NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
01/02/2024
Lượt xem

Web 3.0 là gì? Tổng hợp thông tin chi tiết về Web 3.0

01/02/2024
35 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (53 bình chọn)

Tiếp nối Web 2.0, Web 3.0 đã ra đời với sự linh hoạt và khả năng tương tác vượt trội hơn so với các phiên bản tiền nhiệm. Trong tương lai, Web 3.0 sẽ trở thành một xu hướng tất yếu và chiếm lĩnh thị trường internet. Đặc biệt, đây còn là cơ hội lớn cho những ai yêu thích lĩnh vực lập trình mới này. Vậy Web3 là gì? Cùng Vietnix tìm hiểu chi tiết hơn tại đây.

Web3 là gì? Khái niệm Web 3.0

Web 3.0 (hay Web3 – Semantic Web) là thế hệ thứ 3 của internet. Web 3.0 hứa hẹn tối ưu hơn nhờ áp dụng trí tuệ nhân tạo AI, Machine Learning nhằm mang lại trải nghiệm nhanh chóng và cá nhân hóa hơn cho người dùng. Web 3.0 còn sử dụng hệ thống bảo mật blockchain và tiến tới Metaverse (vũ trụ ảo) đưa internet trở nên giống với đời thực.

Web 3.0 là gì?
Web 3.0 là gì?

Thay vì lưu trữ dữ liệu tập trung như thế hệ tiền nhiệm, các dữ liệu của Web 3.0 sẽ được kết nối với nhau theo cách phi tập trung. Trong bối cảnh công nghệ internet bùng nổ như hiện tại, Web 2.0 đã dần bộc lộ các điểm yếu khi không thể đáp ứng các nhu cầu của người dùng một cách nhanh chóng và tiện lợi. Cụ thể, các web đều là web tĩnh và không có khả năng điều chỉnh dựa trên trải nghiệm người dùng. 

Web 3.0 ra đời đã giải quyết được những vấn đề còn tồn đọng đó. Là phiên bản nâng cao của Web 2.0, Web 3.0 có độ linh động, tính tương tác và tính cá nhân hóa cao hơn. Với công nghệ hiện đại, Web 3.0 đã được thay đổi về cấu trúc để đáp ứng nhu cầu và nâng cao trải nghiệm của người dùng.

Đặc biệt, Web 3.0 còn đảm bảo các dữ liệu luôn được lưu trữ an toàn và được phân phối trên nhiều thiết bị nhằm loại bỏ các máy chủ tập trung. Như vậy, dữ liệu không còn lưu trữ tập trung sẽ hạn chế tối đa rủi ro rò rỉ dữ liệu, giúp dữ liệu trở nên linh hoạt và tránh nguy cơ bị xâm phạm.

Ví dụ nhỏ để hiểu rõ hơn về tiện ích vượt trội của Web 3.0: Chẳng hạn như bạn đang lái xe và bạn cần tìm đường đi để đến được với vị trí mong muốn. Nếu như ở thế hệ Web trước, bạn cần phải dùng tay gõ địa chỉ hoặc truy cập website, Google Map,… thì với Web 3.0, bạn chỉ cần đọc “Tôi muốn đến [địa chỉ]”, hệ thống sẽ tự động đưa ra các chỉ dẫn tối ưu nhất mà không cần phải thông qua ứng dụng, website nào.

Lịch sử phát triển của các thế hệ Web

Để hiểu rõ hơn về Web 3.0, chúng ta sẽ cùng đến với lịch sử phát triển của các thế hệ Web được trình bày cụ thể ở phần sau:

Biểu đồ sự phát triển của các thế hệ web
Biểu đồ sự phát triển của các thế hệ web

Web 1.0 – Hiển thị thông tin

Web 1.0 (Static Website – Web hiển thị thông tin) là thế hệ đầu tiên ra đời cùng với sự xuất hiện của internet trên thế giới vào năm 1989. Web 1.0 giúp người dùng có thể truy cập internet và tiếp cận các thông tin từ xa. 

Web 1.0 – Hiển thị thông tin
Web 1.0 – Hiển thị thông tin

Thời điểm đó, Web 1.0 chỉ là các dòng text được gắn vào đường link dẫn đến bài viết, và người dùng thường chỉ có thể tra cứu thông tin và không được phép tương tác với thông tin mình đã đọc. Đồng thời, việc đăng nội dung lên web cũng vô cùng bất tiện và hạn chế.

Về khía cạnh công nghệ, Web 1.0 được hiểu là những Web có mã nguồn chỉ là phần front end (tức HTML, CSS) và không có bất kỳ hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào. Thành quả đáng kể nhất của Web 1.0 là những trang thông tin tĩnh các công ty, tập đoàn lớn và các cổng báo chí cơ bản.

Web 2.0 – Chuyển giao thông tin

Internet phát triển với số lượng người dùng ngày càng nâng cao cũng chính là cơ sở phát triển của Web 2.0. Sự xuất hiện Web 2.0 đã giải quyết được các nhu cầu mới phát sinh trên nền tảng web, đồng thời khắc phục được khuyết điểm thông tin truyền tải một chiều của Web 1.0 và cho phép người dùng tương tác với trang web một cách dễ dàng như: Đăng ký tài khoản, tạo trang mạng xã hội riêng, post video lên Youtube, tạo bài viết, để lại comment,…

Web 2.0 – Chuyển giao thông tin
Web 2.0 – Chuyển giao thông tin

Về khía cạnh công nghệ, Web 2.0 được hiểu là các mã nguồn có cả front end (CSS, HTML) và back end (ngôn ngữ server như: NodeJS, Java, PHP,…). Đồng thời, Web 2.0 sẽ đi kèm với hệ quản trị cơ sở dữ liệu như Mongodb, Mysql,…

Web 2.0 phát triển mạnh mẽ cho đến hiện tại và đã giúp internet trở thành một thế giới phẳng. Tất cả mọi người trên thế giới dù là cách xa về địa lý vẫn có thể tương tác và tiếp cận các thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển, các ông lớn công nghệ trên thế giới (Facebook, Twitter,…) đã dần thống trị và khai thác thông tin người dùng với mục đích triển khai các dịch vụ để thu về lợi nhuận cho bản thân. 

Điều này đã tạo nên làn sóng phản đối mạnh mẽ, nhưng thực chất rất khó để loại bỏ hoàn toàn các vấn đề kể trên. Gần như Web 2.0 đã thuộc về các ông lớn kể trên và họ có thể dễ dàng xóa nội dung hoặc tài khoản của một cá nhân nào đó. Những bất cập trên đã dẫn đến sự ra đời của Web 3.0 – công nghệ Web tiên tiến nhất hiện nay.

Web 3.0 – Chuyển giao giá trị

Web 3.0 – Semantic Web là thế hệ mới nhất của công nghệ internet. Web 3.0 cho phép người dùng tạo nên các ứng dụng và trang web thông minh với sự hỗ trợ của hàng loạt công nghệ hiện đại như: Blockchain, trí tuệ nhân tạo AI, dữ liệu lớn big data hay công nghệ máy học Machine Learning…

Web 3.0 – Chuyển giao giá trị
Web 3.0 – Chuyển giao giá trị

Web 3.0 được phát triển bởi World Wide Web, Tim Berners-Lee với mục đích ban đầu là biến internet thành một môi trường thông minh, tự chủ và cởi mở hơn. Khi đó, các ông lớn sẽ không phải là người nắm quyền lực độc tôn nữa, mà người dùng chính là người sở hữu thông tin của mình và bất kỳ ai cũng không thể can thiệp hay sử dụng thông tin đó cho bất cứ mục đích nào. 

Về khía cạnh công nghệ, Web 3.0 được phát triển dựa trên nền tảng Web 2.0 nên sẽ tương đương với thế hệ tiền nhiệm. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu của Web 3.0 sẽ được thay thế bởi Blockchain và hệ sinh thái Blockchain.

Đặc điểm nổi bật của Web 3.0 là gì?

Các đặc điểm nổi bật của Web 3.0 bao gồm:

  • Semantic Web – Web theo ngữ cảnh: Web sẽ hiển thị nội dung dựa trên việc phân tích ý nghĩa từ nghĩa một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Trí tuệ nhân tạo AI: Nhờ việc áp dụng trí tuệ nhân tạo với khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Web 3.0 có thể hiểu thông tin giống con người hơn và mang lại kết quả chính xác nhất chỉ trong thời gian ngắn
  • Đồ họa 3D – Metaverse: Web 3.0 có thiết kế 3 chiều, giúp các trang web, ứng dụng web có thể cung cấp hình ảnh một cách trực quan và rõ ràng nhất. Ví dụ như thế giới ảo Metaverse, trò chơi máy tính hay hướng dẫn bảo tàng…
  • Không có trung gian: Web 3.0 là một mạng lưới phi tập trung, tại đó các dữ liệu hay giao dịch đều sẽ được trao đổi trực tiếp. Điều này giúp bạn không còn phụ thuộc vào nền tảng thanh toán có kiểm soát như các ngân hàng hay những nền tảng thông tin trung gian như Google.
  • Ngăn chặn vi phạm dữ liệu: Dữ liệu không còn bị xâm nhập bởi bất cứ ai mà sẽ do chính bạn kiểm soát. Nếu muốn kiểm soát dữ liệu của bạn, các tin tặc phải khống chế toàn bộ mạng lưới Blockchain và đây là điều không hề dễ dàng. Như vậy, bạn có thể gạt bỏ nỗi lo bị chỉnh sửa hay đánh cắp thông tin để kiếm lợi bởi các ông lớn như Google, Facebook…
  • Dữ liệu sẽ tồn tại mãi mãi: Chỉ cần internet còn hoạt động, thì những dữ liệu mà bạn truy cập trên Web 3.0 đều sẽ mãi tồn tại. Không có bất kỳ ai có quyền truy cập, xóa bỏ hay chỉnh sửa nó. 
  • Bảo mật và tin cậy: Công nghệ Blockchain của Web 3.0 đảm bảo thông tin của bạn được minh bạch và đáng tin cậy. Nhưng bạn vẫn có thể yên tâm về vấn đề bảo mật dữ liệu hay quyền riêng tư của mình vì tất cả đều sẽ được bảo vệ.

Cách thức hoạt động của Web 3.0

Web 3.0 giúp người dùng có thể tìm kiếm các thông tin trên internet một cách nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả, thậm chí là những tìm kiếm phức tạp cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Với Web 2.0, người dùng muốn tìm kiếm thông tin phải tương tác với giao diện, sau đó giao diện sẽ giao tiếp với back end và cơ sở dữ liệu để lưu trữ các mã trên máy chủ tập trung và gửi đến người dùng thông qua cách trình duyệt internet. 

Web 3.0 không lưu trữ dữ liệu tập trung và cũng không có máy chủ web tập trung. Thay vào đó sẽ là hệ thống blockchain cho phép xây dựng ứng dụng dưới trạng thái phi tập trung và được duy trì bởi nút ẩn danh trên web.

Các ứng dụng do các nhà phát triển viết nên, có logic được xác định trong những Smart Contracts và triển khai trên máy ở trạng thái phi tập trung. Bất kỳ ai sẵn sàng xây dựng ứng dụng blockchain đều có thể triển khai mã của mình trên máy này. Nhìn chung, giao diện vẫn tương tự với Web 2.0 và cách thức hoạt động cụ thể của Web 3.0 sẽ được mô tả trong video dưới đây:

Video về Web3

Cấu trúc của Web 3.0

Dưới đây là 4 yếu tố quan trọng kiến tạo nên Web 3.0:

  • Ethereum Blockchain: Là các máy trạng thái cho phép truy cập toàn cầu và được duy trì bởi mạng lưới nút ngang hàng. Bởi vì Ethereum Blockchain không thuộc sở hữu của ai mà là của tất cả người dùng mạng, nên ai cũng có thể truy cập vào Ethereum Blockchain và ghi mã vào đó. Tuy nhiên, cần lưu ý là bạn có thể ghi, nhưng không thể cập nhật dữ liệu hiện có.
  • Smart Contracts: Là những chương trình đang chạy trên máy trạng thái nhằm xác định logic sau các thay đổi trạng thái. Smart Contracts được viết bằng ngôn ngữ cấp cao bởi các nhà phát triển ứng dụng. Một số ngôn ngữ được sử dụng có thể kể đến như: Vype, Solidity… 
  • Máy ảo Ethereum – EVM: Được sử dụng để thực thi logic được xác định bởi các Smart Contracts. Nhìn chung, vai trò chính của EVM chính là xử lý các thay đổi trạng thái tại máy trạng thái.
  • Front End: Hay còn được gọi là giao diện người dùng. Front End đóng vai trò xác định logic giao diện người dùng và được kết nối với các Smart Contracts để xác định logic ứng dụng.

Tính năng của Web 3.0

Web 3.0 đặc trưng bởi bốn tính năng chính:

Tính năng của Web 3.
Web 3.0 là gì? Tổng hợp thông tin chi tiết về Web 3.0 24

1. Phi tập trung

Phi tập trung là tính năng chính của Web 3.0, nhằm mục đích phân phối và lưu trữ dữ liệu trên các mạng phi tập trung. Trong môi trường này, các thực thể khác nhau sở hữu cơ sở hạ tầng cơ bản, và người dùng trả tiền trực tiếp cho nhà cung cấp lưu trữ để truy cập không gian đó.

Các ứng dụng phi tập trung cũng lưu trữ bản sao thông tin ở nhiều vị trí và đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu một cách toàn diện. Người dùng có thể kiểm soát vị trí mà họ lưu giữ dữ liệu thay vì giao dữ liệu cho một cơ sở hạ tầng tập trung. Người dùng internet phi tập trung có thể tự do quyết định việc chia sẻ hoặc bán dữ liệu cá nhân của họ nếu muốn.

2. Không cần sự tin cậy

Trong các ứng dụng và dịch vụ web tập trung, người dùng không còn phải đặt niềm tin vào một cơ quan trung ương để quản lý dữ liệu, giao dịch và tương tác. Các cơ quan trung ương không kiểm soát dữ liệu người dùng và không ảnh hưởng đến các quy tắc của hệ thống. Dữ liệu không còn phải đối mặt với rủi ro về bảo mật hoặc quản lý không phù hợp, giảm khả năng gây mất mát hoặc sử dụng sai thông tin người dùng. Ngược lại, Web3 mang lại tính năng không cần sự tin cậy, giúp người dùng tham gia vào các giao dịch và tương tác mà không cần tin tưởng vào bất kỳ bên cụ thể nào.

3. Web ngữ nghĩa

Web ngữ nghĩa cho phép các ứng dụng thực hiện nhiệm vụ phức tạp bằng cách hiểu nội dung và ngữ cảnh của dữ liệu web. Mạng ngữ nghĩa sử dụng siêu dữ liệu và trí tuệ nhân tạo để cung cấp ý nghĩa cho dữ liệu do người dùng tạo. Web 3.0 hướng tới mục tiêu chuyển đổi hoàn toàn sang các công nghệ web ngữ nghĩa, sẵn có trong một số khía cạnh của các công nghệ web đang tồn tại.

Ví dụ: công cụ tìm kiếm cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác và phù hợp với ngữ cảnh hơn, các trợ lý thông minh hỗ trợ người dùng thực hiện các nhiệm vụ một cách hiệu quả hơn.

4. Khả năng tương tác

Web 3.0 nhằm mục đích tạo ra nhiều kết nối hơn giữa các công nghệ đa dạng, từ đó, dữ liệu có thể chuyển động giữa các nền tảng mà không cần trung gian. Khả năng tương tác mang lại cho dữ liệu đặc tính di động, giúp người dùng chuyển đổi giữa các dịch vụ một cách liền mạch và duy trì được các tùy chọn, hồ sơ và cài đặt cá nhân của họ. Đồng thời, các giao thức tích hợp một loạt các thiết bị IoT sẽ mở rộng phạm vi tiếp cận của web ra ngoài những ranh giới truyền thống.

Ví dụ: các công nghệ tiền điện tử hỗ trợ các giao dịch không biên giới, cho phép trao đổi giá trị vượt qua các ranh giới địa lý và chính trị.

Tại sao Web3 lại quan trọng?

Khi internet mới xuất hiện, trải nghiệm trực tuyến chủ yếu là việc đọc nội dung. Người dùng chỉ có thể đọc thông tin được công bố bởi các công ty sở hữu và duy trì cơ sở hạ tầng lưu trữ trang web tĩnh. Với sự ra đời của công nghệ Web 2.0 như blog và các mạng xã hội, trải nghiệm người dùng trở nên tương tác hơn. Bạn có thể tạo và xuất bản nội dung hoặc thậm chí trao đổi dịch vụ với người khác. Tuy nhiên, mọi tương tác này đều bị quản lý bởi các tổ chức trung ương của bên thứ ba, mang lại lợi ích thương mại từ các giao dịch dịch vụ. Họ cũng kiểm soát và sở hữu các tài sản kỹ thuật số mà người dùng tạo ra.

Ví dụ: Các nền tảng dành cho người làm việc tự do kết nối họ với khách hàng, trong khi các dịch vụ chia sẻ phòng kết nối chủ nhân bất động sản với người thuê. Cả nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng đều tạo ra dữ liệu như hồ sơ dịch vụ, mô tả dịch vụ, hồ sơ người dùng, blog, video và bình luận. Tất cả dữ liệu này đều được quản lý theo hướng tập trung trên các nền tảng.

Những thách thức của Web 2.0

Mặc dù các nền tảng trung tâm đã tạo điều kiện và điều chỉnh tương tác giữa hai bên, cơ chế Web 2.0 vẫn đặt ra một số thách thức:

  • Có khả năng rằng các nhà cung cấp dịch vụ không thể chuyển di chuyển dữ liệu của họ sang các nền tảng khác mà không gây mất danh tiếng và khách hàng.
  • Người sử dụng dịch vụ có quyền kiểm soát hạn chế đối với cách mà dữ liệu của họ được sử dụng và quản lý.
  • Nền tảng tập trung có thể đưa ra quyết định nhất định, ảnh hưởng đáng kể đến người dùng cuối. 

Ví dụ: Họ có thể lọc một số nội dung do người dùng tạo ra hoặc giới hạn quyền truy cập của người dùng vào một số tính năng cụ thể của trang web.

Lợi ích của web 3

Web 3.0 đặt ra mô hình mới với sự chủ động đọc/viết/sở hữu dữ liệu, trong đó, người tạo dữ liệu sẽ sở hữu và kiểm soát thông tin của chính mình, có ảnh hưởng lớn hơn đối với cách sử dụng và quản lý dữ liệu. Công nghệ Web 3.0 mang lại nhiều cơ chế, giúp người dùng cuối không chỉ đóng vai trò là khách hàng mà còn là cổ đông và người tham gia. Dưới đây là một số lợi ích khác:

  • Cải thiện sự tham gia: Người dùng tương tác với nhau và với nhà cung cấp giải pháp một cách có ý nghĩa hơn. Họ nhận được nhiều ưu đãi để tích cực tham gia vào các cộng đồng trực tuyến thay vì phải trao đổi dữ liệu.
  • Tăng cường quyền riêng tư: Người dùng cá nhân quyết định ai có quyền truy cập vào dữ liệu của họ. Chủ sở hữu cơ sở hạ tầng giữ giữ dữ liệu không thể truy cập được vào thông tin của họ. Các tương tác trực tuyến có thể công khai nhưng danh tính của bạn là bí mật.
  • Truyền thông dân chủ hóa: Web 3.0 nhằm mục đích loại bỏ rào cản về địa lý, chính trị và doanh nghiệp đối với truyền thông. Công nghệ này hạn chế sự kiểm duyệt từ các công ty công nghệ lớn và cân bằng giữa yêu cầu bảo mật và tính minh bạch tăng lên.

Công nghệ chính trong web 3.0

Công nghệ blockchain cấu thành nền tảng của nhiều ứng dụng Web 3.0, đem lại minh bạch, tính bất biến, và không phụ thuộc vào sự tin cậy. Nó là một sổ cái phi tập trung và phân tán, lưu trữ thông tin giao dịch hoặc dữ liệu trên một mạng lưới với nhiều nút.

Công nghệ chính trong web 3.0
Công nghệ chính trong web 3.0

Cơ sở dữ liệu blockchain duy trì thông tin trong các khối theo thứ tự thời gian, chỉ cho phép sửa đổi khi có sự đồng thuận từ mạng ngang hàng. Các cơ chế tích hợp trong cơ sở dữ liệu blockchain ngăn chặn mục nhập giao dịch trái phép và tạo ra sự nhất quán trong quan điểm chung về các giao dịch. Điều này giúp tạo ra một sổ cái không thể thay đổi hoặc bất biến để theo dõi mọi loại giao dịch.

Dưới đây là một vài công nghệ quan trọng khác thúc đẩy sự phát triển của Web 3.0.

Tokenization

Tokenization là quá trình biến tài sản thành các đơn vị token kỹ thuật số trên blockchain, bao gồm cả tài sản vật lý và kỹ thuật số như bất động sản, cổ phiếu, hàng hóa, nghệ thuật và âm nhạc. Mỗi token đại diện cho một phần cụ thể hoặc toàn bộ đơn vị của tài sản cơ bản, cho phép chúng được chia nhỏ và giao dịch một cách dễ dàng. Trong thế giới ảo, có nhiều loại token khác nhau, bao gồm cả token bảo mật theo quy định chứng khoán và token không thể thay thế (NFT) đại diện cho các tài sản duy nhất và không thể chia nhỏ.

WebAssembly

WebAssembly (Wasm) là một định dạng lệnh nhị phân được thiết kế cho một máy ảo dựa trên kiến trúc ngăn xếp. Nó hoạt động trong môi trường sandbox bên trong trình duyệt, điều này có nghĩa là nó không thể tiếp cận hệ thống tệp cục bộ của người dùng.

Wasm cho phép mã có hiệu suất cao chạy trực tiếp trong các trình duyệt web, tạo ra một nền tảng cho ứng dụng phi tập trung hoạt động mạnh mẽ trên nhiều hệ điều hành. Nhà phát triển có thể thực thi mã với tốc độ gần với mã máy nguyên bản, mang lại cải thiện đáng kể về hiệu suất so với các công nghệ web truyền thống như JavaScript

Công nghệ web ngữ nghĩa

Công nghệ web ngữ nghĩa giúp ứng dụng hiểu và diễn giải dữ liệu khách hàng tốt hơn. Chẳng hạn:

  • Khung mô tả tài nguyên (RDF) sử dụng bộ ba đối tượng-dự đoán-đối tượng để tạo cấu trúc dữ liệu trên đồ thị, thể hiện mối quan hệ giữa các thực thể. SPARQL là ngôn ngữ truy vấn cho dữ liệu RDF. 
  • Ngôn ngữ bản thể web (OWL) xác định bản thể học và quan hệ giữa các khái niệm, hỗ trợ việc lý luận và suy luận.

Ưu điểm của Web 3.0

Dưới đây là những ưu điểm của Web 3.0 mà bạn có thể tham khảo:

Ưu điểm của Web 3.0
Ưu điểm của Web 3.0

Quyền riêng tư và kiểm soát dữ liệu

Tất cả dữ liệu đều được mã hóa trên Web 3.0 và sẽ không bị phá vỡ trong bất cứ trường hợp nào. Khi đó, người dùng được đảm bảo về quyền riêng tư và quyền kiểm soát dữ liệu của cá nhân mình. Nói một cách dễ hiểu thì dữ liệu được lưu trữ trên blockchain không cho phép bất kỳ ai can thiệp và tồn tại vĩnh viễn khi đã được lưu vào chuỗi khối.

Liên tục lưu trữ dữ liệu

Với cơ chế lưu trữ dữ liệu phi tập trung, người dùng được phép truy cập dữ liệu vào bất cứ lúc nào mình muốn. Ngoài ra, bạn còn nhận được các bản sao lưu để phòng cho các trường hợp máy chủ bị lỗi.

Minh bạch, đáng tin cậy

Blockchain được thiết kế với mã nguồn mở nên bạn có thể theo dõi dữ liệu và kiểm tra blockchain mình đang dùng một cách dễ dàng. Ngoài ra, Blockchain của Web 3.0 còn cho phép bạn phát triển và thiết kế nền tảng công khai. Bằng cách này, bạn sẽ không bị lệ thuộc bởi các đơn vị phát triển nền tảng.

Dễ dàng tiếp cận dữ liệu mở

Bạn có thể truy cập dữ liệu mọi lúc, mọi nơi từ bất cứ loại thiết bị nào. Bởi vì Web 3.0 đã được mở rộng, ngoài việc cho phép người dùng tương tác, bạn còn có thể thực hiện nhiều tác vụ như: thanh toán tại mọi điểm, truyền dữ liệu đáng tin cậy hay tiếp nhận các thông tin phong phú. 

Nền tảng mở rộng hoàn toàn

Người dùng có thể dễ dàng tạo nên địa chỉ của riêng mình và tương tác với network một cách trực tiếp. Bởi vì bất kỳ ai cũng đều được phép truy cập mạng blockchain. Ngoài ra, bạn còn được phép giao dịch tài sản hay của cải đến bất kỳ đâu chỉ trong thời gian ngắn.

Xử lý dữ liệu nâng cao

Web 3.0 áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, có thể giải quyết mọi vấn đề dù là phức tạp nhất và tạo nên kiến thức chuyên sâu. Thông qua đó, bạn có thể dự báo nhu cầu khách hàng và cá nhân hóa dịch vụ khách hàng để xây dựng chiến lược hiệu quả cũng như phát triển doanh nghiệp của mình.

Loại bỏ trung gian, hoạt động không ngừng nghỉ

Dịch vụ trên Web 3.0 được vận hành bởi các nút mạng thay vì tập trung vào một máy chủ nên có thể hoạt động không ngừng nghỉ. Ngoài ra, thông qua nền tảng phi tập trung, bạn có thể dễ dàng kết nối với đối tượng hướng đến mà không cần phải lệ thuộc vào bất kỳ trung gian nào.

Nhược điểm của Web 3.0

Bên cạnh các ưu điểm trên, Web 3.0 vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau:

Nhược điểm của Web 3.0
Nhược điểm của Web 3.0

Yêu cầu thiết bị nâng cao

Một số loại máy tính lỗi thời có thể không thể tiếp nhận và cung cấp những lợi ích mà Web 3.0 đem lại. Vì thế, trên thực tế, chỉ có một phần ít người trên thế giới có thể truy cập Web 3.0 hiện nay. 

Khả năng áp dụng rộng rãi còn hạn chế

Mặc dù sở hữu công nghệ hiện đại hàng đầu hiện nay, nhưng để áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu, thì Web 3.0 vẫn chưa thật sự sẵn sàng. Trong tương lai, để mở rộng hóa quy mô sử dụng, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu liên quan đến tiến bộ công nghệ, luật bảo mật thông tin và sử dụng dữ liệu để hoàn thiện cũng như đáp ứng được nhu cầu của người dùng. 

Nhu cầu quản lý danh tiếng tăng

Tính minh bạch, ít ẩn danh và cung cấp thông tin dễ dàng chính là nguyên nhân khiến quản lý danh tiếng trở thành một vấn đề được quan tâm hàng đầu khi phát triển công nghệ Web 3.0. Cụ thể, các doanh nghiệp, thương hiệu cần phải đầu tư hơn trong việc duy trì danh tiếng, tên tuổi cũng như hình ảnh của họ trên internet.

Chức năng phức tạp, chi phí cao

Một số người dùng mới ít am hiểu về công nghệ thường cảm thấy Web 3.0 khá rắc rối, khó hiểu và đây cũng là lý do khiến họ e ngại khi sử dụng công nghệ Web này. Bên cạnh đó, các chức năng phức tạp của Web 3.0 cũng đòi hỏi các cá nhân, doanh nghiệp phải đầu tư chi phí vào hệ thống thiết bị hiện đại.  Ngoài chi phí cho thiết bị phù hợp, người dùng còn phải tốn nhiều chi phí như: phí gas Ethereum, chi phí audit,…

Tốc độ xử lý chậm và khả năng tiếp cận giảm

Khi các nút xác thực phải chạy cùng lúc với số lượng lớn, tốc độ xử lý của Web 3.0 có thể chậm lại. Ngoài ra, các ứng dụng của thế hệ Web này gần như được xây dựng lại thay vì tích hợp sẵn với các ứng dụng phổ biến của Web 2.0 cũng là một hạn làm khiến giảm khả năng tiếp cận với người dùng, nhất là khi họ đã quá quen thuộc với nền tảng cũ. 

Nhiều dữ liệu rác

Như đã đề cập ở trên, những dữ liệu đã được lưu trữ trên Blockchain không thể xóa được. Đây cũng là một nhược điểm khi dữ liệu rác lưu trữ ngày càng nhiều làm ảnh hưởng đến tốc độ xử lý dữ liệu. Khó có thể giải quyết triệt để tất cả các hạn chế trên, nhưng Web 3.0 vẫn đang trong giai đoạn đầu và chắc chắn rằng mọi thứ đều sẽ được khắc phục dần vào thời gian sắp tới.

So sánh Web 3.0 với Web 2.0 và Web 1.0

Chúng ta sẽ so sánh Web 3.0 với Web 2.0 và Web 1.0 thông qua khái niệm và chức năng của từng thế hệ Web.

  • Web 1.0: Web đọc – Chỉ cho phép người dùng đọc các thông tin trên trang web.
  • Web 2.0: Web đọc, ghi – Mọi người có thể đọc và viết các nội dung trên web hoặc ứng dụng web.
  • Web 3.0: Web tương tác đọc, ghi – Với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, người dùng có thể đọc, viết và thậm chí là tương tác với nội dung trên web hoặc ứng dụng web.

Để làm rõ hơn, mời bạn tham khảo bảng so sánh trực quan dưới đây.

Web 1.0Web 2.0Web 3.0
Thông thường chỉ đọcĐọc-viếtĐọc-viết-tương tác
nội dung sở hữuNội dung được chia sẻnội dung hợp nhất
Web trực quan/tương tácWeb có thể lập trìnhWeb dữ liệu liên kết
Trang chủWiki và blogWaves và live streams
trang webWeb service endpointData space
HTML/HTTP/URL/PotalXML/RSSRDF/RDFS/OWL
Page views – lượt xem trangCost per click – Chi phí cho mỗi lần nhấp chuộtUser engagement – Cam kết của người dùng
File/web servers, search engines, e-mail, P2P file sharing, content và enterprise portalsTin nhắn tức thời, Ajax và JavaScript frameworks, Adobe FlexTrợ lý dữ liệu thông minh cá nhân, bản thể luận, cơ sở tri thức, chức năng tìm kiếm ngữ nghĩa
DirectoriesGắn thẻ người dùngHành vi người dùng
Tập trung vào công tyTập trung vào cộng đồngTập trung vào cá nhân
Bách khoa toàn thư Britannica trực tuyếnWikipediaWeb ngữ nghĩa
Quảng cáo biểu ngữquảng cáo tương tácquảng cáo hành vi
Hoạt động 1989-2005Hoạt động 1999-2012Hoạt động và đang phát triển từ 2006 đến nay

Web 3.0 được ứng dụng như thế nào?

Web 3.0 được ứng dụng trong các dịch vụ mới, bao gồm:

  • NFT: Viết tắt của Non-fungible tokens, là thuật ngữ dùng để chỉ các token duy nhất được lưu trữ trong blockchain với cryptographic hash – hàm băm mật mã. 
  • DeFi: Là từ viết tắt của Decentralized Finance, được dịch nghĩa là tài chính phi tập trung. Đây là một ứng dụng chứa blockchain phi tập trung, được sử dụng để làm cơ sở cho các dịch vụ tài chính. Với DeFi, người dùng sẽ không bị ràng buộc hay chịu kiểm soát của các cơ sở hạ tầng ngân hàng tập trung như truyền thống.
  • Tiền điện tử: Tiền điện tử được tạo ra từ Web 3.0 với mục đích mang đến một thế giới tiền tệ mới tách biệt với tiền mặt truyền thống. 
  • dApp: Viết tắt của Decentralized applications, hay các ứng dụng phi tập trung. Đây là những ứng dụng được tạo nên từ nền tảng Blockchain và sử dụng các smart contract để có thể cung cấp dịch vụ dưới hình thức lập trình được login vào một sổ cái bất biến.
  • Cầu nối Cross-chain: Hiện nay, Web 3.0 có rất nhiều Blockchains, và Cross-chain sẽ là đảm nhận vai trò như một cầu nối khi cung cấp các loại kết nối giữa các Blockchain. 
  • DAOs: Là từ viết tắt của Tổ chức Tự trị Phi tập trung, được cấu tạo và điều hành bởi các dòng code và chương trình trên máy tính. DAOs được thiết lập với mục đích cung cấp các cấu trúc và quản trị dưới hình thức tiếp cận phi tập trung. 

Những dự án nổi bật của Web 3.0

Dưới đây là một số dự án nổi bật của Web 3.0 mà bạn có thể tham khảo: 

Những dự án nổi bật của Web 3.0
Những dự án nổi bật của Web 3.0

Helium (HNT)

Đây là một dự án Web 3.0 phổ biến hàng đầu hiện nay. Helium cung cấp dịch vụ Web được thiết kế với mục đích cạnh tranh cùng các gã khổng lồ ISP (chẳng hạn như AT&T, Verizon…). Helium cho phép người dùng có thể truy cập internet không dây trên phạm vi toàn cầu thông qua Blockchain kết hợp với các điểm phát sóng vật lý.

Bạn có thể tham khảo dự án tại đây: https://web3index.org/helium

River (FLUX)

Nếu như Helium cho phép truy cập vào internet bằng sản phẩm của mình, thì Flux sẽ cung cấp nền tảng cho các nhà phát triển để họ có thể xây dựng phiên bản Web mới này. Có thể ví Flux như một sandbox để người dùng phát triển Web 3.0.

Flux có hệ điều hành phi tập trung Flux OS cùng khả năng điện toán đám mây. Thông qua đó, người dùng được phép phát triển các ứng dụng Web 3.0 và những dự án phi tập trung rồi triển khai chúng trên mạng internet. 

Filecoin (FIL)

Filecoin (FIL) là một mạng lưu trữ phi tập trung được người dùng ví như tủ hồ sơ của Web 3.0 khi có thể thay thế cho lưu trữ đám mây tập trung một cách an toàn, nhanh chóng. Đồng thời, FIL còn là một kiếm tiền một cách thụ động khá hữu hiệu.

Polkadot (DOT)

Với vốn hóa thị trường lên đến hơn 35 tỷ đô, Polkadot (DOT) được biết đến từ lâu như một loại tiền điện tử lớn thứ 9 trên CoinMarketCap. Cũng chính DOT là mạng dẫn đầu cho Web 3.0 với hệ thống internet phi tập trung thông qua parachains.

Arweave (AR)

Arweave (AR) được định nghĩa là “giao thức chuỗi khối lưu trữ dữ liệu mới”. Đây là mô hình lưu trữ dữ liệu phi tập trung, cho phép người dùng lưu trữ vĩnh viễn trên một mạng internet. Nói một cách đơn giản, thì AR sẽ kết nối những người có bộ nhớ trống để lưu trữ dữ liệu với những người đang phát sinh nhu cầu lưu trữ. Đặc biệt với AR, người dùng có thể kết nối internet chỉ trong 1 lần và trả phí duy nhất 1 lần để tạo ra bộ lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn.

Livepeer (LPT)

Livepeer (LPT) là cơ sở hạ tầng phát video trực tuyến phi tập trung dựa trên nền tảng Blockchain Ethereum. LPT cung cấp cơ sở hạ tầng phát trực tuyến, tại đó ai cũng có thể gửi phim cho người xem hoặc sử dụng các tùy chọn khác với mức phí tối thiểu.

Các đối tượng có thể sử dụng LPT có thể là các nhà phát triển muốn tạo nên các ứng dụng đi kèm với video trực tuyến, người dùng muốn phát trực tuyến video, trò chơi cùng một số nội dung khác hay các đài truyền hình có lượng khán giả lớn, cần livestream nhưng vẫn tối ưu về chi phí. 

Theta

Theta là một nền tảng phát video trực tuyến có chính sách thưởng cho người dùng khi chia sẻ băng thông hoặc tài nguyên của họ. Theta đang phân phối các video chất lượng cao trên thế giới với chi phí thấp hàng đầu hiện nay.

Ban đầu, Theta được phát triển với mục tiêu trở thành mạng phân phối video phi tập trung trên phạm vi toàn cầu. Sự ra đời của Theta đã khắc phục những hạn chế mà phương thức phân phối nội dung truyền thống còn tồn động. Thông qua đó, người dùng có thể truyền tải nội dung một cách dễ dàng, nhanh chóng, thậm chí kiếm được tiền từ Theta. 

Trong quá trình phát triển Web 3.0, việc lưu trữ và quản lý dữ liệu rất quan trọng và đòi hỏi nhiều tính năng mới từ máy chủ, nhất là trong việc xử lý dữ liệu phi tập trung, tích hợp các công nghệ mới như blockchain. Việc này đặt ra yêu cầu cao hơn đối với dịch vụ hosting, đòi hỏi các dịch vụ hosting cần phải đảm bảo đủ tính năng và hiệu năng để đáp ứng được yêu cầu của Web 3.0.

Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ hosting chất lượng cao để phát triển Web 3.0 thì có thể lựa chọn Vietnix. Các gói hosting Vietnix được đầu tư hạ tầng mạnh mẽ, công nghệ hiện đại, mang đến tốc độ truy cập nhanh và ổn định. Đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của bạn.

Bên cạnh đó, đội ngũ hỗ trợ khách hàng của Vietnix luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7 các vấn đề bạn trong quá trình sử dụng dịch vụ. Liên hệ ngay với Vietnix để được tư vấn gói hosting phù hợp.

Thách thức trong việc triển khai web 3.0

Triển khai Web 3.0 đối mặt với nhiều thách thức, như bất kỳ công nghệ mới nào khác. Dưới đây là một số thách thức cần được vượt qua để có thể triển khai một cách rộng rãi và hiệu quả. 

Thách thức trong việc triển khai web 3.0
Thách thức trong việc triển khai web 3.0

Thách thức về mặt kỹ thuật

Thách thức chính trong lĩnh vực kỹ thuật là vẫn là khả năng điều chỉnh quy mô, vì các hệ thống blockchain có thể trở nên rất tốn kém và đòi hỏi nhiều tài nguyên tính toán khi dung lượng dữ liệu tăng lên. Điều này đặt ra mối quan tâm hàng đầu, và việc nỗ lực liên tục là cần thiết để phát triển các công nghệ bền vững và thân thiện với môi trường. Ngoài ra, khả năng tương tác giữa các mạng và giao thức blockchain khác nhau cũng là một thách thức đáng chú ý.

Trải nghiệm người dùng và áp dụng

Trải nghiệm người dùng khó khăn do giao diện phức tạp và đòi hỏi thời gian học hỏi, từ đó giới hạn khả năng áp dụng rộng rãi. Để giải quyết vấn đề này, cần tiến hành cải thiện trải nghiệm người dùng thông qua việc thiết kế giao diện dễ hiểu, loại bỏ sự phức tạp của công nghệ blockchain. Ngoài ra, việc tuân thủ các quy định là một thách thức khác, vì các ứng dụng Web3 phải tuân thủ các yêu cầu hiện hành về bảo vệ dữ liệu và đảm bảo an toàn tài chính.

Quản trị

Quản trị trong các hệ thống phi tập trung có thể gặp nhiều thách thức. Điều này đòi hỏi sự xây dựng các cấu trúc quản trị mạnh mẽ, đặc biệt là trong việc thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và phân quyền quyền lực.Việc thiết kế các tiêu chuẩn và nền kinh tế token phải được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với mục tiêu của ứng dụng. Sự hợp tác, đổi mới và cải tiến liên tục trong cộng đồng Web3 là quan trọng để vượt qua những thách thức này.

Lời kết

Bên trên là câu trả lời cho thắc mắc “Web3 là gì?” mà bạn có thể tham khảo. Mặc dù được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại, nhưng để có thể trở thành một công nghệ internet phổ biến với phạm vi phủ sóng toàn cầu là cả một hành trình dài phía trước. Đừng quên chia sẻ bài viết này để mọi người cùng nắm rõ về thế hệ Web mới này nhé.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ThanKy
Khách
ThanKy
20 ngày trước

bài viết rất hay và hữu ích cảm ơn rất nhiều

ThanKy
Khách
ThanKy
20 ngày trước

bài viết rất hay và hữu ích cảm ơn anh rất nhiều

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG