử dụng nhiều yêu cầu hợp pháp để quá tải một server, khiến server không hoạt động được. Các yêu cầu này khó phát hiện bởi hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS) vì chúng có định dạng hợp pháp và được gửi qua các kết nối TCP bình thường.

Tấn công HTTP GET sử dụng botnet để gửi rất nhiều yêu cầu đến server mục tiêu. Điều này thường nhắm vào các website chứa nội dung tĩnh như hình ảnh hoặc video. Khi server nhận được lượng lớn yêu cầu sẽ bắt đầu sử dụng tài nguyên để đáp ứng, dẫn đến quá tải và không thể truy cập trang web.

HTTP GET
HTTP GET

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau để biết thêm về cách bảo mật website hiệu quả:

UDP Flood

UDP Flood là kiểu tấn công mà trong đó một số lượng lớn các packets User Datagram Protocol (UDP) được gửi đến server mục tiêu để áp đảo khả năng xử lý và phản hồi của thiết bị. Các Firewall bảo vệ server mục tiêu cũng có thể bị cạn kiệt do UDP Flood dẫn đến DDoS với lưu lượng 1 cách hợp pháp.

Tấn công UDP Flood
Tấn công UDP Flood

HTTP Flood

HTTP Flood là kiểu tấn công khai thác các yêu cầu HTTP GET hoặc POST hợp pháp để tấn công web server hoặc ứng dụng. Tấn công bằng HTTP Flood là cuộc tấn công thường sử dụng đội quân “zombie” botnet, nhóm máy tính có kết nối Internet và bị chiếm quyền kiểm soát nhờ sự hỗ trợ của phần mềm độc hại Trojan Horse.

Đây là một cuộc tấn công Lớp 7 tinh vi, không sử dụng các gói có định dạng kỳ lạ, spoofing (giả mạo) hoặc reflection và yêu cầu ít băng thông hơn để làm cho website hoặc server ngừng hoạt động.

Tấn công HTTP Flood
Tấn công HTTP Flood

SYN Flood

SYN Flood là cuộc tấn công làm cho server không có lưu lượng để truy cập hợp pháp bằng cách tiêu thụ tất cả tài nguyên server đang có sẵn. Từ việc gửi liên tục gửi các packet tin yêu cầu kết nối ban đầu để áp đảo tất cả các port có sẵn trên server mục tiêu, làm cho thiết bị Client phản hồi chậm hoặc không đáp ứng kịp thời.

Tấn công SYN Flood
Tấn công SYN Flood

Advanced Persistent Dos (APDos)

APDos là một loại tấn công mạng rất nguy hiểm, kết hợp nhiều loại tấn công khác như HTTP Flood hoặc SYN Flood để có thể kéo dài nhiều tuần hoặc tháng và gây thiệt hại lớn cho mục tiêu tấn công. Để tránh bị phát hiện, hacker phải liên tục thay đổi chiến thuật.

Advanced Persistent Dos (APDos)
Advanced Persistent Dos (APDos)

NTP Amplification

NTP là một kiểu tấn công dựa trên một lượng lớn các gói tin mà kẻ tấn công khai thác máy chủ Network Time Protocol (NTP) đang hoạt động và cố gắng làm cho hệ thống mạng hay máy chủ của nạn nhân quá tải với lượng lớn các gói tin UDP được khuếch đại.

Tấn công NTP Amplification
Tấn công NTP Amplification

Ping of Death

Ping of Death (còn gọi là PoD) là một kiểu tấn công làm sập, mất ổn định hoặc đóng băng máy tính hoặc dịch vụ được nhắm mục tiêu, bằng cách gửi các gói tin có định dạng sai hoặc quá lớn bằng lệnh ping đơn giản.

Tấn công Ping of Death
Tấn công Ping of Death

Fraggle Attack

Tấn công Fraggle là tấn công từ chối dịch vụ (DoS) sử dụng lưu lượng UDP giả mạo để quá tải một router. Tương tự như Smurf Attack nhưng thay vì sử dụng TCMP thì Fraggle dùng UDP. Tuy nhiên, hầu hết các mạng hiện tại đều đã được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công Fraggle (và Smurf).

Fraggle Attack
Fraggle Attack

Slowloris

Slowloris là cuộc tấn công nhắm mục tiêu cao, cho phép một web server dễ dàng tấn công server khác mà không ảnh hưởng đến các dịch vụ hoặc cổng mạng khác. Slowloris hoạt động bằng cách thiết lập kết nối với server mục tiêu, liên tục gửi các HTTP nhưng không bao giờ hoàn thành yêu cầu và giữ càng nhiều kết nối đến web server mục tiêu càng tốt.

Server khi bị tấn công bằng Slowloris, sẽ giữ các kết xấu luôn mở, khiến các kết nối bình thường bị từ chối và làm cho server không hoạt động được.

Slowloris
Slowloris

Application Level Attack

Application Layer Attack là các cuộc tấn công lớp ứng dụng hay tấn công DDoS lớp 7 (Layer 7) đề cập đến một loại hành vi độc hại được thiết kế để nhắm mục tiêu đến lớp “trên cùng” trong mô hình OSI, nơi xảy ra các yêu cầu Internet phổ biến như HTTP GET và HTTP POST. Các cuộc tấn công lớp 7 này, trái ngược với những cuộc tấn công lớp mạng như DNS Amplification, đặc biệt hiệu quả do chúng tiêu thụ tài nguyên máy chủ, ngoài tài nguyên mạng.

Tấn công Application Level Attack
Tấn công Application Level Attack

Zero-day DDos Attack

Zero-day là một cuộc tấn công lợi dụng lỗ hổng bảo mật chưa được biết đến của phần mềm. Vì vậy, các nhà phát triển cần giải quyết điểm yếu đó ngay khi phát hiện, nhằm hạn chế mối đe dọa cho người dùng. Giải pháp sử dụng bản vá phần mềm. Các cuộc tấn công Zero-day có thể được sử dụng để tấn công IoT.

Zero-day DDos Attack
Zero-day DDos Attack

Các cuộc tấn công từ chối dịch vụ đều phát sinh từ ba loại lỗ hổng chung: monoculture, technical debt và system complexity.

Monoculture

Trong kinh tế, Monoculture là thuật ngữ chỉ việc quan tâm đến những điều mang lại giá trị. Thực tế, chúng ta thường có xu hướng thích tự động hóa và sao chép các hệ thống. Còn trong thời đại cloud và siêu ảo hóa, thường chỉ tạo một lần và deploy thường xuyên.

Khi tạo một dịch vụ cụ thể như workplace của AWS hay một server web, bạn thường sẽ sao chép và sử dụng nhiều lần dẫn đến tạo ra một Monoculture. Do đó, các hacker sẽ thường tập trung tấn công vào các tình huống này vì chúng có thể khai thác lỗ hổng nhỏ để tạo thiệt hại lớn và chỉ cần một malware nhỏ cũng đủ để tấn công vô vàn hệ thống lớn.

Monoculture bị lợi dụng để tấn công DDoS
Monoculture bị lợi dụng để tấn công DDoS

Technical debt

Khi triển khai giải pháp mới, các công ty thường bỏ qua các bước quan trọng như một phần mềm, một triển khai cloud hay một web server mới để tiết kiệm thời gian hoặc tiền bạc. Điều này tạo ra một “nợ kỹ thuật” có thể dẫn đến các vấn đề bảo mật và khiến công ty dễ bị tấn công mạng.

Một ví dụ về nợ kỹ thuật là các thiết bị IoT dù được trang bị khả năng mạng mạnh nhưng không có mật khẩu nhất định khiến chúng dễ bị hacker tấn công và sử dụng để tạo botnet. Gây thiệt hại cho người dùng của các doanh nghiệp sử dụng thiết bị IoT.

Technical debt
Technical debt

Độ phức tạp (Complexity)

Các hệ thống với độ phức tạp cao thường khó quản lý và theo dõi, đặc biệt là với các hệ thống được tạo ra quá vội vàng, cẩu thả. Đôi khi, sự tinh tế đúng là cần thiết, nhưng khi tạo ra nhiều hệ thống kết nối hơn, sự phức tạp này lại có thể khiến chúng ta mất đi quyền kiểm soát thông tin

Các lỗi xảy ra thường dẫn đến những phần mềm bị dính bug. Khi các phần mềm này được kết nối với các cloud khác, các bug sẽ lan rộng ra các quy mô lớn hơn nữa..

Độ phức tạp (Complexity)
Độ phức tạp (Complexity)

Dưới đây là các bài viết liên quan đến bug và các lỗi thường gặp ở website mà bạn có thể tham khảo:

Công cụ tấn công DoS, DDoS

Dưới đây là 7 công cụ tấn công DoS, DDoS thông dụng nhất thường được các tin tặc sử dụng hiện nay:

TênLoại công cụMô tảĐặc điểm
SolarWinds Security Event Manager (SEM)Công cụ phòng ngừa và giảm thiểu DDoS Theo dõi nhật ký sự cố từ nhiều nguồn để xác định và dừng các hành động DDoS.– Tính năng phản hồi tự động để gửi cảnh báo, chặn IP hoặc đóng tài khoản.
– Cấu hình tùy chọn bằng cách sử dụng các hộp kiểm.
– Giữ nhật ký và sự kiện ở định dạng chỉ đọc và đã được mã hóa + nén.
– Là nguồn thông tin chính xác duy nhất cho các cuộc điều tra sau vi phạm và giảm thiểu DDoS.
– Cho phép bạn tùy chỉnh các bộ lọc theo khung thời gian, tài khoản/IP cụ thể hoặc kết hợp các tham số.
DOSIMCông cụ mô phỏng DDoSMô phỏng một cuộc tấn công DDoS để kiểm tra tính bảo mật của website và mạng.– Tấn công server bằng cách tái tạo nhiều server zombie kết nối TCP hoàn chỉnh .
– Có thể thực hiện tấn công HTTP DDoS bằng các yêu cầu hợp lệ và cả không hợp lệ.
– Có thể thực hiện một cuộc tấn công vào lớp ứng dụng.
HULKCông cụ tấn công DoS web server cho mục đích nghiên cứuTạo ra lưu lượng truy cập bất thường và bí ẩn, gây quá tải cho web server.– Có thể bỏ qua công cụ cache.
– Tạo ra lưu lượng truy cập lớn và bí ẩn vào máy chủ web.
SlowlorisCông cụ tấn công DDoSCuộc tấn công DDoS với tốc độ chậm nhằm làm cho máy chủ ngừng hoạt động.– Gửi lưu lượng HTTP được ủy quyền đến server.
– Không ảnh hưởng đến các dịch vụ và port khác trên mạng mục tiêu.
– Giữ kết nối tới những kết nối đang mở với số lượng lớn và trong thời gian dài.
– Gửi yêu cầu cục bộ.
– Khi server luôn mở các kết nối sai sẽ khiến bị tràn kết nối và từ chối yêu cầu kết nối bình thường.
Tor’s HammerCông cụ tấn công DDoS cho mục đích nghiên cứuSử dụng mạng Tor để ẩn danh, tấn công bằng máy chủ ApacheIIS.– Sử dụng 127.0.0.1:9050 để thực thi cuộc tấn công một cách ẩn danh thông qua Tor.
– Cuộc tấn công có thể được thực hiện trên máy chủ Apache và IIS.
XoicCông cụ tấn công DDoS vào các website nhỏThực hiện các cuộc tấn công DDoS bằng cách sử dụng TCP, ICMP, UDP, HTTP hoặc các giao thức khác.– Dễ dàng sử dụng.
– Có 3 chế độ tấn công: Chế độ thử nghiệm, chế độ tấn công DoS bình thường và chế độ tấn công DoS bằng tin nhắn TCP, HTTP, UDP hoặc ICMP.
LOICCông cụ tấn công DDoS miễn phí và phổ biến nhấtYêu cầu thông tin từ máy chủ bằng cách sử dụng UDP, TCP và HTTP.– Rất dễ dàng sử dụng.
– Gửi yêu cầu UDP, TCP và HTTP đến máy chủ.
– Có thể thực hiện cuộc tấn công dựa trên URL hoặc địa chỉ IP của máy chủ.
– Website sẽ ngừng hoạt động chỉ trong vòng vài giây.
– Không ẩn địa chỉ IP vì có thể biến máy chủ proxy thành mục tiêu tấn công.

Dấu hiệu nhận biết cuộc tấn công DDoS

Để phát hiện tấn công DDoS, bạn cần giám sát lưu lượng mạng và thiết lập các quy tắc cảnh báo để phát hiện các hoạt động bất thường. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng firewall hoặc hệ thống phát hiện xâm nhập.

Dấu hiệu nhận biết cuộc tấn công DDoS
Dấu hiệu nhận biết cuộc tấn công DDoS

Một số dấu hiệu của một cuộc tấn công DoS hoặc DDoS:

  • Hiệu suất mạng chậm bất thường.
  • Dịch vụ mạng hay website không sẵn sàng sử dụng.
  • Không thể truy cập vào bất kỳ website nào.
  • Một địa chỉ IP gửi số lượng lớn yêu cầu bất thường trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Máy chủ phản hồi với mã lỗi 503 do dịch vụ bị ngừng hoạt động.
  • Phân tích nhật ký mạng cho thấy sự gia tăng đột ngột trong lưu lượng truy cập.
  • Xuất hiện các kiểu lưu lượng truy cập kỳ lạ, ví dụ như tăng cao vào các giờ lẻ trong ngày hoặc xuất hiện các kiểu lưu lượng truy cập không bình thường.

Sử dụng dịch vụ hosting cao cấp

Sử dụng nguồn hosting cao cấp có thể giúp máy chủ của bạn kịp thời ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS, bởi nhà cung cấp host sẽ cung cấp máy chủ host, cấu hình hoạt động cao cấp hơn và tính bảo mật sẽ được cải thiện rất nhiều.

Hosting Cao Cấp tại Vietnix là một trong những sản phẩm được tích hợp với Anti DDoS toàn diện giúp chống tấn công DDoS hiệu quả, giúp website luôn hoạt động ổn định.

Sử dụng dịch vụ hosting cao cấp
Sử dụng dịch vụ hosting cao cấp

Theo dõi các lưu lượng truy cập

Sau đây là một số ứng dụng cho phép theo dõi lưu lượng truy cập được sử dụng phổ biến:

Công cụMô tả
ntopCung cấp lưu lượng mạng chi tiết cùng với thống kê sử dụng.
WireSharkỨng dụng capture các packet tiêu chuẩn
CapinfosIn ra các file thống kê từ pcap file
SnortHệ thống phát hiện xâm nhập mã nguồn mở (IDS)
Cisco IOS NetflowTương tự như ntop
Endpoint ProtectionCác công ty cung cấp phần mềm này gồm: Tanium, Symantec, Sophos…
SpreadsheetSpreadsheet được cung cấp bởi IDS và SIEM (Security Information and Event Management)
SIEMCác sản phẩm: AlienVault, Splunk Enterprise Security, RSA NetWitness
Nhà cung cấp giải pháp chống DDoSNhiều nhà cung cấp cho phép theo dõi và quản lý lưu lượng. Nhằm tránh được tấn công DDoS
Các ứng dụng theo dõi truy cập

Thông thường, các chuyên gia IT sẽ dành thời gian để tìm ra nguồn gốc của các lưu lượng giả mạo. Các phần mềm hỗ trợ phổ biến gồm:

  • IP Tracker.
  • IP2Location.
  • InfoSniper.
  • Geobytes IP Locator.
  • MaxMind Geo IP.
  • Advanced IP Scanner.
  • Angry IP Scanner.

Định tuyến hố đen (Blackhole)

Blackhole là một giải pháp để chặn các cuộc tấn công DDoS, hoạt động bằng cách định tuyến các gói tin độc hại đến null route hoặc blackhole, khiến chúng bị loại bỏ khỏi mạng. Nếu một dịch vụ Internet đang gặp phải một cuộc tấn công DDoS, nhà cung cấp ISP có thể sử dụng blackhole để bảo vệ các trang web bị tấn công.

Định tuyến hố đen (Blackhole)
Định tuyến hố đen (Blackhole)

Giới hạn số lượng truy cập (Rate Limiting)

Giới hạn số lượng yêu cầu server chấp nhận trong một khoảng thời gian nhất định là một cách hữu ích trong việc giảm thiểu tấn công DDoS hiệu quả. Mặc dù vậy một mình Rate Limiting sẽ không đủ khả năng để xử lý một cuộc tấn công DDoS phức tạp.

Giới hạn số lượng yêu cầu máy chủ chấp nhận
Giới hạn số lượng yêu cầu máy chủ chấp nhận

Sử dụng tường lửa ứng dụng web (WAF)

WAF là một công cụ bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công DDoS ở layer 7 bằng đặt tường lửa. WAF có thể hoạt động như một reverse proxy để bảo vệ server mục tiêu khỏi một số loại lưu lượng độc hại. 

WAF hiệu quả cần có khả năng cập nhật các quy tắc để đối phó với các loại tấn công mới. Vietnix sử dụng WAF như một phần của chiến lược bảo vệ website khỏi tấn công DDoS.

Sử dụng tường lửa ứng dụng web
Sử dụng tường lửa ứng dụng web

Anycast Network Diffusion

Sử dụng mạng Anycast để phân tán lưu lượng tấn công qua mạng của các server đến điểm lưu lượng được mạng hấp thụ. Cách tiếp cận có thể phân tán và giảm thiểu tác động của cuộc tấn công DDoS. Tuy nhiên, hiệu quả phụ thuộc vào quy mô của cuộc tấn công và khả năng của mạng Anycast.

Sử dụng mạng Anycast để phân tán lưu lượng tấn công
Sử dụng mạng Anycast để phân tán lưu lượng tấn công

Chuẩn bị băng thông dự phòng

Một cách để bảo vệ khỏi tấn công DDoS là tăng băng thông của hệ thống nhưng cách này có thể tốn kém vì không phải lúc nào cũng cần đến băng thông lớn. Tuy nhiên, tăng băng thông không còn là cách hiệu quả để ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS lớn và phức tạp. Các cuộc tấn công hiện nay có thể lớn hơn 1 TBps và cần có các biện pháp bảo vệ khác để ngăn chặn.

Mặc dù vậy, việc cung cấp băng thông bùng nổ có thể giúp giảm thiểu tác động của một cuộc tấn công, cung cấp thêm thời gian cần thiết để ứng phó với một cuộc tấn công.

Chuẩn bị băng thông dự phòng
Chuẩn bị băng thông dự phòng

Phòng chống DDoS tự thân

Dưới đây là một số biện pháp giúp đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp:

  • Định kỳ tiến hành phân tích rủi ro để xác định các điểm yếu trong tổ chức cần được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công DDoS sắp tới.
  • Tổ chức một đội ngũ ứng phó chuyên nghiệp dành riêng các cuộc tấn công DDoS. Nhiệm vụ quan trọng của họ là xác định và giảm thiểu các cuộc tấn công khi chúng xảy ra.
  • Sử dụng các công cụ phát hiện và phòng tránh trong thời gian thực để theo dõi hoạt động trực tuyến. Đồng thời, đảm bảo tất cả nhân viên được đào tạo để nhận biết và đối phó với các mối đe dọa.
  • Đánh giá tính hiệu quả của chiến lược phòng vệ hiện tại bằng cách tiến hành các buổi tập huấn và thực hành định kỳ. Dựa vào kết quả đánh giá, xác định các bước cần thực hiện tiếp theo để nâng cao sự bảo vệ.
Phòng chống DDoS tự thân
Phòng chống DDoS tự thân

Liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ chống DDoS

Nếu gặp tấn công DDoS, cách tốt nhất là liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ bảo vệ DDoS để được hỗ trợ. Họ có kinh nghiệm và chuyên môn để xử lý các cuộc tấn công này, giúp bạn xác định loại tấn công, chặn lưu lượng truy cập độc hại và khôi phục hoạt động cho website.

Vietnix cung cấp dịch vụ chống DDoS toàn diện
Vietnix cung cấp dịch vụ chống DDoS toàn diện

Một trong những nhà cung cấp dịch vụ phòng chống DDoS tốt nhất Việt Nam hiện nay là Vietnix. Với hơn 11 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ chống DDoS cho Server/VPS Việt Nam, Vietnix tự tin đem đến cho bạn dịch vụ Anti DDoS hiệu quả với chi phí hợp lý giúp hệ thống hoạt động ổn định, gia tăng doanh thu và uy tín.

Liên lạc với nhà cung cấp Internet (ISP)

Một cách khác để giải quyết DDoS là liên hệ với ISP. Họ sẽ giúp bạn giảm thiểu lưu lượng độc hại đến website bằng cách lọc lưu lượng độc hại tại cửa ra của mạng, nhưng có thể không xử lý được các cuộc tấn công phức tạp.

Liên lạc với nhà cung cấp Internet
Liên lạc với nhà cung cấp Internet

Liên lạc với nhà cung cấp hosting

Cách thứ 3 có thể giúp bạn giải quyết tình trạng website bị tấn công DDoS là liên hệ với nhà cung cấp hosting. Một số nhà cung cấp có sẵn các giải pháp chống DDoS (như FireWall anti DDoS của Vietnix) có thể giúp bạn ngăn chặn những cuộc tấn công này.

Ngoài ra, nhà cung cấp hosting có thể chuyển website của bạn sang một máy chủ khác để tránh khỏi cuộc tấn công. Tuy nhiên, cách này có thể gây gián đoạn hoạt động của trang web.

Lợi ích khi sử dụng hosting tại Vietnix
Lợi ích khi sử dụng hosting tại Vietnix

Liên lạc với các chuyên gia

Liên lạc với các chuyên gia là giải pháp cuối cùng mà bạn nên thử nếu những biện pháp trên không thực sự hiệu quả. Các chuyên gia có thể giúp bạn xác định và giải quyết tình trạng DDoS nhanh chóng. Tuy nhiên đi kèm với đó, chi phí thuê cũng rất cao và không phải lúc nào họ cũng làm việc hiệu quả.

Liên lạc với các chuyên gia
Liên lạc với các chuyên gia

Sau đây là các bài viết về các công cụ phân tích website và cách tối ưu tốc độ website hiệu quả bạn có thể xem thêm:

Một số thuật ngữ trong tấn công từ chối dịch vụ phân tán

Thuật ngữMô tả
ACKAcknowledgement packet – Gói xác nhận.
HTTPHyper Text Transfer Protocol – Giao thức truyền siêu văn bản.
DNSDomain Name System – Hệ thống tên miền.
ICMPInternet Control Message Protocol – Giao thức thông báo kiểm soát internet.
OSI/RMOpen Systems Interconnection/Reference Model – Mô hình tham chiếu/kết nối hệ thống mở.
SYNSynchronize packet – Gói đồng bộ hóa.
SYN floodHacker thao túng TCP để tạo ra một cuộc tấn công DDoS.
TCPTransmission control protocol.
UDPUser Datagram Protocol.
Các thuật ngữ trong DDoS

Lời kết

Bài viết đã cho bạn biết tổng quan hơn về tấn công DDoS là gì và những cách phòng tránh. Nếu có thắc mắc, bạn có thể để lại bình luận phía dưới bài viết này. Vietnix xin chân thành cảm ơn bạn!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Black Friday Hosting & VPS

Chương trình bắt đầu sau

Giảm giá 40% hosting VPS

50 coupon mỗi ngày

Gia hạn giá không đổi

NHẬN DEAL NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG