DDoS là một hình thức tấn công mạng nguy hiểm, trong đó kẻ tấn công sử dụng một lượng lớn máy tính hoặc thiết bị đã bị nhiễm mã độc để gửi yêu cầu truy cập đồng loạt đến website, VPS, server mục tiêu nhằm gây quá tải và ngừng hoạt động. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ những cách chống DDOS hiệu quả nhất để bạn có thể chủ động ngăn chặn và giảm thiểu thiệt hại từ các cuộc tấn công.
Những điểm chính
- Định nghĩa DDoS: Hiểu được loại hình tấn công DDoS là gì và mục đích của cuộc tấn công này.
- Các loại tấn công DDoS phổ biến: Smurf attack, HTTP GET, UDP Flood, HTTP Flood, DNS Flood, SYN Flood, APDos, NTP Amplification, Ping of Death, Fraggle Attack, Slowloris, Application Level Attack, Zero-day DDoS Attack,…
- Các cách chống DDoS hiệu quả: Bao gồm 11 giải pháp như sử dụng Firewall Anti DDoS, đầu tư vào phần cứng mạng, loại bỏ lỗ hổng trên website, sử dụng WAF và CDN, tăng dung lượng băng thông và server, phân tán cơ sở hạ tầng,…
- Biết đến Vietnix là nhà cung cấp Firewall Anti DDoS chuyên dụng với 6 tầng bảo vệ.
Tấn công DDoS là gì?
Tấn công DDoS hay tấn công từ chối dịch vụ phân tán là phương pháp sử dụng nhiều thiết bị trực tuyến (mạng botnet) để tấn công vào máy chủ đích bằng vô số lưu lượng truy cập giả mạo. Điều này khiến cho máy chủ không có đủ tài nguyên để phản hồi các yêu cầu, dẫn đến chậm, gián đoạn dịch vụ hoặc sập hệ thống và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Không như các loại tấn công mạng khác, tấn công DDoS không cố gắng xâm phạm đến khả năng bảo mật mà chỉ có mục đích làm cho website hay máy chủ trở nên không khả dụng với người dùng hợp pháp. Tuy nhiên, DDoS cũng có thể được sử dụng như một lớp “bom khói” cho các hoạt động tấn công độc hại khác. Từ đó đánh sập các “phòng tuyến” thiết bị bảo mật và tấn công vào bên trong.
Các loại tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS)
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tấn công DDoS, điển hình có thể kể đến là:
- Tấn công DDoS Smurf.
- HTTP GET.
- UDP Flood.
- Tấn công HTTP Flood.
- Tấn công DNS Flood.
- SYN Flood.
- QUIC Flood.
- Advanced Persistent Dos (APDos).
- Tấn công DDoS NTP amplification.
- Ping of Death.
- Tấn công Ping (ICMP) Flood.
- Fraggle Attack.
- Slowloris.
- Zero-day DDos Attack.
- Tấn công DDoS lớp ứng dụng.
- …
Với nhiều phương pháp tấn công như vậy, liệu có thể chống lại được hay không? Mình sẽ giới thiệu một số giải pháp để phòng chống tấn công từ chối dịch vụ DDoS ở phần tiếp theo.
Cách chống DDoS cho website, VPS và server
1. Sử dụng Firewall Anti DDoS
Cách đầu tiên, đồng thời cũng hiệu quả nhất trong số các cách chống DDoS mà mình sẽ chia sẻ trong bài viết này chính là sử dụng Firewall Anti DDoS. Firewall Anti DDoS Gen 7 của Vietnix là giải pháp chống DDoS cho VPS, Server và cả website cực kỳ hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là sản phẩm được Vietnix phát triển độc quyền tại thị trường Việt Nam từ 2012 đến nay.

Nói thêm về dịch vụ này, Firewall Gen 7 là tường lửa gồm nhiều lớp đứng giữa người dùng và máy chủ, có nhiệm vụ phân tích và vô hiệu hóa các kết nối tấn công. Firewall chống DDoS giúp bảo vệ toàn diện, nâng cao tính ổn định và giúp hệ thống đứng vững trước các cuộc tấn công DDoS.

Một số lý do để chọn Vietnix Firewall thay cho các cách chống DDoS khác:
- Chủ động công nghệ: Vì đây là công nghệ được Vietnix phát triển độc quyền nên khi sử dụng, Vietnix sẽ làm chủ công nghệ và có khả năng tùy biến linh hoạt, có thể xử lý trực tiếp, hiệu quả khi khách hàng bị tấn công.
- Bảo vệ toàn diện: Bộ chữ ký toàn diện và được cập nhật liên tục giúp chống lại hầu hết các cuộc tấn công ở thị trường Việt Nam.
- Nhiều tầng dự phòng: Máy chủ Firewall, Access, Core và Uplink đều được đấu nối 2 đường mạng khác nhau bằng công nghệ LACP và vPC.
- Linh hoạt: Có hỗ trợ tối ưu hóa Firewall phù hợp riêng với ứng dụng của khách hàng.
Bạn có thể tham khảo bảng giá dịch vụ Firewall Anti DDoS của Vietnix bên dưới:

Liên hệ với Vietnix để được tư vấn chi tiết:
- Website: https://vietnix.vn/.
- Hotline: 18001093.
- Email: sales@vietnix.com.vn.
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Đầu tư vào phần cứng mạng
Đầu tư vào phần cứng mạng chất lượng cao có thể giúp phát hiện các cuộc tấn công bất ngờ và thậm chí ngăn chặn chúng. Phần cứng mạng bao gồm tất cả thành phần giúp truyền dữ liệu trên mạng. Bao gồm router, cable để kết nối hệ thống, switch mạng và card mạng.
Sau khi đầu tư vào các thiết bị chống DDoS tốt, bạn có thể cấu hình phần cứng mạng để ngăn chặn tấn công. Một cách để làm điều này là cài đặt tường lửa mạng để các block các request không hợp lệ từ bên ngoài. Cách giảm thiểu DDoS này rất phù hợp cho các ứng dụng doanh nghiệp sử dụng mạng nội bộ.

Đối với một chủ doanh nghiệp nhỏ hay các webmaster, rất khó để đầu tư vào phần cứng mạng đắt tiền. Hơn nữa, mọi người thường không có các tài nguyên và kĩ năng để quản lý hệ thống phần cứng mạng riêng.
Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn sử dụng dịch vụ lưu trữ của một nhà cung cấp được quản lý tốt và uy tín. Bằng cách đó, bạn sẽ không phải chịu chi phí liên quan đến việc mua và duy trì cơ sở hạ tầng mạng đắt tiền để hỗ trợ cho website.
3. Loại bỏ lỗ hổng trên website
Cách tốt nhất để ngăn chặn tấn công DDoS cho website là loại bỏ tất cả lỗ hổng trên trang web. Một trang web được hỗ trợ bởi một mạng lưới mạnh mẽ và có dịch vụ lưu trữ tốt thì ít có khả năng trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công DDoS.
Nếu bạn sử dụng WordPress, hãy cập nhật (update) phiên bản mới thường xuyên. Lúc đó nền tảng này sẽ bao gồm các biện pháp bảo vệ mới nhất nhằm chống lại DDoS.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cài đặt các plugin, phần mềm chống DDoS để bảo mật cho WordPress. Tuy nhiên không nên sử dụng quá nhiều plugin mà nên chọn cẩn thận. Điều quan trọng nhất là sử dụng các plugin có chất lượng cao, uy tín và được nhiều người dùng đánh giá cao như Sucuri, iTheme Securiy PRO.
4. Sử dụng WAF và CDN
Sử dụng WAF (tường lửa ứng dụng web) là một cách chống DDoS cho website tốt hiện nay, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn. WAF có thể phát hiện và ngăn chặn tấn công DDoS bằng cách theo dõi các lưu lượng bất thường và chặn chúng truy cập.

Ngoài ra, CDN (một mạng phân phối nội dung), có thể cân bằng lưu lượng trên website, bằng cách phân bố chúng trên các máy chủ khác nhau trên toàn cầu. Khi đó các hacker sẽ khó để bắt đầu các cuộc tấn công DDoS nhắm vào bạn.

5. Tăng dung lượng băng thông và server
Lý do chính khiến website bị crash hay sập là vì không thể xử lý các lưu lượng truy cập bởi cuộc tấn công DDoS. Do đó, mua thêm băng thông và tăng dung lượng server là một cách tốt để giảm thiểu tấn công DDoS rất tốt. Ví dụ website có thể xử lý 1 triệu người dùng cùng lúc và một cuộc tấn công DDoS chỉ gửi 500.000 truy cập giả. Thì lúc đó website vẫn sẽ xử lý được và hoạt động một cách bình thường.

Ngoài ra, mua nhiều băng thông và tăng dung lượng cũng giúp mở rộng kinh doanh. Vì website có thể phục vụ nhiều khách hàng và người dùng hơn.
6. Phân tán cơ sở hạ tầng
Để gây khó khăn cho các hacker khi tấn công DDoS, hãy đảm bảo các server được phân bổ trên nhiều trung tâm dữ liệu khác nhau. Phân tán các server về mặt địa lý thì sẽ phần nào giúp cho các server không bị ảnh hưởng cùng 1 lúc bởi tấn công DDoS. Tất nhiên các trung tâm này phải có hệ thống load balancing tốt nhằm phân tán được các lưu lượng giữa chúng. Thậm chí, sẽ tốt hơn nếu các trung tâm này nằm ở nhiều quốc gia hoặc khu vực khác nhau.

Để chiến lược này phát huy được hiệu quả, cần đảm bảo các trung tâm dữ liệu được kết nối với các mạng khác nhau. Ngoài ra, không được có hiện tượng “nghẽn cổ chai” giữa các mạng này.
7. Bảo vệ máy chủ DNS
Một cách hiệu quả nữa để phòng chống DDoS là đặt các máy chủ DNS ở các trung tâm dữ liệu khác nhau. Hơn nữa, một giải pháp tốt hơn là chuyển sang các nhà cung cấp DNS dựa trên cloud. Từ đó có thể có băng thông cao hơn và có mặt ở nhiều điểm hơn tại nhiều các trung tâm dữ liệu khác nhau.

8. Sử dụng bộ lọc địa chỉ IP
Lập trình viên có thể thiết lập bộ lọc để ngăn chặn kết nối từ những địa chỉ IP có khả năng là nguồn tấn công DDoS. Tuy nhiên, cách chống DDoS cho server này không hiệu quả đối với phương thức tấn công bằng botnet, một mạng lưới gồm vô số địa chỉ IP phân tán. Nếu bạn xây dựng website WordPress thì việc chặn IP truy cập vào website WordPress không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro từ DDoS mà còn hỗ trợ chống comment spam, email spam cùng nhiều loại hình tấn công mạng khác.
9. Giám sát lưu lượng mạng 24/7
Bằng cách phân tích lưu lượng mạng theo thời gian thực, bạn có thể nhận biết các dấu hiệu tấn công DDoS trong thời gian sớm nhất, ví dụ như lưu lượng truy cập tăng đột biến từ nhiều nguồn khác nhau,… Để tự động hóa việc giám sát và phân tích này, bạn có thể ứng dụng hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS) và hệ thống giám sát mạng (IPS) vào VPS, server của mình.

10. Định tuyến Blackhole
Một biện pháp được các chuyên gia quản trị mạng đánh giá hiệu quả trong việc chống DDoS cho VPS, server là định tuyến hố đen. Cụ thể khi bị tấn công, lập trình viên sẽ thiết lập tuyến đường Blackhole để chuyển hướng lưu lượng ảo vào đó để bảo vệ hệ thống khỏi bị quá tải. Tuy nhiên cần lưu ý rằng nếu không được cấu hình với các quy tắc lọc cụ thể thì tất cả các kết nối đến, bao gồm cả kết nối hợp lệ, sẽ bị chuyển hướng vào “hố đen” và bị loại bỏ.
11. Lên kế hoạch ứng phó DoS DDoS
Để giảm thiểu thiệt hại do tấn công DoS, DDoS, việc xây dựng một chiến lược ứng chủ động ứng phó là rất quan trọng. Chiến lược này nên phác thảo các quy trình cụ thể để xử lý tình huống khi bị tấn công, bao gồm việc tạm ngừng và cô lập dịch vụ/website bị DDoS, tái thiết lập cấu hình mạng để chuyển hướng hoặc lọc lưu lượng độc hại cũng như liên hệ với đơn vị quản lý hosting, nhà cung cấp dịch vụ internet để được hỗ trợ kịp thời.
Như vậy mình đã hướng dẫn bạn những cách phòng chống DDoS hiệu quả nhất. Hy vọng những giải pháp nêu trên có thể giúp ích cho bạn trong việc phòng chống tấn công DDoS gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp. Để biết thêm nhiều kiến thức chuyên sâu về phòng chống DDoS, bạn có thể tham khảo một số bài viết dưới đây của mình: