NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
17/08/2023
Lượt xem

Google Panda là gì? Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục

17/08/2023
13 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (52 bình chọn)

Được ra mắt lần đầu vào năm 2011, Google Panda là thuật toán quan trọng của Google, được thiết kế nhằm cải thiện chất lượng của kết quả tìm kiếm thông qua việc xử lý các website có nội dung kém chất lượng hoặc spam. Vậy Google Panda là gì? Tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Google Panda là gì?

Google Panda là một thuật toán của Google về SEO, ra mắt vào tháng 2 năm 2011. Mục tiêu chính của Google Panda là đánh giá chất lượng nội dung trên các website, loại bỏ những nội dung spam, sao chép, website chất lượng thấp trong kết quả tìm kiếm tự nhiên.

Thuật toán Google Panda
Thuật toán Google Panda

Ngoài ra, Google Panda ảnh hưởng đến thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm, cho phép Google hiển thị các kết quả phù hợp và hữu ích nhất cho người dùng.

Nếu website của bạn bị ảnh hưởng bởi Google Panda, có thể do nội dung không đủ thuyết phục với Google. Ngay cả khi website đang tăng trưởng tốt, nếu không đáp ứng yêu cầu chất lượng, nó có thể bị Google Panda phạt và giảm thứ hạng trên kết quả tìm kiếm.

Cùng tham khảo thêm một số thuật toán Google có thể bạn quan tâm:

7 nguyên nhân ảnh hưởng từ Onpage

#1 – Thin content

Thin content được hiểu là những nội dung ngắn, có chất lượng thấp. Những lỗi khiến nội dung bị đánh giá thấp có thể kể đến như nội dung sao chép từ website khác; nội dung không có giá trị, hữu ích cho người dùng; các bài viết không liên quan đến lĩnh vực chính của website,…

#2 – Duplicate Content

Duplicate Content là hiện tượng nội dung bị sao chép xuất hiện ở nhiều nơi trên Internet. Thường gặp khi mọi người không biết viết gì hoặc miêu tả sao cho bài viết của mình, nên phải sao chép nội dung từ nguồn khác. Đây là vấn đề nghiêm trọng và có thể gây hại cho website của bạn. 

Duplicate content
Duplicate content

Trùng lặp nội dung cũng có thể xảy ra trên chính website của bạn khi có nhiều trang chứa cùng một nội dung hoặc rất ít sự biến đổi giữa các trang.

Google xem xét sự trùng lặp nội dung dựa trên nội dung từng trang, thẻ Meta Description, thẻ Heading, code HTML, khung giao diện và thiết kế của trang. 

Content được Google định nghĩa là toàn bộ code HTML trên website. Nếu nội dung HTML của bạn không đạt unique đến 51% thì website có thể bị coi là trùng lặp. Khung thiết kế mặc định của website mỗi trang giống nhau cũng là trùng lặp. 

#3 – Content kém chất lượng

Content kém chất lượng là những content không được phân tích chuyên sâu, cung cấp ít giá trị cho người đọc, thiếu ý, trình bày ngắn, không mở rộng chủ đề,…

#4 – Authority của website còn thiếu

Website dễ bị ảnh hưởng bởi Google Panda nếu nội dung được tạo ra từ những nguồn không xác minh Entity, thiếu authority và độ trust cho người dùng.

Authority của website còn chưa có độ trust
Authority của website còn chưa có độ trust

#5 – Content farming

Content farming được hiểu là những website spam, copy nội dung từ website khác. Sau đó, nhồi nhét từ khóa và thực hiện tối ưu SEO tốt hơn website gốc.

Các website sử dụng content farming không tập trung vào việc cung cấp giá trị cho người đọc mà mục đích là để tăng thứ hạng từ khóa nhanh chóng trên công cụ tìm kiếm.

#6 – Website chứa nhiều nội dung quảng cáo

Những website này thường có rất ít nội dung, không cung cấp nhiều giá trị cho người đọc và chủ yếu được tạo ra để kiếm tiền từ quảng cáo.

Website chứa nhiều nội dung quảng cáo
Website chứa nhiều nội dung quảng cáo

#7 – Dính lỗi Schema

Google yêu cầu thông tin bạn khai báo trong schema phải đúng với nội dung trên website của bạn.

Ví dụ, nếu bạn khai báo trong Schema rằng website của bạn có 200 lượt đánh giá và đạt 5 sao thì các thông số này phải hiển thị đúng như vậy trên website thật của bạn.

Nếu thông tin khai báo trong Schema trong khớp với website thật, Google có thể phạt bạn sau khi thu thập dữ liệu về website. 

2 nguyên nhân ảnh hưởng từ Offpage

#8 – Spin content

Spin Content là hình thức trộn nhiều nội dung lại để tạo ra những bài viết mới đã bị Google xem như nội dung rác. Google liên tục cập nhật các thuật toán, đặc biệt là Google Panda để loại bỏ những nội dung này khỏi kết quả tìm kiếm.

#9 – Ăn thịt từ khóa

Ăn thịt từ khóa hay Keyword Cannibalization chính là hiện tượng bạn tạo ra nhiều bài viết sử dụng cùng một từ khóa hoặc cùng một chủ đề. Điều này khiến các trang không thể đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.

Google Panda ưu tiên các trang duy nhất và khác biệt. Nếu bạn có nhiều trang cùng tối ưu chung một từ khóa hoặc chủ đề thì Google khó xác định được trang nào nên xếp hạng cao.

Để kiểm tra các từ khóa có ăn thịt lẫn nhau hay không, bạn có thể sử dụng công cụ Screaming Frog hoặc search trực tiếp trên Google với cú pháp “site:domain + keyword”.

Ví dụ: Bạn tìm kiếm cụm từ “site:vietnix.vn hosting giá rẻ” sẽ thấy nhiều trang khác cũng đang tối ưu cho từ hosting giá rẻ.

Dấu hiệu nhận biết website dính Google Panda

Để nhận biết website có dính Google Panda hay không, bạn có thể dựa vào 2 dấu hiệu sau đây:

Organic traffic có dấu hiệu giảm dần

Organic traffic giảm là dấu hiệu dễ nhận biết và thường gặp nhất. Ban đầu, bạn có thể không thấy tác động nhiều từ việc giảm traffic. Nhưng sau vài tuần hoặc 1, 2 tháng, bạn sẽ nhận ra mức giảm traffic trở nên ngày càng nghiêm trọng do ảnh hưởng của Google Panda.

Organic traffic giảm dần theo thời gian
Organic traffic giảm dần theo thời gian

Nếu website có nội dung trùng lặp nhưng không nhiều, thì Google Panda sẽ không phạt ngay. Chỉ khi mức trùng lặp lên đến 20% – 30% mới khiến traffic giảm mạnh.

Bạn cần lưu ý rằng, thuật toán Penguin và Panda có sự khác nhau về hình phạt. Panda có hình phạt từ từ, dần dần giảm traffic. Trong khi đó, Penguin có hình phạt ngay lập tức và giảm traffic một cách đáng kể.

Traffic bị giảm 50% so với cùng kỳ

Dấu hiệu khác để nhận biết Google Panda là khi website đang hoạt động tốt nhưng đột nhiên mất đi 50% traffic. Kết quả là website rơi từ vị trí đầu tiên trên trang 1 xuống cuối trang 1 hoặc thậm chí trang 2. Lúc này, vẫn có organic traffic nhưng rất ít và không đáng kể.

Traffic có dấu hiệu giảm nhiều so với cùng kì 30 ngày trước
Traffic có dấu hiệu giảm nhiều so với cùng kì 30 ngày trước

Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng nếu website của bạn bị giảm traffic thì nó đang an toàn. Google có thể mất vài tháng để ghé thăm và thu thập dữ liệu. Nếu một lúc nào đó bạn thấy từ khóa bị biến mất trong kết quả tìm kiếm thì đã quá muộn.

Cách khắc phục website bị Google Panda phạt

Các SEOer thường cho rằng khắc phục các website bị phạt bởi Google Panda sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, bản cập nhật Panda tập trung chủ yếu vào chất lượng website và nội dung. Do đó, các cách khắc phục thường xoay quanh việc cải thiện chất lượng website đó. Cụ thể như sau:

Cách khắc website bị dính Google Panda
Cách khắc website bị dính Google Panda

Tận dụng kỹ thuật Noindex và thẻ Canonical

Để ngăn việc index nội dung trùng lặp hoặc trùng lặp ít và các vấn đề khác trên website nội bộ, bạn có thể áp dụng hai kỹ thuật Noindex và thẻ Canonical.

Kỹ thuật noindex sẽ ngăn các trang không mong muốn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Điều này giúp tránh việc nội dung trùng lặp hoặc nội dung ít giá trị bị index.

Còn kỹ thuật thẻ Canonical giúp thông báo cho công cụ tìm kiếm biết rằng URL hiện tại là bản sao của URL gốc mà bạn muốn công cụ tìm kiếm hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Nhờ hai kỹ thuật này, bạn có thể giảm thiểu các vấn đề liên quan đến nội dung trùng lặp và cải thiện chất lượng website của mình.

Tiến hành audit nội dung kém chất lượng

Google Panda là một thuật toán hoạt động liên tục để loại bỏ các website có content kém chất lượng hoặc thin content. Nó đánh giá chất lượng website bằng cách xem xét nhiều trang trong đó và điều chỉnh thứ hạng phù hợp. Điểm số thứ hạng dựa vào chất lượng nội dung của website. Vì vậy, điều quan trọng là cải thiện nội dung chất lượng trên website.

Loại bỏ content kém chất lượng và thin content là cần thiết không chỉ để tối ưu hóa SEO mà còn vì mục đích mang đến lợi ích cho người dùng. Đảm bảo rằng khi họ truy cập vào website của bạn, họ sẽ tìm thấy nội dung hấp dẫn, có giá trị và đáp ứng được nhu cầu.

Cách để loại bỏ content kém chất lượng là thực hiện chiến lược “Giữ – Bỏ”. Hãy cải thiện những phần content cần thiết và nếu không thể cải thiện hoặc nội dung đó không có giá trị cho người dùng, hãy để noindex.

Duy trì chất lượng nội dung ở mức cao là rất quan trọng để tránh bị ảnh hưởng bởi các thuật toán kiểm tra chất lượng của Google, điển hình là Panda.

Chiến lược “Giữ – Bỏ” giúp cải thiện chất lượng nội dung, đảm bảo người dùng tìm thấy những thông tin hữu ích và Google chỉ index những phần nội dung quan trọng nhất.

Tóm lại, mục tiêu là mang đến cho người dùng những website tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu của họ.

Cùng tham khảo ngay một số bài viết về cách Audit Content chuẩn SEO có thể bạn quan tâm:

Tổng hợp audit chất lượng tổng thể website

Để khắc phục website bị Google Panda phạt, ngoài việc loại bỏ các content kém chất lượng, bạn cũng cần xây dựng kế hoạch khắc phục toàn bộ content như:

  • Nâng cao chất lượng cho content.
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng (UX) bằng cách giảm banner quảng cáo vô nghĩa và hạn chế các form gây rối mắt,…

Tập trung nâng cao chất lượng tổng thể của website là rất quan trọng.

Để tránh bị ảnh hưởng bởi Google Panda, hãy phát triển độ nhận diện thương hiệu và xây dựng website của bạn trở thành nguồn thông tin đáng tin cậy, với nội dung chất lượng, mang lại nhiều giá trị cho người đọc.

2 công cụ khắc phục thuật toán Google Panda

Để tránh phạt của Google khi làm SEO, đặc biệt là liên quan đến sao chép bài viết, bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra hỗ trợ sau đây:

Copyscape

CopyScape là công cụ trả phí giúp bạn theo dõi nội dung đã sao chép từ trang khác hoặc những nội dung trên trang của bạn bị sao chép. Bạn cần lưu ý cột Risk, nếu bài viết có màu đậm thì chứng tỏ đó là nội dung bị sao chép nhiều nhất.

Công cụ Copyscape
Công cụ Copyscape

Bạn cần sửa chữa các trang bị đánh giá màu đậm để tránh bị phạt bởi Google Panda.

Siteliner

Công cụ Siteliner cũng là công cụ trả phí, nó hỗ trợ tìm nội dung copy dựa trên gốc domain của bạn (Duplicate content on your site).

Công cụ Siteliner
Công cụ Siteliner

Lời kết

Trên đây là những thông tin chia sẻ xoay quanh vấn đề Google Panda là gì. Hy vọng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Việc tuân thủ các yêu cầu của thuật toán Google Panda có thể giúp bạn cải thiện thứ hạng của website và duy trì sự ổn định trong thời gian dài trên kết quả tìm kiếm. Chúc bạn thành công.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hoàng Vui

SEO Specialist
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG