Endpoint là một phương pháp giúp hầu hết các doanh nghiệp hay tổ chức bảo mật tốt hệ thống dữ liệu của họ. Vậy thuật ngữ Endpoint có nghĩa là gì? Trong bài viết này, Vietnix sẽ mang đến góc nhìn chi tiết hơn về Endpoint.
Endpoint là gì?
Endpoint là thiết bị (thường là máy tính, thiết bị phần cứng,…) hoặc ứng dụng được kết nối từ xa tới mạng doanh nghiệp.Thiết bị này sẽ giao tiếp dữ liệu thông qua mạng lưới đang được liên kết. Ngoài ra, Endpoint còn được gọi là điểm cuối. Cụ thể, điểm cuối có thể là hub, modem,… hoặc các công cụ đầu cuối dữ liệu (máy in, bộ định tuyến,…) hay máy tính chủ (máy chủ, máy trạm,…). Tuy vậy, ở hiện tại, Endpoint được biết đến với hàm nghĩa lớn hơn như: Máy tính bảng, laptop, điện thoại,… có liên kết mạng.
Endpoint là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực mạng máy tính đó được xem như thiết bị đầu cuối của Wide Area Network (WAN) và Local Area Network (LAN). Phương thức bảo mật thiết bị đầu cuối (Endpoint Security) đang được phân ra thành các nhóm riêng biệt như: Trung tâm dữ liệu, thiết bị đặc thù, không gian làm việc, thiết bị di động. Mình sẽ đi vào chi tiết từng nhóm như sau:
Trung tâm dữ liệu
Thiết bị đầu cuối trong trung tâm dữ liệu có thể là máy chủ, thiết bị lưu trữ, cơ sở dữ liệu và hiển nhiên chúng cần được kiểm soát và bảo mật. Trung tâm dữ liệu chứa hàng loạt các dữ liệu quan trọng về hạ tầng mạng hay việc kinh doanh của công ty.
Thiết bị đặc thù
Các thiết bị đặc thù với những chức năng cụ thể có khả năng kết nối vào hệ thống dữ liệu doanh nghiệp đã nâng tầm quan trọng của Endpoints. Các thiết bị đặc thù mà bạn có thể biết: POS (thiết bị thanh toán), thiết bị y tế, máy ATM,…
Không gian làm việc
Đa phần các không gian làm việc sẽ trang bị những thiết bị đầu cuối gồm: Laptop, máy tính bàn, thiết bị di động có chức năng lưu trữ. Có thể nói, đây là những đồ dùng công nghệ cần được bảo mật vì dễ bị xâm nhập thông qua các điểm yếu.
Thiết bị di động
Những thiết bị di động dường như trở thành công cụ không thể thiếu đối với mỗi người, bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp. Họ không chỉ sử dụng các chức năng thông thường mà còn lưu trữ vô vàn thông tin công việc trên chiếc điện thoại của mình như tài liệu, làm việc online, email,… Chính vì thế các thiết bị này cần được quản lý cũng như thường xuyên kiểm tra tính bảo mật, giúp việc hạn chế rò rỉ dữ liệu doanh nghiệp cũng như thông tin cá nhân của bạn.
Tìm hiểu về khái niệm Restful
Restful API sẽ là tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng API cho các thiết kế Web services, giúp bạn thuận tiện hơn trong việc quản lý nguồn. Restful API sẽ tập trung chủ yếu vào những dữ liệu hệ thống (âm thanh, hình ảnh, văn bản,…) và có cả các tài nguyên đã định dạng và gửi qua HTTP. Restful được nhận định là cách thiết kế API đang được nhiều người sử dụng, nó phù hợp cho ứng dụng mobile, web,… riêng biệt giao tiếp với nhau.
Quy trình sử dụng Endpoint API
Để hiểu rõ về cách thức vận hành của API Endpoint thì bạn cần biết khá nhiều yếu tố như: SOAP, tạo Action Plan, Restful cũng như các ngôn ngữ lập trình cơ bản đến nâng cao. Dưới đây, mình sẽ giới thiệu đến bạn quy trình sử dụng của endpoint trong việc xây dựng API.
Hoạt động của Endpoint khi triển khai API
Các hệ thống giao tiếp bằng API sẽ được vận hành theo quy trình tổng quan như sau:
- Phía máy chủ sẽ gửi dữ liệu tới API.
- Phía khách hàng sẽ đề ra những yêu cầu thông qua thao tác API.
- Phía máy chủ sẽ đưa ra dữ liệu hoặc tài nguyên đã được yêu cầu bằng điểm cuối API.
Khách hàng cần cung cấp một URL nhất quán cùng với phương thức phù hợp với nội dung hoặc tiêu đề để tạo ra yêu cầu hiệu quả và endpoint API sẽ xử lý yêu cầu đó. Dữ liệu nội dung gửi từ máy khách và phần tiêu đề được gọi là siêu dữ liệu cung cấp về một yêu cầu.
Đối với URL đầy đủ, các phương thức được coi là yêu cầu cho phép thực hiện sẽ được đặt trước Endpoint. Các phương thức API (DELETE, PATCH, GET, POST) sẽ hoạt động song song với Endpoint. Sau khi định hình xong các phương thức GET, POST, PUT và các Action trong Action Plan, việc xây dựng Endpoint sẽ được thực hiện bằng cách đặt các Resource tại một controller duy nhất. Các controller này bao gồm: Places Controller, Categories Controller, User Controller, và quá trình định tuyến (Routing) sẽ được hoàn tất.
Ví dụ về Endpoint API
Thông qua mã có tác dụng đặt yêu cầu cho trang cụ thể bất kỳ trên website thì bạn sẽ xác định được Endpoint. Ví dụ, một URL có yêu cầu GET, GET ở đây là phương thức điểm cuối ám chỉ phần cụ thể của một địa chỉ website được ghi chú ở sau. Khi nhà phát triển nền tảng Facebook yêu cầu các chỉ số của tài khoản Instagram cá nhân hoặc doanh nghiệp, họ có thể sử dụng API đồ thị Instagram để xác định Endpoint cho các chỉ số Instagram đó.
Cách xây dựng EndPoint
Khi bạn đã định hình được Post, Put, Get đối với các Action thuộc Action Plan thì nhiệm vụ tiếp theo chính là đặt những Resource vào duy nhất một controller và trong đó bao gồm cả các hàm Action Plan: Categories Controller, Places Controller, User Controller,… Cuối cùng, bạn có thể hoàn thành hoạt động định tuyến Routing.
Mối đe dọa lớn nhất đối với bảo mật Endpoint là gì?
Trong một mạng lưới thì những thiết bị đầu cuối sẽ có liên kết chặt chẽ và lưu trữ hàng loạt thông tin quan trọng của hệ thống. Hiện nay, khi dữ liệu doanh nghiệp là một phần tất yếu thì những nội dung email, hợp đồng, văn bản trong máy tính, máy in,… là điểm đến giá trị cho các cuộc xâm nhập.
Trên Endpoint sẽ có 3 cách phổ biến mà dữ liệu dễ bị tấn công:
- Người dùng không có kiến thức truy cập vào phần mềm độc hại, mã ẩn (có trên các website, ứng dụng,…) sẽ thu thập dữ liệu rồi gửi đến những hệ thống từ xa khác.
- Người dùng vô tình cấp quyền cho bên khác truy cập từ xa vào bộ lưu trữ thiết bị, tài nguyên công nghệ thông tin.
- Người dùng phân phối dữ liệu đến các thiết bị khác thông qua phương pháp không an toàn.
Làm sao để bảo mật Endpoint API?
Dưới đây là những cách giúp bạn bảo mật Endpoint API hiệu quả mà Vietnix tổng hợp được:
- Bạn có thể thực hiện mã hóa mật khẩu không đối xứng hay một chiều giúp việc bảo mật điểm cuối API an toàn hơn. Hoạt động lưu trữ mật khẩu thông thường và đối xứng cần được lưu ý nhằm hạn chế lộ thông tin.
- HTTP là giao thức giúp người dùng và những ứng dụng tương tác với nhau, nếu giao thức không được đảm bảo sẽ dễ bị xâm nhập. Bạn cần đảm bảo dù Endpoint có không an toàn thì tùy chọn khả dụng duy nhất là HTTP.
- Hạn chế tối thiểu việc dùng tài nguyên hệ thống vào việc không cần thiết, chỉ cho phép người dùng đưa ra yêu cầu trong giới hạn nhất định với API nhằm ngăn chặn các bất cập về dữ liệu.
- Thực hiện xác thực đầu vào sẽ giải mã cũng như biết được mối đe dọa sớm nhất giúp bạn tìm phương pháp khắc phục trước khi dữ liệu gửi đến người dùng. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra định dạng dữ liệu, quản lý SQL injection tránh mất cơ sở dữ liệu.
- Chuyển toàn bộ văn bản sang giọng nói bằng công cụ trực tuyến miễn phí là phương thức thay đổi việc dùng các điểm cuối API, bạn phải chú ý đến việc bảo mật dữ liệu mọi lúc.
Câu hỏi thường gặp
Đối với người dùng cá nhân, các thiết bị nào thường được xem là endpoint và chúng có dễ bị tấn công không?
Đối với người dùng cá nhân, các thiết bị thường được xem là thiết bị đầu cuối bao gồm:
– Máy tính cá nhân.
– Thiết bị di động.
– Máu tính bảng.
– Thiết bị đeo.
– Thiết bị nhà thông minh.
Mức độ dễ bị tấn công của thiết bị đầu cuối phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:
– Hệ diều hành.
– Phần mềm.
– Thói quen sử dụng của người dùng.
Vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (ISP) có quan trọng như thế nào trong việc bảo mật endpoint?
Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (ISP) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo mật điểm cuối bằng cách cung cấp một số dịch vụ bảo mật giúp bảo vệ người dùng khỏi các mối đe dọa mạng. Một số dịch vụ bảo mật quan trọng nhất mà ISP cung cấp bao gồm:
– Lọc web.
– Quét phần mềm độc hại.
– Chống tấn công DDoS.
– VPN.
– Cung cấp kiến thức về an toàn thông tin.
Ngoài các giải pháp bảo mật endpoint, doanh nghiệp có thể thực hiện những biện pháp nào khác để tăng cường an ninh mạng?
Ngoài các giải pháp bảo mật endpoint, doanh nghiệp có thể thực hiện một số biện pháp sau để tăng cường bảo mật mạng:
– Tăng cường nhận thức về bảo mật.
– Quản lý rủi ro.
– Bảo mật mạng.
– Phục hồi sau khi xảy ra sự cố.
– Quản lý danh tính và truy cập (IAM).
– Bảo mật dữ liệu
Lời kết
Bài viết đã chia sẻ đến bạn thông tin cụ thể về Endpoint. Hy vọng, với nội dung này, bạn đã có sự nhìn nhận chính xác về thiết bị này. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận ngay bên dưới, Vietnix sẽ giải đáp nhanh nhất!