Phantom Keyword là một trong những khái niệm mà các SEOer không thể bỏ qua nếu muốn tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và tăng lượng truy cập cho website. Điều này đặc biệt quan trọng khi thuật toán tìm kiếm của Google liên tục thay đổi và cập nhật để cải thiện kết quả tìm kiếm cho người dùng. Vậy, Phantom Keyword là gì? Cùng Vietnix tìm hiểu về Phantom Keyword và 4 bước tìm Phantom Keyword tăng traffic được chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Phantom Keyword là gì?
Phantom Keyword (hay từ khóa bóng ma) là loại từ khóa được người dùng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm (Google, Youtube,…) nhưng những từ khóa này lại có rất ít thông tin trên internet.
Phantom Keyword ẩn chứa tiềm năng rất lớn vì chưa được khai thác nhiều, nên nếu bạn biết cách tìm và sử dụng tốt Phantom Keyword, thì bạn có thể dễ dàng SEO website lên top Google và thu hút được lưu lượng truy cập đáng kể.
Thậm chí, Phantom Keyword còn có thể cải thiện và tăng doanh thu nhanh chóng hơn so với việc chỉ triển khai các từ khóa sản phẩm, dịch vụ như truyền thống.
Khi sử dụng Phantom Keyword, bạn nên SEO theo topic thay vì chỉ đơn thuần là SEO từ khóa. SEO theo topic được hiểu là việc tối ưu SEO cho một nhóm các bài viết, các trang nội dung được liên kết với nhau và chúng chủ yếu tập trung đề cập đến một chủ đề chính, chứ không phải là các bài viết thuộc chủ đề khác nhau và tối ưu theo từng từ khóa.
SEO theo topic được khuyến khích vì cách này giúp cả người dùng lẫn bot của Google hiểu rõ nội dung mà trang web hướng đến, đồng thời nâng cao tính chuyên môn cũng như tạo được điểm đặc trưng riêng của thương hiệu. Vì thế, sau khi tìm được các Phantom Keyword, bạn cần phải xác định và triển khai Phantom Topic để hỗ trợ cho quá trình tối ưu SEO, tăng traffic và tạo tỷ lệ chuyển đổi cho trang web.
Xem thêm: Cách SEO top Google đưa từ khóa lên top 1 nhanh nhất
Phantom Keyword mang đến lợi ích gì?
Một bài viết sử dụng tốt Phantom Keyword sẽ dễ SEO và lên top một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho website và doanh nghiệp của bạn.
Đầu tiên, bài viết được xếp hạng càng cao thì càng dễ thu hút được lượng traffic lớn. Thông thường, người dùng có xu hướng truy cập vào những bài viết nằm ở vị trí đầu tiên trên danh sách kết quả tìm kiếm.
Có thể nói rằng, Phantom Keyword sẽ là cầu nối tuyệt vời giúp website kết nối với người dùng. Khi khách hàng truy cập vào bài viết có chứa Phantom Keyword, họ có thể tiếp tục đọc các bài viết liên quan khác, từ đó nâng cao độ nhận diện thương hiệu, thúc đẩy khách hàng hành động và tạo tỷ lệ chuyển đổi cho website.
Thứ hai, Phantom Keyword có thể biến website của bạn thành một Authority Site với khả năng cung cấp hàng loạt nội dung có giá trị cho người dùng. Hầu hết các Phantom Keyword đều thuộc loại từ khóa thông tin. Khi khách hàng muốn tìm hiểu một vấn đề hay cần giải đáp một thắc mắc nào đó, họ sẽ gõ từ khóa lên Google với mong muốn tìm kiếm được câu trả lời.
Tuy nhiên, như đã nói trên, Phantom Keyword thường có rất ít thông tin. Lúc này, nếu bạn biết tận dụng và cung cấp thông tin cần thiết, website của bạn sẽ trở nên uy tín, chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng. Sau đó, họ sẽ tiếp tục truy cập trang web để tìm hiểu các thông tin khác, điều này sẽ gia tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút lượng traffic khổng lồ về cho website.
Nguyên lý hoạt động của Phantom Keyword?
Phantom Keyword là những từ khóa có lượng tìm kiếm cao từ người dùng nhưng lại bị đối thủ bỏ quên hoặc chưa biết đến. Chúng thường có độ cạnh tranh thấp mà lại vô cùng tiềm năng, vậy nên nếu bạn tìm thấy và viết một bài viết chứa Phantom Keyword, bài viết sẽ lập tức lên top Google sau khi được Google Index. Ngoài ra, nếu cẩn thận hơn, bạn cũng có thể thêm một vài Backlinks chất lượng để nâng cao khả năng lên top cho bài viết.
Lý do Phantom Keywords giúp tăng traffic khủng ?
Những con số sau sẽ cho bạn biết vì sao Phantom Keywords có khả năng mang lại lượng traffic khủng cho website của bạn:
- 80% lượng traffic mỗi ngày đến từ các từ khóa thông tin.
- 20% lượng traffic còn lại đến từ các từ khóa thương mại.
- 80% từ khóa tìm kiếm là keyword dài và 20% còn lại là keyword ngắn.
Nhu cầu tìm kiếm của người dùng là vô cùng đa dạng và rộng lớn với vô vàn chủ để mà bạn chẳng thể đoán trước được. Vì thế, bạn chỉ có thể dựa 2 yếu tố then chốt là: số lượng tìm kiếm của từ khóa và độ khó của từ khóa (hay được hiểu là từ khóa có ít người biết đến và tối ưu SEO), từ đó thực hiện các công đoạn sau để SEO bài viết lên Top Google và thu hút lưu lượng truy cập:
- Tìm kiếm Phantom Keyword và viết content.
- Tối ưu SEO cho bài viết.
- Kết hợp với các Backlink chất lượng để đẩy bài viết lên Top Google.
Chỉ với các bước đơn giản trên, bài viết của bạn sẽ nằm ở vị trí cực đẹp để người dùng có thể dễ dàng nhìn thấy và click vào đọc. Thông thường, chỉ trong vòng 48 giờ, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả với lượt traffic đổ về một cách nhanh chóng. Không chỉ dừng lại tại việc tăng lưu lượng truy cập, nếu bạn biết tận dụng tốt Phantom Keyword, website của bạn sẽ trở thành một Authority Site chính hiệu trong tương lai.
Phantom Keyword giúp bạn trở thành Authority Site chính hiệu
Bên cạnh tăng traffic, Authority Site sẽ là mục tiêu lớn hơn mà Phantom Keyword có thể mang lại cho website của bạn.
Authority site là gì?
Authority Site là một loại website cung cấp các nội dung chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó, chẳng hạn như: công nghệ, làm đẹp, mỹ phẩm, nấu ăn, kiếm tiền online, thủ thuật,… Đặc biệt, các nội dung này phải thật sự đáng tin cậy và có giá trị với người đọc (Authority: đáng tin, có uy tín).
Vì thế, để có một Authority Site, bạn cần phải có sự am hiểu về những kiến thức chuyên môn liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực mà bạn đang hoạt động. Thông thường, các Authority Site có quy mô rất lớn, chúng cung cấp nhiều nội dung phong phú, thu hút lượng lớn traffic và đạt được mức doanh thu ấn tượng.
Authority Site khác với Niche Site ở cách khai thác nội dung và kiếm được doanh thu từ nội dung đó. Niche Site là trang web viết về một đối tượng hay chủ đề cụ thể và có sự phân biệt một cách rõ ràng với các chủ đề khác (chẳng hạn như Blog giảm cân bằng cách tập Yoga, cách chăm sóc chó mèo,…).
Thông thường, Niche Site sẽ xây dựng nội dung hướng đến bộ máy tìm kiếm và giúp người viết kiếm được tiền từ quảng cáo. Còn Authority Site là một loại website chuyên sâu, thường cung cấp các nội dung giá trị, có chất lượng để tiếp cận người đọc, từ đó kiếm tiền thông qua việc bán hàng hoặc giới thiệu sản phẩm với sự uy tín và độ tin cậy cao.
Lợi ích gì khi trở thành Authority Site
Việc trở thành một Authority Site mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn, cụ thể là:
- Giúp bạn tạo dựng một thương hiệu online uy tín, đáng tin cậy và bền vững: Nhiều bài viết được xếp hạng cao trong top Google, thu hút nhiều lưu lượng truy cập, tạo tỷ lệ chuyển đổi,…
- Có giá trị hơn so với các Niche Site.
- Nâng cao kỹ năng Marketing truyền thông đa phương tiện, tạo lợi thế lớn khi mở rộng sang các kênh khác như Facebook Ads, Email Marketing,…
- Tạo nguồn thu nhập thụ động: Sau khi phát triển Authority Site thành công, bạn có thể tận dụng lượng traffic khủng mỗi ngày để tạo được nguồn thu nhập thụ động.
Cần làm gì để có thể trở thành Authority Site?
Để trở thành một Authority Site, cách nhanh chóng và hữu ích nhất chính là sử dụng Phantom Keyword và kết hợp với mô hình AIDA để triển khai. AIDA là một mô hình, một công thức quan trọng được áp dụng rộng rãi trong Marketing. Khi viết content với Phantom Keywords, bạn cần đảm bảo 4 yếu tố sau:
- A – Attention: Thu hút sự chú ý thông qua tiêu đề, headings ấn tượng.
- I – Interest: Cung cấp nội dung hữu ích, có giá trị để tạo sự quan tâm, thích thú.
- D – Desire: Chuyển sự quan tâm, thích thú thành khao khát, mong muốn để người đọc có thể tiếp tục tham khảo các nội dung khác trên website. Điều này giảm tỷ lệ thoát trang và tăng thời lượng tương tác của khách hàng khi truy cập trang web của bạn.
- A – Action: Đây là bước cuối cùng và là bước quan trọng nhất, đó là biến mong muốn, khao khát của khách hàng thành hành động. Hành động ở đây không nhất thiết phải là mua hàng, mà đó có thể là để lại thông tin, đăng ký nhận thông tin, theo dõi Fanpage,… Nhưng dù sao thì quan trọng nhất vẫn là tạo ra tỷ lệ chuyển đổi, từ các hành động trên, bạn có thể tiếp tục khuyến khích khách hàng mua hàng trong tương lai.
Cần lưu ý rằng điểm mấu chốt bạn cần chú trọng để trở thành Authority Site đó chính là cung cấp thông tin hữu ích, có giá trị và trở nên uy tín trong mắt người dùng. Thay vì thu hút người đọc bằng tiêu đề giật tít với mục đích câu view mà nội dung lại mờ nhạt, không đúng trọng tâm, không cung cấp được thông tin giá trị để rồi khách hàng truy cập một lần và tránh xa mãi mãi, thì hãy tập trung vào sự bền vững với các nội dung chỉn chu để thu lại giá trị lâu dài.
Xem thêm: Keyword Cannibalization là gì?
4 bước triển khai Phantom Keyword để tăng traffic
Bạn có thể áp dụng trực tiếp 4 bước được chia sẻ dưới đây trên Money site, hoặc nuôi dưỡng hệ thống PBN và SEO Backlink. Hệ thống PBN càng mạnh, thì bạn sẽ càng có lợi thế khi có thể tận dụng Link Juice trỏ về Money site của mình.
Bước 1: Nghiên cứu Phantom Keywords phù hợp
Đầu tiên, bạn cần phải nghiên cứu bộ Phantom Keyword phù hợp với website của mình:
Tổng hợp toàn bộ từ khóa liên quan đến sản phẩm của bạn
Để tìm kiếm Phantom Keyword nhanh chóng và hiệu quả nhất, bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như Ahrefs. Đầu tiên, bạn nhập tên sản phẩm dịch vụ mà mình đang cung cấp vào công cụ tìm kiếm từ khóa Ahrefs, sau đó chọn “Matching Terms” để xem tất cả các từ khóa liên quan.
Lọc danh sách từ khóa theo độ khó từ khóa (KD), số lượng chữ của từ khóa (Word count) và xuất file
Tiếp tục với mục Matching Terms, bạn cần phải chọn độ khó keyword (KD) bằng 0 (to =0). Ngoài ra, bạn cũng có thể nâng độ khó nên cao hơn một chút nếu như website của bạn đã được triển khai một thời gian và cũng đạt được độ uy tín nhất định.
Tiếp theo, bạn nhấn Apply và tiếp tục điều chỉnh số lượng chữ tối thiểu của từ khóa (word count). Tốt nhất là bạn nên chọn word count từ 3 (min = 3) rồi Apply. Cuối cùng, hãy chọn Export để xuất file và đến với thao tác tiếp theo.
Xóa cột không cần thiết và keyword theo SERP Features
Sau khi xuất file, bạn đã có toàn bộ các từ khóa có 3 chữ trở lên và độ khó bằng 0. Lúc này, bạn nên xóa các cột không cần thiết để bảng tính trông dễ nhìn hơn và để lại các cột gồm Keyword, Difficulty, SERP Features, Volume, Parent Topic. Sau đó, tại cột SERP Features (cột thể hiện hình thức hiển thị kết quả tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm), bạn chọn thứ tự từ A – Z.
Thông thường, chúng ta chỉ nên lấy các phần có định dạng site links và bỏ đi các từ khóa còn lại. Sau đó, bạn có thể xóa luôn cột SERP Features để thu gọn bảng tính.
Lọc keyword bị duplicate, lọc theo Sort and Filter
Ở bước này, bạn sẽ tiến hành xóa đi các từ khóa trùng lặp. Để làm được điều đó, bạn chỉ cần chọn cột Keyword, sau đó tại Data chọn remove Duplicate. Khi không còn từ khóa nào bị trùng lặp nữa, bạn tiếp tục chọn cột volume rồi chọn tính năng Sort and Filter để lọc volume theo thứ tự từ cao đến thấp.
Bây giờ, bảng tính đã được thu gọn hơn và bạn có thể dễ dàng phát hiện các từ khóa không liên quan để tiếp tục xóa chúng đi. Sau đó, bạn lại sử dụng Sort and Filter để lọc theo bảng chữ cái ở cột volume. Hoàn thành thao tác trên, bạn sẽ tiếp tục lọc cho đến khi chỉ còn sót lại những từ khóa liên quan nhất đến sản phẩm, dịch vụ bạn đã nhập ở bước đầu tiên. Tuy nhiên, hãy cẩn thận hết mức có thể nếu bạn không muốn xóa nhầm từ khóa Phantom.
Đừng quên kiểm tra kỹ lưỡng lại một lần nữa. Sau khi chắc chắn bảng tính chỉ còn lại những từ khóa chất lượng, bạn đã tạo được một file với các Phantom Keyword tiềm năng.
Kiểm tra và nhóm Topic
Việc tiếp theo bạn cần làm là nhóm các từ khóa liên quan lại với nhau thành các nhóm topic nhỏ, mỗi nhóm sẽ đề cập đến một nội dung, chủ đề riêng và đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Topic sẽ được phân chia bằng cách: gắn keyword topic cluster, sau đó gắn keyword vào trong các subtopic phù hợp. Bằng cách này, bạn đã có thể nhóm keyword thành các topic một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Xác định allintitle, lựa chọn topic có allintitle phù hợp
Việc bạn cần làm bây giờ là tạo thêm allintitle. Allintitle được hiểu là một dạng câu lệnh được dùng để tìm kiếm tiêu đề có chứa từ khóa. Tức là khi bạn tìm kiếm trên Google với cú pháp câu lệnh allintitle, bạn sẽ nhận được tất cả các kết quả có title chứa từ khóa đó. Cụ thể, nếu như bạn gõ “allintitle:từ khóa”, ví dụ như “allintitle:hosting giá rẻ”, Google sẽ trả về kết quả với toàn bộ các bài viết có tiêu đề chứa từ khóa này. Kết quả cho ra số lượng càng ít thì mức độ cạnh tranh càng thấp và khả năng lên top càng cao
Để xác định đó có phải Phantom Keyword hay không, bạn chỉ cần căn cứ vào chỉ số allintitle. Phantom Keyword thường có chỉ số allintitle nhỏ hơn 500. Ngoài ra, trong trường hợp bạn đã xây web và tạo độ uy tín từ trước, chỉ số này cũng có thể là 1000, 2000 hoặc 5000 tùy theo từng website. Còn đối với các website mới xây, allintitle tốt nhất là nên bé hơn 500, thậm chí bé hơn 100 để nâng cao khả năng lên top của từ khóa.
Xác định traffic ước tính
Sau khi tạo được một danh sách chứa các từ khóa Phantom Keyword đã được phân thành các nhóm topic khác nhau, bạn cần phải ước tính traffic trước với công cụ Ahrefs.
Chẳng hạn như bạn chọn một từ khóa Phantom là “thosting giá rẻ nhất hiện nay” vào Ahrefs, trong danh sách kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị các bài viết thuộc top đầu và bên cạnh là cột traffic của các bài viết đó.
Để có được traffic ước tính, bạn lấy trung bình cộng lượng traffic của top 5 đầu tiên. Sau đó, hãy quay trở lại danh sách từ khóa Phantom ban nãy và chèn thêm một cột traffic ước tính đã tính được ở trên.
Như vậy là bạn đã nghiên cứu và chọn lọc được sheet Phantom Keyword tối ưu, bây giờ bạn chỉ cần viết content theo topic đã phân loại là được.
Lưu ý: Trong quá trình chọn lọc, bạn cũng có thể xóa các từ khóa dị biệt như từ khóa không dấu, từ khóa vô nghĩa hay từ khóa có định dạng kì lạ.
Bước 2: Tính Keyword Golden Ratio
Ở bước này, bạn sẽ lần lượt thực hiện các thao tác sau:
Keyword Golden Ratio là gì?
Keyword Golden Ratio (tỷ lệ từ khóa vàng) là tỷ lệ được sử dụng để quyết định liệu bạn sẽ chọn keyword nào mới là tốt nhất. Các từ khóa được chọn thường là có volume search (lượng tìm kiếm) ổn và mức độ cạnh tranh thấp vì ít có đối thủ triển khai.
Nếu bạn tìm được các Keyword Golden Ratio và triển khai content, bài viết của bạn sẽ dễ dàng nằm trong top Google chỉ trong vòng vài giờ đến vài ngày. Sở dĩ Keyword Golden Ratio được nhiều SEOer sử dụng là vì:
- Tăng traffic cho website, nhất là đối với các website mới xây.
- Thu hẹp phạm vi keyword và chọn lọc các keyword có số lượng tìm kiếm cao.
- Keyword Golden Ratio được tính toán dựa trên phương pháp thủ công nên không có tên các công cụ tìm kiếm.
- Tránh thuật toán “Sandbox”.
Cách tính Keyword Golden Ratio
Để tính Keyword Golden Ratio, bạn cần sử dụng công thức sau:
Keyword Golden Ratio = Số lượng tìm kiếm có chứa từ khóa trên Google / Số lượng tìm kiếm hàng tháng.
Trong đó, số lượng tìm kiếm bắt buộc phải nhỏ hơn 250.
Sau khi tính ra KGR, bạn cần phải so sánh tỷ lệ trên với 3 cấp độ, cụ thể là:
- Nhỏ hơn 0.25: Tốt
- Từ 0.25 – 1: Có thể có hiệu quả
- Lớn hơn 1: Không có hiệu quả
Lời khuyên dành cho bạn đó là hãy bắt đầu với những từ khóa có KGR < 0.25 để kiểm chứng được hiệu quả của tỷ lệ này.
Bước 3: Tối ưu Onpage và sử dụng cấu trúc Silo
Ở bước này, bạn cần phải tối ưu Onpage và sử dụng cấu trúc Silo để đưa Phantom Keyword lên top:
Tối ưu Onpage các bài viết
Để tối ưu Onpage, bạn cần làm đủ các bước sau:
- Bước 1: Chèn từ khóa vào tiêu đề của bài viết.
- Bước 2: Đưa từ khóa chính vào URL để tối ưu URL.
- Bước 3: Thêm từ khóa vào các thẻ Heading, Subheading.
- Bước 4: Thêm Internal Link (liên kết nội bộ), Outbound Link (liên kết trỏ đến trang web khác): Hãy thêm vào bài viết các liên kết nội bộ dẫn đến các bài viết liên quan và đi link 1 – 2 website Authority khác cùng lĩnh vực.
Cuối cùng, đừng quên Submit URL lên Google để công cụ tìm kiếm này nhanh chóng Index bài viết, đồng thời xếp hạng bài viết ở thứ hạng cao trên Google.
Xây dựng Silo, tạo dựng chủ đề thống nhất dưới con mắt Google
Cấu trúc Silo là thuật ngữ được dùng để mô tả một dạng cấu trúc website chuyên sâu, có nội dung được chia thành các category riêng biệt dựa trên topic, subtopic.
Xây dựng cấu trúc Silo là điều cần thiết để bạn triển khai Phantom Keyword. Tuy nhiên, trước đó, bạn cần phải tìm được từ 4 – 5 bộ Phantom Keyword, tương ứng với 4 – 5 bài viết và các bài viết đều thuộc một chủ đề lớn.
Chẳng hạn như bạn có 4 bộ Phantom hỗ trợ cho từ khóa “Hosting Vietnix” là “tiêu chí chọn hosting”, “cách vận hành hosting”, “hosting Vietnix uy tín”, “hosting giá rẻ”. Sau khi bạn đã viết content và thực hiện các bước tối ưu Onpage, bạn tiến hành đi Internal Link các bài viết chứa keyword hỗ trợ liên kết đến chủ đề chính là “Hosting Vietnix”, đồng thời liên kết qua lại giữa các bài viết với nhau.
Vì bản chất của các bài viết chứa Phantom Keyword là dễ lên top, nên bạn sẽ nhanh chóng sở hữu hàng loạt bài viết được xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm. Bằng những thao tác trên, Google sẽ nhận thấy mối liên quan mật thiết của chúng với từ khóa “Hosting Vietnix” và đẩy keyword này lên top luôn.
Lưu ý: Bạn nên đặt Internal Link qua lại 2 chiều cho các từ khóa muốn đẩy lên top để Google có thể hiểu được sự liên quan của chúng và đồng thời phân bổ sức mạnh link juice một cách đồng đều nhất.
Bước 4: Xây dựng hệ thống Backlink tự động IFTTT
IFTTT (viết tắt của If This Then That) là một dịch vụ tự động hóa miễn phí giúp nâng cao năng suất, tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả công việc bằng cách cắt giảm các công việc tẻ nhạt trong doanh nghiệp.
Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng IFTTT để tạo nên các Backlink liên kết trên các trang mạng xã hội và trỏ về bài viết Phantom Keyword trên trang web của bạn để tăng độ tin cậy cũng như cải thiện thứ hạng trong kết quả tìm kiếm.
Xem thêm: 200+ yếu tố xếp hạng của Google chuẩn nhất hiện nay
Thời gian ước tính khi thực hiện nghiên cứu Phantom Keyword
Công việc | Thời gian ước tính (giờ) |
---|---|
Nghiên cứu và chọn 5 bộ phantom keyword | 5 |
Viết bài viết Phantom (5h/bài) | 25 |
Tối ưu on-page bài viết phantom (30 phút/bài) | 2.5 |
Tạo IFTTT | 4 |
Kiểm tra và sửa lỗi | 2 |
Tổng cộng | 38.5 |
Cách nào để đo lường được hiệu quả kỹ thuật?
Nếu bạn chọn đúng bộ Phantom Keyword ngay từ đầu, bài viết của bạn chắc chắn sẽ nằm trong top 10 – top 30 trong vòng 24 – 48 giờ sau khi được Submit Google. Nếu điều này không diễn ra, thì tức là bạn vẫn chưa có sự lựa chọn hoàn hảo cho mình.
Bạn có thể đo lường bằng cách sử dụng 2 công cụ thông dụng để kiểm tra lượng traffic và thứ hạng của Phantom Keyword, đó là Webmaster Tool và Google Analytics. Nếu có thể, hãy dành thời gian tìm hiểu về hai công cụ này để biết cách khai thác chúng một cách hiệu quả nhất.
Nếu như bạn nhận thấy lượng traffic và thứ hạng của website gia tăng mỗi ngày một cách đều đặn thì nghĩa là bạn đã triển khai Phantom Keyword rất tốt. Ngược lại, nếu kết quả không tốt như mong đợi, thì điều này có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân chính, đó là: nội dung chưa đủ chất lượng hoặc website đang bị Google phạt.
Lúc này, bạn cần kiểm tra lại xem liệu chất lượng bài viết của mình có tốt hay không, và website có đang bị phạt lỗi nào hay không để có hướng khắc phục phù hợp nhất.
Một số lưu ý khi tìm kiếm Phantom Keyword
Mặc dù việc phân tích đối thủ và nghiên cứu triển khai các Phantom Keyword là một điều cần thiết để bạn có thể nâng cao sức mạnh cho website của mình, nhưng bạn đừng coi đó là chiến lược cạnh tranh hàng đầu. Đừng quá tập trung vào đối thủ, cũng đừng bỏ quá nhiều tâm huyết để tìm kiếm Phantom Keyword. Điều quan trọng nhất bạn cần tập trung đó là xây dựng thế mạnh và giá trị khác biệt cho thương hiệu của mình.
Chỉ có như vậy, bạn mới có thể cung cấp những nội dung hữu ích, có giá trị và trở thành một nguồn đáng tin cậy đối với người đọc. Khi đó, website sẽ dễ dàng lên top, thu hút được nhiều người đọc và tạo được tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.
Lời kết
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp “Phantom Keyword là gì?” và cung cấp các bước triển khai Phantom Keyword chi tiết mà bạn có thể tham khảo. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu cảm thấy nội dung trên hữu ích và có giá trị, bạn nhé.