Tại sao doanh nghiệp lại sử dụng datacenter? Hầu hết các doanh nghiệp ngày nay phải quản lý cơ sở hạ tầng theo một cách nào đó. Từ máy chủ onsite và đội ngũ CNTT đến các giải pháp điện toán đám mây.
Datacenter được coi là trọng tâm của hoạt động kinh doanh trong thế kỷ 21. Datacenter bao gồm các thiết bị cơ sở hạ tầng quan trọng cho phép doanh nghiệp duy trì sự hiện diện online, duy trì hiệu quả trong hoạt động hàng ngày, chạy ứng dụng và xử lý dữ liệu. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn sâu hơn về datacenter, từ thiết lập thiết bị cơ bản đến quản lý cơ sở hạ tầng datacenter.
Datacenter là gì?
Datacenter hay trung tâm dữ liệu là một tòa nhà, không gian dành riêng trong tòa nhà hoặc một nhóm tòa nhà được sử dụng để chứa hệ thống máy tính hoặc máy chủ và các thành phần liên quan, chẳng hạn như hệ thống lưu trữ (storage systems) và truyền thông mạng (network communications).
Nó thường bao gồm nguồn cung cấp điện dự phòng, kết nối truyền thông dữ liệu dự phòng, kiểm soát môi trường (ví dụ: điều hòa không khí, ngăn chặn hỏa hoạn) và các thiết bị an ninh khác nhau. Các cụm server nối mạng được sử dụng để xử lý, lưu trữ và phân phối lượng lớn dữ liệu.

Đối với hầu hết mọi loại giao dịch kinh doanh, trao đổi dữ liệu điện tử là bắt buộc. Khi nhu cầu về dữ liệu tăng lên, datacenter ra đời để có thể xử lý các yêu cầu đó. Trong những năm gần đây, các trung tâm dữ liệu đã phát triển đáng kể, nâng cao hiệu quả và tăng quy mô để áp dụng các công nghệ như ảo hóa (virtualization), điện toán đám mây (cloud computing), di động (mobile) và các ứng dụng IoT (Internet of Things).
Các doanh nghiệp và công ty có nhu cầu thuê máy chủ, thuê chỗ đặt máy chủ hoặc có thể thuê không gian, tủ rack sẽ tìm các nhà cung cấp dịch vụ Datacenter để cung ứng.
Cách hoạt động của Datacenter là gì?

Datacenter thường được coi là bộ não của công ty. Đây là nơi tất cả các quy trình quan trọng của một doanh nghiệp được chạy trên các máy chủ. Những dữ liệu quan trọng được xử lý, lưu trữ và tổ chức thành các packet để truyền. Đây là nơi các bộ định tuyến (router) xác định con đường tốt nhất để dữ liệu di chuyển. Bản thân datacenter được xây dựng với nhiều thiết bị được tích hợp khả năng phục hồi.
Datacenter bao gồm những gì?
Trung tâm dữ liệu có đủ hình dạng và kích cỡ. Tốt hơn là chúng được đặt trong một tòa nhà được xây dựng tốt, chắc chắn. Thường an toàn trước nhiều yếu tố môi trường và bao gồm:
- Servers
- Networking
- Storage
- Software
- Cabling
- Infrastructure
- Cooling
- Backup Power
- Environment Monitoring
Công việc của datacenter là cung cấp nguồn điện, làm mát liên tục cho thiết bị IT và các ứng dụng liên quan mà không bị gián đoạn. Quy mô và thiết bị của họ phụ thuộc vào nhu cầu của công ty mà họ đang support
Vai trò của Datacenter
Datacenter có vai trò tạo ra môi trường cho người dùng thuê không gian và các dịch vụ hỗ trợ khác mà không cần cài đặt phức tạp. Người dùng chỉ cần kết nối đến trung tâm cung cấp dữ liệu thông qua PSTN/ISD, xDSL,…

Có thể thấy datacenter liên quan chặt chẽ đến tính bảo mật của hệ thống network. Vì vậy, thì vấn đề bảo mật, an toàn và độ tin cậy của datacenter là một trong những ưu tiên hàng đầu của các đơn vị cung cấp.
Tại sao chúng ta cần Datacenter?
Nhu cầu về không gian lưu trữ, khả năng xử lý, thông tin đang tăng lên theo cấp số nhân và các công ty cần phải có khả năng theo kịp để có thể cung cấp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong nhiều trường hợp, các mô hình kinh doanh công ty hiện đại được xây dựng dựa trên Trung tâm Dữ liệu làm nền tảng hoặc “manufacturing plant” cho các dịch vụ mà công ty cung cấp.

Ví dụ, các công ty như Facebook, Apple, eBay, Amazon và LinkedIn đều phụ thuộc vào các trung tâm dữ liệu để cung cấp các dịch vụ và sản phẩm cốt lõi cho khách hàng của họ. Nếu không có Trung tâm Dữ liệu, các công ty không thể tồn tại hoặc tự đặt mình vào nguy cơ mất doanh thu và tác động tiêu cực đến sự hài lòng của khách hàng.
Các yếu tố cần có của Data center là gì?
Một datacenter cần có đó là không gian lưu trữ đạt chuẩn và các thiết bị hỗ trợ phù hợp và hiện đại. Ngoài ra, cần có đội ngũ nhân viên điều hành, giám sát và kỹ thuật để kiểm tra và xử lý các sự cố kịp thời.
Cơ sở vật chất đạt chuẩn
Không gian lưu trữ của một Data Center phải đáp ứng cho các thiết bị. Bên cạnh đó, không gian lưu trữ cần sạch sẽ, được kiểm soát và đặc biệt là môi trường nhiệt độ, độ ẩm phù hợp để quản lý các thiết bị.
Trang thiết bị hiện đại
Các thiết bị chuyên nghiệp và hiện đại để duy trì thời gian hoạt động từ 99.95% trở lên và có đủ các thiết bị cơ bản như:
- Nguồn điện (UPS, Uninterruptible Power Sources): Ngân hàng năng lượng, nguồn điện và nguồn điện dự phòng.
- Kiểm soát môi trường (Environmental Control): Hệ thống ống xả, điều hòa phòng máy (CRAC), hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa,…
- Hệ thống an ninh (Physical Security Systems): Hệ thống giám sát sinh học.
- Ngoài ra, bao gồm các hệ thống IT như: Server, phần cứng, cáp và giá đỡ, công cụ bảo mật.
Nhân viên quản lý và điều hành

Phải có đội ngũ nhân viên giám sát, thường xuyên kiểm tra hệ thống hoạt động. Bên cạnh đó, phát hiện lỗi và xử lý các lỗi kịp thời và nhanh chóng.
Khách hàng quan tâm đến Data Center ở điểm gì?
Dưới đây là điểm mà khách hàng thường quan tâm đến dịch vụ Data Center hiện nay.
An toàn và lưu trữ chuyên nghiệp
Datacenter luôn đảm bảo và đặt tiêu chí an toàn bảo mật lên hàng đầu bởi đây là toàn bộ dữ liệu quan trọng được lưu trữ của các doanh nghiệp. Nên các data center hiện nay, luôn đáp ứng cũng như liên tục cải thiện vấn đề này một cách thường xuyên để đảm bảo cho các công ty/ doanh nghiệp yên tâm trong quá trình lưu trữ.
Tính liên tục và ổn định
- Cá nhân: Khách hàng có thể sử dụng và thuê dịch vụ tại trung tâm dữ liệu làm nơi lưu trữ chính và sao lưu dữ liệu (backup) để đảm bảo được tính an toàn và yên tâm trong quá trình phát triển kinh doanh của mình.
- Doanh nghiệp: Các tổ chức lớn như Bộ, ban, UBND, Ngân hàng, Chứng khoán,… những tổ chức cần được bảo mật và tính liên tục để duy trì, sự ổn định trong kinh doanh.
Các biện pháp an ninh
Datacenter bao gồm các tính năng bảo mật để hạn chế quyền truy cập vào nó. Các biện pháp tuyệt vời được thực hiện để bảo vệ khỏi thảm họa bao gồm các vật liệu để giảm tác động của sóng thần, địa chấn và hệ thống cứu hỏa để bảo vệ chống lại hỏa hoạn bên trong và bên ngoài.
Hiểu được những nguy hiểm xảy ra như thế nào là điều cần thiết. Nó giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất để ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai. Các giải pháp bảo mật cho datacenter để chống lại hack đã có những cải tiến lớn gần đây. Một phần chủ yếu là do sự hiện diện của cơ sở hạ tầng CNTT tiên tiến. Cách tốt nhất là sử dụng phân đoạn vi mô trong datacenter và cơ sở hạ tầng để hạn chế nguy cơ bị tấn công.
Colocation Data Center là gì?
Colocation là dịch vụ cung cấp không gian để đặt máy chủ. Khi sử dụng colocation bạn sẽ không cần lo các vấn đề physical bởi nó đã có nhà cung cấp quản lý

Chi phí quản lý và duy trì trung tâm dữ liệu nội bộ ngày càng tăng, kết hợp với sự gia tăng của công nghệ đám mây, đang biến các colocation operators thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều tổ chức. Các nhà khai thác vị trí (colocation operator) cung cấp cho các tổ chức các cơ sở trung tâm dữ liệu để chứa và vận hành máy chủ của họ. Colos thường cung cấp các vị trí vật lý cũng như các dịch vụ cấp nguồn, làm mát, mạng và bảo mật cho máy chủ của khách hàng.
Phần mềm Data Center Infrastructure Management cải thiện việc quản lý Data Center như thế nào?
Trung tâm dữ liệu là một thành phần quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Điều quan trọng là chúng phải được điều hành và giám sát đúng cách và hiệu quả. Phần mềm Data Center Infrastructure Management (DCIM) được thiết kế để hỗ trợ hoạt động hàng ngày của data center. Nó hoạt động như kho lưu trữ trung tâm để quản lý datacenter và kết nối các tổ chức. Từ đó giúp công ty có thể tối đa hóa việc sử dụng trung tâm dữ liệu của mình. Trong số danh sách các cải tiến bao gồm:
- Thời gian hoạt động
- Lập kế hoạch và sử dụng năng lực
- Hiệu suất năng lượng
- Năng suất của nhân viên
Trung tâm dữ liệu onsite mang lại khá nhiều lợi ích khi xây dựng. Nhưng chi phí để làm như vậy thường rất cao đối với các doanh nghiệp. Ngay cả những doanh nghiệp có đủ khả năng xây dựng, họ cũng không muốn đối mặt với các chi phí về bảo trì, kiểm tra, bảo mật và nâng cấp liên tục. Các doanh nghiệp nên cân nhắc về việc xây dựng datacenter. Thay vào đó có thể sử dụng dịch vụ Colocation của các công ty như của Vietnix.
Những yêu cầu data center chuẩn quốc tế
Năm 2005, hiệp hội công nghiệp viễn thông (Telecommunications Industry Association) đã xuất bản cuốn ANSI/TIA-942. Trong đó, một data center bao gồm 4 level (4 cấp độ) (được đánh giá dựa trên khả năng đáp ứng dịch vụ, vận hành, dự phòng rủi ro):
Cấp độ 1
- Các thiết bị IT chỉ được cung cấp bởi đường dẫn đơn.
- Công suất của các thành phần không có sự dự phòng.
- Độ chấp nhận được từ cơ sở hạ tầng là 99.671%.
Cấp độ 2
- Đáp ứng mức độ 1.
- Hạ tầng và các thành phần đều được dự phòng .
- Độ sẵn sàng chấp nhận được là 99.741%.
Cấp độ 3
- Mức độ đáp ứng vượt qua mức độ 1 và 2.
- Các thiết bị IT được cung cấp bởi nhiều đường độc lập.
- Tất cả thiết bị thông tin phải được cung cấp bởi nguồn điện kép và cấu trúc liên kết phải phù hợp kiến trúc của Data Center.
- Cơ sở hạ tầng với mức là 99,982%
Cấp độ 4
Mức độ này đáp ứng mức độ 1, 2 và 3.
Tất cả hệ thống làm lạnh phải độc lập với chế độ nguồn kép .
Độ sẵn sàng của cơ sở hạ tầng là 99,995%.
Lời kết
Data Center đóng via trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển kinh doanh và các thông tin được lưu trữ. Hy vọng bài viết Datacenter là gì? sẽ giúp bạn hiểu được tâm quan trọng và các thông tin cơ bản liên quan về datacenter để bạn nắm một cách rõ nhất.trân kim hụm duong
