Bảo trì website không chỉ là một công việc thiết yếu để đảm bảo website luôn hoạt động ổn định mà còn giúp cải thiện hiệu suất, tăng cường bảo mật, nâng cao trải nghiệm của người dùng trong quá trình kinh doanh. Trong bài viết này, hãy cùng Vietnix tìm hiểu về khái niệm bảo trì trang web là gì và cách thức bảo trì trang web hiệu quả.
Tìm hiểu bảo trì trang web là gì?
Bảo trì website là quá trình duy trì và cải tiến website để đảm bảo rằng nó hoạt động một cách hiệu quả, an toàn theo đúng mục tiêu mà cá nhân, doanh nghiệp đã đề ra.
Quá trình bảo trì website bao gồm nhiều hoạt động như: tối ưu hóa hiệu suất, tối ưu hóa SEO, cập nhật nội dung, cập nhật phần mềm và plugin, kiểm tra và sửa lỗi, sao lưu dữ liệu,…
Bảo trì website không chỉ giúp cải thiện hiệu suất, tính bảo mật cho trang mà còn nâng cao trải nghiệm người dùng, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.
Tại sao bảo trì website lại quan trọng?
Việc bảo trì website giúp đảm bảo trang web hoạt động ổn định, an toàn và đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Cụ thể, bảo trì website mang lại những lợi ích sau:
Giúp gia tăng trải nghiệm người dùng
Website không chỉ là một công cụ quảng cáo, mà còn là nơi mà khách hàng tương tác trực tiếp với doanh nghiệp. Do đó, việc thường xuyên bảo trì và cập nhật tính năng cho website là một yếu tố quan trọng trong việc cải thiện trải nghiệm người dùng.
Việc liên tục cải thiện và nâng cấp website sẽ tạo ra một môi trường trực tuyến tốt hơn cho khách hàng. Họ có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin, sản phẩm, dịch vụ hoặc thực hiện các tác vụ theo mong muốn. Điều này không chỉ giúp tạo ấn tượng tích cực mà còn giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và tạo ra mối quan hệ thân thiết hơn giữa khách hàng với doanh nghiệp của bạn.
Nâng cao tính thẩm mỹ cho website
Website chính là bộ mặt trực tuyến của cá nhân/doanh nghiệp, vì vậy việc làm cho trang web trông thú vị, hiện đại là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tổ chức. Khi những ứng dụng và tiện ích trên website trở nên lỗi thời hoặc không còn phù hợp có thể khiến trang trở nên nhàm chán, cũ kỹ trong mắt người dùng.
Bằng cách thường xuyên bảo trì website, bạn có cơ hội rà soát và cải thiện các nội dung, hình ảnh, video chất lượng kém trên trang. Điều này giúp tạo nên một trải nghiệm trực tuyến tốt hơn và thu hút khách hàng tiềm năng.
Cải thiện tính thẩm mỹ cho trang web còn giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi doanh thu từ website. Khi trang web trông chuyên nghiệp và hấp dẫn, khách hàng sẽ cảm thấy an tâm khi thực hiện các giao dịch hoặc thực hiện hành động như đăng ký, theo dõi, chia sẻ,… Đây cũng chính là chìa khóa để duy trì sức hấp dẫn cho website của bạn trong thời đại số hóa ngày nay.
Tăng tính bảo mật cho trang web
Bảo trì website không chỉ đơn giản là duy trì tính ổn định và hoạt động của trang, mà còn là đảm bảo rằng trang web luôn an toàn trước các mối đe dọa mạng. Bằng việc thường xuyên kiểm tra và nắm rõ các lỗ hổng bảo mật có thể tồn tại trên website, bạn có cơ hội để sửa chữa kịp thời trước khi chúng trở thành điểm yếu dễ bị tấn công.
Đặc biệt, vấn đề bảo mật kém dẫn tới lộ dữ liệu nhạy cảm như thông tin cá nhân của khách hàng, thông tin giao dịch, tên, địa chỉ, số tài khoản ngân hàng,… có thể gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với danh tiếng, doanh thu mà còn có thể đẩy bạn vào các vướng mắc về pháp lý. Bạn đọc có thể tham khảo qua bài viết các phương pháp bảo mật website để tìm hiểu rõ hơn.
Ngoài ra, để bảo vệ trang web của bạn khỏi những mối nguy hại từ các cuộc tấn công mạng, việc lựa chọn dịch vụ hosting uy tín và bảo mật cũng rất quan trọng. Vietnix cung cấp các giải pháp web hosting chất lượng cao với tính năng bảo mật tối ưu, giúp bạn bảo vệ dữ liệu và hoạt động của website một cách an toàn nhất. Các gói Hosting WordPress, Maxspeed Hosting, Hosting NVMe, Hosting SEO, Hosting Business và Hosting giá rẻ của Vietnix đều được thiết kế để bảo vệ trang web của bạn trước các mối đe dọa tiềm ẩn, đảm bảo tốc độ truy cập nhanh chóng và hiệu suất ổn định.
Giúp tiết kiệm hơn trong quá trình sửa lỗi
Nếu những lỗ hổng trên website của bạn không được phát hiện kịp thời, hậu quả có thể vô cùng nghiêm trọng. Sự cố nhanh chóng biến thành thất thoát tài chính lớn, và bạn có thể phải chi một khoản khá đáng kể để khắc phục chúng.
Thậm chí, nếu gặp phải lỗi phức tạp trên diện rộng, bạn có thể đối diện với việc phải xây dựng lại một trang web mới. Điều này không chỉ tốn kém chi phí mà còn là một ảnh hưởng tới sự phát triển, danh tiếng, sự tin tưởng của khách hàng với doanh nghiệp của bạn.
Bắt kịp xu hướng thị trường
Thế giới số hóa luôn biến đổi, và điều này đặt ra một thách thức đối với các chủ sở hữu website. Mỗi giờ, mỗi phút trôi qua, thị trường trực tuyến trải qua sự thay đổi liên tục, từ cách người dùng tương tác trên web đến cách họ tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ.
Điều này đòi hỏi chủ sở hữu website phải thực sự nhạy bén và thích nghi nhanh chóng thì mới có thể đáp ứng các yêu cầu về nội dung và trải nghiệm theo thị hiếu khách hàng. Bảo trì trang web định kỳ đóng một vai trò quan trọng khi đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể nhanh chóng cập nhật những phần mềm, ứng dụng mới nhất cũng như thông tin quan trọng đến với khách hàng.
Những thay đổi này không chỉ giúp cải thiện tính năng website mà còn nâng cao giá trị của thương hiệu. Website luôn hoạt động tốt, hiện đại và thân thiện với người dùng sẽ giúp thu hút khách hàng, tạo dựng lòng tin và thúc đẩy sự phát triển kinh doanh.
Bạn có thể xem thêm các bài viết sau đây để nắm rõ hơn về cách thiết kế và quản trị website:
Bảo trì website cần làm những gì?
Các hoạt động mà bạn cần thực hiện trong quá trình bảo trì website khá nhiều. Dù bạn muốn thuê dịch vụ bảo trì trang web từ bên thứ 3 hay đang lập kế hoạch tự bảo trì cho website của mình thì dưới đây là những hạng mục quan trọng mà bạn nên xem xét:
- Cấu hình và quản lý phần mềm, cơ sở hạ tầng hệ thống: Điều này bao gồm việc lựa chọn, cài đặt và quản lý các phần mềm hệ thống như DNS, cân bằng tải, web server, CDN và các thành phần khác. Đảm bảo rằng hệ thống hoạt động một cách mượt mà và an toàn.
- Quản lý công cụ và dịch vụ: Theo dõi và quản lý các công cụ, dịch vụ liên quan đến website như công cụ quản lý đăng nhập, quản lý cấu hình, quét bảo mật, phân tích lưu lượng truy cập,… Đôi khi, bạn cần tạo các chương trình tự động hóa để tiết kiệm thời gian cho hoạt động này.
- Làm việc với bộ phận kỹ thuật: Trực tiếp làm việc với các chuyên gia kỹ thuật trong tổ chức hoặc với bên thứ 3 mà bạn đã thuê để quản lý, giám sát tài nguyên hệ thống và cơ sở dữ liệu của website.
- Quản lý nội dung và cấu trúc trang: Tham gia trực tiếp trong việc cài đặt và quản lý nội dung, dịch vụ và kiến trúc tổng thể của trang web. Điều này đảm bảo rằng website luôn cung cấp thông tin mới mẻ và hấp dẫn cho người dùng.
- Tối ưu hóa SEO cho website: Tối ưu hóa website để nó có thể xuất hiện ở thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, từ đó tăng cường khả năng tiếp cận và thu hút nhiều khách hàng hơn cho doanh nghiệp.
- Quảng bá website: Tạo chiến dịch quảng cáo và chia sẻ website trên các nền tảng như forum, group Facebook, email marketing và các kênh truyền thông xã hội khác để tạo sự nhận diện cũng như thu hút nhiều người truy cập hơn.
- Bảo vệ website: Đảm bảo rằng trang web của bạn được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công từ hacker. Thực hiện kiểm tra định kỳ và lên kế hoạch để đối phó với bất kỳ sự cố nào. Đồng thời, đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ SaaS liên quan hoạt động một cách suốt 24/7.
- Đảm bảo hiệu suất website: Cài đặt các giao thức bảo mật, công nghệ caching tăng tốc độ tải trang, phân tích lưu lượng truy cập,… để đảm bảo rằng trang web hoạt động hiệu quả và đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.
Chi phí bảo trì website định kỳ là bao nhiêu?
Chi phí bảo trì website hàng năm là khoản chi phí cần thiết để duy trì hoạt động ổn định của website. Mức phí này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy mô, tính phức tạp của website cũng như tần suất cập nhật và nâng cấp website.
Mức chi phí bảo trì website sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Quy mô hệ thống: Website có nhiều trang, nhiều module, nhiều chức năng thì chi phí bảo trì sẽ cao hơn.
- Tính phức tạp của hệ thống: Website sử dụng nhiều công nghệ mới, nhiều tính năng nâng cao thì chi phí bảo trì cũng sẽ cao hơn.
- Tần suất cập nhật và nâng cấp website: Website được cập nhật và nâng cấp thường xuyên sẽ tiêu tốn nhiều chi phí bảo trì hơn.
Việc bảo trì website là vô cùng cần thiết, giúp trang luôn vận hành ổn định, đảm bảo tính bảo mật và hiệu suất cao. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Những quan điểm sai lầm về bảo trì website bạn cần nắm
Bảo trì website là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những quan điểm sai lầm và khiến nhiều cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp bỏ qua hoạt động này, cụ thể:
- Bảo trì website là việc của nhà cung cấp hosting: Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Nhà cung cấp dịch vụ hosting chỉ cung cấp dịch vụ lưu trữ trang web, không bao gồm việc bảo trì, diệt virus hay sửa lỗi web. Do đó, doanh nghiệp cần tự mình thực hiện các hoạt động bảo trì website để đảm bảo trang web hoạt động ổn định và an toàn.
- Bảo trì website là việc của các đối tác thiết kế web: Thực tế, các bên thiết kế website chỉ thực hiện bảo trì web trong thời gian bảo hành và không bao gồm công việc khắc phục lỗi do virus. Sau khi hết thời gian bảo hành thì doanh nghiệp cần phải tự mình thực hiện các hoạt động bảo trì website.
- Không bảo trì website khi sửa đổi thông tin: Quan điểm này là sai lầm bởi việc sửa đổi thông tin trên trang web cũng có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc, tốc độ tải của website,… và dẫn đến các lỗi kỹ thuật. Do đó, doanh nghiệp cần phải thực hiện công việc bảo trì cần thiết sau khi sửa đổi thông tin trên website.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm bảo trì website và cách để bảo trì website hiệu quả mà Vietnix muốn chia sẻ tới bạn. Đây là một công việc quan trọng giúp đảm bảo trang web hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Việc thực hiện bảo trì thường xuyên sẽ giúp bạn đồng thời nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm và cải thiện doanh thu.