NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
13/12/2024
Lượt xem

Phân biệt, so sánh chi tiết email hosting và email server

13/12/2024
19 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (50 bình chọn)

Hiện nay, email là hạ tầng cốt lõi để duy trì giao tiếp và quản lý thông tin. Hai lựa chọn phổ biến hiện nay là dịch vụ lưu trữ email qua máy chủ chia sẻ và hệ thống máy chủ riêng biệt. Bài viết sẽ phân tích ưu nhược điểm của từng giải pháp, từ khả năng bảo mật, chi phí đến khả năng tùy chỉnh, giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp.

Điểm chính cần nắm

  • Định nghĩa email server: Email server là máy chủ chuyên dụng giúp quản lý việc gửi/nhận email, mang lại sự ổn định và bảo mật cho doanh nghiệp.
  • Định nghĩa email hosting: Email Hosting cung cấp dịch vụ quản lý email trên tên miền riêng với chi phí hợp lý và không cần hệ thống riêng.
  • So sánh giữa email hosting và email server: Email hosting phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, ít tùy chỉnh; email server dành cho doanh nghiệp lớn, yêu cầu bảo mật cao và toàn quyền kiểm soát.
  • Ưu điểm và nhược điểm của email server: Email server đảm bảo bảo mật, uy tín, khả năng tùy chỉnh cao nhưng chi phí đầu tư lớn và đòi hỏi chuyên môn quản lý.
  • Ưu điểm và nhược điểm của email hosting: Email hosting tiện lợi, chi phí thấp nhưng hạn chế về tùy chỉnh, kiểm soát và có rủi ro từ IP dùng chung.
  • Bạn nên chọn dùng email server hay email hosting? Email hosting phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, trong khi email server thích hợp cho doanh nghiệp lớn yêu cầu bảo mật cao và kiểm soát toàn bộ hệ thống.
  • Nên mua email hosting ở đâu? Gợi ý nhà cung cấp dịch vụ uy tín như Google Workspace, Microsoft 365, Zoho Mail, Vietnix,…
  • Lưu ý khi lựa chọn nhà cung cấp: Cân nhắc tính năng, chi phí, hỗ trợ kỹ thuật, và đánh giá độ tin cậy của nhà cung cấp để chọn giải pháp phù hợp.

Email server là gì?

Email server là một máy chủ độc lập và chuyên biệt được thiết kế để xử lý và quản lý việc gửi, nhận, lưu trữ, và chuyển tiếp email giữa người gửi và người nhận. Hệ thống này do các doanh nghiệp toàn quyền quyết định, tự nâng cấp, quản lý hoặc thuê đội ngũ nhân viên chịu trách nhiệm chăm sóc và vận hành. Và email server thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp để xây dựng một hệ thống email chuyên nghiệp dựa trên tên miền riêng của họ. Email Server được coi là một giải pháp chuyên dụng, giúp doanh nghiệp trao đổi thông tin qua email một cách ổn định, an toàn, và chuyên nghiệp với cả nội bộ lẫn bên ngoài (khách hàng, đối tác).

Ví dụ: Doanh nghiệp sở hữu tên miền example.com, có thể cấu hình email server để các nhân viên sử dụng email như user@example.com.

Email server là một máy chủ độc lập và chuyên biệt để quản lý email
Email server là một máy chủ độc lập và chuyên biệt để quản lý email

Email Hosting là gì?

Email hosting là một dịch vụ cung cấp khả năng tạo, gửi, nhận, lưu trữ email và quản lý email trên tên miền riêng, được tích hợp trực tiếp vào tài khoản hosting của bạn một cách an toàn và chuyên nghiệp mà không cần xây dựng hệ thống riêng. Thay vì sử dụng các dịch vụ email miễn phí như Gmail hay Yahoo với tên miền chung (ví dụ: @gmail.com), Email Hosting cho phép doanh nghiệp hoặc cá nhân có địa chỉ email chuyên nghiệp (ví dụ: yourname@yourcompany.com).

Email hosting là một dịch vụ cung cấp khả năng tạo, gửi, nhận, lưu trữ email và quản lý email tích hợp trực tiếp vào hosting
Email hosting là một dịch vụ cung cấp khả năng tạo, gửi, nhận, lưu trữ email và quản lý email tích hợp trực tiếp vào hosting

Khác với các dịch vụ email miễn phí, Email Hosting cho phép doanh nghiệp:

  • Tùy chỉnh cấu hình: Kiểm soát dung lượng hộp thư, quyền truy cập, và chính sách lưu trữ email.
  • Tạo số lượng tài khoản linh hoạt: Thích hợp với nhu cầu phát triển của tổ chức.

Với Email Hosting, bạn sẽ chia sẻ nền tảng lưu trữ và địa chỉ IP với các đơn vị khác. Điều này giúp giảm chi phí nhưng cũng mang lại một số rủi ro, như việc IP bị ảnh hưởng nếu người dùng khác gửi spam. Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ uy tín thường có biện pháp kiểm soát chất lượng để bảo vệ  cũng như là bảo mật hơn cho hệ thống.

So sánh email hosting và email server

Để thấy rõ hơn sự khác biệt giữa email hosting và email server, hãy cùng theo dõi bảng tóm tắt dưới đây:

Tiêu chíEmail hostingEmail server
Khái niệmDịch vụ cung cấp máy chủ email chung cho nhiều người dùng.Hệ thống email riêng, doanh nghiệp tự vận hành và quản lý.
Cơ sở hạ tầngMáy chủ do nhà cung cấp quản lý, dùng chung với nhiều khách hàng.Máy chủ độc lập, do doanh nghiệp tự vận hành.
Địa chỉ IPSử dụng địa chỉ IP chia sẻ với nhiều khách hàng khác, có nguy cơ ảnh hưởng uy tín nếu IP bị đưa vào blacklist.Sử dụng địa chỉ IP riêng, giảm nguy cơ bị chặn email, tăng uy tín và khả năng kiểm soát.
Quy mô phù hợpCá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa; không cần đầu tư lớn về công nghệ và chuyên môn.Doanh nghiệp lớn, cần tùy chỉnh, kiểm soát toàn bộ hệ thống linh hoạt và bảo mật cao.
Quản lýHạn chế, phần đa là do nhà cung cấp quản lý toàn bộ.Hoàn toàn tự xử lý, quản lý và vận hành, không phụ thuộc vào bên thứ ba, nhà cung cấp.
Khả năng tùy chỉnhGiao diện tùy chỉnh còn hạn chếEmail Server có giao diện tùy chỉnh đa dạng
Khả năng tích hợpHạn chế tích hợp với các hệ thống quản lý nội bộ như CRM, ERP.Dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý nội bộ, phù hợp với nhu cầu tùy chỉnh theo doanh nghiệp.
Số lượng emailBị giới hạn bởi nhà cung cấp (vài trăm đến vài ngàn email/ngày), phù hợp với nhu cầu giao tiếp cơ bản.Không giới hạn hoặc tùy chỉnh theo nhu cầu, phù hợp với doanh nghiệp cần gửi email số lượng lớn.
Bảo mật, độ tin cậyBảo mật tốt nhưng phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp.Ít tùy chỉnh và không tích hợp các tính năng bảo mật nâng cao như mã hóa hoặc lọc spam chuyên biệt.Bảo mật cao, doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát hệ thống.
Hỗ trợ mã hóa SSL, chữ ký số, và tích hợp các dịch vụ lọc spam, phishing từ bên thứ ba.
Độ tin cậy cao nhờ cấu hình tối ưu riêng và hệ thống giám sát tự động.
Chi phíChi phí thấp hoặc miễn phí, tính theo tài khoản hoặc dung lượng.Chi phí cao hơn, bao gồm cả phần cứng, phần mềm, và nhân lực để duy trì hệ thống.

Ưu điểm và nhược điểm của email server

Dưới đây là bảng phân tích giúp bạn hiểu rõ hơn về ưu và nhược điểm của email server:

Ưu điểm

  • Kiểm soát hoàn toàn:
    • Doanh nghiệp toàn quyền tùy chỉnh và kiểm soát hệ thống email từ thiết lập chính sách bảo mật, cấu hình, bảo mật đến địa chỉ IP,…
    • Tích hợp dễ dàng với phần mềm nội bộ như CRM/ERP.
  • IP và domain riêng:
    • Tăng độ uy tín tên miền.
    • Hạn chế bị liệt vào danh sách đen, tránh trường hợp thư rơi vào thư mục spam.
  • Không giới hạn số lượng email:
    • Đáp ứng tốt nhu cầu gửi/nhận lớn, phù hợp với chiến dịch email marketing.
  • Hiệu suất cao:
    • Đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục, không gián đoạn.
  • Không giới hạn dung lượng:
    • Đáp ứng tốt nhu cầu gửi/nhận lớn, phù hợp với chiến dịch email marketing.
  • Chống spam và bảo vệ hiệu quả:
    • Chống spam/phishing, ngăn chặn virus và tấn công từ hacker.
    • Hỗ trợ mã hóa dữ liệu (SSL/TLS), chữ ký số.
  • Tăng độ uy tín và chuyên nghiệp:
    • Email theo tên miền riêng tạo ấn tượng chuyên nghiệp.
    • Không bị ảnh hưởng bởi vấn đề blacklist từ bên thứ ba.
  • Trải nghiệm sử dụng cao cấp:
    • Giao diện thân thiện, dễ sử dụng.
    • Quản trị và phân quyền linh hoạt.
  • Tích hợp dễ dàng:
    • Sử dụng tốt với Outlook, webmail hoặc ứng dụng quản lý email khác.
Ưu điểm và nhược điểm của email server
Ưu điểm và nhược điểm của email server

Nhược điểm

  • Chi phí cao:
    • Hạ tầng: Đòi hỏi đầu tư vào máy chủ, phần cứng và phần mềm.
    • Nhân lực: Cần đội ngũ quản lý và bảo trì chuyên nghiệp, gây áp lực tài chính lớn, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ.
  • Yêu cầu kỹ năng chuyên môn:
    • Đội ngũ IT cần kiến thức sâu về quản trị hệ thống và bảo mật.
    • Các doanh nghiệp không có sẵn nguồn lực nội bộ có thể gặp khó khăn.
  • Khó khăn trong triển khai ban đầu:
    • Thiết lập hệ thống Email Server phức tạp, tốn thời gian và công sức.
  • Nguy cơ tấn công mạng và rủi ro vận hành:
    • Email Server dễ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng, như DoS.
    • Hệ thống không được bảo trì đúng cách có thể gặp các sự cố nghiêm trọng, như mất dữ liệu hoặc email không gửi được.
  • Phụ thuộc vào hạ tầng mạng:
    • Kết nối internet không ổn định hoặc bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Email Server.
  • Quản trị phức tạp:
    • Cần quy trình quản lý nghiêm ngặt để đảm bảo vận hành ổn định và bảo mật dữ liệu.

Ưu điểm và nhược điểm của email hosting

Tiếp theo, hãy đến với bảng phân tích ưu và nhược điểm của email hosting:

Ưu điểm

  • Dễ dàng sử dụng và triển khai: Email Hosting cung cấp giải pháp email nhanh chóng và dễ dàng cài đặt, phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • Chi phí hợp lý: Thường có chi phí thấp hơn so với việc tự quản lý email server riêng, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
  • Tích hợp với các công cụ khác: Email Hosting thường tích hợp tốt với các phần mềm và dịch vụ khác như Google Workspace, Microsoft 365, giúp nâng cao hiệu quả công việc.
  • Đơn giản và tiện lợi: Doanh nghiệp không cần đội ngũ kỹ thuật viên quản lý hệ thống email, vì các công việc như bảo mật, sao lưu và bảo trì sẽ được nhà cung cấp dịch vụ đảm nhận. 
  • Bảo mật: Các nhà cung cấp email hosting tích hợp sẵn các tính năng bảo mật như chống spam, mã hóa email và backup dữ liệu định kỳ, giúp bảo vệ dữ liệu email khỏi các mối đe dọa như virus, spyware hoặc hacker.
  • Giảm rủi ro vào Spam: Host Mail giúp giảm thiểu nguy cơ email bị đưa vào thư mục spam của khách hàng, đảm bảo email được gửi đến hộp thư đến một cách hiệu quả.
  • Tối ưu trên thiết bị di động: Nhiều hệ thống Host Mail có giao diện tối ưu cho điện thoại thông minh, giúp người dùng dễ dàng gửi email và đính kèm file dữ liệu có dung lượng lớn.
  • Quản lý và sao lưu dễ dàng: Bạn có thể quản lý và theo dõi email trên máy chủ, đồng thời bật tính năng sao lưu để đảm bảo dữ liệu không bị mất khi có sự cố bất ngờ.
Ưu điểm và nhược điểm của email hosting
Ưu điểm và nhược điểm của email hosting

Nhược điểm

  • Hạn chế tùy chỉnh: Người dùng không có nhiều quyền kiểm soát và tùy chỉnh hệ thống email, vì các tính năng và cấu hình đều được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của nhà cung cấp.
  • Khả năng kiểm soát hạn chế: Doanh nghiệp không có quyền kiểm soát toàn bộ hệ thống, phải phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ về bảo mật, bảo trì và các vấn đề kỹ thuật.
  • Rủi ro từ IP bị blacklist: Nếu nhiều người dùng trên cùng một máy chủ email gặp phải vấn đề spam, IP của máy chủ có thể bị liệt vào danh sách đen, ảnh hưởng đến việc gửi email của toàn bộ người dùng.
  • Dịch vụ và hỗ trợ hạn chế: Một số nhà cung cấp có thể cung cấp hỗ trợ khách hàng không đầy đủ hoặc thời gian phản hồi lâu, đặc biệt khi có sự cố hoặc yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật.
  • Giới hạn về dung lượng và tính năng: Các gói dịch vụ Email Hosting có thể bị giới hạn dung lượng lưu trữ và tính năng, không phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp lớn hoặc có yêu cầu đặc biệt.

Nên dùng email hosting hay email server?

Cả email hosting và email server đều có ưu điểm riêng. Lựa chọn phù hợp phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, tài chính, và nhu cầu sử dụng cụ thể.

  • Email hosting là phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp nhờ tính tiện lợi, độ tin cậy cao, và không cần quản lý hạ tầng. Các dịch vụ như Google Workspace hoặc Microsoft 365 có khả năng xử lý lượng lớn email với tính năng bảo mật mạnh mẽ; mang lại giải pháp toàn diện, ổn định, và dễ sử dụng.
  • Email server riêng thích hợp cho doanh nghiệp hoặc tổ chức cần kiểm soát hoàn toàn hệ thống, bảo mật nội bộ cao, hoặc có yêu cầu tùy chỉnh đặc thù. Tuy nhiên, giải pháp này đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật để vận hành và bảo trì, đồng thời chi phí thường cao hơn.
Nên dùng email hosting hay email server
Nên dùng email hosting hay email server

Gợi ý theo quy mô doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp nhỏ (dưới 50 nhân sự): Email hosting là lựa chọn tối ưu nhờ chi phí thấp, dễ quản lý, và phù hợp với khối lượng email trao đổi vừa phải.
  • Doanh nghiệp vừa và lớn (từ 50 nhân sự trở lên):
    • Nếu lưu lượng email lớn nhưng muốn tiết kiệm thời gian quản lý, hãy chọn email hosting cao cấp.
    • Nếu cần kiểm soát hệ thống và bảo mật cao, có đội ngũ kỹ thuật, hãy cân nhắc dùng email server.

Ngoài quy mô, cần xem xét thêm các yếu tố như ngân sách, nhu cầu bảo mật, và khả năng mở rộng để đưa ra quyết định tối ưu.

Đăng ký dịch vụ email server hoặc hosting ở đâu?

Đăng ký dịch vụ email server hoặc email hosting có thể thực hiện thông qua các nhà cung cấp uy tín. Dưới đây là một số gợi ý:

Email Hosting mua ở đâu?

  1. Google Workspace (trước đây là G Suite)
    • Phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
    • Tính năng: Google Workspace tích hợp các công cụ làm việc trực tuyến như Google Drive, Google Docs, Google Calendar và Google Meet.
    • Website: workspace.google.com
  2. Microsoft 365
    • Phù hợp với doanh nghiệp cần một giải pháp tích hợp toàn diện cho công việc văn phòng.
    • Tích hợp sâu với hệ sinh thái Microsoft.
    • Tính năng: Outlook, OneDrive, Teams, Word/Excel/PowerPoint.
    • Website: microsoft.com/microsoft-365
  3. Zoho Mail
    • Lựa chọn tốt cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc startup.
    • Chi phí hợp lý, phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
    • Tính năng: Email doanh nghiệp, quản lý người dùng, lịch và lưu trữ tài liệu.
    • Website: zoho.com/mail
  4. Namecheap hoặc Hostinger
    • Dịch vụ hosting giá rẻ kèm email hosting.
    • Phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và startup.
    • Website: namecheap.com, hostinger.com
Email Hosting là gì?
Nhà cung cấp mail hosting uy tín – Google Workspace, Microsoft 365, Zoho Mail, Namecheap hoặc Hostinger
  1. Vietnix (nhà cung cấp Việt Nam)
    • Dịch vụ Email Doanh Nghiệp tại Vietnix phù hợp cho các doanh nghiệp giao dịch thường xuyên qua email với tên miền riêng.
    • Tỷ lệ vào hộp thư đến 99%: Sử dụng IP uy tín và hệ thống giám sát chống spam.
    • Bảo mật cao, chống spam và virus: Tích hợp công nghệ antispam và antivirus hiện đại.
    • Backup tự động mỗi ngày miễn phí: Đảm bảo an toàn dữ liệu.
    • Hỗ trợ Email Relay: Tích hợp dễ dàng với website, ứng dụng, hoặc máy chủ.
    • Đội ngũ hỗ trợ 24/7: Sẵn sàng tư vấn và chuyển đổi miễn phí từ Google Workspace, Office365.
Dịch vụ Email Doanh Nghiệp tại Vietnix giúp tỷ lệ gửi vào hộp thư lên đến 99%
Dịch vụ Email Doanh Nghiệp tại Vietnix giúp tỷ lệ gửi vào hộp thư lên đến 99%

Email Server mua ở đâu?

  1. Amazon AWS (WorkMail)
    • Cung cấp email server trên nền tảng đám mây.
    • Phù hợp với doanh nghiệp có đội ngũ kỹ thuật.
    • Website: aws.amazon.com
  2. Microsoft Exchange Server
    • Email server mạnh mẽ, thường dùng cho doanh nghiệp lớn.
    • Yêu cầu triển khai trên máy chủ riêng.
    • Website: microsoft.com/exchange
  3. Zimbra Collaboration Suite
    • Email server mã nguồn mở, tiết kiệm chi phí.
    • Phù hợp với doanh nghiệp cần tùy chỉnh.
    • Website: zimbra.com
  4. Viettel IDC, FPT, PA Việt Nam (trong nước)
    • Cung cấp giải pháp email server tại Việt Nam.
    • Phù hợp với doanh nghiệp trong nước muốn hỗ trợ nhanh chóng.
Email Server là gì?
Nhà cung cấp mail server uy tín – Amazon AWS, Microsoft Exchange Server, Zimbra

Lưu ý khi lựa chọn nhà cung cấp

  • Tính năng: Đảm bảo có các chức năng bạn cần (bảo mật, lọc spam, giao diện thân thiện).
  • Chi phí: So sánh chi phí giữa các gói dịch vụ.
  • Hỗ trợ kỹ thuật: Chọn nhà cung cấp có dịch vụ hỗ trợ 24/7.
  • Độ tin cậy: Tìm hiểu đánh giá từ người dùng hoặc doanh nghiệp đã sử dụng.

Lời kết

Lựa chọn giữa hệ thống lưu trữ email chia sẻ và máy chủ riêng phụ thuộc vào quy mô, ngân sách và yêu cầu vận hành của từng doanh nghiệp. Mong rằng qua bài viết, bạn đã có cái nhìn rõ ràng về giá trị mỗi giải pháp mang lại, từ đó tối ưu hóa hiệu quả hệ thống email để đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu đăng ký email theo tên miền riêng của mình, hãy liên hệ ngay với Vietnix để được hỗ trợ tư vấn gói dịch vụ phù hợp nhất.

Mọi người cũng xem:

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG