NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
27/06/2022
Lượt xem

Client là gì? Sự khác biệt giữa Agency và Client

27/06/2022
14 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (106 bình chọn)

Client là gì? Client khác gì với Agency? Luôn là những thắc mắc của rất nhiều newbie hoặc các bạn trẻ mới ra trường trong hành trình trở thành một marketer chuyên nghiệp. Để giải đáp những câu hỏi trên, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Vietnix!

Client là gì?

Client là những công ty hoặc doanh nghiệp chuyên cung cấp, kinh doanh một nhóm ngành, dịch vụ cụ thể như: F&B, mỹ phẩm, thời trang,…

Client là gì?
Client là gì?

Trên thực tế thì công việc của Client là gì? Họ sẽ thường chỉ tập trung vào một đối tượng sản phẩm duy nhất và thực thi các dự án nhằm làm tăng giá trị và doanh thu đối với dòng sản phẩm này. 

Trong thị trường marketing hiện đại, Client được biết đến với vai trò là khách hàng chủ yếu của các Agency

Sau khi đưa ra chiến lược phù hợp nhất, Client sẽ tìm đến các Agency và thuê mua các dịch vụ hoặc các giải pháp marketing tại đây để thực thi các chiến lược marketing một cách hiệu quả nhất. 

>> Xem thêm: 7 bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Unilever, Uber, Coca-cola, P&G, Loreal,… được xem là những Client nổi tiếng và lớn mạnh nhất hiện nay. Khi tìm hiểu về cách thức vận hành của chúng, bạn cũng có thể hiểu hơn về khái niệm Client là gì.

Tóm lại, Client là gì? Là một thuật ngữ dùng để chỉ những doanh nghiệp chuyên đào sâu về kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong kinh doanh. Mục tiêu của họ là đưa ra chiến lược tối ưu nhất để Agency thực hiện chúng.  

Vậy còn, Agency là gì?

Agency là là những người luôn sẵn sàng chiều lòng các khách hàng khó tính của mình (Client) với muôn vàn dịch vụ khác nhau. Nói một cách dễ hiểu thì Client là bên đi thuêAgency sẽ là bên được thuê.

Có thể nói, ở Agency các đầu việc và vị trí nhân viên sẽ đa dạng hơn so với ở Client, tức “làm một việc mà cho nhiều người”.

Agency là gì? Tìm hiểu về agency 
Agency là gì? Tìm hiểu về agency 

Ở thị trường Việt Nam, Agency thường là nơi mà các Client thường xuyên tìm đến để thuê mua các giải pháp marketing (tổng thể hoặc cụ thể) hiệu quả và tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình. 

Một Agency có rất nhiều khách hàng và họ luôn luôn phải làm việc, tư vấn và đồng hành với đa dạng các Client trong cùng một lúc. Việc hiểu rõ khái niệm Client là gì cũng là cách mà các nhân sự Agency có thể làm việc hiệu quả hơn. 

Những người làm việc tại Agency thường chỉ phụ trách các công việc theo đúng chuyên môn và thế mạnh của mình chứ không bao quát mọi hoạt động trong quy trình marketing như các nhân sự trong Client. 

8 loại hình Agency phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • Research agency.
  • Strategy and Branding agency.
  • Creative agency.
  • Digital agency.
  • Media Agency.
  • Production house.
  • PR & Event agency.
  • Activation agency.

>> Để hiểu chi tiết hơn về Agency, mời bạn đọc qua bài viết: Agency là gì?

Sự khác biệt giữa Agency và Client là gì?

Hai khái niệm Client là gì và Agency là gì? nghe thì có vẻ tương tự nhau bởi chúng đều bao gồm những công việc mà bất kỳ một Marketer nào cũng có thể thực hiện. 

Agency thường hợp tác với rất nhiều Client 
Agency thường hợp tác với rất nhiều Client 

Nếu bạn vẫn còn mơ hồ về bản chất của 2 loại hình này thì chỉ cần ghi nhớ những thông tin ngắn gọn trong bảng sau đây: 

ClientAgency
Một người làm nhiều việc.Một việc cho nhiều người.
Thấu hiểu sản phẩm, thấu hiểu thị trường và đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.Nắm bắt insight khách hàng mục tiêu, thực thi những yêu cầu và chiến lược do Client đưa ra.
Cấu trúc Branding TeamMarketing Service.Cấu trúc Account managementCreative Account planning Finance
Các marketer phải bao quát mọi khâu hoạt động trong quá trình thực thi chiến dịch marketing và có kiến thức chuyên sâu về tất cả các quy trình.Marketer chỉ cần tập trung chuyên sâu vào thế mạnh, chuyên môn của mình.
Sự tập trung cao độ, tư duy nhạy bén, khả năng làm việc độc lập, chịu áp lực công việc cao, yêu thích kinh doanh, đam mê đào sâu vào Branding,…Tính sáng tạo, khả năng thấu hiểu khách hàng, linh hoạt và nhạy bén trong nhiều tình huống, có kiến thức ở nhiều lĩnh vực,… 

Vai trò của Client đối với Agency

Đối với các bạn trẻ muốn theo nghề marketing thì việc nắm chắc khái niệm Client là gì là điều cực kỳ cần thiết. Bên cạnh đó, vai trò của loại hình này đối với các Agency cũng là chủ đề tương đối quan trọng. 

Hiểu được vai trò của Client, các marketer sẽ nhận thức đúng đắn và hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình, từ đó mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho doanh nghiệp. 

Client có vai trò như thế nào đối với các Agency?
Client có vai trò như thế nào đối với các Agency?

Một số vai trò thường thấy của Client là:

  • Mang đến thị trường nhiều ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao; phục vụ tối đa nhu cầu và lợi ích của khách hàng.
  • Đem lại nguồn doanh thu dồi dào và ổn định cho các agency bởi đây là lượng khách hàng “chủ chốt” của các doanh nghiệp chuyên cung cấp giải pháp marketing.
  • Phát triển và định vị thương hiệu ngày một lớn mạnh và chiếm được lòng tin, sự ủng hộ tuyệt đối từ khách hàng.
  • Client giúp thị trường hàng hóa trở nên sôi động, phong phú; nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng tăng cao.
  • Một marketer chuyển hướng từ làm ở Client sang Agency thì khả năng thích nghi và độ hiệu quả trong công việc sẽ rất cao.

Client cần những gì từ phía Agency?

Những yêu cầu của Client đối với Agency có thể kể đến như:

  • Mong muốn được thấu hiểu: Để sự hợp tác giữa client với Agency luôn ổn định, bền vững tạo ra nhữn chiến dịch truyền thông thành công, thì thấy hiểu chính là yếu tố cần đặt lên hàng đầu. Agency không những phải thấu hiểu được ý tưởng, mục tiêu ban đầu đặt ra, mà còn cần thấu hiểu doanh nghiệp và Client của mình.
  • Có số liệu rõ ràng: Khi Client bỏ ra chi phí, họ sẽ yêu cầu số tiền họ bỏ ra sẽ tạo ra được những kết quả rõ ràng. Do đó, trước khi tiến hành chiến dịch truyền thông, Agency cần cung cấp các số liệu và kết quả sẽ đạt được, phản ánh được độ hiệu quả cho Client.
Sự thấu hiểu làm nên thành công trong mối quan hệ hợp tác của Client và Agency
Sự thấu hiểu làm nên thành công trong mối quan hệ hợp tác của Client và Agency
  • Sự nhạy bén và chuyên nghiệp: Bạn là người làm marketing tại Agency thì bạn cần phải có kỹ năng xử lý các tình huống bất ngờ, đảm bảo trong mọi trường hợp tiến độ của chiến dịch phải luôn được đảm bảo. Dó đó, sự nhạy bén và chuyên nghiệp là yếu tô vô cùng cần thiết khi Agency làm việc với Client.
  • Dự trù ngân sách chính xác: Cho dù là Client hay Agency thì chắc hẳn chúng ta đều mong muốn sẽ đem lại doanh thu cho doanh nghiệp của mình. Chính vì vậy, khi đảm nhận các dự án, Agency phải luôn cân nhắc rằng ngân sách sẽ được dự trù ít sai số nhất, từ đó tối ưu hóa doanh thu nhận được.
  • Cung cấp giải pháp: Agency sẽ hiểu rõ và có chuyên môn cao hơn các bộ phận marketing. Do đó, khi có dự án truyền thông lớn các Client thường tìm đến các Agency. Bởi họ mong muốn sẽ tìm giải pháp tối ưu và phù hợp nhất với mục tiêu mà họ đang hướng đến.

>> Xem thêm: Brief là gì? 7 yếu tố tạo nên bản brief hoàn hảo

Tố chất cần có của một người làm việc tại Client

Người làm việc tại Client sẽ cần có các tố chất sau đây:

  • Có kiến thức chuyên môn cao: Đây được xem là điều cần để bạn có thể làm việc tại vị trí ở Client. Cần phải nhớ rằng, khi làm làm việc tại Client, bạn sẽ phải làm rất nhiều công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao, do đó cần có đủ kiến thức để giải quyết các công việc một cách hiệu quả.
  • Am hiểu về công ty: Việc am hiểu về công ty sẽ giúp bạn thực hiện được các công việc hiệu quả, nhanh chóng.
  • Khả năng tư duy cao: Công việc marketing trong Client đòi hỏi sự sáng tạo, khả năng tư duy rất cao. Vì vậy, đây được xem là một tố chất cần có khi làm việc tại Client.
Những kỹ năng cần có khi làm việc tại Client
Những kỹ năng cần có khi làm việc tại Client
  • Khả năng lãnh đạo: Làm việc tại Client bạn sẽ phải phải làm việc với các bên Agency. Do đó, kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp bạn có thể điều hướng công việc như mong muốn và đạt hiệu quả hơn.
  • Kỹ năng giao tiếp: Bạn sẽ phải làm việc với rất nhiều phòng ban trong công ty khách hàng, kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn làm việc kết hợp với các phòng ban dễ dàng. Người có kỹ năng này sẽ thuyết phục được lãnh đạo và đồng nghiệp cùng hợp tác tốt hơn.
  • Kỹ năng đàm phán: Khi làm việc với các phòng ban, đối tác hay các bên Agency bạn sẽ cần có kỹ năng đàm phán tốt để có thể thỏa thuận được kết quả có lợi nhất cho công ty. Ngoài ra, kỹ năng đàm phán tốt cũng sẽ giúp bạn duy trì được các mối quan hệ đối tác của công ty.
  • Kỹ năng phản biện: Bên cạnh các tố chất trên, kỹ năng phản biện cũng vô cùng quan trọng khi làm việc tại Client. Phản biện sẽ giúp các bên hiểu được tính chất công việc của nhau hơn.

>> Có thể bạn quan tâm: Project Manager là gì? Những kỹ năng phải có để trở thành một Project Manager giỏi

Client trong một số lĩnh vực khác

Ở một số lĩnh vực khác Client còn mang nhiều nghĩa đa đạng khác nhau, điển hình như trong lĩnh vực máy tính và game.

Client trong khoa học máy tính

Trong lĩnh vực khoa học máy tính, Client có nghĩa là khách, chỉ đến những thiế bị trong mô hình Client – Server (Khách – Chủ). Các thiết bị Client ở đây có thể là phân cứng hoặc là người dùng.

Client trong khoa học máy tính
Client trong khoa học máy tính

>> Xem thêm: Máy chủ là gì? Server là gì? Vai trò các loại server hiện nay

Ưu và nhược điểm :

Client trong khoa học máy tính mang đến những ưu điểm vượt trội cho người dùng như hạn chế tối đa sự cố, tình trạng quá tải mạng hay dễ dàng mở trộng hệ thống để kết nối mạng. Bên cạnh đó, khi cần truy cập và xử lý dữ liệu mạng từ xa đơn giản dễ dàng hơn.

Bên cạnh những ưu điểm trên, Client – Server vẫn mang một số nhược điểm nên cần phải thường xuyên bảo trị, bảo dưỡng. Đặc biệt, trong quá trình trao đổi dữ liệu các thông tin dễ bị rò rỉ ra bên ngoài.

Sự khác biệt của Client và Server:

Trong lĩnh vực khoa học máy tính, Client và Server đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nếu máy khách Client thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm thông tin để thực hiện các công việc tốt nhất, thì Server là nơi lưu trữ các thông tin mà Client tìm kiếm được. Thiết bị Client chỉ cần có khả năng tra cứu dữ liệu, nhưng Server sẽ yêu cấu hình cao để có đủ khả năng xử lý thông tin từ nhiều thiết bị Client cùng lúc truy xuất các dữ liệu.

so sanh client và server
Client thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm thông tin, Server giúp lưu trữ thông tin

Vai trò:

Mô hình Client – Server sẽ bao gồm các thiết bị như: Máy tính, điện thoại, thiết bị điện tử, máy fax, máy in được gọi chung là má khách hoặc máy trạm (Client) – máy chủ (Server).

Mô hình sẽ cho phép các thiết bị điện tử có thể truyền tải dữ liệu và tệp thông tin tư nhiêu thiết bị khác nhau. Trong đó, Client sẽ không chị trách nhiệm về việc cung cấp dữ liệu mà chỉ sử dụng những thông tin do máy chủ Server truyền đến. Điều này, sẽ giúp người dùng có thể xử lý các công việc từ xa một cách dễ dàng trên các thiết bị.

Nguyên tắc hoạt động:

Mô hình Client – Server sẽ hoạt động theo nguyên tắc mô hình mạng máy tính. Đầu tiên, Client sẽ gửi yêu cầu đến Server, sau khi nhận được yêu cầu máy chủ sẽ trả kết quả ngay lập tức. Quá trình này hoạt động rất nhanh.

Nếu muốn quá trình này được diễn ra giữa Client và Server thì cần phải có giao thức hoạt động. Một số giao thức phổ biến mà bạn nên nắm như: HTTPS, TCP/IP, FTP,… Khi Client đáp ứng được giao thức mà máy chủ đưa ra thì mới có thể nhận được kết quả và thông tin đã được yêu cầu trước đó.

>> Xem thêm: HTTP, HTTPS là gì? Sự khác biệt giữa giao thức HTTP và HTTPS

Client trong game

Khác với lĩnh vực khoa học máy tính, Client trong game được xem là giao diện, hình ảnh, âm thanh trong game. Client trong một game sẽ chứa tất cả các tệp dữ liệu để chạy được game đó, vì vậy Client trong game là yếu tô vô cùng quan trọng.

Client trong game
Client trong game

Game – Client được xem là mạng lưới chơi game kết nối giữa rất nhiều người dùng cá nhân. Mạng lưới này sẽ thu thập điểm số, trạng thái, vị trí người chơi, từ đó, chuyển động từ máy khách đến máy chủ. Game Client không chỉ có ở những giải đấu game lớn, mà ngay cả những giải có quy mô nhỏ cũng dễ dàng bắt gặp mạng lưới này.

Lời kết

Có thể nói, Client và Agency là hai loại hình đặc trưng và tiêu biểu nhất của một doanh nghiệp marketing hiện nay. Qua bài viết trên, Vietnix hy vọng quý bạn đọc sẽ hiểu hơn về hai khái niệm phổ biến Client là gì và Agency là gì, từ đó lựa chọn được một môi trường làm việc phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân mình. 

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hoàng Vui

SEO Specialist
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG