PHP
PHP

Trang chủ

2 cách cài đặt LAMP và cấu hình PHP trên Ubuntu nhanh chóng

PHP, viết tắt của Hypertext Preprocessor, là ngôn ngữ lập trình script phía máy chủ được thiết kế đặc biệt cho phát triển web. Điểm nổi bật của PHP so với các ngôn ngữ khác là khả năng tương thích với nhiều loại cơ sở dữ liệu và chạy mượt mà trên các máy chủ web. Tại Vietnix, chúng tôi không chỉ giới thiệu những khái niệm cơ bản về PHP mà còn cung cấp các ví dụ thực tế giúp bạn dễ dàng hiểu và áp dụng PHP vào việc phát triển website. Bên cạnh đó, Vietnix cũng thường xuyên cập nhật các bài viết mới về tính năng, mẹo và thủ thuật lập trình, giúp bạn giải quyết các thách thức phức tạp, từ đó không ngừng nâng cao và hoàn thiện kỹ năng lập trình của mình.
html
CSS
javascript
sql
python
php
c
c++
bootstrap
react
mysql
reactjs
vuejs
Javascript Tutorials
17/06/2024
9 phút đọc
Theo dõi Vietnix trên

2 cách cài đặt LAMP và cấu hình PHP trên Ubuntu nhanh chóng

LAMP stack là nền tảng của các hosting website sử dụng chủ yếu Linux. LAMP stack là giải pháp máy chủ linh hoạt, được kết hợp từ 4 lớp giải pháp phần mềm riêng lẻ. Các thành phần này, được sắp xếp theo các lớp hỗ trợ lẫn nhau, tạo thành các stack phần mềm. Các website và ứng dụng web chạy trên nền tảng của các stack cơ bản này. Hãy cùng Vietnix tìm hiểu thêm về cách cài đặt LAMP và cấu hình PHP trên Ubuntu qua bài viết sau đây.

LAMP là gì?

LAMP là một bộ phần mềm mã nguồn mở phổ biến, bao gồm hệ điều hành Linux, máy chủ web Apache, hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL và ngôn ngữ lập trình PHP.

Các thành phần chính trong LAMP
Các thành phần chính trong LAMP

PHPngôn ngữ lập trình để viết và phát triển web (Server Side Scripting Language). PHP ban đầu được phát triển bởi Rasmus Lerdorf vào năm 1994 để duy trì trang web cá nhân của mình, với tên gọi là Personal Home Page (PHP). Sau đó, ông đã thêm tính năng giao tiếp với biểu mẫu web và kết nối với cơ sở dữ liệu, và đổi tên thành PHP: Hypertext Preprocessor. PHP được viết bằng ngôn ngữ C.

Để kiểm tra các trang PHP, cần có một máy chủ. Cơ sở dữ liệu MySQL cũng cần thiết để quản lý hoặc lưu trữ dữ liệu. Người dùng hoàn toàn có thể tự tạo cho mình một webpage cho việc testing bằng cách cài đặt local web server cho riêng mình.

LAMP về cơ bản là một tập hợp các phần mềm cần thiết để tạo trang web động và ứng dụng web. Những công cụ này đủ mạnh để bạn không cần bất kỳ công cụ nào khác. Điều thú vị về LAMP là tất cả các công cụ trong đó đều miễn phí và mã nguồn mở.

Các thành phần của LAMP:

  • Linux: hệ điều hành dạng UNIX, mã nguồn mở miễn phí phân phối và phát triển. Tất cả các hệ điều hành dựa trên Linux đều có cung cấp package LAMP.
  • Apache: là HTTP server dụng để xử lý các request HTTP từ webpage. Là một trong các web server được dùng phổ biến nhất toàn cầu. Hiện tại đang được duy trì vận hành và phát triển bởi Apache Software Foundation.
  • MySQL: đóng vai trò trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu (RDBMS) thuộc package LAMP, giúp lưu trữ và xử lý dữ liệu hiệu quả.
  • PHP: server-side scripting language dùng để tương tác web server. Thường được nhúng vào code HTML.

Mọi người cũng xem:

2 cách cài đặt LAMP và cấu hình PHP trên Ubuntu

Lưu ý: Ở thời điểm của bài viết, hệ điều hành Ubuntu tối thiểu phải là phiên bản 14.04 trở lên.

Cách 1: Cài đặt các thành phần LAMP chung với nhau

Để cài đặt LAMP và cấu hình PHP trên Ubuntu đầu tiên hãy mở Terminal bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + T. Chạy lệnh cập nhật danh sách các gói có sẵn trong kho lưu trữ của hệ thống:

sudo apt-get update

Tiến hành cài LAMP bundle:

sudo apt-get install lamp-server
Dùng lệnh AIO để cài LAMP
Dùng lệnh AIO để cài LAMP

Chờ đển khi có thông báo thành công là bạn đã hoàn tất cài đặt LAMP.

Cách 2: Cài đặt các thành phần LAMP riêng lẻ

Bước 1: Cài Apache 2

Để cài đặt Apache 2 trên Ubuntu, bạn có thể sử dụng trình quản lý gói APT. Mở một cửa sổ Terminal và chạy lệnh sau:

sudo apt-get install apache2

Sau khi Apache 2 được cài đặt, bạn có thể khởi động dịch vụ bằng lệnh sau:

sudo systemctl start apache2

Hoặc dùng lệnh: sudo service apache2 restart

PY3
Khởi động lại dịch vụ apache2 để hệ thống nhận cấu hình

Sau đó hãy mở trình duyệt và kiểm tra xem dịch vụ đã cài hoàn tất chưa, bằng cách gõ URL sau: http://localhost

PY2
Kiểm tra cài đặt thành công

Nếu kết quả tương tự hình trên, nghĩa là bạn đã cài thành công. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn gặp lỗi “Could not determine server” thì hãy thử chạy lệnh sau trong Terminal:

echo “ServerName localhost” | sudo tee /etc/apache2/conf-available/fqdn.conf&& sudo a2enconf fqdn

Sau đó kiểm tra lại lần nữa.

Bước 2: cài PHP và MySQL

Trong các bản mới gần đây (Ubuntu 20.04 trở đi) PHP đuợc cài sẵn PHP version 7.4. Do đó bạn chỉ cần kiểm tra sơ bộ và tiếp tục cài MySQL. Nếu bạn vẫn đang dùng Ubuntu version cũ thì có thể cài cả 2 theo cách sau:

sudo apt-get install mysql-server libapache2-mod-auth-mysql php5-mysql
PY4
Cài đặt mysql-server

Kiểm tra PHP có đang chạy hay không:

  • Theo đường dẫn /var/www/ và tạo một file có đuôi .php (ví dụ test.php).
  • Mở file, nhập <?php phpinfo(); ?>, lưu file lại.
  • Mở trình duyệt, nhập đường dẫn http://localhost/test.php

Nếu ra kết quả tương tự hình sau, nghĩa là php đã cài thành công.

PY5
Kiểm tra thông tin về PHP

Bước 3: Thiết lập password MySQL

Mở Terminal lên và gõ như sau:

mysql -u root                                                                                                                  // MySQL console will open up
mysql> SET PASSWORD FOR ‘root’@’localhost’ = PASSWORD(‘yourpassword’)     //Open phpMyAdmin portal

Trong trình duyệt, gõ http://localhost/phpmyadmin. Trong đó user name của bạn sẽ là root và mật khẩu là password.

PY6
Kiểm tra MySQL qua giao diện phpMyAdmin

Bước 5: Cấu hình PHP (file php.ini)

Chỉnh sửa file php.ini là cách nhanh nhất mà hiệu quả cho các chức năng của PHP. File php.ini được đọc mỗi khi PHP được khởi tạo, nói cách khác là mỗi khi httpd được khởi động lại.

Vị trí file sẽ nằm trong đường dẫn sau: /etc/php5/apache/php.ini.

Bước 6: Những mục cần thay đổi trong file php.ini

  • short_open_tag = off

Cặp <? ?> còn gọi là short open tag (thẻ mở đầu ngắn), nếu bạn muốn dùng các chức năng của XML, cần phải đưa default value về off.

  • disable_functions=[function1, ……]

PHP có khả năng vô hiệu hóa các chức năng đã chọn vì lý do bảo mật.

PY8
Dòng lệnh tắt các hàm/chức năng disable_functions
  • max_execution_time = 30

Dòng lệnh này sẽ khiến đoạn script “time out” ở safe mode khi vượt quá giới hạn. Trong hệ điều hành Windows, đoạn script sẽ bị hủy dựa trên mức tiêu thụ bộ nhớ thay vì thời gian.

PY9
Tuỳ chỉnh thời gian hoạt động ở safe mode
  • error_reporting =E_ALL & ~E_NOTICE 

Mặc định giá trị này là để báo cáo tất cả lỗi gặp phải, người dùng không nên thay đổi gì ở đây.

  • error_prepend_string = [“<font color = ff0000>”]

Cờ này in ra thông báo lỗi với những màu khác với các văn bản thường (người dùng có thể chỉnh chọn màu cờ tùy ý). Bạn cũng có thể chỉnh cho giá trị cờ nháy và bạn dễ dàng tìm thấy thông báo lỗi đang gặp phải.

PY10
Tuỳ chỉnh thông báo lỗi
  • variables_order = EGPCS 

Dòng này thể hiện thứ tự thực thi từ trái sang phải các biến gồm Environment, GET, POST, COOKIE và SERVER.

Lời kết

Vietnix hy vọng nội dung bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách cài đặt LAMP và cấu hình PHP trên Ubuntu. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại vietnix.vn để hiểu hơn về lập trình, chúc bạn thành công!

Cao Lê Viết Tiến

PHP Leader
tại
Vietnix

Kết nối với mình qua

Icon Quote
Icon Quote

Học lập trình online cùng vietnix

Học lập trình online cùng Vietnix

PHPXem thêmThu gọn