Mọi người thường nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ quen thuộc là host và server. Trên thực tế, mặc dù cả hai có mối tương quan mật thiết và đều đóng vai trò quan trọng đối với sự vận hành của một website, nhưng đây lại là hai khái niệm khác nhau. Cùng Vietnix tìm hiểu rõ hơn về host và server qua bài viết được chia sẻ dưới đây.
Khái niệm Host là gì?
Host (hay còn được gọi là network host) là thuật ngữ dùng để chỉ một máy tính kết nối với một mạng máy tính, được xác định bởi một định danh riêng. Nói cách khác, Host là bất kỳ một máy tính có tương tác hoặc kết nối với các thiết bị khác trong mạng máy tính và được định danh với địa chỉ IP riêng.
Trong đó, một mạng máy tính sẽ bao gồm nhiều thiết bị, mỗi thiết bị sở hữu một địa chỉ IP – Internet Protocol nhất định. Ngoài ra, mỗi một thiết bị lại có phần mềm riêng để nó có thể thực hiện được mục đích của mình trong mạng máy tính. Khi đó, địa chỉ IP có vai trò định danh thiết bị khi thiết bị đó tương tác, giao tiếp với thiết bị khác trong mạng.
Các host khác nhau thay vì số IP có thể có thêm hostname. Nếu rơi vào trường hợp này, DNS (viết tắt của Domain Name System) sẽ đảm nhận nhiệm vụ chuyển đổi hostname sang địa chỉ IP để thiết bị có thể đọc và nhận diện được.
Cần lưu ý rằng, không phải thiết bị nào cũng được gọi là host. Bởi, các hub, router hay switch cũng ở trong mạng, nhưng chúng lại không phải host vì không có địa chỉ IP.
Khái niệm Server là gì?
Server (hay máy chủ của máy tính) là phần mềm hoặc phần cứng được kết nối qua Internet hay mạng máy tính. Trên server sẽ được cài đặt một số phần mềm hoặc máy tính chuyên dụng, thậm chí là nhiều máy tính có kết nối mạng với nhau, từ đó lưu trữ và cung cấp tài nguyên cho những thiết bị khác khi truy cập vào.
Như đã đề cập ở trên, một thiết bị ở trong mạng không hẳn sẽ là một host, mà các thiết bị sử dụng dịch vụ server – hay còn gọi là client, cũng có thể là phần cứng hoặc phần mềm.
Nói một cách đơn giản, server sẽ tích hợp nhiều tính năng ưu việt hơn so với máy tính bình thường và được tối ưu hóa quá trình lưu trữ cùng như xử lý dữ liệu. Không chỉ dừng lại tại đó, server còn đảm nhiệm vai trò cung cấp tài nguyên và lưu trữ thông tin cho các client trên cùng một mạng hoặc Internet cùng sử dụng.
Một server có thể phục vụ nhiều client và ngược lại, các client cũng được phép nhận dịch vụ từ nhiều server. Ngoài ra, sever và client còn có thể đồng thời nằm trong một thiết bị hoặc nằm ở trong các thiết bị khác nhau.
Nếu bạn muốn vận hành một dịch vụ trên Internet, chẳng hạn như: ứng dụng, website, trò chơi online… bạn đều phải thông qua một server nào đó. Bởi lẽ, server chính là nền tảng cơ bản của tất cả các dịch vụ trên Internet.
Phân loại Server
Người ta thường phân loại server dựa trên phương pháp xây dựng hệ thống máy chủ và dựa trên chức năng.
Phân loại dựa trên phương pháp xây dựng hệ thống máy chủ sẽ có các loại server như sau:
- Dedicated Server: Loại server này có thể chạy trên phần cứng và các thiết bị như: Card mạng, HDD, RAM hay CPU.
- VPS: VPS là server được tạo nên bởi các ứng dụng công nghệ hóa ảo, có vai trò chia tách một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo và các máy chủ ảo sẽ có các tính năng tương tự với máy chủ gốc.
- Cloud Server: được tạo nên từ nhiều máy chủ vật lý cùng nằm chung trên hệ thống SAN. Hay nói cách khác, cloud server chính là hệ thống máy chủ đám mây, mỗi máy chủ đám mây sẽ tương tự một cơ sở hạ tầng cảo, có chức năng lưu trữ và xử lý thông tin.
Các loại server được phân loại dựa trên chức năng sẽ bao gồm:
- Database servers (máy chủ cơ sở dữ liệu): Đây là loại máy chủ có chức năng lưu trữ và quản lý dữ liệu mà các thiết bị trong mạng sử dụng.
- File servers (máy chủ file): Là loại máy chủ đảm nhận vai trò lưu trữ và quản lý file dữ liệu, đồng thời cho phép các thiết bị khác trong mạng máy tính có thể truy cập file dữ liệu đó.
- Mail servers (máy chủ mail): Có chức năng nhận email từ xa và từ người dùng cục bộ, đồng thời chuyển tiếp email đến người nhận.
- Print servers (máy chủ in): Quản lý các yêu cầu in cũng như thông báo trạng thái chờ máy in cho người dùng.
- Web servers (máy chủ trò chơi): Chương trình được thiết kế với mục đích chính là phục vụ cho các file HTML hoặc các trang (ví dụ như trình duyệt web).
- Application servers (máy chủ ứng dụng): Các chương trình cung cấp logic cho ứng dụng trong mạng.
Mặc dù được phân loại thành nhiều loại server khác nhau, nhưng tất cả server đều có nhiệm vụ chung là quản lý, lưu trữ dữ liệu, chia sẻ và trao đổi tài nguyên.
Chức năng của host và server
Khi bạn tạo ra một website và muốn sử dụng các tính năng của website đó, bạn không thể không có hosting. Bởi lẽ, chỉ khi có hosting, người khác mới có thể truy cập và đọc được các thông tin trên trang web của bạn. Từ đó, hosting giúp bạn thu hút và tiếp cận khách hàng thông qua địa chỉ IP hoặc tên miền.
Đồng thời, mỗi một website đều không thể thiếu các dịch vụ lưu trữ trên máy chủ nhất định, nhất là khi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tác vụ truy xuất của khách hàng. Vì thế, một server tốt, thân thiện với người dùng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi truy cập website của bạn.
Nói tóm lại, host sẽ đóng vai trò chia sẻ và tiêu thụ tài nguyên mạng, trong khi đó, server có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ và chia sẻ tài nguyên mạng. Như vậy, bạn có thể cần có cả hosting và server để website có thể hoạt động một cách hiệu quả, ổn định.
So sánh host và server chi tiết nhất
Với những khái niệm, chức năng của host và server được chia sẻ bên trên, bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt của hai thuật ngữ này.
- Host: Là một thiết bị có kết nối với mạng máy tính. Host có chức năng chia sẻ và tiêu thụ tài nguyên trong mạng.
- Server: Có thể là một phần cứng hoặc một phần mềm, có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ hoặc chương trình nào đó trong mạng máy tính. Như vậy, server sẽ cung cấp và chia sẻ tài nguyên mạng.
Mặc dù là hai khái niệm khác nhau, nhưng cả host và server đều là những thành phần quan trọng cần có trong một mạng để mạng đó có thể hoạt động một cách ổn định và hiệu quả.
Hướng dẫn mua server chất lượng
Server đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì thế bạn cần phải lựa chọn một cách kỹ lưỡng trước khi quyết định đăng ký sử dụng. Bởi lẽ, một dịch vụ server dù có đắt tiền đến đâu nhưng không đáp ứng được những yếu tố kỹ thuật bắt buộc và phù hợp với nhu cầu phát triển của bạn thì cũng sẽ trở nên vô nghĩa.
Trước tiên hãy xác định một server và đánh giá tầm quan trọng của vài tính năng cơ bản và mức độ sử dụng của chúng.
Bảo mật cũng là một yếu tố cần bạn phải xem xét kỹ lưỡng bởi nó có khả năng bảo vệ và khôi phục dữ liệu cho hệ thống của bạn. Bên cạnh đó, mức độ bảo mật của dữ liệu trong email, đám mây và khả năng sao lưu những hoạt động năm trong mạng cũng thứ mà bạn cần cân nhắc.
Đừng quên xem xét loại bộ nhớ trong và dung lượng của chúng, bởi đây là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của hệ thống cũng như các phương thức nhập/xuất.
Đồng thời, yếu tố quan trọng nhất mà bạn không thể bỏ qua chính là đơn vị cung cấp server chất lượng. Một đơn vị cung cấp uy tín sẽ đáp ứng được tất cả các tiêu chỉ kể trên, thậm chí có khả năng mang lại cho bạn những gói server ổn định, hỗ trợ và tư vấn khách hàng chu đáo với giá cả phải chăng nhất.
Nên mua host và server ở đâu?
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị uy tín để mua host và server, bạn có thể tham khảo tại Vietnix. Vietnix là nơi cung cấp những gói hosting và thuê máy chủ với giá thành cạnh tranh, đầy đủ tính năng được đông đảo khách hàng lựa chọn. Tùy theo nhu cầu sử dụng và ngân sách mà bạn có thể lựa chọn các gói Hosting Giá Rẻ, Hosting NVMe, Business Hosting, SEO Hosting và WordPress Hosting cho phù hợp.
Lời kết
Bên trên là định nghĩa, chức năng cũng như điểm khác biệt giữa host và server mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên lưu lại thông tin liên hệ tại phần bình luận bên dưới để được hỗ trợ bởi đội ngũ của Vietnix nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào về dịch vụ server hoặc hosting, bạn nhé.