NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
21/05/2024
Lượt xem

Doanh thu và doanh số là gì? Cách phân biệt và công thức tính

21/05/2024
17 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (58 bình chọn)

Doanh số phản ánh sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp. Nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu doanh số là gì, thậm chí còn bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm doanh số và doanh thu. Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc tương tự, hãy tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp.

Doanh số là gì? Doanh số tiếng Anh là gì?

Doanh số tổng số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ được bán bởi một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, thường được gọi là kỳ kế toán. Doanh số có thể được đo bằng đơn vị hoặc giá trị tiền tệ.

Doanh số là tổng số lượng sản phẩm được bạn trong khoảng thời gian nhất định
Doanh số là tổng số lượng sản phẩm được bạn trong khoảng thời gian nhất định

Ví dụ:

  • Doanh số bán điện thoại thông minh của công ty ABC trong tháng 12 là 10.000 chiếc.
  • Doanh số dịch vụ du lịch của công ty XYZ trong quý 1 là 1 tỷ đồng.

Lưu ý: Doanh số khác với doanh thu. Doanh thu là toàn bộ tiền thu về từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả doanh số bán hàng và các nguồn khác, trước khi trừ đi các khoản chi phí.

Tỷ trọng doanh số là gì?

Tỷ trọng doanh số thường ám chỉ phần trăm hoặc tỷ lệ của doanh số bán hàng hoặc doanh thu mà một đơn vị cụ thể chiếm trong tổng thị trường hoặc ngành công nghiệp. Nó thường được sử dụng để đo lường sự quan trọng của một đối tượng trong bối cảnh lớn hơn.

Doanh số và doanh thu khác gì nhau?

Trên thực tế, khái niệm doanh số và doanh thu thường bị nhầm lẫn với nhau. Thậm chí, nhiều người vẫn cho rằng hai khái niệm này là một, vậy doanh thu khác doanh số ở những đặc điểm nào?

Phân biệt doanh số và doanh thu

Doanh thu Doanh số
Thu nhập ròng khi đã trừ chi phí và thuếTổng thu nhập mà doanh nghiệp kiếm được trong một kỳ kinh doanh
Là bất kỳ loại thu nhập nào mà công ty có được, bao gồm tiền lãi, doanh thu bán hàng hoặc thu nhập từ việc bán các tài sảnChỉ bao gồm thu nhập từ việc bán hàng cơ bản, vốn chính mà công ty sử dụng để hoạt động
Lợi nhuận ròng trừ đi tất cả chi phí trong một khoảng thời gian nhất định, cộng với khoản thu nhập của công ty vào một ngày khi đã bán tài sản hoặc bất kỳ khoản thu nhập khác được tạo ra từ 1 tài sảnĐược đo lường trong một khoảng thời gian cụ thể từ việc bán các sản phẩm hoặc dịch vụ
Có thể đến từ nhiều doanh nghiệp khác nhauThường được dùng để chỉ thu nhập của doanh nghiệp từ 1 hoạt động kinh doanh nhất định
Đây là con số cuối cùng khi lợi nhuận ròng khi đã trừ hết tất cả chi phíCon số này là mức lợi nhuận khác nhau khi đã trừ đi những chi phí cụ thể. Chẳng hạn, Lợi nhuận gộp = Tổng Doanh số – Giá vốn hàng bán 
Bao gồm tất cả thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau không định kỳ như bán tài sảnChỉ bao gồm thu nhập định kỳ từ việc bán hàng
Là điểm cuối được xác định trong báo cáo lỗ lãi sau khi khấu trừ được thực hiện từ tổng doanh thuLà điểm khởi đầu cho tất cả những báo cáo tài khoản và phân tích. Mọi thứ được thực hiện cho công ty bắt đầu với tổng doanh số được tạo ra
Phụ thuộc vào doanh thu (đôi khi là từ những nguồn khác)Chỉ dựa trên doanh số bán sản phẩm
Có thể gồm các nguồn thu nhập khácLuôn là nguồn bán các sản phẩm của doanh nghiệp
Bảng phân biệt doanh số và doanh thu

Vai trò của doanh số đối với doanh nghiệp

Về vai trò đối với doanh nghiệp, doanh số tượng trưng cho thành quả hoạt động và minh chứng cho giá trị của các chiến lược kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Khi doanh nghiệp thành công trong việc thực hiện các hợp đồng mua bán, kinh tế hay các giao dịch tương tự, đó là lúc họ ghi nhận được một khoản doanh số.

Doanh số cao thể hiện hiệu quả trên nhiều khía cạnh:

  • Đội ngũ bán hàng có năng lực tốt
  • Chiến lược sản phẩm – giá cả – kênh phân phối được triển khai hiệu quả
  • Chiến lược xúc tiến bao gồm quảng cáo, PR và bán hàng cá nhân mang lại kết quả tích cực
  • Hiệu suất hoạt động của các bộ phận liên quan được đẩy mạnh

Cả doanh số và doanh thu đều đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Doanh thu là thước đo để đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, dựa vào doanh thu, người quản trị còn có thể đánh giá hiệu quả của nhân viên sale, hiệu quả hoạt động kế toán thu,… Cụ thể, doanh thu tốt là kết quả của:

Vai trò đối với doanh nghiệp
Vai trò đối với doanh nghiệp
  • Hiệu quả bán hàng
  • Khả năng đàm phán giá (thường do đội ngũ bán hàng phụ trách)
  • Hiệu quả chính sách thanh toán cho việc bán hàng
  • Chính sách giá được thực hiện tốt
  • Hoạt động thu diễn ra hiệu quả
  • Năng lực tài chính vững mạnh của doanh nghiệp trong giai đoạn cụ thể.

Xem thêm bài viết về CSR ngay bên dưới:

Cách tính doanh số và doanh thu thông dụng

Doanh số và doanh thu là hai chỉ số tài chính quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tiếp theo mình sẽ cung cấp cho bạn về cách tính doanh số và doanh thu thông dụng, giúp bạn ứng dụng trong hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp của mình.

Công thức tính doanh số

Công thức: Doanh số = đơn giá bán x sản lượng

Để có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn cách tính doanh số, mình đưa ra một ví dụ như sau:

Cửa hàng A kinh doanh về bánh kẹo, bán một cái bánh ngọt với giá 9.000 đồng/cái ra thị trường. Chỉ tính riêng trong ngày 7/08/2022 thì cửa hàng đã bán được 100 cái bánh cùng loại, khi đó doanh số của cửa hàng sẽ được xác định là:
100 x 9000 = 900.000 đồng
Như vậy, chỉ tính riêng ngày 7/08/2022 thì doanh số bán hàng của cửa hàng A là 900.000 đồng.

Công thức tính tỷ trọng doanh số

Để tính toán tỷ trọng doanh số, chúng ta sử dụng công thức sau:

Tỷ trọng doanh số (%): (Doanh số của sản phẩm/ Tổng doanh thu của doanh nghiệp) x 100

Ví dụ: Doanh nghiệp A bán được 10 triệu đồng tiền sản phẩm X và 20 triệu đồng tiền sản phẩm Y trong tháng 1. Tổng doanh thu của doanh nghiệp A trong tháng 1 là 30 triệu đồng. Vậy:

  • Tỷ trọng doanh số của sản phẩm X: (10 triệu đồng / 30 triệu đồng) x 100 = 33.33%
  • Tỷ trọng doanh số của sản phẩm Y: (20 triệu đồng / 30 triệu đồng) x 100 = 66.67%

Công thức tính doanh thu

Như đã đề cập ở trên, trong công thức tính doanh số sẽ chưa trừ các khoản chi phí như: hàng lỗi, giảm giá, chiết khấu. Còn doanh thu lại tính bằng số tiền thu về khi đã trừ đi tất cả các khoản đó: chiết khấu, giảm giá, trả lại. Công thức doanh thu như sau:

Công thức: Doanh thu = doanh số – phí giảm giá – chiết khấu – hàng bị trả lại

Doanh số bán hàng quan trọng như thế nào?

Sức mạnh của một doanh nghiệp được đánh giá thông qua sức bán của doanh nghiệp đó trong một khoảng thời gian nhất định diễn ra như thế nào. Kết quả doanh số càng cao lại càng chứng tỏ được doanh nghiệp đó đang có hoạt động kinh doanh phát triển. Bên cạnh đó thể hiện chiến lược kinh doanh đúng đắn từ phía các lãnh đạo và cách làm việc hiệu quả của nhân viên trong công ty.

Đặc biệt, chiến lược kinh doanh được đánh giá là một trong những yếu tố chủ chốt để tạo nên được sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Sở hữu một chiến lược tổng thể, bài bản và phù hợp thì sẽ tạo cơ hội nâng cao doanh số hiệu quả và có thể cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường.

Tầm quan trọng của doanh số bán hàng
Tầm quan trọng của doanh số bán hàng

Ngược lại, doanh số giảm lại chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đó hiện đang gặp vấn đề. Nguyên nhân gây ra có thể từ một hay nhiều lỗi đã xảy ra trong quy trình bán hàng. Chính vì thế, doanh nghiệp cần tìm hiểu và khắc phục vấn đề để giảm thiểu nhiều nhất có thể tình trạng thất thoát doanh thu.

Mặt khác, doanh số cao cũng giúp nhân viên trong công ty, doanh nghiệp có ý chí để phấn đấu, tiếp tục đột phá những thành tích cao hơn. Nhờ đó tạo nên tiềm lực tài chính bền vững cùng sự phát triển dài hạn cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, tầm quan trọng của doanh số còn thể hiện tốc độ quay vòng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể, khi doanh số tăng, tốc độ lưu chuyển và quay vòng vốn của doanh nghiệp cũng sẽ gia tăng. Do đó mang đến lượng vốn dồi dào để tái đầu tư, giảm đi tỷ trọng vốn vay bên ngoài. Còn doanh số giảm cũng sẽ kéo theo giá trị thanh khoản tỷ lệ quay vòng vốn thấp, rất có thể khiến doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản.

Những cách thúc đẩy tăng doanh số cho doanh nghiệp

Tùy vào từng lĩnh vực, định hướng phát triển của công ty mà các nhà lãnh đạo sẽ tạo ra một chiến lược bán hàng riêng. Nhưng chung quy lại, điều quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay vẫn là làm cách nào để thúc đẩy doanh số bán hàng hiệu quả, tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ.

Thúc đẩy doanh số của doanh nghiệp
Thúc đẩy doanh số của doanh nghiệp

Dưới đây chính là một trong nhiều cách tăng doanh số bán hàng hiệu quả thường được áp dụng mà mọi người có thể tham khảo.

Sử dụng hình thức chiết khấu, giảm giá

Chiết khấu thực chất là một chiến lược marketing về giá được sử dụng rất nhiều trong kinh doanh và cũng tạo ra hiệu quả rất lớn. Mục đích chính là để kích thích khả năng mua sắm của người tiêu dùng. Bản chất của hình thức này là việc doanh nghiệp giảm giá gốc (giá niêm yết) sản phẩm xuống với tỷ lệ phần trăm nhất định. Từ đó, thu hút và tác động mạnh mẽ đến những quyết định mua sắm của khách hàng.

Tạo mini-game

Bên cạnh việc chiết khấu, giảm giá thông qua các siêu sale, nhiều thương hiệu hiện nay cũng tạo nên những cuộc thi, cuộc chơi (mini-game, give-away) đi kèm với những giải thưởng giá trị. Mục đích là để quảng bá thương hiệu và khuyến khích khách hàng mua sắm. Đây cũng là hình thức phổ biến các doanh nghiệp lựa chọn để thúc đẩy doanh số hiệu quả hiện nay.

Tạo mini-game
Tạo mini-game

Cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ miễn phí

Chiến lược cung cấp các dịch vụ miễn phí, cho khách hàng dùng thử trong một khoảng thời gian ngắn cũng là cách để thúc đẩy doanh số bán hàng hiệu quả. Khi khách hàng đã có những ấn tượng tốt về sản phẩm thì có thể đưa ra các tính năng hấp dẫn hơn ở gói vip, gói nâng cao. Nhờ vậy, khách hàng sẽ cảm thấy tò mò và hứng thú hơn, kích thích mong muốn mua hàng để có thể trải nghiệm thêm về sản phẩm.

Tạo ra sự khan hiếm

Tạo sự khan hiếm thực chất là một chiêu trò nhằm thúc đẩy doanh số đang được rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các thương hiệu lớn sử dụng. Cụ thể, nhiều cửa hàng, thương hiệu đưa ra thông báo chương trình khuyến mãi cho 100 đến 150 khách hàng đầu tiên.

Và sau đó là những khách hàng xếp hàng dài để chờ đến lượt mua sắm. Thậm chí với các thương hiệu lớn, nhiều người còn sẵn sàng xếp hàng qua đêm để có thể được nhận các ưu đãi. Chiến thuật này có thể tác động mạnh mẽ đến tâm lý của đám đông, tạo sự tò mò cho những khách hàng khác. Từ đó nâng cao hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp.

Thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Tùy thuộc vào ngành, việc hợp tác chiến lược với các đối tác có thể thúc đẩy doanh số theo nhiều cách. Bằng cách tận dụng khách hàng mục tiêu và đề xuất giá trị của nhau, các doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường rộng lớn hơn thông qua các kênh marketing và mạng lưới phân phối hiệu quả hơn. 

Ví dụ, các doanh nghiệp có thể hợp tác thực hiện các chiến dịch đồng thương hiệu hoặc bán chéo để gia tăng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số. 

Ngoài ra, các hình thức hợp tác sâu hơn như liên doanh có thể giúp doanh nghiệp tạo ra khách hàng tiềm năng và mở rộng thị phần trong các lĩnh vực mới.

Câu hỏi thường gặp

Chạy doanh số là gì?

Chạy doanh số (tiếng Anh là Sales Strategy) là chỉ những hành động mà các nhân viên sale cần làm để đạt được target về doanh số.

Kinh doanh số là gì?

Kinh doanh số là quá trình tích hợp công nghệ số vào việc sáng tạo quy trình, sản phẩm và dịch vụ mới trong lĩnh vực kinh doanh. Nó có thể được hiểu một cách đơn giản là việc áp dụng công nghệ số vào mọi khía cạnh của hoạt động doanh nghiệp, từ quá trình phát triển và sản xuất sản phẩm cho đến các hoạt động tiếp thị, truyền thông, và bán hàng.

Liệu doanh số cao luôn tỷ lệ thuận với lợi nhuận của doanh nghiệp? 

Mặc dù doanh thu cao thường đi kèm với lợi nhuận cao, nhưng chi phí cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận. Kiểm soát chi phí hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận dù mức tăng trưởng doanh thu không quá cao. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không quản lý chi phí tốt, thì lợi nhuận có thể giảm ngay cả khi doanh thu tăng.

Một doanh nghiệp có thể học hỏi được gì từ doanh số bán hàng của các đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp có thể học hỏi được rất nhiều điều từ phân tích doanh số bán hàng của các đối thủ cạnh tranh. Bằng cách nghiên cứu chiến lược giá, phân khúc thị trường mục tiêu và các chiến dịch marketing của đối thủ, doanh nghiệp có thể xác định các điểm mạnh và điểm yếu của mình.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp thấy đối thủ đang bán sản phẩm với giá thấp hơn nhưng vẫn đạt được doanh số cao, thì doanh nghiệp cần tìm hiểu lý do tại sao. Có thể đối thủ đang có chiến lược marketing hiệu quả hoặc sản phẩm của họ có những tính năng nổi bật thu hút khách hàng.

Bằng cách theo dõi sản phẩm mới và xu hướng khách hàng của đối thủ, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm và dịch vụ của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

Lời kết

Mình và bạn vừa đi qua bài viết phân biệt doanh thu và doanh số, cùng các công thức tính hữu ích cho năm 2024. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai chỉ số quan trọng này, qua đó đưa ra những đánh giá chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Trần Đức Trung

Sale Manager
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
NTQuyen
Khách
NTQuyen
1 năm trước

Doanh thu = doanh số – phí giảm giá – chiết khấu – hàng bị trả lại

Đây là công thức tính doanh thu thuần của hoạt động bán hàng. Còn doanh thu là tổng giá trị tiền thu chưa trừ các khoản giảm trừ doanh thu như chi phí giảm giá, chiết khấu, hàng bị trả lại.

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG