JSON (JavaScript Object Notation) là định dạng dữ liệu nhẹ, dùng để lưu trữ và trao đổi thông tin giữa client và server một cách hiệu quả. Nhờ cấu trúc đơn giản, dễ đọc và dễ phân tích, JSON trở thành lựa chọn phổ biến trong lập trình web hiện đại. Trong bài viết này, mình sẽ giúp bạn hiểu rõ JSON là gì, cũng như cách lấy dữ liệu từ file JSON một cách dễ dàng.
Những điểm chính
- Khái niệm JSON: Hiểu rõ JSON là gì, vai trò của định dạng này trong việc trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống web hiện đại.
- Các giá trị phổ biến trong JSON: Nắm được những kiểu dữ liệu thường gặp như chuỗi, số, boolean, object và array để sử dụng đúng cách.
- Các tiện ích hỗ trợ JSON: Biết được những công cụ trực tuyến hữu ích trong việc định dạng, kiểm tra và chuyển đổi dữ liệu JSON.
- Ví dụ và cấu trúc JSON thực tế: Nhận diện rõ cách tổ chức dữ liệu thông qua các đoạn ví dụ minh họa trực quan.
- Ưu nhược điểm của JSON: Đánh giá được điểm mạnh và điểm hạn chế để sử dụng JSON hiệu quả trong từng tình huống.
- Hiểu đúng về object và chuỗi JSON: Nắm cấu trúc key-value và các dạng object phổ biến như nested object, object in array.
- Mảng trong JSON: Biết cách khai báo và xử lý mảng để tổ chức dữ liệu có cấu trúc rõ ràng.
- Chuyển đổi giữa JSON và đối tượng JavaScript: Làm chủ thao tác chuyển đổi qua lại giúp tích hợp JSON vào ứng dụng dễ dàng.
- Thời điểm nên dùng JSON: Biết khi nào JSON là lựa chọn phù hợp để truyền hoặc lưu trữ dữ liệu.
- Lưu ý quan trọng khi dùng JSON: Tránh các lỗi phổ biến và đảm bảo hiệu quả khi làm việc với dữ liệu JSON.
- So sánh JSON và XML: Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai định dạng, từ đó lựa chọn phù hợp với nhu cầu.
- Biết thêm Vietnix là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ uy tín, tốc độ cao.
- Câu hỏi thường gặp: Giải đáp những thắc mắc phổ biến giúp bạn hiểu rõ và sử dụng JSON đúng cách.
JSON là gì?
JSON viết tắt của JavaScript Object Notation là một kiểu dữ liệu mở trong JavaScript dùng để trao đổi dữ liệu trên website. JSON thường chủ yếu là text và được đọc theo dạng “key – value”. Cấu trúc của JSON thường được sử dụng trong dấu ({}). JSON là một kiểu định dạng dữ liệu được tuân theo một quy luật nhất định mà hầu hết các ngôn ngữ lập trình hiện nay đều có thể đọc được.

Khi làm việc với dữ liệu JSON trong các ứng dụng web, việc đảm bảo tốc độ xử lý và khả năng truy xuất dữ liệu ổn định là rất quan trọng. Đây cũng là lý do nhiều lập trình viên và doanh nghiệp ưu tiên sử dụng VPS SSD để tối ưu hiệu suất hệ thống. Tại Vietnix, dịch vụ VPS được trang bị 100% SSD và hạ tầng mạnh mẽ, giúp tăng tốc độ truyền tải và xử lý dữ liệu – đặc biệt phù hợp cho các ứng dụng cần đọc ghi JSON thường xuyên, hoặc hệ thống API phức tạp. Giải pháp này không chỉ ổn định mà còn linh hoạt, đáp ứng tốt nhiều nhu cầu như phát triển web, lưu trữ cơ sở dữ liệu hay chạy môi trường backend chuyên nghiệp.

Khám phá dịch vụ vps SSD tại vietnix ngay!
Tốc độ vượt trội và độ ổn định tối đa với VPS SSD tại Vietnix – giải pháp lý tưởng cho mọi nhu cầu lưu trữ và vận hành hệ thống chuyên nghiệp!
Các loại giá trị trong JSON
Trong JSON, giá trị (value) có thể thuộc một trong các kiểu sau:
- Chuỗi (String): Dãy ký tự được đặt trong dấu ngoặc kép
" "
. - Số (Number): Bao gồm cả số nguyên và số thực, không cần dấu ngoặc.
- Đối tượng (Object): Tập hợp các cặp key-value, nằm trong dấu ngoặc nhọn
{ }
. - Mảng (Array): Danh sách các giá trị, được bao quanh bởi dấu ngoặc vuông
[ ]
. - Boolean: Giá trị logic
true
hoặcfalse
. - Null: Đại diện cho giá trị rỗng hoặc chưa xác định.
Những kiểu dữ liệu này có thể lồng nhau để tạo thành cấu trúc JSON phức tạp, phù hợp cho nhiều mục đích truyền tải và xử lý dữ liệu.

Các tiện ích của JSON
Để làm việc hiệu quả với dữ liệu JSON, bạn có thể tận dụng nhiều công cụ trực tuyến hỗ trợ định dạng, kiểm tra và chuyển đổi dữ liệu một cách nhanh chóng. Một số tiện ích phổ biến gồm:
- JSON Formatter: Giúp định dạng và xác minh cú pháp JSON, hỗ trợ phát hiện lỗi dễ dàng.
- JSON Viewer: Trình xem dạng cây giúp bạn hiểu rõ cấu trúc dữ liệu JSON một cách trực quan.
- JSON Beautifier: Cải thiện khả năng đọc bằng cách làm đẹp mã nguồn, thêm tô màu cú pháp.
- JSON Converter: Cho phép chuyển đổi dữ liệu JSON sang định dạng khác như CSV hoặc XML chỉ với vài thao tác đơn giản.
Ví dụ về cấu trúc JSON
Định dạng của JSON là “key – value”, hỗ trợ các cấu trúc dữ liệu như đối tượng và mảng. Bạn có thể xem ví dụ sau:
Ví dụ này định nghĩa một đối tượng nhân viên: Gồm 2 bản ghi nhân viên (đối tượng):
{
"employees":[
{"firstName":"Hưng", "lastName":"Nguyễn"},
{"firstName":"Trường", "lastName":"Nguyễn"},
]
}
Hoặc:
{
"name" : "Vietnix"
"title": "Vietnix - Dịch vụ lưu trữ web chuyên nghiệp",
"description": "Nhà cung cấp dịch vụ Hosting, VPS chuyên nghiệp tại thị trường Việt Nam. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn sử dụng dịch vụ của Vietnix."
}
Có thể thấy qua 2 ví dụ thì JSON sử dụng 2 phần đó là key và value. Và một số lưu ý về cú pháp của JSON như sau:
- Cấu trúc trong chuỗi JSON được nằm trong dấu ngoặc nhọn {}.
- Còn các key và value sẽ được đặt trong dấu “”.
- Sử dụng dấu “,” để phân tách dữ liệu với nhau.
- Key thì bạn nên đặt chữ cái không dấu hoặc là số.
- Dấu ngoặc nhọn dành cho đối tượng (object).
- Dấu ngoặc vuông dành cho mảng (array).
File JSON thường sẽ được lưu với phần mở rộng là .json hoặc .js. Ngoài ra, nó có thể JSON file có thể lưu với nhiều định dạng khác nữa.
Ưu nhược điểm của JSON
Định dạng đơn giản, dễ đọc và ghi cho cả người và máy.
Tương thích với hầu hết ngôn ngữ lập trình phổ biến.
Dung lượng nhẹ, giúp truyền tải và lưu trữ nhanh chóng.
Cấu trúc rõ ràng với key-value, mảng, đối tượng – dễ thao tác.
Được dùng rộng rãi trong giao tiếp giữa client và server qua API.
Không hỗ trợ các tính năng nâng cao như nén dữ liệu, kiểm tra lỗi hay bảo mật.
Không xử lý tốt các kiểu dữ liệu phức tạp như ngày giờ, số thập phân,…
Cần được phân tích (parse) trước khi sử dụng, có thể tốn tài nguyên nếu dữ liệu lớn.
Không linh hoạt trong một số trường hợp sử dụng đặc thù.
Ký hiệu đối tượng JavaScript
Định dạng JSON hoàn toàn giống với code để tạo các đối tượng JavaScript. Do sự giống nhau này, JavaScript có thể dễ dàng chuyển đổi dữ liệu JSON thành các đối tượng JavaScript gốc. Cú pháp JSON có nguồn gốc từ cú pháp ký hiệu đối tượng JavaScript, nhưng định dạng JSON chỉ là văn bản (text). Code để đọc và tạo dữ liệu JSON có thể được viết bằng bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào.

Cấu trúc về chuỗi JSON
Tìm hiểu Object là gì?
Object trong JSON được thể hiện bằng dấu ngoặc nhọn {}. Object trong JSON cũng khá giống với Object trong JavaScript nhưng có một số điểm giới hạn như:
- Key (thuộc tính): Phải luôn được đặt trong dấu ngoặc kép “”.
- Value: Chỉ được sử dụng các kiểu dữ liệu cơ bản như number, string, arrays. objects, null và không được sử dụng function, date hay undefined, không đặt dấu “,” cuối cùng như bên Object của JavaScript.
Các kiểu Object
Object có 2 kiểu phổ biến là: Object in Array, Nest Object. Để hiểu rõ hơn về 2 kiểu Object này, bạn có thể tham khảo qua ví dụ dưới đây:
- Object in Array:
[{
"name" : "Hung",
"age" : "31",
"gender" : "Male",
"height": "1.72"
},
{
"name" : "Truong",
"age" : "22",
"gender" : "Male",
"height" : "1m67"
];
- Nest Object:
{
"Hung" : {
"name" : "Hung",
"age" : "31",
"gender" : "Male",
"height": "1.72"
},
"Truong" : {
"name" : "Truong",
"age" : "22",
"gender" : "Male",
"height" : "1m67"
}
}
Dữ liệu JSON – Name & Value
Dữ liệu JSON được viết dưới dạng cặp name/value, giống như các thuộc tính đối tượng JavaScript. Một cặp name/value bao gồm một tên trường (trong dấu ngoặc kép), theo sau là dấu hai chấm, theo sau là một giá trị. Tên JSON yêu cầu dấu ngoặc kép, tên JavaScript thì không:
"firstName": "John"
Kiểu OBJECT IN ARRAY
Trong JSON, Object in Array là kiểu cấu trúc cho phép chứa nhiều đối tượng bên trong một mảng. Mỗi đối tượng có thể đại diện cho một thực thể riêng biệt như người dùng, sản phẩm, đơn hàng,… với các thuộc tính cụ thể.
Cấu trúc này rất hữu ích khi làm việc với danh sách dữ liệu có nhiều phần tử, giúp dễ dàng quản lý, truy xuất và xử lý từng đối tượng độc lập. Nhờ tính linh hoạt, Object in Array thường được dùng trong API, cơ sở dữ liệu hoặc truyền thông tin giữa frontend và backend.
Kiểu NEST OBJECT
Nest Object (đối tượng lồng nhau) trong JSON là kiểu cấu trúc mà một thuộc tính có thể chứa một hoặc nhiều đối tượng khác làm giá trị. Điều này cho phép tổ chức dữ liệu một cách logic và có cấu trúc rõ ràng.
Ví dụ:
{
"name": "Linh",
"age": 28,
"address": {
"street": "123 Lê Lợi",
"city": "Hà Nội",
"zipcode": "100000"
}
}
Trong ví dụ trên, thuộc tính address
là một đối tượng lồng bên trong đối tượng chính, giúp nhóm thông tin địa chỉ lại với nhau một cách gọn gàng. Cách tổ chức này rất hữu ích khi làm việc với dữ liệu phức tạp, giúp dễ quản lý và truy xuất hơn.
Mảng JSON
Mảng JSON được viết bên trong dấu ngoặc vuông. Giống như trong JavaScript, một mảng có thể chứa các đối tượng. Trong ví dụ bên dưới, đối tượng “nhân viên” là một mảng và nó chứa ba đối tượng. Mỗi đối tượng là một bản ghi của một người (có tên và họ):
"employees": [
{"firstName":"John", "lastName":"Doe"},
{"firstName":"Anna", "lastName":"Smith"},
{"firstName":"Peter", "lastName":"Jones"}
]
Chuyển đổi một văn bản JSON thành một đối tượng JavaScript
Một cách sử dụng JSON phổ biến đó là đọc dữ liệu từ máy chủ web và hiển thị dữ liệu trong trang web. Để đơn giản, điều này có thể được thể hiện bằng cách sử dụng một string làm đầu vào.
- Đầu tiên, bạn tạo một string JavaScript chứa cú pháp JSON:
var text = '{ "employees" : [' +
'{ "firstName":"John" , "lastName":"Doe" },' +
'{ "firstName":"Anna" , "lastName":"Smith" },' +
'{ "firstName":"Peter" , "lastName":"Jones" } ]}';
- Sau đó, bạn sử dụng hàm tích hợp JavaScript JSON.parse() để chuyển đổi string thành đối tượng JavaScript:
var obj = JSON.parse(text);
- Cuối cùng, bạn sử dụng đối tượng JavaScript mới trong trang. Giả sử:
<p id="demo"></p>
<script>
document.getElementById("demo").innerHTML =
obj.employees[1].firstName + " " + obj.employees[1].lastName;
</script>
Nên dùng JSON khi nào?
JSON là lựa chọn phù hợp trong nhiều tình huống nhờ cấu trúc đơn giản, dễ đọc và khả năng tương thích cao. Một số trường hợp nên dùng JSON gồm:
- Kết nối giữa các hệ thống khác nhau: JSON là cầu nối lý tưởng khi cần trao đổi dữ liệu giữa các nền tảng hoặc công nghệ khác nhau.
- Trao đổi dữ liệu giữa client và server: JSON hoạt động hiệu quả trong các ứng dụng web nhờ khả năng truyền tải nhanh và nhẹ.
- Lưu trữ cấu hình ứng dụng: Dễ chỉnh sửa, dễ hiểu, thuận tiện cho cả lập trình viên và hệ thống.
- Xây dựng API RESTful: JSON thường được dùng làm định dạng mặc định trong các API hiện đại nhờ tính phổ biến và hỗ trợ rộng rãi.
Lưu ý khi sử dụng JSON
Khi làm việc với JSON, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
- Xác thực dữ liệu: Trước khi xử lý, hãy kiểm tra tính hợp lệ của JSON nhằm tránh lỗi và rủi ro bảo mật.
- Tận dụng thư viện có sẵn: Các ngôn ngữ như JavaScript, Python, PHP,… đều cung cấp thư viện xử lý JSON – hãy dùng chúng thay vì tự viết từ đầu.
- Giữ cấu trúc đơn giản: Hạn chế tạo các cấp lồng phức tạp vì sẽ làm giảm hiệu suất xử lý.
- Tuân thủ cú pháp chuẩn: Đảm bảo dữ liệu JSON luôn đúng định dạng để tránh lỗi khi phân tích hoặc truyền tải.

So sánh JSON và XML
Cả JSON và XML đều là định dạng phổ biến dùng để lưu trữ và trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống. Tuy nhiên, mỗi định dạng lại có những đặc điểm riêng biệt:
- Cấu trúc dữ liệu: JSON sử dụng key-value với mảng và đối tượng, còn XML tổ chức dữ liệu dưới dạng cây phân cấp với các thẻ mở và đóng.
- Dung lượng: JSON nhẹ hơn vì không cần thẻ đóng mở, giúp tối ưu truyền tải dữ liệu.
- Độ dễ đọc: JSON ngắn gọn, dễ viết và dễ hiểu hơn XML – vốn yêu cầu cú pháp phức tạp hơn.
- Khả năng hỗ trợ: Cả hai đều được hỗ trợ rộng rãi, nhưng JSON đặc biệt thân thiện với JavaScript và các ứng dụng web hiện đại.
- Ứng dụng thực tế: JSON thường được dùng trong giao tiếp giữa frontend và backend, trong khi XML phổ biến trong các hệ thống doanh nghiệp và ứng dụng cần tính mở rộng cao.

Vietnix – Đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ uy tín, chất lượng
Nếu bạn đang tìm kiếm một nền tảng lưu trữ mạnh mẽ để triển khai ứng dụng sử dụng JSON hoặc các hệ thống web phức tạp, Vietnix là lựa chọn lý tưởng. Với dịch vụ VPS tốc độ cao, Vietnix đảm bảo hiệu suất truy xuất nhanh chóng và ổn định. Hạ tầng hiện đại đi kèm khả năng tùy chỉnh cấu hình linh hoạt, dễ dàng quản trị thông qua giao diện thân thiện với người dùng. Ngoài ra, tính năng backup tự động hàng tuần giúp bảo vệ dữ liệu an toàn, hỗ trợ bạn yên tâm vận hành và mở rộng dự án.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 18001093
- Email: sales@vietnix.com.vn
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường Bảy Hiền, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Website: https://vietnix.vn/
Câu hỏi thường gặp
Có nên sử dụng JSON để lưu trữ dữ liệu lâu dài như database tạm thời?
Không nên, trừ khi dùng cho mục đích đơn giản, tạm thời. JSON phù hợp để lưu dữ liệu nhỏ, ít phức tạp, như cấu hình hoặc local storage. Tuy nhiên, về lâu dài:
– Khó truy vấn và tìm kiếm.
– Không đảm bảo toàn vẹn dữ liệu.
– Thiếu bảo mật và phân quyền.
– Khó mở rộng khi dữ liệu lớn.
Những sai lầm phổ biến khi lập trình với JSON mà lập trình viên mới thường mắc phải là gì?
Dưới đây là những sai lầm phổ biến khi lập trình với JSON mà lập trình viên mới thường gặp phải:
– Không kiểm tra định dạng JSON: Dễ dẫn đến lỗi khi parse hoặc hiển thị dữ liệu.
– Nhầm lẫn giữa object {}
và array []
: Gây lỗi khi truy xuất phần tử.
– Gán sai kiểu dữ liệu: JSON không hỗ trợ Date
, Function
, undefined
.
– Bỏ qua xử lý lỗi khi parse: Dễ làm crash ứng dụng nếu JSON sai cú pháp.
– Key không đặt trong dấu ngoặc kép: Một số trình phân tích sẽ báo lỗi.
– Dữ liệu JSON quá lớn: Không phân trang khi truyền tải khiến hiệu suất giảm.
– Không encode đúng khi gửi dữ liệu: Gây lỗi trong request hoặc truyền sai nội dung.
– Lạm dụng JSON làm hệ thống lưu trữ chính: Không phù hợp với dữ liệu phức tạp hoặc truy vấn lớn.
Lời kết
JSON là một định dạng dữ liệu đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả, đặc biệt trong việc trao đổi thông tin giữa các hệ thống hiện đại. Việc nắm vững cách lấy dữ liệu từ file JSON không chỉ giúp bạn xử lý thông tin nhanh chóng, mà còn là nền tảng quan trọng để phát triển các ứng dụng web và API. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ JSON là gì và cách áp dụng nó vào thực tế một cách linh hoạt và hiệu quả.