NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
17/04/2024
Lượt xem

Ngành công nghệ thông tin là gì? Học và ra trường làm gì?

17/04/2024
28 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (184 bình chọn)

Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của các thiết bị điện tử cũng như ứng dụng kỹ thuật số vào đời sống con người, công nghệ thông tin dần trở nên quen thuộc không chỉ trong sản xuất mà còn trong cuộc sống hằng ngày. Vậy công nghệ thông tin là gì? Vietnix sẽ cùng bạn tìm hiểu tổng quan về ngành IT và định hướng việc làm trong ngành này ở tương lai.

Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin có tên tiếng Anh là Information Technology, viết tắt là IT. Là một lĩnh vực kỹ thuật rộng lớn bao gồm việc sử dụng hệ thống máy tính và phần mềm để lưu trữ, xử lý, truyền tải, thu thập và bảo vệ thông tin. CNTT đóng vai trò nền tảng trong thế giới hiện đại, được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh doanh, giáo dục, chăm sóc sức khỏe đến giải trí.

Công nghệ thông tin là một lĩnh vực kỹ thuật vô cùng lớn
Công nghệ thông tin là một lĩnh vực kỹ thuật vô cùng lớn

Thuật ngữ “Công nghệ Thông tin” xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Harvard Business Review vào năm 1958. Tuy nhiên, những ý tưởng và ứng dụng cơ bản của CNTT đã có từ rất lâu đời, với sự phát minh ra máy tính và mạng lưới thông tin.

Tại Việt Nam nghị định Chính phủ 49/CP năm 1993 định nghĩa công nghệ thông tin (CNTT) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.

Các lĩnh vực chính của CNTT bao gồm:

  • Trí tuệ nhân tạo (AI): Ngành nghiên cứu về việc tạo ra các hệ thống thông minh có khả năng mô phỏng trí thông minh của con người.
  • Thực tế ảo (VR): Công nghệ tạo ra môi trường mô phỏng bằng máy tính, cung cấp cho người dùng trải nghiệm như thể họ đang thực sự ở trong môi trường đó.
  • Mạng máy tính: Hệ thống các máy tính được kết nối với nhau để chia sẻ tài nguyên và thông tin.
  • Hệ thống phân tán: Hệ thống máy tính hoạt động phối hợp với nhau để thực hiện một nhiệm vụ chung, mặc dù chúng nằm ở các vị trí địa lý khác nhau.
  • An ninh mạng: Thực tiễn bảo vệ mạng máy tính và các tài nguyên của nó khỏi các cuộc tấn công của tin tặc.

Công nghệ thông tin (CNTT) đang không ngừng phát triển và đổi mới, và trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy những tiến bộ này. AI có khả năng tự học hỏi, phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định, giúp cho các hệ thống CNTT trở nên thông minh và hiệu quả hơn.

Hệ thống công nghệ thông tin là một tập hợp có cấu trúc bao gồm các trang thiết bị phần cứng, phần mềm, hệ thống mạng và cơ sở dữ liệu. Hệ thống này thực hiện chức năng truyền nhận, sản xuất, thu nhận, lưu trữ, xử lý và trao đổi thông tin với mục đích phục vụ cho các hoạt động kỹ thuật hoặc nghiệp vụ của công ty.

Ngành công nghệ thông tin là gì? Công nghệ thông tin gồm những ngành nào?

Ngành công nghệ thông tin (CNTT) là ngành học chuyên sâu về việc ứng dụng máy tính và phần mềm để giải quyết các vấn đề thực tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau. CNTT đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, và truyền tải thông tin một cách hiệu quả.

Ngành công nghệ thông tin là ngành học chuyên sâu về máy tính và phần mềm
Ngành công nghệ thông tin là ngành học chuyên sâu về máy tính và phần mềm

Chuyên ngành CNTT đào tạo sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để:

  • Phát triển các hệ thống phần mềm, ứng dụng web, và cơ sở dữ liệu.
  • Thiết kế và quản trị mạng máy tính.
  • Phân tích và xử lý dữ liệu lớn.
  • Bảo mật hệ thống thông tin khỏi các mối đe dọa an ninh mạng.
  • Triển khai các giải pháp CNTT cho các doanh nghiệp và tổ chức.

Chiều ngày 03/01/2023, Công ty Cổ phần giải pháp và Công nghệ Vietnix đã ký kết hợp tác với Hệ thống đào tạo Quản trị An ninh mạng và Đám mây Quốc tế FPT Jetking nhằm nâng cao năng lực an ninh mạng (cybersecurity capabilities) cho nguồn nhân lực Việt Nam.

Chương trình đào tạo này được thiết kế dành cho các chuyên gia an ninh mạng, quản trị viên hệ thống và những người quan tâm đến lĩnh vực an ninh mạng. Chương trình sẽ cung cấp cho học viên kiến thức chuyên sâu về các mối đe dọa an ninh mạng hiện đại, phương pháp phòng chống và bảo vệ hệ thống an toàn.

Ngành CNTT bao gồm nhiều chuyên ngành con như:

  • Công nghệ kỹ thuật phần mềm
  • Kỹ thuật hệ thống mạng
  • Khoa học máy tính
  • Robot và công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo)
  • Truyền thông dữ liệu và mạng máy tính
  • Hệ thống quản lý thông tin
  • Kỹ thuật máy tính
  • An toàn thông tin mạng dữ liệu

Ngành công nghệ thông tin học những môn gì?

Học ngành Công nghệ thông tin (CNTT), sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, bao gồm Toán học, Vật lý, Tin học và Ngoại ngữ. Đồng thời, sinh viên sẽ được học các kiến thức cơ bản về mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình và phần mềm.

Ngành công nghệ thông tin học các môn như Toán, Vật lý, Tin học và Ngoại ngữ
Ngành công nghệ thông tin học các môn như Toán, Vật lý, Tin học và Ngoại ngữ

Chương trình đào tạo sẽ đi sâu vào các chuyên ngành phù hợp với năng lực và sở thích của sinh viên, như:

  • Công nghệ phần mềm: Nghiên cứu phát triển, gia công và ứng dụng hệ thống phần mềm.
  • Khoa học máy tính: Thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính.
  • Hệ thống thông tin: Quản lý, vận hành và tối ưu hóa hệ thống thông tin của doanh nghiệp.
  • An toàn thông tin: Bảo mật hệ thống thông tin và dữ liệu khỏi các mối đe dọa an ninh mạng.
  • Truyền thông và mạng máy tính: Thiết kế, lắp đặt và quản lý hệ thống mạng máy tính, mạng viễn thông và các thiết bị mạng.

Ngoài ra, sinh viên CNTT còn được rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho người làm việc trong lĩnh vực này, với các kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy logic, làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả

Với những kiến thức và kỹ năng được trang bị, sinh viên CNTT có thể tự tin theo đuổi nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong các lĩnh vực như phát triển phần mềm, quản trị hệ thống mạng, an ninh mạng, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo,…

Kỹ năng cần có đối với nhân viên ngành IT

Để thành công trong lĩnh vực CNTT ngày càng phát triển, nhân viên IT cần trang bị cho mình những kỹ năng cứng (hard skills) và mềm (soft skills) thiết yếu. Kỹ năng cứng bao gồm khả năng lập trình thuần thục, kiến thức sâu rộng về phần cứng và phần mềm, cũng như khả năng xử lý sự cố mạng và hệ thống máy tính. 

Mặt khác, các kỹ năng mềm như giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm và khả năng học hỏi cũng cực kỳ quan trọng. Tiếp theo Vietnix sẽ đi sâu vào phân tích chi tiết các kỹ năng cần thiết cho từng vai trò (role) khác nhau trong ngành IT.

Có khả năng tự học, đọc tài liệu và tự nghiên cứu tốt

Nắm bắt xu hướng công nghệ mới là điều cần thiết cho nhân viên IT. Khả năng tự học giúp họ cập nhật kiến thức nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Nhân viên IT nên dành ít nhất 2 tiếng mỗi tuần để tự học qua các khóa học trực tuyến, đọc sách chuyên ngành hoặc tham gia hội thảo chuyên môn.

Kỹ năng tự học, đọc tài liệu tốt rất có ích với người làm công nghệ thông tin
Kỹ năng tự học, đọc tài liệu tốt rất có ích với người làm công nghệ thông tin

Ngoài lý thuyết, người làm trong ngành IT cần coi trọng việc thực hành nhiều hơn. Việc thực hành và áp dụng kiến thức vào công việc giúp người làm nghề IT xử lý nhanh gọn và thành thạo với mỗi đầu việc.

Khả năng giải quyết vấn đề

Khả năng xác định và giải quyết vấn đề một cách logic là yếu tố then chốt giúp nhân viên IT thành công. Cần có khả năng phân tích vấn đề một cách chi tiết, xác định nguyên nhân gốc rễ và đề xuất giải pháp hiệu quả. Kỹ năng này có thể được trau dồi qua quá trình thực hành và rèn luyện tư duy logic.

Kỹ năng quản lý thời gian

Khối lượng công việc của nhân viên IT thường lớn và phức tạp và chiếm nhiều thời gian. Do đó, kỹ năng quản lý thời gian là vô cùng quan trọng. 

Nhân viên IT cần lập kế hoạch công việc hợp lý, sắp xếp thứ tự ưu tiên và tập trung hoàn thành công việc đúng hạn. Việc sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý thời gian như lịch điện tử, danh sách việc cần làm cũng rất hữu ích.

Kỹ năng giao tiếp – Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mà bất cứ người làm trong ngành nghề nào cũng cần. Không chỉ giao tiếp với máy tính, bạn còn phải làm việc với con người. 

Chính vì đó, việc giải thích hay phản biện, tương tác với đồng nghiệp để tìm ra hướng giải quyết vấn đề luôn là yếu tố quan trọng giúp phát triển công việc. 

Kỹ năng làm việc nhóm quan trọng đối với người làm IT
Kỹ năng làm việc nhóm quan trọng đối với người làm IT

Kỹ năng thảo luận và làm việc bằng tiếng Anh với đồng nghiệp và khách hàng

Nắm vững các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành IT là điều cần thiết để nhân viên IT có thể hiểu rõ yêu cầu công việc, giải thích các vấn đề kỹ thuật và thảo luận về các giải pháp một cách chính xác.

Nhân viên IT cần có khả năng giao tiếp trôi chảy bằng tiếng Anh để làm việc hiệu quả với đồng nghiệp và khách hàng quốc tế. Đọc hiểu tài liệu, viết email, báo cáo bằng và thuyết trình ý tưởng bằng tiếng Anh (một cách rõ ràng, súc tích và thuyết phục).

Kỹ năng tư duy logic

Người làm việc trong ngành công nghệ thông tin rất cần rèn luyện kỹ năng tư duy logic. Vì họ làm việc trực tiếp với máy móc, thiết bị và phần mềm máy tính nên cần có kỹ năng tư duy sao cho hợp lý và thực thi dự án được khả quan hơn. Hơn thế nữa, nhân viên trong ngành này làm việc trực tiếp với những mã code lập trình hay những con số dữ liệu nên kỹ năng này không thể thiếu.

Làm IT cần rèn luyện kỹ năng tư duy và logic để làm việc trực tiếp với máy tính
Làm IT cần rèn luyện kỹ năng tư duy và logic để làm việc trực tiếp với máy tính

Kỹ năng lập kế hoạch và thuyết trình

Kỹ năng lập kế hoạch và thuyết trình cũng là một trong những kỹ năng quan trọng của mọi ngành nghề nói chung và của công nghệ thông tin nói riêng.

Ví dụ, khi bạn cần tạo lập một website mới, bạn cần đưa ra những kế hoạch phù hợp về: mã code lệnh văn bản, code lệnh hình ảnh, cách website vận hành,…và thuyết trình ý tưởng này trước quản lý và lãnh đạo. Vì vậy, nếu không có khả năng thiết lập kế hoạch thì dự án của bạn sẽ không được thông qua và thực thi vì không khả quan.

Tự cải thiện kỹ năng mềm trong công việc

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, ứng viên trong nghề IT cũng cần tự luyện tập và cải thiện các kỹ năng mềm trong công việc như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề,… để tăng năng suất công việc. 

Với một số vị trí cần giao tiếp nhiều với đồng nghiệp và khách hàng như IT support, các kỹ năng trên lại càng trở nên quan trọng hơn. 

Học công nghệ thông tin khối nào?

Hiện tại, một số khối phổ biến được dùng để xét tuyển vào ngành công nghệ thông tin ở các trường gồm:

  • Khối A00: Toán – Lý – Hóa
  • Khối A01: Toán – Lý – Anh
  • Khối D01: Toán – Văn – Anh
  • Khối D07: Toán – Hóa – Anh
  • Khối D10: Toán – Địa – Anh
Học các khối như A00, A01, D01,... để ứng tuyển học công nghệ thông tin
Học các khối như A00, A01, D01,… để ứng tuyển học công nghệ thông tin

Trong đó, ngành công nghệ thông tin đòi hỏi về khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề, đồng thời bạn có năng khiếu ngoại ngữ cũng là một lợi thế. Vì vậy, các khối A00 và A01 là những tổ hợp môn phổ biến được dùng để xét tuyển chuyên ngành này. Tuy nhiên, điểm cao ở các môn học trong kỳ thi đại học cũng là yếu tố quan trọng để xét tuyển vào các trường đại học có chương trình đào tạo chất lượng.

Học ngành IT ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin sở hữu nền tảng kiến thức và kỹ năng đa dạng, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong các lĩnh vực sau:

1. Phát triển phần mềm

  • Lập trình viên (Programmer): Thiết kế, xây dựng, và kiểm tra phần mềm
  • Kiểm thử phần mềm (Software Tester): Đảm bảo chất lượng và hiệu suất phần mềm
  • Chuyên gia phân tích hệ thống (Systems Analyst): Phân tích nhu cầu, thiết kế hệ thống phần mềm
Sau khi ra trước sinh viên IT có thể làm công việc phát triển phần mềm
Sau khi ra trước sinh viên IT có thể làm công việc phát triển phần mềm

2. Quản trị hệ thống

  • Chuyên viên quản trị mạng (Network Administrator): Quản lý, vận hành và bảo trì hệ thống mạng
  • Kỹ sư quản trị hệ thống (Systems Administrator): Cài đặt, cấu hình và bảo trì hệ thống máy tính
  • Chuyên gia bảo mật mạng (Network Security Specialist): Bảo vệ hệ thống mạng khỏi các mối đe dọa an ninh mạng

3. Ứng dụng CNTT

  • Nhà phát triển web (Web Developer): Thiết kế, lập trình và triển khai các trang web và ứng dụng web
  • Chuyên gia phân tích dữ liệu (Data Analyst): Thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu
  • Chuyên gia trí tuệ nhân tạo (AI Specialist): Phát triển và ứng dụng các hệ thống trí tuệ nhân tạo

4. Dịch vụ CNTT

  • Kỹ sư hỗ trợ kỹ thuật (Technical Support Engineer): Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng phần mềm và hệ thống
  • Chuyên gia tư vấn CNTT (IT Consultant): Tư vấn giải pháp CNTT cho doanh nghiệp
  • Giảng viên CNTT (IT Lecturer): Giảng dạy về CNTT tại các trường học và cơ sở đào tạo

Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT còn có thể lựa chọn hướng đi khởi nghiệp hoặc làm việc tự do, phát huy khả năng sáng tạo và kỹ năng kinh doanh của bản thân.

Nên học IT ở đâu tốt nhất hiện nay?

Với thông tin ở trên, Vietnix hy vọng bạn đã hiểu rõ công nghệ thông tin là gì hay IT là viết tắt của từ gì. Vậy, học công nghệ thông tin ở đâu tốt nhất hiện nay? Các trường đào tạo công nghệ thông tin có những ngành nào thu hút sinh viên? 

1. Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học công nghệ thuộc trường Đại học quốc gia Hà Nội là một trong những trường đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin tốt nhất phía Bắc hiện nay. 

Sinh viên tốt nghiệp tại đại học Công nghệ có nhiều cơ hội học tập và việc làm tốt trong ngành vì trường đang hợp tác với nhiều viện nghiên cứu trên thế giới nhằm hỗ trợ đội ngũ giảng dạy chất lượng. Một số cái tên hợp tác với Đại học Công nghệ là Đại học Công nghệ Sydney, Đại học Bang Arizona,…

Đại học Công nghệ là một trong các trường đào tạo công nghệ thông tin tốt nhất ngoài Bắc
Đại học Công nghệ là một trong các trường đào tạo công nghệ thông tin tốt nhất ngoài Bắc

Ngoài ra, sự hợp tác của trường với các doanh nghiệp lớn như FPT, Viettel hay Samsung cũng các phòng thực hành, nghiên cứu của sinh viên tại đây đạt chất lượng tốt. 

2. Trường Đại học FPT

Đại học FPT có nhiều cơ sở được đặt tại các thành phố lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng hay Cần Thơ, Bình Định.  Mặc dù chỉ được thành lập và hoạt động hơn 10 năm nhưng FPT đã nhanh chóng trở thành một trong những địa điểm đào tạo công nghệ thông tin tốt nhất hiện nay

Đại học FPT là một trong những trường đào tạo công nghệ thông tin tốt nhất
Đại học FPT là một trong những trường đào tạo công nghệ thông tin tốt nhất

Sinh viên FPT được học, thực hành cùng các giảng viên và chuyên gia giàu kinh nghiệm trong nước và nước ngoài.  Hơn thế nữa, người học có thể đạt được cơ hội thực tập tại nước ngoài để nâng cao năng lực của mình hay tại chính các công ty thuộc FPT. 

Ngoài các chuyên ngành công nghệ thông tin chính, bạn sẽ được đào tạo để thành thạo tiếng Anh và các kỹ năng khác. 

3. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những trường kỹ thuật đa ngành có chất lượng giảng dạy tốt nhất hiện nay

Theo bảng xếp hạng đại học thế giới của tổ chức Quacquarelli Symonds năm 2022, Bách khoa Hà Nội xếp thứ 360 thế giới và số 1 Việt Nam về lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ.

Do là một ngôi trường trọng điểm, nên điểm đầu vào khoa công nghệ thông tin của Đại học Bách khoa khá cao. 

Mô hình và chương trình đào tạo hệ đại học chính quy của Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Mô hình và chương trình đào tạo hệ đại học chính quy của Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Ngoài ra, tại đây còn phân chia các hệ đào tạo khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của người học ngành công nghệ thông tin như:

  • Chương trình chuẩn: Các chương trình truyền thống, được cập nhật thường xuyên nhằm bắt kịp sự phát triển của lĩnh vực này. 
  • Chương trình tiên tiến: Hướng tới thị trường lao động nước ngoài, phát huy tối đa năng lực của người học. Một phần trong chương trình được dạy bằng ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Nhật).
  • Chương trình liên kết quốc tế SIE: Chương trình dành cho sinh viên có điều kiện kinh tế với mong muốn có bằng đại học nước ngoài. 

4. Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Cũng nằm trong top trường có điểm đầu vào khá cao, Đại học Công nghệ thông tin tại thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa chỉ đào tạo tốt các chuyên ngành về kỹ thuật phần mềm, khoa học máy tính hay an toàn thông tin. 

Cơ sở vật chất hiện đại, khang trang, cập nhật xu hướng, trường còn hướng đến việc học kết hợp nghiên cứu nhằm phát huy năng lực của người học tập. 

Tổng quan về ngành công nghệ thông tin của Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Tổng quan về ngành công nghệ thông tin của Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh

Trường cũng liên kết với các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Microsoft hay IBM, SunJava nên luôn chú trọng tới việc đào tạo bằng tiếng Anh và cập nhật các chương trình giảng dạy chuẩn quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin tại Đại học Công nghệ thông tin thành phố Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội làm việc tại các công ty đa quốc gia dễ dàng hơn.

5. Học viện Kỹ thuật Quân sự

Tương tự trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, học viện Kỹ thuật Quân sự có chương trình đào tạo chính quy 4 năm và 5 năm. Chất lượng giảng dạy tại đây đảm bảo sinh viên sau khi ra trường sẽ có việc làm ổn định với mức lương hấp dẫn. Bên cạnh đó, trường còn sở hữu đội ngũ giáo viên ưu tú gồm phó giáo sư, tiến sĩ và chương trình, tài liệu giảng dạy được làm theo chuẩn quốc tế.

6. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nổi tiếng với chất lượng đào tạo có bài bản, quy cách. Bên cạnh đó, trường sở hữu đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và trình độ chuyên môn cao. Đặc biệt hơn, sinh viên của trường sau khi hoàn thành chương trình học đều được các công ty công nghệ đánh giá cao, nên họ luôn có nhiều sự lựa chọn trong công việc.

Câu hỏi thường gặp

Công nghệ thông tin là học gì?

Công nghệ thông tin là ngành học chuyên đào tạo về máy tính, bao gồm cách sử dụng máy tính, tìm hiểu về phần mềm để thực hiện việc phân phối và xử lý thông tin. Không những vậy, học công nghệ thông tin còn giúp bạn hiểu quá trình trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức riêng biệt.

Nên học chuyên ngành nào của công nghệ thông tin?

Ngành CNTT vô cùng rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực hấp dẫn như phát triển phần mềm, quản trị hệ thống, an ninh mạng, khoa học dữ liệu (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), và Điện toán đám mây (Cloud Computing). Mỗi lĩnh vực đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng chuyên biệt.

Trước khi đưa ra quyết định, bạn nên cân nhắc:

– Sở thích của bạn: Bạn có đam mê giải quyết vấn đề thông qua lập trình không? Bạn có hứng thú với phân tích dữ liệu để tìm ra những mẫu hình ẩn giấu?
– Điểm mạnh của bạn: Bạn có năng lực logic tốt? Bạn có khả năng sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ linh hoạt?

Bằng cách tìm hiểu bản thân và khám phá các ngành CNTT đang phát triển, bạn sẽ chọn được chuyên ngành phù hợp, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp thú vị trong tương lai.

Nữ học công nghệ thông tin ra làm gì?

Các bạn nữ sau khi học công nghệ thông tin có thể trải nghiệm một số ngành nghề như: digital marketing, truyền thông, sale sản phẩm công nghệ, thiết kế website, pentester, quản trị database, code,…

Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI), các công việc nào trong ngành CNTT sẽ bị thay thế và những công việc nào sẽ có triển vọng hơn?

Tác động của Trí tuệ Nhân tạo (AI) đến thị trường lao động ngành CNTT tại Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến sự thay đổi trong nhu cầu tuyển dụng và kỹ năng cần thiết cho các công việc khác nhau.

Công việc có nguy cơ cao bị thay thế bởi tự động hóa (Automation) bao gồm:

– Công việc lặp đi lặp lại, thủ công: Các công việc này thường đòi hỏi ít kỹ năng và sự sáng tạo, và dễ dàng được thay thế bởi các hệ thống AI được lập trình

– Công việc đòi hỏi khả năng tính toán: AI có khả năng thực hiện các phép tính phức tạp với tốc độ và độ chính xác cao hơn con người

– Công việc đòi hỏi sự chính xác cao: AI có thể thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra chất lượng phần mềm và kiểm toán hệ thống với độ chính xác cao hơn con người, dẫn đến nguy cơ thay thế cho các công việc này.

Tuy nhiên, AI cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho các công việc có triển vọng phát triển, bao gồm:

– Công việc đòi hỏi sự sáng tạo và tư duy chiến lược:
AI không thể thay thế hoàn toàn sự sáng tạo và tư duy chiến lược của con người. Do đó, các công việc như lập trình viên AI, chuyên gia phân tích dữ liệu, chuyên gia bảo mật mạng đòi hỏi sự sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề và tư duy chiến lược sẽ có nhu cầu cao trong tương lai.

Công việc đòi hỏi sự tương tác và thấu hiểu con người: AI không thể thay thế hoàn toàn khả năng tương tác và thấu hiểu con người của con người. Do đó, các công việc như chuyên gia tư vấn CNTT, chuyên gia UX/UI, chuyên viên marketing số đòi hỏi khả năng giao tiếp, thấu hiểu khách hàng và xây dựng mối quan hệ sẽ có triển vọng phát triển cao.

Sự phát triển của CNTT tác động đến các ngành nghề khác nhau như thế nào?

Sự phát triển của thế giới kỹ thuật số ,đặc biệt là các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây, đang thay đổi căn bản hoạt động của nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Ví dụ, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng để phân tích hình ảnh y tế và hỗ trợ chẩn đoán bệnh tật.

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Công nghê thông tin (IT) là gì, đồng thời mang đến những thông tin hữu ích xoay quanh ngành nghề này cho những ai mới bắt đầu tìm hiểu. Qua bài viết trên, Vietnix hy vọng bạn sẽ chuẩn bị thật tốt những kỹ năng cần thiết và kiến thức về công nghệ thông tin để quá trình học và làm được thuận lợi hơn.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG