NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
13/09/2024
Lượt xem

NodeJS là gì? Tổng quan kiến thức về Node.JS

13/09/2024
26 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (153 bình chọn)

JavaScript là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, góp phần xây dựng nên hàng triệu website khác nhau trên Internet. NodeJS là một môi trường runtime cung cấp mọi thành phần cần thiết để thực thi một chương trình viết bằng JavaScript. Trong bài viết này, ta sẽ cùng tìm hiểu NodeJS là gì, những ưu-nhược điểm và cách sử dụng Node.JS cơ bản.

NodeJS là gì?

Node.js là một nền tảng mã nguồn mở được xây dựng trên V8 Javascript engine. Node.js được viết bằng c++ và Javascript. Nền tảng này được phát triển Node.js vào năm 2009 bởi Ryan Lienhart Dahl.

Node.JS là một nền tảng mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ c++ và Javascript
Node.JS là một nền tảng mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ c++ và Javascript

Mục đích của Node.js là cung cấp một môi trường chạy ứng dụng web hiệu quả và không đồng bộ. Nền tảng này sử dụng mô hình I/O không chặn, cho phép xử lý nhiều yêu cầu cùng lúc mà không bị tắc nghẽn.

Ý nghĩa đằng sau tên gọi Node.JS

Ban đầu, tác giả đặt tên dự án là web.js vì mục đích đơn thuần chỉ là sử dụng như một ứng dụng web thay cho Apache hay các server khác. Tuy nhiên, dự án nhanh chóng phát triển rất mạnh, vượt qua những khả năng của một web server thông thường và thậm chí có thể được xem như một nền tảng đa mục đích. Vì vậy, sau này dự án đã được đổi tên thành Node.JS và sử dụng đến ngày nay.

Ý nghĩa đằng sau tên gọi Node.JS
Ý nghĩa đằng sau tên gọi Node.JS

Vậy lý do các web developer sử dụng Node.JS là gì? Hãy cũng tiếp tục tìm hiểu ở các phần sau của bài viết.

Các thành phần của Node.JS

Để hiểu rõ hơn về Node.JS, chúng ta cần nắm bắt một số thuật ngữ cơ bản. Trong phần tiếp theo này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các khái niệm như I/O, không đồng bộ, không chặn và sự kiện và lập trình hướng sự kiện.

Module

Module trong Node.js giống như những gói thư viện nhỏ, chứa các hàm, đối tượng và các lớp được viết sẵn để thực hiện các tác vụ cụ thể. Điều này giúp cho việc phát triển ứng dụng trở nên modun hóa và dễ dàng quản lý. Để sử dụng một module trong ứng dụng của bạn, bạn chỉ cần sử dụng hàm require(). Ví dụ:

const http = require('http');

Ở Node.JS có nhiều Module với nhiều chức năng khác nhau và đều cần thiết cho một ứng dụng web. Dưới đây là một số Module thường được sử dụng trong ứng dụng web:

Module chínhMô tả
httpTạo và quản lý các máy chủ HTTP để xây dựng các ứng dụng web
utilCung cấp các hàm tiện ích hỗ trợ lập trình, như định dạng dữ liệu, kiểm tra kiểu dữ liệu…
fsTương tác với hệ thống file để đọc, ghi, xóa và quản lý các file
urlPhân tích cú pháp URL để trích xuất các thông tin như protocol, host, path…
querystringXử lý query string trong URL để lấy ra các tham số truyền vào
streamLàm việc với các luồng dữ liệu một cách hiệu quả, giúp tối ưu hóa việc xử lý dữ liệu lớn
zlibNén và giải nén dữ liệu để giảm kích thước file và tăng tốc độ truyền tải

Bảng điều khiển

Bảng điều khiển là một module có chức năng hỗ trợ việc gỡ lỗi các ứng dụng JavaScript. Bảng điều khiển này cung cấp một giao diện tương tác để in ra các thông tin quan trọng như giá trị của biến, kết quả của biểu thức và các thông báo lỗi.

Một trong những phương pháp phổ biến để sử dụng bảng điều khiển là sử dụng hàm console.log(). Hàm này cho phép in ra bất kỳ giá trị nào lên màn hình console. Ví dụ:

console.log('Hello, world!');

Cluster

NodeJS, nổi tiếng với khả năng lập trình không đồng bộ, thường được xây dựng dựa trên mô hình đơn luồng. Tuy nhiên, để cải thiện hiệu năng và tận dụng tối đa tài nguyên CPU, Cluster là một giải pháp hoàn hảo. 

Node.JS có khả năng lập trình không đồng bộ nên thường được xây dựng trên mô hình đơn luồng
Node.JS có khả năng lập trình không đồng bộ nên thường được xây dựng trên mô hình đơn luồng

Module Cluster trong NodeJS cho phép bạn tạo ra nhiều tiến trình con (worker processes), mỗi tiến trình sẽ xử lý các yêu cầu đến. Điều này giúp cân bằng tải và ngăn chặn việc một tiến trình bị quá tải. Các worker process này chia sẻ cùng một cổng máy chủ, tạo nên một cụm các tiến trình làm việc cùng nhau.

Đối tượng toàn cục

Trong Node.JS các đối tượng toàn cục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là những biến hoặc hàm được sẵn có trong mọi module của NodeJS, cho phép các lập trình viên truy cập và sử dụng chúng trực tiếp mà không cần khai báo lại. Một số đối tượng toàn cục phổ biến ở trong bảng dưới đây:

Đối tượng toàn cụcMô tả
___dirnameTrả về đường dẫn tuyệt đối đến thư mục chứa file đang thực thi.
___filenameTrả về đường dẫn tuyệt đối đến file đang thực thi.
exportsDùng để xuất các biến hoặc hàm từ module hiện tại.
moduleBiểu diễn module hiện tại.
requireDùng để nhập các module khác vào module hiện tại.

Xử lý lỗi

Trong ứng dụng của Node.JS thường sẽ gặp 4 lỗi phổ biến như sau:

Lỗi JavaScriptLỗi này xảy ra do cú pháp JavaScript không hợp lệ hoặc lỗi thời gian chạy. Ví dụ bao gồm EvalError, SyntaxError, RangeError, ReferenceError, TypeError và URIError.
Lỗi từ hệ thốngLỗi này phát sinh từ các vấn đề cấp hệ thống, chẳng hạn như tệp không tồn tại hoặc đóng socket.
Lỗi từ người dùngLỗi này do logic hoặc đầu vào được xác định bởi người dùng gây ra.
Lỗi assertionLỗi này cho thấy vi phạm các điều kiện hoặc logic mong đợi.

Streaming (Luồng)

Luồng (Streaming) là một dòng dữ liệu liên tục được truyền từ nguồn đến đích. Trong lập trình, luồng được sử dụng để đọc hoặc ghi dữ liệu vào các thiết bị ngoại vi như file, mạng, hoặc các bộ nhớ đệm (buffer).

Luồng là một dòng dữ liệu được truyền liên tục từ nguồn đến đích
Luồng là một dòng dữ liệu được truyền liên tục từ nguồn đến đích

Có 4 loại luồng chính:

  1. Luồng đọc: Chỉ cho phép đọc dữ liệu từ nguồn.
  2. Luồng ghi: Chỉ cho phép ghi dữ liệu vào đích.
  3. Luồng duplex: Cho phép vừa đọc vừa ghi dữ liệu.
  4. Luồng chuyển đổi: Thay đổi định dạng hoặc mã hóa dữ liệu trong quá trình truyền.

Ví dụ: Khi bạn xem một video trực tuyến, dữ liệu video được truyền dưới dạng một luồng liên tục từ máy chủ đến trình duyệt của bạn.

Buffer (Bộ nhớ đệm)

Buffer là một cấu trúc dữ liệu được sử dụng để lưu trữ và thao tác hiệu quả với dữ liệu nhị phân. Buffer cung cấp một cách linh hoạt để làm việc với dữ liệu thô trong bộ nhớ.

Tên miền (Domain)

Module tên miền giúp ngăn chặn và khắc phục các lỗi tiềm ẩn trong website của bạn. Module này sử dụng hai cơ chế chính để đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống:

  • Liên kết nội bộ: Bộ phát lỗi sẽ được tích hợp trực tiếp vào mã nguồn của website, giúp xác định và xử lý lỗi một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Liên kết bên ngoài: Bạn có thể thêm thủ công các bộ phát lỗi vào tên miền thông qua cấu hình hệ thống. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn theo dõi và quản lý các lỗi từ các nguồn bên ngoài.

DNS

Module DNS dùng để tương tác với các máy chủ Hệ thống tên miền (DNS). Module DNS cho phép các nhà phát triển hiệu quả phân giải tên miền thành địa chỉ IP.

Có hai phương pháp chính để phân giải DNS:

  1. dns.resolve(): Phương pháp này thiết lập kết nối mạng với máy chủ DNS để thực hiện quá trình phân giải. Phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu tra cứu DNS thời gian thực hoặc cần xử lý các truy vấn DNS phức tạp.
  2. dns.lookup(): Phương pháp này thực hiện phân giải DNS mà không cần kết nối mạng. Phù hợp cho các trường hợp kết nối mạng bị hạn chế hoặc không đáng tin cậy, chẳng hạn như ứng dụng ngoại tuyến hoặc cơ chế lưu trữ cache. 
Ví dụ minh họa về dns.resolve():
Ví dụ minh họa về dns.resolve():

Debugger (Trình gỡ lỗi)

Node.JS có công cụ gỡ lỗi tích hợp vô cùng tiện lợi, giúp các nhà phát triển kiểm tra và khắc phục lỗi trong mã nguồn một cách hiệu quả. Mặc dù không sở hữu nhiều tính năng phức tạp như các trình gỡ lỗi chuyên dụng, nhưng công cụ này hoàn toàn đáp ứng nhu cầu kiểm tra code đơn giản trong quá trình phát triển ứng dụng.

Để bắt đầu sử dụng công cụ gỡ lỗi, bạn chỉ cần mở terminal và sử dụng lệnh inspect trước tên tệp JavaScript mà bạn muốn kiểm tra. Ví dụ:

$ node inspect myscript.js

Ưu và nhược điểm của Node.JS

  • default icon

    IO hướng sự kiện không đồng bộ, cho phép xử lý nhiều yêu cầu đồng thời.

  • default icon

    Sử dụng JavaScript – một ngôn ngữ lập trình dễ học.

  • default icon

    Chia sẻ cùng code ở cả phía client và server.

  • default icon

    NPM(Node Package Manager) và module Node đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.

  • default icon

    Cộng đồng hỗ trợ tích cực.

  • default icon

    Cho phép stream các file có kích thước lớn.

  • default icon

    Không có khả năng mở rộng, vì vậy không thể tận dụng lợi thế mô hình đa lõi trong các phần cứng cấp server hiện nay.

  • default icon

    Khó thao tác với cơ sử dữ liệu quan hệ.

  • default icon

    Mỗi callback sẽ đi kèm với rất nhiều callback lồng nhau khác.

  • default icon

    Cần có kiến thức tốt về JavaScript.

  • default icon

    Không phù hợp với các tác vụ đòi hỏi nhiều CPU.

Ưu nhược điểm của Node.JS
Ưu nhược điểm của Node.JS

Những ứng dụng nên viết bằng Node.JS

Node.JS được sử dụng để xây dựng rất nhiều loại ứng dụng khác nhau, trong đó phổ biến nhất gồm có:

  • Ứng dụng trò chuyện trong thời gian thực: Nhờ vào cấu trúc không đồng bộ đơn luồng, Node.JS rất thích hợp cho mục đích xử lý giao tiếp trong thời gian thực. Nền tảng này có thể dễ dàng mở rộng quy mô và thường dùng để tạo ra các chatbot. Bên cạnh đó, các tính năng liên quan đến ứng dụng trò chuyện như: chat nhiều người, thông báo đẩy,… cũng có thể dễ dàng được bổ sung nhờ NodeJS.
  • Internet of Things (IoT): Các ứng dụng IoT thường bao gồm nhiều bộ cảm biến phức tạp để gửi những phần dữ liệu nhỏ. Node.JS là một lựa chọn lý tưởng để xử lý các yêu cầu đồng thời này với tốc độ cực nhanh.
  • Truyền dữ liệu: Netflix là một trong số những công ty lớn trên thế giới chuyên sử dụng Node.JS cho mục đích truyền dữ liệu. Sở dĩ vì đây là một nền tảng nhẹ và cực nhanh, đồng thời còn cung cấp một API chuyên dùng để stream.
  • Các SPA (Single-page application) phức tạp: Trong SPA, toàn bộ ứng dụng được load vào trong một trang duy nhất, do đó sẽ có một số request được thực hiện trong nền. Vòng lặp sự kiện (event loop) của Node.JS cho phép xử lý các request theo hướng non-blocking.
  • Các ứng dụng REST dựa trên API: JavaScript được sử dụng trong cả frontend lẫn backend của trang. Do đó một server có thể dễ dàng giao tiếp với frontend qua REST API bằng Node.js. Bên cạnh đó, Node.JS còn cung cấp nhiều package như Express.js hay Koa để việc xây dựng ứng dụng web trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Tham khảo: Dịch Vụ Nodejs Hosting Giá Rẻ Với Nhiều Ưu Đãi Hấp Dẫn

Một số thuật ngữ liên quan đến Node.JS

Để hiểu rõ hơn về Node.JS, chúng ta cần nắm bắt một số thuật ngữ cơ bản. Trong phần tiếp theo này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các khái niệm như I/O, không đồng bộ, không chặn và sự kiện và lập trình hướng sự kiện.

I/O 

I/O là từ viết tắt của input/output là thuật ngữ chủ yếu nói về sự tương tác không đồng bộ của chương trình với hệ thống.

Ví dụ: Các hoạt động của I/O có thể bao gồm việc đọc/ghi dữ liệu từ/vào disk, tạo các yêu cầu HTTP và trao đổi với cơ sở dữ liệu. Hoạt động này rất chậm so với việc truy cập bộ nhớ (RAM) hoặc thực hiện công việc trực tiếp trên CPU.

Để tối ưu hiệu năng I/O trong NodeJS, các lập trình viên thường sử dụng các kỹ thuật như non-blocking I/O, asynchronous programming và event-driven architecture.

Không đồng bộ

Không đồng bộ (Asynchronous) nói về việc chạy không theo trình tự xuất hiện bên trong code. Trong lập trình không đồng bộ, một chương trình có thể không chờ cho một tác vụ được hoàn thành mà có thể chuyển ngay sang một tiếp vụ tiếp theo.

Asynchronous nghĩa là việc chạy không theo trình tự xuất hiện bên trong code
Asynchronous nghĩa là việc chạy không theo trình tự xuất hiện bên trong code

Không chặn

Chặn nghĩa là một tác vụ sẽ tạm dừng việc thực thi của chương trình cho đến khi chương trình đó hoàn tất. Ví dụ, khi bạn gọi một hàm đọc file, chương trình sẽ đợi cho đến khi file được đọc xong mới tiếp tục thực hiện các lệnh tiếp theo. Điều này có thể gây ra tình trạng “đứng hình” nếu tác vụ đó mất nhiều thời gian.

Trong Node.JS chương trình được phép tiếp tục thực hiện một tác vụ khác trong khi chờ kết quả từ một tác vụ
Trong Node.JS chương trình được phép tiếp tục thực hiện một tác vụ khác trong khi chờ kết quả từ một tác vụ

Ngược lại, không chặn cho phép chương trình tiếp tục thực hiện các công việc khác trong khi một tác vụ đang chờ kết quả. Các phương thức không đồng bộ này đặc biệt hữu ích trong các LLM vì chúng giúp tăng hiệu suất và khả năng xử lý nhiều yêu cầu cùng một lúc.

Sự kiện và Lập trình Hướng sự kiện

Sự kiện là những tương tác do người dùng hay hệ thống tạo nên, có thể là một cú click chuột, một lần kéo thả hoặc thậm chí là một thay đổi trạng thái của hệ thống. Mỗi sự kiện này đều mang thông tin quan trọng, giúp ứng dụng hiểu được yêu cầu của người dùng và phản hồi một cách thích hợp.

Lập trình hướng sự kiện là một mô hình lập trình linh hoạt, cho phép chương trình phản ứng nhanh chóng trước các tương tác của người dùng. Thay vì thực hiện theo một trình tự cố định, chương trình sẽ chờ các sự kiện xảy ra và gọi đến các hàm tương ứng để xử lý.

Các tính chất của Node.JS

Để hiểu rõ hơn về Node.JS, chúng ta cần nắm bắt một số thuật ngữ cơ bản. Trong phần tiếp theo này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các khái niệm như I/O, không đồng bộ, không chặn và sự kiện và lập trình hướng sự kiện.

Không đồng bộ về bản chất và Hướng sự kiện

Với mô hình không đồng bộ và hướng sự kiện, các máy chủ NodeJS hoạt động vô cùng hiệu quả. Thay vì chờ đợi dữ liệu từ mỗi API, NodeJS sẽ chuyển trực tiếp sang các tác vụ khác, tận dụng tối đa tài nguyên hệ thống.

Nhờ cơ chế hướng sự kiện, NodeJS có thể nhận và theo dõi tất cả các phản hồi API một cách linh hoạt. Điều này giúp các ứng dụng NodeJS trở nên non-blocking, đảm bảo hiệu suất cao và khả năng xử lý lượng lớn yêu cầu đồng thời.

Kiến trúc đơn luồng

Node.js hoạt động dựa trên một luồng chính duy nhất, nhưng vẫn có thể xử lý đồng thời nhiều yêu cầu từ máy khách. Điều này là nhờ vào mô hình vòng lặp sự kiện.

Node.JS dựa trên một luồng chính duy nhất
Node.JS dựa trên một luồng chính duy nhất

Vòng lặp sự kiện cho phép Node.js không bị chặn bởi các hoạt động I/O như đọc ghi file hay truy vấn cơ sở dữ liệu. Nhờ đó, Node.js trở thành lựa chọn hàng đầu cho các ứng dụng thời gian thực và I/O-bound.

Những kết luận sai lầm về Node.JS

Khi tìm hiểu Node.JS là gì, bạn đọc thường mắc phải một số suy nghĩ sai lầm tương đối phổ biến sau:

Đầu tiên, NodeJS là một nền tảng (platform) chứ không phải một web framework như một số người thường nhầm lẫn.

Thứ hai, Node.JS cũng không phải là một ngôn ngữ lập trình mà là một môi trường runtime dùng để chạy JavaScript bên ngoài trình duyệt. Vì vậy để học và sử dụng NodeJS thì người dùng cần có những kiến thức nhất định về một số giao thức, JavaScript hay kỹ thuật lập trình,…

Và cuối cùng, một câu hỏi phổ biến của người dùng là: Node.JS là backend hay frontend? Thật ra Node.JS có thể được sử dụng như một frontend lẫn backend nhờ vào các framework như Express.js hay Meteor.js. Một số stack phổ biến như MERN sử dụng Express.js làm backend. Bên cạnh đó, nhiều thành phần cũng có thể được tái sử dụng giữa backend và frontend vô cùng tiện lợi.

Những kết luận sai lầm về Node.JS
Những kết luận sai lầm về Node.JS

Top 5 framework của NodeJS cho lập trình viên

Cùng Vietnix khám phá ngay top 5 framework mà các lập viên Node.js cần phải biết:

1. Hapi.js

Hapi.js là một framework mã nguồn mở được phát minh bởi Eran Hammer tại Walmart. Ban đầu, Hapi.js được tạo ra với mục đích để xử lý lưu lượng truy cập lớn vào trang web của Walmart trong sự kiện khuyến mãi Black Friday. Hapi.js hỗ trợ việc phát triển JSON API và được sử dụng để xây dựng các máy chủ API, trang web và ứng dụng proxy HTTP.

Nó cung cấp nhiều tính năng đặc trưng khác như: như xác thực đầu vào, caching, xử lý lỗi và lưu nhật ký. Hapi.js có một hệ thống plugin phong phú và được sử dụng phổ biến trong việc xây dựng ứng dụng Node.js, đặc biệt là trong các hệ thống quy mô lớn như Paypal và Disney. 

hapi.png
Hapi.js

Một số điểm nổi bật của Hapi.js bao gồm khả năng:

  • Tái sử dụng mã nguồn.
  • không phụ thuộc vào các thư viện bên ngoài và bảo mật cao. 
  • Kiến trúc tích hợp của nó cung cấp các tính năng xác thực và ủy quyền toàn diện cho API.

2. Express.js

Express.js

Express.js là một framework Node.js linh hoạt và đơn giản, được phát triển bởi TJ Holowaychuk. Nó được thiết kế để xây dựng các ứng dụng web đơn trang, đa trang và cung cấp một bộ tính năng phong phú để hỗ trợ cho các ứng dụng web và di động.

3. Koa.js

koa.png
Koa.js

Koa là một ứng dụng môi trường đa nền tảng cho server-side, được phát triển bởi những người sáng tạo Express.js. Nó là một object chứa một chuỗi các chức năng middleware được xếp chồng lên nhau và thực thi theo yêu cầu. Koa cho phép lập trình viên xây dựng các hệ thống mạng một cách nhanh chóng và có khả năng mở rộng bằng JavaScript. Nó tăng cường khả năng tương tác, khả năng chịu tải và làm cho việc viết phần mềm middleware trở nên thú vị hơn nhiều.

4. Sails.js

Sails là một framework Node.js giúp đơn giản hóa việc xây dựng và tùy chỉnh các ứng dụng Node.js cho doanh nghiệp. Nó giúp rút ngắn thời gian xây dựng từ vài tháng xuống chỉ vài tuần. Sails được biết đến là framework MVC phổ biến nhất cho Node.js, được thiết kế để tái hiện cấu trúc MVC truyền thống của các framework như Ruby on Rails.

5. Meteor.js

Meteor.png
Meteor.js

Meteor là một nền tảng cho phép xây dựng ứng dụng kết hợp Node.js với bất kỳ frontend framework nào như Angular, React JS hoặc Blaze. Nó tích hợp sẵn cơ sở dữ liệu MongoDB và cung cấp các tính năng mạnh mẽ cho việc phát triển ứng dụng đa nền tảng.

Những công ty lớn nào đang sử dụng NodeJS

NodeJS hiện đang được sử dụng bởi rất nhiều gã khổng lồ trên khắp thế giới, nhanh chóng vượt ngưỡng 1 tỉ lượt download từ năm 2018 và hỗ trợ đến khoảng 1.2% tổng số website trên Internet, tương đương với 20 triệu trang.

Một số công ty lớn sử dụng nền tảng này gồm có:

  • Netflix: Netflix là một trong những nền tảng giải trí trực tuyến lớn nhất thế giới với hơn 167 triệu người dùng. Nhờ vào khả năng mở rộng và cho phép xây dựng các ứng dụng có yêu cầu sử dụng dữ liệu cao, NodeJS luôn là lựa chọn hàng đầu cho nền tảng này.
  • Walmart: Đây là công ty có doanh thu lớn nhất thế giới với tổng 559 tỷ USD vào năm 2020 (theo Forbest). Walmart lựa chọn NodeJS bởi tính năng I/O không đồng bộ và khả năng xử lý nhiều request đồng thời.
  • Uber: Là một công ty đặt xe có quy mô đa quốc gia, Uber lựa chọn NodeJS làm nền tảng xây dựng ứng dụng bởi I/O không đồng bộ và cộng đồng lớn mạnh.
  • NASA: Đây là một cơ quan độc lập của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ, chịu trách nhiệm về chương trình không gian dân sự và nghiên cứu hàng không, vũ trụ. NASA lựa chọn nền tảng này để hạn chế thời gian truy cập và xử lý các tác vụ có yêu cầu dữ liệu cao để giữ cho server hoạt động 24/7.
  • Paypal: Với thời gian xây dựng cực nhanh và khả năng xử lý dữ liệu lớn, NodeJS là một nền tảng lý tưởng cho một hệ thống thanh toán trực tuyến toàn cầu như PayPal.
  • Medium: Medium là một nền tảng xuất bản trực tuyến vô cùng phổ biến, đồng thời cũng lựa chọn NodeJS để xây dựng ứng dụng hướng dữ liệu và đơn giản hoá quá trình bảo trì server.

Ngoài ra còn rất nhiều nền tảng lớn khác như: Twitter, Spotify, eBay, Reddit, Linkedin,…

Những ứng dụng nên viết bằng Node.JS
Những ứng dụng nên viết bằng Node.JS

Hướng dẫn cài đặt và khai báo cho Node.JS

Để cài đặt và khai báo cho Node.JS bạn có thể làm theo những hướng dẫn dưới đây:

Cài đặt Node.JS

  • Bước 1: Vào website chính thức của NodeJS để download và cài đặt. NodeJS version mới nhất tại thời điểm viết bài là 18.0.0.
  • Bước 2: Kiểm tra trạng thái cài đặt bằng cách nhập lệnh node -v vào cmd.
  • Bước 3: Tạo một folder để chứa các nội dung cho dự án. Trong đó tạo một file có tên Project.js rồi nhập nội dung cần viết:
Console.log('Hell World');

Để chạy chương trình, truy cập vào folder vừa tạo, giữ Shift rồi click chuột phải vào folder và chọn Open Powershell window here. Sau khi cửa sổ command line hiện lên thì gõ lệnh node Project.js. Bây giờ command line sẽ hiện lên để người dùng khai báo biến và hằng trong NodeJS.

Khai báo biến và hằng trong Node.JS

Khai báo biến: Có hai cách để khai báo biến trong NodeJS:

Cách 1: Dùng từ khoá var.

var variable_name = value;

Cách 2: Không dùng từ khoá.

variable_name = value;

Khai báo hằng: Dùng từ khoá const như trong các ngôn ngữ lập trình khác:

const constant_name = value;

Cấu trúc rẽ nhánh trong NodeJS cũng tương tự như các ngôn ngữ lập trình:

if (điều kiện) {
    lệnh cần thực hiện nếu điều kiện đúng;
}
else {
    lệnh cần thực hiện nếu điều kiện sai;
}

Câu hỏi thường gặp

NodeJS có phải ngôn ngữ lập trình không?

NodeJS không phải là một ngôn ngữ lập trình
Đúng hơn, đó là một môi trường runtime được sử dụng để chạy JavaScript bên ngoài trình duyệt.

Học NodeJS có dễ không?

Nếu bạn đã có kiến ​​thức về JavaScript, thì quá trình học cách sử dụng Node.JS là một quá trình đơn giản hơn nhiều . 
Điều kiện để học NodeJS là tự làm quen với một số API phổ biến mà Node.JS tiếp xúc, chẳng hạn như API máy chủ HTTP.

Mất bao lâu để học Node JS?

Nếu bạn chưa có kinh nghiệp về JavaScript, sẽ cần khoảng 2-6 tuần để học Node.JS và JavaScript. Đối với những người chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực lập trình, có thể sẽ mất khoảng 10-12 tháng hoặc lâu hơn để học Node.JS.

NodeJS có phải là framework hay không?

Node.js không phải là một framework. Node.js cho phép lập trình viên xây dựng ứng dụng server-side bằng JavaScript và sử dụng các module và thư viện có sẵn từ hệ sinh thái Node.js để giải quyết các nhiệm vụ như xử lý yêu cầu, tương tác với cơ sở dữ liệu, xử lý tác vụ không đồng bộ, và nhiều tính năng khác.

Lời kết

NodeJS là một môi trường lập trình phổ biến, được dùng để xây dựng các ứng dụng quy mô lớn cần xử lý lượng request đồng thời lớn. Thuộc tính I/O non-blocking đơn luồng giúp nền tảng này trở thành một giải pháp lý tưởng cho việc xây dựng các ứng dụng truyền dữ liệu trong thời gian thực. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được định nghĩa NodeJS là gì. Nếu bạn có góp ý hoặc chia sẻ hãy để lại bình luận phía dưới nhé. Chúc bạn thành công.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG