NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
26/04/2024
Lượt xem

React JS là gì? Mọi thứ cần biết về phần mềm React JS

26/04/2024
42 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (167 bình chọn)

React JS là một thư viện JavaScript phổ biến hiện nay, được xem là một công cụ tiềm năng đắc lực cho các web developer. Thế nhưng, khi nhắc đến cụm từ này, nhiều người vẫn còn mơ hồ thắc mắc rằng “React JS là gì?”. “Có phải một chương trình phần mềm không?” “Hay là một ngôn ngữ lập trình?” Do vậy, bài viết này sẽ cung cấp mọi thông tin về React JS và làm sáng tỏ các câu hỏi trên, từ đó giúp người đọc có thể hiểu rõ và quyết định bản thân mình có phù hợp với thư viện này hay không.

React JS là gì?

React Js là một opensource được phát triển và ra mắt bởi Facebook vào 2013. Là một thư viện Javascript, sử dụng chủ yếu trong develop web để xây dựng các tương tác với các thành phần trên website. Với React JS, việc react dữ liệu không chỉ được tiến hành trên tầng Server mà còn dưới Client.

React JS là một mã nguồn mở được dùng chủ yếu cho develop web
React JS là một mã nguồn mở được dùng chủ yếu cho develop web

Những khái niệm liên quan đến React JS

Để làm chủ React JS, bạn cần nắm vững các khái niệm nền tảng. Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu những khái niệm quan trọng liên quan đến React JS giúp bạn bước những bước đầu tiên vào thế giới lập trình front-end với React JS!

Virtual Dom

Document Object Model (DOM) là một cấu trúc trừu tượng của văn bản, các yếu tố trong HTML là các node của DOM và mỗi đoạn mã HTML được xem như là một cây DOM. Cây DOM mô phỏng cấu trúc của một trang web, với mỗi phần tử HTML được biểu diễn bởi một node trong cây. Virtual DOM (DOM ảo) là một biểu diễn nhẹ nhàng của cây DOM thực sự.

Virtual DOM là một cấu trúc trừu tượng của văn bản
Virtual DOM là một cấu trúc trừu tượng của văn bản

Khi trạng thái của ứng dụng ReactJS thay đổi, ReactJS sẽ tạo ra một Virtual DOM mới. Sau đó, ReactJS sử dụng một thuật toán so sánh (diffing) để xác định phần tử nào của cây DOM thực sự cần cập nhật. Cuối cùng, ReactJS chỉ cập nhật những phần tử cần thiết, giúp cải thiện hiệu suất và trải nghiệm người dùng của ứng dụng.

Mặc dù DOM xử lý rất nhanh, nhưng với các ứng dụng SPA, thay đổi DOM liên tục sẽ làm chậm quá trình và gây khó khăn khi triển khai các ứng dụng lớn. Vì vậy, Virtual DOM được sử dụng để thay thế DOM thực tế.

Trong trường hợp bạn không sử dụng ReactJS (và JSX), HTML sẽ được trang web sử dụng để cập nhật lại cây DOM cho chính bản nó. Quá trình thay đổi này diễn ra tự nhiên và không yêu cầu người dùng phải tải lại trang, tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với các trang web nhỏ, đơn giản.

Đối với các trang web lớn, phức tạp, cụ thể là những trang web xử lý nhiều tương tác người dùng, quá trình này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của trang web ở mức độ rất nghiêm trọng. Lý do là khi người dùng thực hiện một hành động yêu cầu tải lại trang thì toàn bộ cây DOM phải được tải lại, làm ảnh hưởng đáng kể hiệu suất.

Thế nhưng, vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết khi tiến hành render một phần tử JSX, React JS sẽ tạo ra Virtual DOM. Virtual DOM được cập nhật trước rồi đến cây DOM thực tế. React JS lúc này sẽ so sánh Virtual DOM với Virtual DOM trước đó nhằm chắc chắn chỉ có những thay đổi cần thiết được thực hiện trên cây DOM và hiển thị trên màn hình.

Qua đó, có thể thấy, việc sử dụng Virtual DOM giúp tăng tốc độ xử lý và tiết kiệm tài nguyên vì tập trung vào việc cập nhật chỉ một item duy nhất.

Ví dụ: Khi người dùng thực hiện thao tác bình luận vào khung comment tại bất kỳ bài blog nào và nhấn “Enter”, dĩ nhiên họ sẽ muốn thấy bình luận xuất hiện ngay lập tức trong danh sách bình luận.

Khi không sử dụng ReactJS, toàn bộ cây DOM cần phải cập nhật để thông báo cho sự thay đổi mới. Ngược lại, khi sử dụng React, để xác định những gì đã thay đổi sau khi người dùng thực hiện các hành động trên, React sẽ scan qua Virtual DOM đảm bảo chỉ cập nhật sự thay đổi ở vị trí cần thiết, giúp tiết kiệm đáng kể sức mạnh tính toán cũng như thời gian tải.

Component

Với các dự án lớn, UI thường rất phức tạp và thường cần được phân chia thành các phần nhỏ hơn được là component. Có hai loại component chính trong React JS: Class component và Function component.

Component là những khối xây dựng cơ bản để tạo ra giao diện người dùng
Component là những khối xây dựng cơ bản để tạo ra giao diện người dùng

Sử dụng mô hình component sẽ giúp phát triển ứng dụng web, với các phần tử UI là những phần độc lập cho phép sử dụng lại nhiều lần trong nhiều phần khác nhau. Tiện ích này giúp code dễ hiểu, dễ bảo trì, dễ tái sử dụng nhiều lần.

JSX

Yếu tố chính trong một website cơ bản thường là các HTML documents. Các documents được đọc bởi trình duyệt web để hiển thị nội dung của website trên các thiết bị điện tử tablet, máy tính, tablet và điện thoại,…

Trong quá trình này, một Document Object Model (DOM) được tạo ra, đây là một cấu trúc dữ liệu dạng cây đại diện cho cách nội dung trên website được tổ chức và hiển thị. Ngoài ra, khi sử dụng ngôn ngữ JavaScript, developer có thể thêm dynamic content vào các dự án của họ thông qua việc thay đổi cây DOM.

JSX được biết đến như là thuật ngữ viết tắt của JavaScript extension, là một React extension, giúp hỗ trợ viết đoạn mã HTML dễ dàng, có cấu trúc hơn, với cú pháp gần giống HTML. Hơn nữa, ReactJS cũng được hỗ trợ trên tất cả các trình duyệt web hiện đại, nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng JSX cho bất kỳ trình duyệt nào bạn đang làm việc.

JSX giúp viết đoạn mã HTML dễ dàng, có cấu trúc hơn
JSX giúp viết đoạn mã HTML dễ dàng, có cấu trúc hơn

Props & State

Props và State đề cập đến 2 loại dữ liệu trong React. Với người mới bắt đầu, sẽ rất khó để phân biệt chúng, nhưng khi đã làm quen với code thì bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn rất nhiều. 

Props khác State về mặt, State chỉ thay đổi bên trong và thường mang tính private. Ngược lại, props thay đổi từ bên ngoài, được truyền từ các component có cấp lớn hơn, cụ thể:

  1. Props là tham số được truyền qua truyền lại giữa các react component, sau đó chuyển cho các component tương tự như HTML attributes.
  2. State lưu giữ giá trị các thuộc tính trong component cũng như được chứa trong phạm vi component đó. Khi render lại, giá trị của state thay đổi. Cài đặt State đồng nghĩa với việc cài đặt lại hàm getlnitialState() vào component, rồi trả về yêu cầu của bạn trong state của component này. Ngoài ra, nếu muốn thay đổi state, bạn cần sử dụng this.setState(), sau đò truyền vào state mới.

Thông qua State và Props, React JS có thể quản lý và truyền dữ liệu của các trạng thái các thành phần UI, cập nhật giao diện người dùng, đồng thời tạo một cách tiếp cận cấu trúc và quản lý dữ liệu linh hoạt, dễ hiểu.

React Lifecycle

React Lifecycle được hiểu là vòng đời của component. Khi render, React JS lặp đi lặp lại nhiều lần và tiến hành nhiều tiến trình khác. Khi một component được gọi lên cũng là lúc React JS cài đặt props và state, sau đó đến mounting, unmounting, update,… Do vậy, lúc này, bạn sẽ cần sử dụng hàm hỗ trợ của các hàm lifecycle.

React Lifecycle là vòng đời của một component
React Lifecycle là vòng đời của một component

Vì sao doanh nghiệp nên chọn React JS?

Để tăng sức cạnh tranh trên thị trường kinh doanh đầy khốc liệt. bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn sở hữu công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất. Do vậy, để chinh phục được mục tiêu vượt qua đối thủ cạnh tranh, ReactJS cũng có thể xem là một lựa chọn đáng cân nhắc cho các doanh nghiệp. Nhờ tính năng cải tiến các ứng dụng web có giao diện người dùng (UI) thông qua việc cải thiện trải nghiệm của người dùng, từ đó giúp tăng lượt tương tác, tỷ lệ click và lượt chuyển đổi đáng kể.

Các doanh nghiệp sử dụng ReactJS để tăng sức cạnh tranh trên thị trường
Các doanh nghiệp sử dụng ReactJS để tăng sức cạnh tranh trên thị trường

Hơn nữa, ReactJS cũng giúp ngăn chặn việc cập nhật trực tiếp của DOM, vì thế, các doanh nghiệp sử dụng ReactJS thường có giao diện ứng dụng tốt hơn so với những đơn vị sử dụng các framework khác. Có thể thấy, tiện ích này giúp ứng dụng hoạt động nhanh hơn và cải thiện trải nghiệm người dùng (UX).

Ưu và nhược điểm của React JS

React JS là một thư viện JavaScript được ưa chuộng rộng rãi hiện nay nhờ khả năng xây dựng các giao diện người dùng (UI) hiệu quả và linh hoạt. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật, React JS cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Tiếp theo Vietnix sẽ đi sâu phân tích các ưu nhược điểm của React JS để giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho dự án của mình.

Ưu điểm

  • ReactJS phù hợp với đa thể loại website: ReactJS hỗ trợ đáng kể trong việc khởi tạo website đơn giản hơn vì bạn chỉ cần sử dụng JavaScript và HTML, các công cụ và tính năng khác đã được ReactJS cung cấp để áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau.
  • Dễ dàng tái sử dụng các Component: Bạn chỉ cần tốn thời gian vào việc xây dựng ban đầu và có thể sử dụng lại trong các dự án sau này nếu bạn xây dựng các component đủ linh hoạt và tốt, có thể đáp ứng các yêu cầu của nhiều dự án khác nhau. Ngoài ra, không chỉ có ReactJS mà các framework hiện nay như Flutter cũng cho phép chúng ta thực hiện điều này.
  • Sử dụng được cho cả ứng dụng di động: ReactJS thường được biết đến phổ biến trong việc sử dụng để phát triển các website. Nhưng nếu cần xây dựng và phát triển ứng dụng di động, React Native cũng là một lựa chọn tuyệt vời, đây là một framework khác được nghiên cứu và phát triển bởi Facebook. Với React Native, các component có thể được chia sẻ dễ dàng hoặc được tái sử dụng trong các Business Logic trong ứng dụng.
  • Tính hiệu quả cao của React JS: Nhờ việc tạo ra các DOM ảo giúp các component tồn tại nên cải thiện hiệu suất. Không những vậy, React JS cũng giúp DOM biết những thay đổi nào phải cập nhật và tiến hành thực hiện, giúp tránh xảy ra những thao tác lãng phí trên DOM. 
  • Có lợi cho SEO: ReactJS, bản chất là một thư viện JavaScript, đã được crawl và index bởi Google Search Engine. Tuy nhiên, bạn cũng cần sử dụng một số thư viện bổ sung để có thể tối ưu hóa SEO hiệu quả nhất có thể.
  • Hỗ trợ viết code JS đơn giản hơn đáng kể: Nội dung cú pháp Javascript mở rộng cho phép kết hợp Javascript với code HTML. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thêm vào các đoạn HTML trong render mà không phải nối chuỗi, đây cũng đồng thời là đặc tính mới của React JS khi có thể sử dụng bộ biến đổi JXS để khởi tạo các đối tượng HTML từ các đoạn HTML.
  • Nhiều công cụ mở rộng giúp debug dễ dàng: Sử dụng các công cụ mở rộng dành riêng cho React JS sẽ giúp debug code nhanh chóng và dễ dàng hơn, giúp tăng tốc độ release sản phẩm và tốc độ coding. 
  • Test giao diện dễ dàng: Do virtual DOM được cài hoàn toàn bằng JS nên việc sử dụng React JS rất đơn giản trong việc viết các test case giao diện.
  • Công cụ phát triển website phổ biến nhất: Theo số liệu từ Google Trends ở Việt Nam, cụ thể là các trang web tuyển dụng hàng đầu như Topdev, Itviec,.. bạn sẽ thấy nhu cầu công việc cho vị trí React Developer là rất lớn, đi kèm mức lương hấp dẫn. Điều này cho thấy “độ phủ sóng” đáng kể của ReactJS trên thị trường Việt Nam hiện nay.

Nhược điểm

  • Do React chỉ là View Library chứ không phải một MVC framework nên chỉ có thể đáp ứng nhu cầu của tầng View. Hơn nữa, react cũng không có model và controller nên phải sử dụng các thư viện khác. 
  • Bạn sẽ phải cấu hình lại từ đầu nếu tích hợp react JS vào các framework MVC truyền thống
  • So với các kích thước khác, React khá lớn, khoảng 35KB, tương đương với Angular khoảng 39KB. Thế nhưng, Angular là một framework hoàn chỉnh
  • Người mới bắt đầu sử dụng sẽ mất nhiều thời gian để học do khá phức tạp

Những tính năng nổi bật để các developer JavaScript sử dụng React JS

React là một thư viện JavaScript, chuyên về xây dựng giao diện người dùng (UI). Trong lĩnh vực website và ứng dụng web, UI là tập hợp các menu on-screen, search bar, button…, tức là mọi thứ mà người dùng sử dụng để tương tác với website hoặc app.

Lưu ý: Một câu hỏi phổ biến về React là “React JS là frontend hay backend?”. Câu trả lời chính là: frontend. Nên nhớ, khái niệm UI đi kèm với đặc điểm “on screen”. Và React được sử dụng riêng cho lập trình “client side”. Do đó, React JS là một thư viện frontend.

Trước khi React JS xuất hiện, các developer thường khó khăn với việc xây dựng UI thủ công bằng “vanilla JavaScript” (tức là ngôn ngữ JavaScript thô). Trước đó, các developer cũng thường sử dụng các “sản phẩm tiền thân” của React JS như jQuery. Tuy nhiên các thư viện này lại không thực sự tập trung vào UI. Do đó, quá trình develop sẽ lâu hơn, xuất hiện nhiều lỗi và bug hơn. Và vào năm 2011, một kỹ sư Facebook – Jordan Walke đã tạo ra React JS, tập trung vào mảng develop UI.

Ngoài việc cung cấp các code có thể tái sử dụng, React cũng đi kèm với hai tính năng, giúp React JS trở thành một lựa chọn nổi bật đối với các developer JavaScript:

  • Components
  • State & Props
  • Hỗ trợ đắc lực trong việc tối ưu SEO
  • Hỗ trợ cho đa nền tảng
  • Redux
  • JSX
  • Virtual DOM

Code của React JS có dạng như thế nào?

Qua các ví dụ được tạo ra bởi cộng đồng React, ta có thể hình dung trực quan được code của React JS được viết bằng JavaScript và có cấu trúc dạng component-based. Trong đó, với mỗi component thể hiện cho một phần trong giao diện người dùng và được tái sử dụng trong toàn bộ ứng dụng hay các phần khác nhau như JavaScript hay JSX trong ứng dụng đó.

Hệ sinh thái React JS

React JS thường được mô tả như là một thư viện JavaScript. Đôi khi là cả một framework JavaScript. Vậy chính xác React JS là framework hay thư viện Javascript hay cả 2? Nhóm chuyên môn ở Skillcrush định nghĩa React JS là một thư viện JavaScript, không phải một framework.

React JS được mô tả như là một thư viện Javascript
React JS được mô tả như là một thư viện Javascript

Sự khác biệt giữa thư viện JavaScript (như React) và các framework JavaScript (như Angular) là: Các developer sẽ áp dụng code trong thư viện vào một lệnh cụ thể, rồi yêu cầu nó. Đối với framework, React JS tạo một khung sắp xếp trang web hay ứng dụng, rồi sau đó cung cấp các khu vực dành riêng cho framework code.

Để dễ hiểu hơn, hãy tưởng tượng code từ thư viện JavaScript là đồ nội thất, trang trí cho một căn nhà đã được xây. Còn framework chính là một bản mẫu mà ta dựa vào để xây dựng căn nhà.

React JS thường bị nhầm là một framework vì hệ sinh thái mạnh mẽ, cùng khả năng mở rộng lớn. Do đó người ta xem React JS như một thư viện JavaScript rất linh hoạt. Nên nhớ, khi sử dụng React JS để build website hay UI ứng dụng web, ta có thể truy cập vào:

  • Snippet của React code và các thành phần (như các block của React code, dùng để tạo các phần cụ thể của giao diện người dùng).
  • Có thể sử dụng JSX để trực tiếp tác động vào DOM.
  • Một Virtual DOM, giúp cải thiện đáng kể hiệu năng website.

Nhưng trên hết, React JS có mã nguồn mở, nên ai cũng có thể tải xuống và sửa đổi miễn phí. Do đó, kích thước thư viện React có thể tăng theo cấp số nhân với vô vàn các tiện ích, add-on khác nhau.

Điểm khác biệt giữa ReactJS và React Native

Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa ReactJS và React Native bạn cần biết:

  • Reactjs được xây dựng dựa trên React DOM cho nền tảng web.. Ngược lại, React Native được xây dựng dựa trên cốt lõi của nó. Nghĩa là syntax và workflow làm việc vẫn giữ nguyên, nhưng các component thay đổi.
  • Các ứng dụng được phát triển bằng Reactjs thì render HTML trong UI. Trong khi, React Native sử dụng JSX để render UI và không có gì khác ngoài javascript.
  •  Reactjs là một thư viện JavaScript, cho phép lập trình viên tạo UI Layer hấp dẫn và hiệu suất cao trong khi React Native là toàn bộ framework để xây dựng các ứng dụng cross-platform, có thể là web, iOS hoặc Android.
  • Trong ReactJS, virtual DOM được sử dụng để render code trên trình duyệt. Trong khi trong react native, native APIs được sử dụng để render components trong mobile.
  • CSS được sử dụng để tạo styling trong Reactjs trong khi stylesheet được dùng để styling trong React Native.
  • Trong Reactjs, có thể tạo animation bằng cách sử dụng CSS, giống như việc phát triển web. Trong khi React Native, một animated API được sử dụng để tạo animation trên các component khác nhau của ứng dụng React Native.
  • Nếu nhu cầu là xây dựng giao diện người dùng có hiệu năng cao, dynamic và responsive cho các giao diện web thì Reactjs là lựa chọn tốt nhất. Trong khi nếu nhu cầu là cung cấp cho các ứng dụng di động một cảm giác thực sự native thì React Native là lựa chọn tốt nhất.
Điểm khác biệt giữa ReactJS và React Native
Điểm khác biệt giữa ReactJS và React Native

Hướng dẫn sử dụng ReactJS trong phát triển web

Bạn có thể tham khảo trình tự sau để phát triển web thông qua React JS

Bước 1: Cài đặt npmnode.js

Vì React JS được nghiên cứu và phát triển dựa trên nền tảng Node.js nên để có thể sử dụng và phát triển ứng dụng, bạn cần cài đặt npm và node.js 

Bước 2: Khởi chạy một ứng dụng React 

Thông qua lệnh “create-react-app” trong Command Prompt hay Terminal, bạn có thể tạo một ứng dụng React

Bước 3: Tạo ra các component

Sử dụng class hoặc hàm để tạo các component, bước này sẽ giúp xây dựng giao diện người dùng

Bước 4: Xây dựng UI

Bạn có thể sử dụng ngôn ngữ phân biệt JSX để xây dựng giao diện người dùng thông qua việc mô tả các thành phần UI.

Bước 5: Quản lý trạng thái

Sử dụng State giúp quản lý trạng thái của các thành phần UI và Props sẽ giúp truyền dữ liệu của các trạng thái thành phần để tùy chỉnh hoặc điều khiển hành vi của một thành phần nào đó.

Bước 6: Kết nối API để lấy dữ liệu từ máy chủ

Bước 7: Phát triển, triển khai ứng dụng thông qua lệnh “npm run build”

ReactJS Developer Roadmap

Kiến thức cơ bản

Để có thể trở thành một React Developer, bạn cần phải nắm vững kiến thức vể HTML, CSS cũng như JavaScript, vì chúng là những nền tảng cơ bản, đặt nền móng cho các ứng dụng và phần mềm phát triển web, cụ thể:

  • HTML là kiến thức cần nắm rõ nhất vì giúp tạo nên cấu trúc trang web
  • CSS giúp tạo kiểu cho trang web trông thẩm mỹ hơn
  • JavaScript giúp trang web có tính tương tác, chức năng này cũng là mục đích của việc sử dụng React JS, do vậy, bạn cần phải học kỹ về JavaScript trước khi học về React JS.
Nắm được kiến thức cơ bản về HTML và CSS
Nắm được kiến thức cơ bản về HTML và CSS

Một vài kỹ năng chung

Dù bạn theo đuổi lĩnh vực frontend hay backend, hoặc có thể là kỹ sư full-stack software, bạn cũng cần phải nắm một vài kỹ năng để có thể thích nghi và tồn tại trong ngành, Vietnix sẽ giới thiệu một số kỹ năng liên quan đến:

  • GIT: GIT giúp bạn có thể quản lý phiên bản, theo dõi, đồng bộ hóa thay đổi, kiểm tra, lưu trữ mã nguồn, cho phép các developer làm việc song song trong một dự án mà không ảnh hưởng đến phiên bản chính của mã nguồn.
  • Giao thức HTTP: giao thức HTTP cũng là một kiến thức căn bản mà các nhà phát triển web phải nắm vì HTTP đóng vai trò quan trọng trong lập trình và truy cập Internet, giúp truy cập trang web, API, truyền dữ liệu cũng như giúp giao tiếp giữa các ứng dụng. 
  • Terminal: tuy đối với một fronted developer thì không cần quá quan tâm đến terminal, t.Thế nhưng, terminal đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các dự án, chạy ứng dụng, debugging, triển khai ứng dụng cũng như tương tác với các công cụ xây dựng khác,… dDo vậy, việc học thêm về terminal cũng khá cần thiết.
  • Cấu trúc dữ liệu và thuật toán: hiểu về cấu trúc dữ liệu và thuật toán sẽ giúp các developer dễ dàng quản lý state, tìm và lọc dữ liệu, thực hiện rendering và tối ưu hóa hiệu suất đáng kể.
  • Software Architecture và Design Patterns: bạn không nhất thiết phải học về Software Architecture và Design Patterns để trở thành React Developer. Tuy nhiên, nếu học về kỹ năng này, bạn sẽ có thể làm việc dễ dàng hơn nhờ chức năng quan trọng của software architecture trong việc xác định cấu trúc tổng thể của ứng dụng, xác định luồng dữ liệu, quản lý state cũng như của design patterns trong thúc đẩy sử dụng mô hình lập trình dựa trên thành phần, phân tách logic hiển thị và logic xử lý dữ liệu, tái sử dụng logic và giao diện người dùng,…

Học về React

Để có thể hiểu và sử dụng thành thạo React, bạn phải học về react và nghiên cứu thật kỹ lưỡng. Nơi phù hợp nhất để học về React là trang web chính thức tại https://reactjs.org/, tuy nhiên khi mới bắt đầu, sẽ rất khó khăn để bạn có thể tự học trên web.

Để sử dụng thành thạo ReactJS bạn phải học và nghiên cứu về ReactJS
Để sử dụng thành thạo ReactJS bạn phải học và nghiên cứu về ReactJS

Do vậy, bạn có thể tham khảo các khóa học miễn phí trên YouTube, freeCodeCamp và Traversy Media hoặc hỏi đáp trên các cộng đồng như Reddit, Discord và Stack Overflow để được giải đáp các thắc mắc và giúp dễ dàng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các developer khác.

Build Tools

Để trở thành một developer về React chuyên nghiệp, bạn cần học và tìm hiểu về các build tool sau:

  • npm
  • pnpm
  • Task Runners
  • gulp
  • Webpack
  • Parcel
  • Rollup
  • npm scripts
  • yarn

Trong số các build tool kể trên, bạn nên nắm chắc kiến thức về npm và webpack nếu vừa bắt đầu tìm hiểu về React. Khi đã làm quen cũng như thuần thục hơn thì có thể nghiên cứu thêm về các công cụ còn lại.

Styling

Styling là một phần không thể thiếu trong việc thiết kế một giao diện người dùng thu hút, dễ bảo trì. Thông qua Styling, bạn có thể giúp ứng dụng bắt mắt, dễ sử dụng hơn, giúp dễ dàng phân biệt các thành phần, phần tử đa dạng, hỗ trợ tạo giao diện có tính tương thích cao cho nhiều loại thiết bị với các kích thước màn hình khác nhau.

Đồng thời, với styling, bạn có thể dễ dàng bảo trì, quản lý mã nguồn thông qua CSS Modules hoặc CSS-in-JS cũng như có thể tái sử dụng các thành phần giao diện, hạn chế việc lặp mã và tăng tính linh hoạt của mã nguồn.

Cuối cùng, một tính năng quan trọng khác mà developer nên tìm hiểu về styling đó là thúc đẩy gia tăng trải nghiệm người dùng độc đáo nhờ các hiệu ứng animation và các phần tử tương tác. Do vậy, học và nắm bắt về styling là một việc không thể thiếu đối với các developer.

State Management

State Management là một phần không thể thiếu vì giúp quản lý trạng thái toàn cục cũng như chia sẻ dữ liệu giữa các thành phần, tối ưu hóa hiệu suất,… Vì vậy, với các developer chuyên về React, sau đây là những framework và khái niệm không thể bỏ qua và cần nắm:

  • Redux Thunk
  • Async actions (Side Effects)
  • Redux
  • Component State/Context API
  • React Hooks
  • MobX
  • Reselect
  • Rematch
  • Helpers
  • Redux Observable
  • Redux Saga
  • Redux Better Promise
  • Redux Form
  • Redux Phoenix
  • Redux Persist
  • Data persistence
Redux thunk là một framework giúp quản lý trạng thái toàn cục dự án
Redux thunk là một framework giúp quản lý trạng thái toàn cục dự án

Trong số đó, bạn cần nắm về Redux trước tiên vì đây là thư viện quản lý trạng thái nổi tiếng nhất trong React cũng như cung cấp các tiện ích và hỗ trợ thực hiện các chức năng quan trọng. 

Type Checkers

Do JavaScript không phải một ngôn ngữ strongly typed, vì vậy rất khó để một trình biên dịch bắt những bug liên quan đến type. Ngoài ra, một khi ứng dụng được nâng cấp và phát triển thì có thể sẽ gặp rất nhiều lỗi. Do đó, bạn có thể sử dụng tiện ích mở rộng như JavaScript hay TypeScript để xem lỗi nằm ở đâu và giải quyết.

Forms helper

Bên cạnh công cụ Type Checkers như đã đề cập, bạn cũng nên dành sự quan tâm đặc biệt đến một vài thư viện hỗ trợ trạng thái biểu mẫu như Redux Form – giúp quản lý trạng thái của các biểu mẫu trong Redux một cách đơn giản, nhanh chóng, tiện ích. Ngoài Redux Form, bạn cũng có thể tham khảo về Formik, Formsy hay Final Form.

Routing

Một phần cực kỳ quan trọng đối với mọi ứng dụng đó là thành phần định tuyến (Routing components), giúp điều hướng thành phần, quản lý trạng thái, tích hợp với trạng thái tổng thể cũng như chia các ứng dụng thành module, từ đó giúp tạo trải nghiệm người dùng tốt hơn và dễ bảo trì hơn.

Vì thế, routing là một phần mà các developer chắc chắn cần tìm hiểu, nghiên cứu. Bên cạnh react-router, bạn cũng có thể tham khảo thêm về redux-first router, router 5 để hỗ trợ tốt hơn cho công việc.

API Clients

Trong xu thế ngày nay, sẽ rất khó để xây dựng một giao diện người dùng độc lập. Do đó, bạn sẽ bắt buộc phải giao tiếp với các ứng dụng khác thông qua các API như GraphQL hay REST. Chính vì nhu cầu đó, đã có rất nhiều nghiên cứu để cho ra đời các thư viện API client, nhằm phục vụ cho mục đích của các developer React, cụ thể là:

Với GraphQL:

  • urql
  • Apollo
  • Relay

Với REST:

REST là một trong những giao diện người dùng tốt nhất hiện nay
REST là một trong những giao diện người dùng tốt nhất hiện nay

Trong số các ứng dụng nêu trên, Apollo Client sẽ là một lựa chọn vô cùng hoàn hảo vì cung cấp cách đơn giản để sử dụng GraphQL cho mục đích xây dựng các ứng dụng client.

Utility Libraries

Utility Libraries mang lại cho người dùng nhiều chức năng hữu ích hỗ trợ cho quá trình phát triển ứng dụng như xử lý dữ data, định dạng ngày, tháng, quản lý class CSS động,… Do vậy, Vietnix sẽ giới thiệu các thư viện hữu ích giúp tối ưu hóa việc phát triển ứng dụng React của bạn: 

  • Lodash giúp xử lý dữ liệu một cách hiệu quả và dễ dàng hơn.
  • Moment cho phép định dạng thời gian và ngày tháng nhanh chóng, đơn giản
  • Classnames hỗ trợ quản lý các tên lớp CSS động dựa trên điều kiện trong ứng dụng React.
  • Numeral cho phép định dạng và hiển thị các con số một cách dễ dàng và linh hoạt.
  • RxJS xử lý dữ liệu dạng luồng (stream) .
  • Ramda – một thư viện chức năng lập trình (functional programming) cho phép viết code ngắn gọn và dễ hiểu hơn khi xử lý logic và làm việc với data.

Có thể thấy, các thư viện vừa nêu trên không chỉ giúp giảm thiểu công sức, thời gian, mà còn giúp tăng tính linh hoạt và hiệu suất của ứng dụng.

Testing

Testing là một trong những kỹ năng rất cần thiết với các developer React nhưng lại thường không được chú ý đến. Do đó, nếu muốn trở thành một developer React giỏi, bạn nên dành thời gian vào việc nghiên cứu và nắm rõ về các thư viện hỗ trợ testing, điều này sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong quá trình phát triển và thử nghiệm ứng dụng.

Testing là một kỹ năng rất cần thiết với các developer React
Testing là một kỹ năng rất cần thiết với các developer React

Sau đây, Vietnix sẽ đề cập đến các thư viện bạn cần nắm để trở thành một developer react chuyên sâu: 

Unit Testing:

  • Jest
  • Mocha
  • Chai
  • Sinon
  • AVA
  • Tape
  • Enzyme

End to End Testing:

  • Selenium, Webdriver
  • Puppeteer
  • Nightwatch.js
  • Cypress
  • Cucumber.js

Integration Testing:

  • Karma

Testing là một chủ đề quan trọng và thú vị, cũng như sẽ góp phần hỗ trợ các developer rất nhiều trong hành trình phát triển sự nghiệp của mình. Việc nắm rõ các kỹ thuật và công cụ testing sẽ giúp bạn tạo ra các ứng dụng chất lượng, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng cũng như tạo sự tin cậy cao hơn.

Internationalization

Internationalization cũng là một chủ đề cực kì bổ ích giúp phát triển giao diện người dùng có tính ứng dụng, phổ biến trên toàn thế giới. Lý do là vì khi phát triển ứng dụng, bạn sẽ cần hỗ trợ các phiên bản GUI cục bộ cho các thị trường quốc tế như Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Ban Nha cũng như các quốc gia châu Mỹ, châu Âu khác.

Bạn nên tìm hiểu các công nghệ sau đây:

  • React Intl: là một thư viện cung cấp các component React và một API để định dạng ngày tháng, số và chuỗi. Đồng thời, với React Intl, bạn cũng dễ dàng xử lý bản dịch đa ngôn ngữ, giúp ứng dụng dễ thích ứng với đa dạng ngôn ngữ, văn hóa 
  • React i18next: cung cấp các công cụ và API tương tự, cho phép quản lý và định dạng các chuỗi văn bản cũng như thông điệp đa ngôn ngữ trong ứng dụng React. Bên cạnh đó, React í8next còn cung cấp các tính năng hỗ trợ linh hoạt cho việc quản lý bản dịch và đa dạng hóa ngôn ngữ.

Server-Side Rendering

Theo RoadMap, việc tiến hành Server-Side Rendering được đề cập với các công nghệ sau:

  • Next.js là một framework React được xây dựng trên cơ sở React và Node.js, hỗ trợ việc tạo ra các ứng dụng web có khả năng rendering ở cả server và máy client. Ngoài ra. Next.js cũng mang đến đa dạng tính năng hữu ích, dễ dùng, tối ưu hóa công sức, thời gian để triển khai Server-Side Rendering.
  • After.js được nghiên cứu và cho ra mắt để hỗ trợ việc triển khai SSR đơn giản hơn, hiệu quả hơn.
  • Rogue là một lựa chọn không thể bỏ qua khi triển khai Server-Side Rendering trong ứng dụng React. Rogue mang đến các công cụ và tính năng hỗ trợ tạo ra ứng dụng có khả năng rendering ở cả server và client server một cách hiệu quả, nhanh chóng, linh hoạt.

Trong số các lựa chọn vừa nêu trên, Next.js có thể được xem là một trong những framework phổ biến và có tính ứng dụng cao nhất cho việc triển khai Server-Side Rendering. Do đó, bạn nên tập trung vào việc nghiên cứu Next.js để có thể nắm vững và áp dụng các kỹ thuật SSR nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Static Site Generator

Để tạo một trang web tĩnh (static site generator), bạn nên sử dụng Gatsby.js – một công cụ tạo static site generator hiện đại và tối ưu với đa dạng tính năng. Ngoài ra, Gatsby cũng được sử dụng cho việc xây dựng các trang web phục vụ cho mục đích cá nhân hóa cũng như có tính năng đăng nhập. 

Một điểm đáng lưu ý khác là Gatsby kết hợp data của người dùng với JavaScript để tạo nội dung HTML được tối ưu và định dạng chuẩn. Tiện ích này giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng tốc độ tải trang web, từ đó, trang web sẽ được tối ưu hóa SEO đáng kể.

Backend Framework Integration

Đây là một giải pháp tích hợp framework front-end React của Facebook với Rails, đặc điểm này giúp hỗ trợ xây dựng ứng dụng web đa nền tảng mạnh mẽ. React on Rails mang đến Server rendering – một tính năng cực kì cần thiết nhằm tạo ra các trang web tĩnh với nội dung được render trước trên server.

Nhờ việc trang web được index thông qua các trình thu thập thông tin nên tiện ích này sẽ cải thiện SEO cũng như cải thiện trải nghiệm người dùng đáng kể. Khác với rails/webpacker, React on Rails mang lại một cách tiếp cận hiệu quả hơn khi tích hợp React vào Rails.

Top 7 backend frameworl tốt nhất hiện nay
Top 7 backend frameworl tốt nhất hiện nay

Mobile

Bên cạnh những kiến thức nêu trên, một lĩnh vực khác có thể giúp các developer đáng kể trong việc phát triển phần mềm là React Native – một framework tiêu chuẩn giúp phát triển ứng dụng di động với giao diện native bằng JavaScript.

Vietnix gợi ý bạn nên tìm hiểu các thư viện sau:

  • React Native: là một framework hỗ trợ mạnh mẽ trong việc xây dựng ứng dụng di động hiệu suất cao và giao diện người dùng native. Ngoài ra, ứng dụng cũng cho phép phát triển ứng dụng đồng thời trên cả hai nền tảng Android và iOS.
  • Cordova / PhoneGap: là các công cụ khác hỗ trợ xây dựng ứng dụng di động bằng HTML, CSS và JavaScript. Thế nhưng, Cordova và PhoneGap bị hạn chế một vài tính năng nên không mang đến một trải nghiệm giao diện native tuyệt vời như React Native. Do vậy, bạn chỉ cần học React Native là đã đủ để đáp ứng nhu cầu trong việc phát triển ứng dụng di động. 

Desktop

Bên cạnh đó cũng có một số framework dựa trên React được sử dụng để xây dựng GUI trên các nền tảng desktop, nổi bật trong số đó là React Native Windows – cho phép tạo ra các ứng dụng UWP và WPF native thông qua React.

Một số framework Vietnix đề xuất bạn nên sử dụng:

  • Proton Native: cho phép tạo GUI trên desktop nhờ vào React và JavaScript. Bên cạnh đó, Proton Native cũng cho phép tạo ra các ứng dụng desktop native cho Windows, macOSLinux.
  • Electron: một framework phổ biến được sử dụng để phát triển ứng dụng desktop đa nền tảng bằng CSS, HTML và JavaScript. Tuy Electron không dựa trên React, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng React để tạo GUI của ứng dụng Electron.
  • React Native Windows: là một framework chuyên dành cho việc phát triển ứng dụng Windows thông qua React Native. React Native Windows cho phép tái sử dụng mã nguồn React Native để xây dựng ứng dụng Windows với GUI native.

Tuy nhiên, tất cả các framework trên đều hướng đến đối tượng đã thành thạo, cần tìm hiểu thêm cũng như muốn nghiên cứu nâng cao. Do vậy, nếu bạn mới bắt đầu học về React thì không nên vội vàng tìm hiểu về những framework do đòi hỏi kiến thức nền sâu, rộng, chuyên môn cao.

Virtual Reality

Nếu quan tâm đến việc phát triển các ứng dụng dựa trên thực tế ảo, React 360 là một sự lựa chọn tuyệt vời mà bạn nên cân nhắc. React 360 cho phép tạo ra những trải nghiệm 360 độ và thực tế ảo thú vị, linh hoạt, tạo cơ hội cho các developer khám phá và phát triển ứng dụng trong lĩnh vực này.

Những dự án thành công với React JS

ReactJS là một trong những công nghệ phát triển web được sử dụng nhiều nhất hiện nay, và ứng dụng thành công trong nhiều dự án của các công ty lớn trên thế giới. Dưới đây là một số trường hợp thực tế về các dự án thành công sử dụng ReactJS:

  • Facebook: React JS là một trong những công nghệ chủ yếu của Facebook, áp dụng trong việc nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm như Facebook, Messenger,…
  • Netflix: Thông qua ReactJS, Netflix có thể dễ dàng sử dụng để phát triển giao diện người dùng website cũng như các ứng dụng di động, cung cấp trải nghiệm tương tác mượt mà.
  • Airbnb: Airbnb sử dụng ReactJS để xây dựng UI cho trang web và ứng dụng di động, tối ưu trải nghiệm người dùng, hỗ trợ họ tối đa trong việc tìm kiếm và đặt phòng.
  • Uber: Uber sử dụng ReactJS để phát triển giao diện người dùng trên thiết bị di động, tạo trải nghiệm đặt xe thuận tiện và linh hoạt.
  • Dropbox: Nhờ có ReactJS mà Dropbox có thể xây dựng giao diện người dùng cho trang web và ứng dụng di động với những tính năng ưu việt và tạo sự thuận lợi tối đa trong việc lưu trữ và chia sẻ tệp.
  • Atlassian: Atlassian sử dụng ReactJS để phát triển UI cho nhiều sản phẩm như Jira, Confluence,… mang đến trải nghiệm làm việc hiệu quả và linh hoạt.

Qua đó, ta có thể thấy vai trò của ReactJS là rất lớn trong việc hỗ trợ xây dựng các ứng dụng web và di động hiệu quả, có độ tin cậy cao.

Câu hỏi thường gặp

Thư viện JavaScript là gì?

Thư viện JavaScript là bộ sưu tập code JavaScript. Các code này có thể được sử dụng cho những tác vụ JS cơ bản, cho phép bỏ qua quá trình thủ công viết code tốn thời gian, không cần thiết. Hiện nay, có rất nhiều loại thư viện JavaScript khác nhau. React JS chính là một trong số đó.

JavaScript là gì?

JavaScript (JS) là một ngôn ngữ script, dùng để tạo và kiểm soát nội dung web động. Nội dung web động (dynamic web content) bao gồm các thành phần động, chẳng hạn như đồ họa động, slideshow ảnh, biểu mẫu tương tác… Khi truy cập một trang web, nếu thấy mọi thứ đều đang chuyển động, tự động refresh, đổi màn hình…thì rất có thể trang web đó được lập trình bởi JavaScript.

Nói tóm lại, JavaScript là một ngôn ngữ lập trình vô cùng phổ biến và quan trọng trong phát triển ứng dụng, web và thậm chí là cả sever. Được sử dụng chủ yếu để quản lý hành vi của các thành phần web, thêm các tính năng động và có thể tương tác vào trang web với những cấu trúc tĩnh được tạo bởi HTML hay CSS hay ứng dụng web.

Vì tính linh hoạt và những tiện ích đó nên Javascript được xem như ngôn ngữ lập trình quan trọng và được tin tưởng sử dụng rộng rãi.

Có nên học React JS hay không?

Nếu bạn muốn trở thành một front end developer thực thụ, câu trả lời chắc chắn là CÓ! Để thành công trong việc develop web, cần sử dụng đúng các công cụ. Từ đó giúp code trở nên hiệu quả nhất có thể. Và dĩ nhiên, React JS là một công cụ tuyệt vời trong việc này.

React native là gì?

React native là một framework opensource, cho phép developer sử dụng để xây dựng ứng dụng di động cho Android và iOS. Ưu điểm lớn của React native là cho phép chia sẻ mã nguồn giữa các nền tảng, giúp giảm đáng kể thời gian, công sức, chi phí duy trì, phát triển ứng dụng.

React JS là frontend hay backend?

React JS là thư viện JavaScript được sử dụng chủ yếu phát triển frontend của các ứng dụng web, nhằm xây dựng UI cho các ứng dụng web cũng như đem đến các tính năng xử lý các yêu cầu từ server.

React JS là framework hay library?

React JS là một mã nguồn mở được phát triển từ Facebook, và được xem là một Javascript library hỗ trợ xây dựng user interface.

Node JS là gì?

Node JS là một nền tảng runtime Javascript mã nguồn mở được nghiên cứu và phát triển dựa trên “V8 Javascript engine”, viết bằng ngôn ngữ lập trình C và Javascript. Node JS ra đời nhằm phục vụ đặc biệt cho nhu cầu viết các ứng dụng máy chủ và các công cụ dòng lệnh của các developer.

Lời kết

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin xoay quanh React JS cũng như đưa ra những trường hợp đã áp dụng React JS thành công. Hy vọng thông qua đó, bạn có thể lựa chọn và áp dụng những kiến thức bổ ích này vào công việc của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc khó khăn nào, hãy để lại bình luận bên dưới.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Huu Thang
Khách
Huu Thang
3 năm trước

JSX mình thấy là JS XML mà admin

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG