Sử dụng phần mềm mã nguồn mở để thiết kế website được nhiều người ưa chuộng vì tính miễn phí cả về chi phí lẫn bản quyền. Trong bài viết này, Vietnix sẽ tổng hợp gửi đến bạn top 11 phần mềm mã nguồn mở thiết kế website chuyên nghiệp, tốt nhất để bạn có thể tham khảo và lựa chọn.
Phần mềm mã nguồn mở là gì?
Phần mềm mã nguồn mở (Open Source Software) là những phần mềm có mã nguồn (source code) được phát triển và chia sẻ công khai, miễn phí. Do đó, người dùng có quyền truy cập vào mã nguồn, sửa đổi và phát triển nó mà không cần phải thông qua bất kỳ ai.
Phần mềm mã nguồn mở thường được kiểm duyệt bởi các tổ chức uy tín để đảm bảo chất lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn về tối ưu, bảo mật, hiệu suất,… Trái ngược với phần mềm mã nguồn đóng (phần mềm thương mại), phần mềm mã nguồn mở mang đến nhiều cơ hội cho cộng đồng lập trình viên để cùng nhau đóng góp và phát triển.
Top 11 phần mềm mã nguồn mở thiết kế website chuyên nghiệp phổ biến
- WordPress – Phần mềm mã nguồn mở phổ biến nhất
- Magento – Phần mềm thiết kế website thương mại điện tử
- Joomla
- OpenCart – Phần mềm mã nguồn mở thiết kế giỏ hàng
- Drupal – Mã nguồn mở CMS
- JekyII – Trình tạo website tĩnh
- TYPO3 – Phần mềm bán hàng mã nguồn mở
- Microweber – Tạo website bán hàng online
- PyroCMS – PHP CMS được xây dựng cho Laravel
- SilverStripe – CMS mã nguồn mở
- Fork
Hiện nay có rất nhiều phần mềm mã nguồn mở khác nhau, khiến người dùng gặp khó khăn trong việc lựa chọn phần mềm để thiết kế website. Dưới đây là danh sách 11 phần mềm mã nguồn mở phổ biến nhất trên thế giới mà bạn có thể sử dụng để thiết kế website chuyên nghiệp.
1. WordPress – Phần mềm mã nguồn mở phổ biến nhất
WordPress là một trong những phần mềm mã nguồn mở được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Theo thống kê, WordPress chiếm hơn 60% tổng thị phần của tất cả các mã nguồn khác. WordPress rất dễ sử dụng, bạn có thể tạo blog hoặc thậm chí xây dựng trang thương mại điện tử một cách đơn giản.
Bạn không cần phải lo lắng về việc bảo mật vì cộng đồng phát triển luôn thường xuyên cập nhật các tính năng và vá lỗi cho nền tảng này. Hầu hết các blog và website doanh nghiệp, trang tin tức, trang giới thiệu, website bán hàng,… đều sử dụng WordPress để quản lý nội dung.
Cần phải có kiến thức chuyên sâu về lập trình để tùy chỉnh giao diện và chức năng theo ý muốn.
Có thể gặp vấn đề về tương thích về theme và plugin khi các phiên bản mới của WordPress được cập nhật.
2. Magento – Phần mềm thiết kế website thương mại điện tử
Magento là một hệ thống quản trị nội dung mã nguồn mở phổ biến cho các doanh nghiệp kinh doanh online, website thương mại điện tử. Bạn có thể chọn cách lưu trữ trên đám mây hoặc tải xuống phiên bản mã nguồn mở để tự lưu trữ.
Phiên bản cộng đồng (hoặc phiên bản mã nguồn mở) có thể sử dụng miễn phí và tích hợp nhiều tính năng quan trọng để tạo blog hoặc website bán hàng. Đối với người mới, việc sử dụng Magento có thể gặp khó khăn, nhưng đây là một lựa chọn tốt để xây dựng các website thương mại điện tử lớn.
Ví dụ, Tiki trước đây đã sử dụng Magento để phát triển trang web của mình.
Được tối ưu hóa cho doanh nghiệp thương mại điện tử
Khả năng bảo mật cao (cập nhật và vá lỗi thường xuyên)
Đối với đa số người dùng, việc sử dụng Magento có thể gặp khó khăn.
3. Joomla
Joomla là một mã nguồn mở xuất hiện từ năm 2005 và thường được sử dụng cho các website bán hàng, trang thương mại điện tử. Nền tảng này được viết bằng ngôn ngữ PHP và phù hợp với môi trường PHP & MySQL.
Nhờ mã nguồn mở, các lập trình viên có thể dễ dàng thêm các tính năng, điều chỉnh website bán hàng. Bên cạnh đó, Joomla cũng giúp người dùng đơn giản hóa việc đăng tải nội dung trực tuyến và quản lý các bài viết một cách thuận tiện.
4. OpenCart – Phần mềm mã nguồn mở thiết kế giỏ hàng
OpenCart là một CMS mã nguồn mở dành riêng cho các website kinh doanh bán hàng online. OpenCart được xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình PHP kết hợp mô hình MVC mang đến nhiều tính năng quan trọng cho việc kinh doanh trực tuyến của các doanh nghiệp.
Quản lý nhiều cửa hàng cùng lúc dễ dàng và thuận tiện.
Tùy chỉnh giao diện linh hoạt.
Hỗ trợ affiliate marketing và nhiều ngôn ngữ.
Thuận tiện trong việc thực hiện sao lưu và khôi phục dữ liệu.
Đầy đủ tính năng cần thiết cho một website, kèm theo các chức năng đặc biệt cho trang thương mại điện tử.
Thao tác đơn giản.
Dễ gặp lỗi.
Cần tích hợp và bổ sung thêm nhiều tính năng hơn.
Module chưa linh hoạt, còn cứng nhắc.
5. Drupal – CMS mã nguồn mở
Drupal được đánh giá là một trong những phần mềm mã nguồn mở hàng đầu dành cho việc thiết kế website doanh nghiệp. Drupal được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và nhiều loại cơ sở dữ liệu như PostgreSQL, MySQL, MariaDB, MongoDB hoặc Microsoft SQL Server.
Drupal cung cấp các module để mở rộng chức năng của website, tuy nhiên, việc sử dụng có thể gặp khó khăn. Vì vậy, trước khi bắt đầu, bạn hãy tham khảo tài liệu hướng dẫn để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Hỗ trợ đa ngôn ngữ.
Khả năng mở rộng tốt.
Bảo mật và an toàn.
Nội dung được tổ chức, sắp xếp một cách khoa học.
Hệ thống quản trị nội dung đa năng.
Không phù hợp để tạo blog.
Giao diện không thân thiện.
Các module còn hạn chế.
6. JekyII – Trình tạo website tĩnh
Jekyll thực chất không phải là một hệ thống quản trị nội dung chính thức mà là một công cụ tạo trang web tĩnh. Bạn có thể sử dụng Jekyll kết hợp với GitHub để lưu trữ website miễn phí. Đây là lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn tạo một trang portfolio đơn giản hoặc một trang chứa thông tin cơ bản. Bên cạnh Jekyll, bạn cũng có thể xem xét một công cụ tạo trang web tĩnh mã nguồn mở khác, đó là Hugo.
Lưu trữ website với GitHub Pages miễn phí.
Công cụ tạo website tĩnh được tối ưu hóa.
Cập nhật và vá lỗi thường xuyên giúp bảo mật tốt.
Khó tùy chỉnh và mở rộng.
Có thể không dễ sử dụng đối với người mới.
7. TYPO3 – Phần mềm bán hàng mã nguồn mở
TYPO3 là CMS mã nguồn mở dễ sử dụng và hiệu quả, không cần bảo trì thường xuyên, phù hợp cho website doanh nghiệp. TYPO3 viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP, có thể chạy trên nhiều máy chủ web và hệ điều hành khác nhau.
Thân thiện với người dùng
Đảm bảo an toàn
Mở rộng và phát triển website dễ dàng khi có nhu cầu
Còn thiếu nhiều tính năng
8. Microweber – Tạo website bán hàng online
Microweber là lựa chọn tốt nếu bạn muốn một phần mềm mã nguồn mở đơn giản, giúp bạn quản lý nội dung nhanh chóng và dễ dàng. Nó hỗ trợ tích hợp thương mại điện tử, mặc dù có một số hạn chế. Bên cạnh đó, Microweber còn cung cấp cho bạn nhiều mẫu trang web hiện đại.
Sử dụng và quản lý dễ dàng
Hệ thống và quản trị nội dung CMS đa năng
Không được cập nhật thường xuyên, có thể gây ra rủi ro về bảo mật cho website.
9. PyroCMS – PHP CMS được xây dựng cho Laravel
PyroCMS là một nền tảng PHP dựa trên khung Laravel, với giao diện CMS trực quan và kiến trúc module linh hoạt. Điều này khiến nó trở nên phổ biến hơn, cung cấp cho nhà phát triển sự sáng tạo trong việc đáp ứng yêu cầu của các dự án web.
Nếu bạn muốn tạo một blog đơn giản và trang nhã mà không cần nhiều chức năng phức tạp, thì PyroCMS là lựa chọn phù hợp.
CMS linh hoạt có thể tùy chỉnh hoàn toàn theo yêu cầu của dự án.
Hỗ trợ tích hợp mở rộng của bên thứ ba cho PHP CMS.
Thiết lập và cài đặt dễ dàng với vài lệnh.
Thiết kế chủ yếu tập trung vào việc làm cho mọi thứ trở nên đơn giản.
Giao diện người dùng tốt.
Sự kết hợp chặt chẽ với khung Laravel có thể giới hạn các lựa chọn
10. SilverStripe – CMS mã nguồn mở
Silverstripe là một CMS mã nguồn mở dựa trên PHP dễ dàng phát triển và sử dụng bởi các biên tập nội dung và người quản trị website.
Silverstripe kết hợp sức mạnh của Joomla và tính đơn giản của WordPress trong một gói. Không chỉ là một CMS mã nguồn mở với giao diện đơn giản, Silverstripe còn là một khung đầy đủ giúp hệ thống này trở nên linh hoạt và dễ mở rộng, phù hợp với tất cả nhu cầu kinh doanh của bạn.
Thiết kế linh hoạt
Hỗ trợ đa ngôn ngữ
Cung cấp cho người dùng nhiều tính năng và tiện ích hấp dẫn
Dễ dàng sử dụng
Có thể gặp hạn chế trong việc điều chỉnh và mở rộng
Tương đối an toàn
Xem thêm: Công cụ tạo website miễn phí
11. Fork
Fork là một CMS mã nguồn mở cơ bản xuất hiện từ năm 2010 với một số tiện ích mở rộng có sẵn. Fork là lựa chọn phù hợp nếu bạn muốn một CMS dễ dàng tích hợp với các tiện ích mở rộng và theme có ích.
Giao diện được đánh giá thân thiện và dễ sử dụng.
An toàn với việc cập nhật và vá lỗ hổng thường xuyên.
Số lượng tiện ích mở rộng và theme có sẵn ít.
Lời kết
Hy vọng những thông tin về các phần mềm mã nguồn mở để thiết kế website ở trên sẽ giúp bạn chọn được phần mềm phù hợp với doanh nghiệp của mình. Nếu còn điều gì chưa rõ, hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ giải đáp cụ thể.