Redirect 301 là một trong những kỹ thuật mà dân làm SEO cần nắm để giúp website tăng lượng traffic nhanh chóng và đem về nhiều backlink chất lượng. Vậy Redirect 301 là gì? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ thuật này trong bài viết dưới đây.
Tổng quan kiến thức về Redirect
Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết về Redirect 301 Moved Permanently là gì? Bạn cần nắm được khái niệm và các dạng Redirect.
Redirect là gì?
Redirect là chuyển hướng link, đây là một cụm từ chuyên ngành và khá phổ biến đối với các dân SEO trong quá trình xây dựng liên kết trang web. Có 3 loại Redirect thường được dùng nhất là 301, 302 và Meta Refresh.
Một số dạng Redirect
Trên thực tế, có rất nhiều cách để bạn triển khai chuyển hướng link. Nhưng nhìn chung, với Redirect sẽ thường được phân chia làm 2 dạng chính đó là Client-Side redirects và Server-side redirects.
Server-Side Redirects
Để cho lệnh Server-side Redirects hoạt động, bạn cần phải tiến hành thao tác trực tiếp trên máy chủ lưu trữ. Nhằm mục đích gửi một phần nhỏ nội dung đến trình duyệt trên máy tính đang dùng. Nội dung này được gọi là Status headers HTTP. Qua đó, các trình duyệt sẽ tự động hiểu được yêu cầu, biết phải di chuyển tới đâu và giúp bạn theo dõi ngay lập tức. Hơn nữa, các headers HTTP này còn chứa code cho Server-side Redirects và vị trí chuyển hướng mới mà trình duyệt được dẫn đến.
Ngoài ra, ở trong lệnh Server-side Redirects sẽ bao gồm các lệnh Redirect 301, Redirect 302 và Redirect 307.
Client-Side Redirects
Hiểu đơn giản là khi bạn truy cập vào một URL bất kỳ đã được đặt lệnh Client-Side Redirects, thì sau một khoảng thời gian cụ thể sẽ tự động chuyển hướng sang một URL khác. Tuy nhiên, dạng Redirects này không mang lại nhiều hiệu quả cho người dùng. Bên cạnh đó, nếu bạn đặt lệnh Client-Side Redirects cho website của mình thì sẽ thường bị Google đánh giá chất lượng thấp. Do đó, bạn không cần quá quan tâm đến dạng này.
Redirect 301 là gì?
Redirect 301 (Moved Permanently) là một phương pháp chuyển tiếp để đưa ra thông báo cho các trình duyệt và những công cụ tìm kiếm biết được rằng trang web đó đã được di chuyển toàn bộ đến một địa chỉ URL mới. Khi người dùng tiến hành truy cập vào địa chỉ website cũ sẽ ngay lập tức được chuyển hướng sang địa chỉ mới.
Bạn cũng có thể hiểu, chuyển hướng Redirect 301 (hay Redirection 301) chính là một sự di dời đến địa chỉ mới vĩnh viễn (moved permanently). Nếu truy cập vào một trang mà thấy hiện mã lỗi 301 trong phần header có nghĩa là thông báo đến người dùng rằng trình duyệt hay máy chủ đó đã được chuyển tới một địa chỉ khác.
Một số ví dụ về Redirect 301
Dưới đây là một số ví dụ về Redirect 301 mà bạn có thể tham khảo:
- Thực hiện Redirect 301 để chuyển hướng đường dẫn từ vietnix.vn (URL cần thay đổi) qua đường dẫn vietnix.vn/hosting-gia-re (URL sau khi thay đổi). Chỉ cần người dùng truy cập theo tên miền vietnix.vn thì sẽ tự động chuyển đến đường dẫn vietnix.vn/hosting-gia-re.
- Dùng Redirect 301 để chuyển URL từ không có www đến có www, hoặc ngược lại (www or non-www). Chẳng hạn như, bạn muốn đổi địa chỉ từ vietnix.vn sang www.vietnix.vn.
Một số loại chuyển hướng máy chủ khác
Ngoài 301, còn tồn tại một số mã chuyển hướng máy chủ khác mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
- Redirect 302: Là một mã trạng thái HTTP, thường được sử dụng trong các trường hợp như cần nâng cấo hay bảo trì website. Khi sử dụng mã này có nghĩa là bạn đang thông báo rằng URL hoặc trang đến của mình đã được chuyển hướng tạm thời tới một truy cập địa chỉ mới. Tuy nhiên mọi hoạt động vẫn sẽ dựa trên URL cũ.
- Redirect 303 (hay See Other Location): Đâu là loại mã phản hồi, chỉ hoạt động khi người dùng yêu cầu được truy cập vào một vị trí khác. Ngay lập tức, máy chủ sẽ tự động chuyển yêu cầu truy cập tới đúng vị trí đó.
- Redirect 304 (hay Not Modified): Mục đích sử dụng của mã này là để thông báo cho máy chủ không cần truyền lại các tài nguyên đã được yêu cầu. Có thể hiểu, đây là loại chuyển hướng link ngầm đến các tài nguyên đã được lưu trữ.
- Redirect 305 (hay Use proxy): Những tài nguyên mà người dùng đang yêu cầu cần được truy cập sẽ chỉ được thực hiện khi sử dụng máy chủ proxy.
- Redirect 307 (hay Temporary Redirect): Loại mã này có công dụng và cách vận hành tương tự với mã 302. Tuy nhiên, đối với chuyển hướng 307 sẽ thường được sử dụng trong những trường hợp cần nâng cấp source hoặc trang web gặp phải sự cố bất ngờ. Việc sử dụng Redirect 307 có nghĩa là bạn đang muốn thông báo với người dùng hãy tiếp tục truy cập lại địa chỉ này trong tương lai.
Tổng quan về cách thức hoạt động của Redirect 301
Thông thường, Redirect 301 được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể như:
- Trang cần truy cập đã được di chuyển hoặc được thay thế bởi một đường link mới.
- Thay đổi tên miền cho một website do tên miền cũ bị hết hạn hoặc cũng có thể là do chủ website thay đổi tên thương hiệu.
- Lỗi 404 hoặc nội dung có trên trang đã quá lỗi thời, không còn phù hợp với người đọc.
- Gộp các bài lại với nhau để giải quyết vấn đề nội dung trùng lặp trên website.
- Tăng nhanh lượng truy cập cho trang web, bởi tất cả lưu lượng truy cập và thứ hạng hiện có đều sẽ được chuyển đến cho trang đích.
Nắm rõ cách thức hoạt động và cách sử dụng phương pháp này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Hơn nữa, đối với Google thì Redirect 301 được xem là một sự chuyển hướng cố định.
Chỉ cần dùng mã chuyển hướng này là bạn đã có thể tự động thông báo tới các công cụ tìm kiếm rằng trang web đang được chuyển giao tới địa chỉ mới. Điều này có nghĩa là website mới sẽ được kế thừa toàn bộ link, anchor text hay thậm chí là cả những hình phạt vi phạm mà trang web trước đây đã nhận. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ ý nghĩa hoạt động của Redirect 301 để áp dụng hiệu quả, tránh thất bại.
Xem thêm: 50 lỗi WordPress phổ biến nhất hiện nay
Lý do Redirect 301 không thành công
Việc sử dụng Redirect 301 để xây dựng backlink cho website không còn là phương pháp quá mới. Tuy nhiên, hình thức này lại bị đánh giá là gây nguy hiểm nghiêm trọng cho website, hơn nữa cũng không mang lại hiệu quả gì.
Trong những phương pháp cũ, hầu hết mọi người chỉ chú ý tới những tên miền có số lượng backlink lớn, sau đó dùng 301 Redirect để chuyển hướng về website chính. Dưới đây là một số lý do cách này sẽ gây ra nguy hiểm lớn tới trang web.
Đường link không liên quan đến bài viết
Google thường sử dụng thuật toán Penguin để đánh giá các website sau khi được index, nhằm tạo ra một backlink profile (hồ sơ backlinks) cụ thể. Đặc biệt, thuật toán này còn có thể liệt kê ra được các đường link spam, không hề có nội dung liên quan gì tới trang web. Như vậy, nếu bạn thực hiện Redirect 301 một tên miền bất kỳ mà chủ đề bên trong không có liên quan gì tới website chính đang cần phát triển. Thì chẳng khác gì bạn đang gián tiếp yêu cầu cho Penguin tiến hành đánh sập website của mình.
Anchor text không phù hợp
Bạn cần phải nhớ kỹ, việc tiến hành Redirect 301 một tên miền không liên quan sẽ làm mất hết tỷ lệ vàng của anchor text trên trang của bạn. Thay vào đó, sẽ chỉ còn lại những anchor không liên quan, gây giảm chất lượng cho trang nhanh chóng.
Gây sự bối rối cho bot Google
Giả sử, website của bạn đang tập trung triển khai SEO cho keyword “mua hosting” nhưng bạn lại tìm được một tên miền mới hết hạn có chủ đề liên quan đến “bất động sản” với số lượng backlink cực khủng. Vì muốn sở hữu các chỉ số ấn tượng mà bạn đã tiến hành Redirect 301 tên miền này tới website của mình. Như vậy, bạn đã cung cấp thêm cho Google các link và một bộ anchor text mới, có nội dung không hề liên quan đến từ khóa “mua hosting”.
Điều này đã vô tình tạo ra sự nhầm lẫn về nhận biết cho Google. Hiện tại, Google không thể nào phân biệt được trang web của bạn đang muốn hướng đến chủ đề nào. Là chủ đề liên quan đến mua hosting hay bất động sản. Chính vì Google bị nhầm lẫn và không thể thực hiện hiển thị theo đúng chủ đề, khiến cho website của bạn bị ẩn đi. Đồng thời cũng không được tìm thấy ở trên tất cả các công cụ tìm kiếm.
Cách Redirect 301 mới
Chính vì phương pháp Redirect 301 cũ gặp phải quá nhiều vấn đề khiến cho việc triển khai bị thất bại. Tuy nhiên, bạn cũng không thể phủ nhận tính hữu ích mà loại mã trạng thái này mang lại. Để giúp bạn có thể loại bỏ được hết các mối nguy hiểm, dưới đây Vietnix sẽ chỉ ra cho bạn phương pháp Redirect 301 mới, mang lại hiệu quả tốt hơn.
Thay vì chọn các URL có chủ đề đa dạng, ở kỹ thuật mới này bạn sẽ chỉ được dùng các tên miền đã hết hạn và có chủ đề Topical Trust Flow (TFF) tương tự với website đang hoạt động của bạn.
Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người thắc mắc, tại sao chỉ chuyển hướng những trang web có Topical Trust Flow tương tự, mà không lấy luôn những website thuần lĩnh vực? Thực ra, nếu bạn có thể tìm được một tên miền thuần lĩnh vực thì quả thật quá tuyệt rồi. Thế nhưng, việc tìm kiếm các trang web có cùng chủ đề sẽ dễ dàng hơn rất nhiều lần so với việc chọn được một website thuần lĩnh vực.
Nếu như website của bạn đang xây dựng để bán bàn ghế, bạn có thể tìm các tên miền có cụm từ “đồ nội thất” hay các chủ đề TTF liên quan đến đồ nội thất. Với phương pháp này sẽ giúp mang lại hiệu quả cao hơn cho trang web. Bởi vì bạn chỉ cần tập trung tìm kiếm những tên miền hết hạn và có topic liên quan là được.
Bạn cần phải hiểu rằng, độ liên quan trong chủ đề chính là yếu tố quan trọng nhất khi tiến hành xây dựng backlink trên trang. Google hoàn toàn có thể phát hiện ra phương pháp Redirect truyền thống chỉ trong thời gian ngắn. Bởi vì nội dung các bài viết và link trong trang không hề liên quan đến nhau. Thế nhưng, ở kỹ thuật chuyển hướng Redirect 301 mới này lại chẳng khác gì việc bạn tiến hành thu mua một doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực.
Cách tìm kiếm tên miền Redirect 301
Khi đã nắm được sự khác biệt giữa việc thực hiện chuyển hướng Redirect 301 theo cách truyền thống và phương pháp mới. Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu cách lựa chọn một tên miền hoàn hảo cho chiến lược này. Điều quan trọng là bạn cần biết cách tìm kiếm PBN – tức là tên miền cũ. Hãy phân chia thời gian một cách hợp lý và không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào. Hãy đảm bảo tuân theo những tiêu chí sau khi chọn tên miền cũ để tích hợp với doanh nghiệp của bạn.
Tên miền của trang web nên có:
- Chủ đề TTF tương đồng với chủ đề của bạn.
- Chỉ số TF > 9.
- Chỉ chứa các liên kết chất lượng.
- Có ít nhất 12 domain trỏ về (nhiều hơn càng tốt).
- Có bộ văn bản anchor chưa được tối ưu hóa, với tỷ lệ anchor thương hiệu cao.
- Trang web nên được index trên Google và không có bất kỳ lịch sử spam nào trong quá khứ.
Sử dụng Registrar hoặc cPanel Redirect
Sử dụng Registrar
Bước 1: Trên NameCheap, nhấp vào “Domain” và đảm bảo rằng máy chủ của bạn được đặt thành “Namecheap default“. DNS cần phải được trỏ đến NameCheap để bạn có thể tiến hành bước 2.
Bước 2: Tiếp theo, nhấp vào “Advanced DNS“.
Bước 3: Thêm hai URL Redirect như được hiển thị dưới đây, một có @ và một có www để hướng dẫn máy chủ đến tên miền mới.
Điều quan trọng là phải chắc chắn rằng trong quá trình thực hiện, bạn bao gồm dấu gạch chéo ngược (/) trong giá trị! Nếu thiếu dấu gạch chéo ngược, mọi thứ sẽ chỉ được chuyển hướng đến trang chủ mới của bạn.
Sử dụng cPanel
Bước 1 – Tìm tính năng Redirects
Đầu tiên, đăng nhập vào cPanel và tiến hành như sau: Tìm thanh tìm kiếm của cPanel, như minh họa ở hình dưới đây:
Bạn nhập từ khóa “redirects” vào thanh công cụ tìm kiếm và nhấp vào liên kết Redirects trong phần mục Domains:
Bước 2 – Áp dụng lệnh Redirects
Khi nhấp vào Redirects, bạn sẽ chuyển đến cửa sổ chính của lệnh Redirects:
Ở cuối trang, phần Current Redirects xuất hiện:
Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về một số lệnh trong cửa sổ chính Redirects, trước khi thực hiện các thao tác tiếp theo:
Các loại bao gồm:
- Permanent – Thông báo đến trình duyệt và người truy cập rằng URL đã thay đổi toàn bộ (nhận chuyển hướng đến một liên kết khác) và nó cần được tải tại đường dẫn mới sớm nhất có thể ngay khi truy cập vào trình duyệt.
- Temporary – Lệnh này thông báo đến trình duyệt/bộ máy tìm kiếm rằng URL đã thay đổi, nhưng trước khi chuyển người dùng đến URL đó, thử tải lại liên kết cũ trước.
http://(www .)? bao gồm:
- All Public Domains – Nếu bạn không chọn tùy chọn này, chuyển hướng sẽ được áp dụng cho tất cả các miền trong cPanel của bạn.
- Your chosen domain name – Khác với người dùng cá nhân (hiển thị trên tài khoản cPanel). Điều này sẽ giúp bạn chọn miền mà bạn muốn thực hiện chuyển hướng.
Bạn có thể hình dung rõ hơn về hai lệnh này, như sau:
Sau khi bạn đã hoàn thành hai bước trước đó, chúng ta sẽ tiến vào giai đoạn tiếp theo.
Trong phần thứ nhất, bạn cần nhập thông tin về thư mục con của trang web mà bạn muốn tự động chuyển hướng đến một trang web khác (hoặc đường dẫn khác). Kế đến, ở phần thứ hai – phần “Redirects to,” bạn phải điền địa chỉ đích. Tại vị trí thứ ba – phần “www . redirection,” bạn phải lựa chọn một trong các phương thức chuyển hướng sau đây:
- Only redirect with www. – Khi chọn lệnh này, chuyển hướng sẽ diễn ra chỉ khi và chỉ khi truy cập với “www.” phía trước.
- Redirect with or without www. – Đơn giản là kết hợp giữa lệnh đầu tiên và thứ ba, có nghĩa là trang web của bạn sẽ được chuyển hướng bất kể có hay không có “www .”.
- Do Not Redirect www. – Nghĩa là hoạt động ngược lại. Trang web sẽ chỉ được chuyển hướng khi bạn truy cập liên kết mà không có “www .” phía trước.
- Phần Wild Card Redirect có thể tìm hiểu thêm trong mục Ghi chú của trang. Nói chung, nếu bạn chọn tùy chọn này, tất cả các tệp trong thư mục sẽ được chuyển hướng đến các tệp có cùng tên trong thư mục đích. Cuối cùng, để hoàn tất tất cả cài đặt, bạn chỉ cần nhấp vào lệnh Add. Tuy nhiên, hãy nhớ kiểm tra kỹ từng bước và đảm bảo thực hiện đúng mọi điều.
Nên cân nhắc sử dụng 301 redirect hay 302?
Bởi vì mục đích sử dụng của hai loại mã trạng thái này là khác nhau, cho nên tùy vào từng trường hợp mà bạn có lựa chọn phù hợp.
- Khi website của bạn đang được bảo trì để nâng cấp hệ thống hoặc cần sửa đổi một số chi tiết trong thời gian ngắn, thì nên chọn chuyển hướng Redirect 302. Tuy nhiên bạn cần phải lưu ý, mã 302 sẽ không tối ưu cho chủ đề hay nội dung trong trang web. Hơn nữa, còn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng từ khóa mà bạn đang SEO nếu dùng trong thời gian dài.
- Nếu như bạn muốn đổi toàn bộ website sang một URL mới thì chắc chắn phải chọn Redirect 301. Bởi phương pháp này sẽ giúp giữ nguyên các giá trị và ranking ban đầu của website.
Cách khắc phục khi gặp lỗi 302 moved temporarily
Bất cứ lỗi nào cũng vậy, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này để có thể đưa ra cách xử lý phù hợp, lỗi 302 moved temporarily cũng vậy. Dưới đây là nguyên nhân và cách khắc phục bạn cần nắm rõ:
- Nguyên nhân: Khi truy cập vào liên kết và thấy hiển thị lỗi 302 moved temporarily, điều này có nghĩa là địa chỉ website hiện tại đã được di chuyển tạm thời tới một vị trí khác. Hiểu đơn giản là địa chỉ này đã được thay đổi.
- Biện pháp khắc phục: Việc địa chỉ trang web được chuyển tới một vị trí khác thì người quản trị website sẽ tự động chuyển hướng nó qua địa chỉ mới. Nếu như quá trình chuyển hướng gặp phải sự cố thì bạn chỉ liên hệ trực tiếp với người quản trị để được kiểm tra và xử lý.
Câu hỏi thường gặp
Lỗi 302 Redirect (Moved temporarily) là gì?
Lỗi 302 Redirect (Moved Temporarily) là một mã trạng thái HTTP thông báo cho trình duyệt rằng trang web đã được chuyển hướng tạm thời đến một địa chỉ mới. Trong khi đó, trang web gốc vẫn có thể truy cập được và có thể trở lại khi địa chỉ mới không còn hiệu lực.
2. Redirect 301 khác gì với 302?
Cả hai phương pháp này khá giống nhau về chức năng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn di chuyển nội dung đến một vị trí mới vĩnh viễn thì hãy sử dụng Redirect 301. Còn nếu bạn chỉ có nhu cầu di chuyển nội dung tạm thời thôi thì nên sử dụng Redirect 302.
Có nên sử dụng redirect 301 để xây dựng backlink cho website hay không?
Không nên sử dụng redirect 301 để xây dựng backlink cho website vì điều này có thể được xem là lạm dụng và không đúng mục đích. Thay vào đó, tốt hơn hết là tập trung vào việc tạo nội dung chất lượng, chia sẻ thông tin hữu ích và xây dựng mối quan hệ với cộng đồng trực tuyến để tạo ra backlink tự nhiên và bền vững, mang lại lợi ích thực sự cho sự phát triển của website. Sử dụng redirect 301 để xây dựng backlink có thể gây ra các vấn đề về đạo đức, chất lượng, và tiêu cực đến danh tiếng, cũng như có nguy cơ bị coi là hành vi Black Hat SEO và bị ảnh hưởng đến xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.
Lỗi 303 là gì?
Lỗi 303 See Other là một mã trạng thái HTTP thông báo cho trình duyệt rằng nội dung được yêu cầu có thể được tìm thấy ở một URL khác. Tuy nhiên, trình duyệt nên sử dụng phương thức GET để truy cập URL mới.
Lời kết
Qua nội dung trên chắc hẳn bạn đọc đã có thể hiểu được Redirect 301 nghĩa là gì, cũng như chức năng của nó. Hy vọng, với những chia sẻ hữu ích mà Vietnix đưa ra sẽ có thể giúp ích được cho bạn khi muốn chuyển hướng trang web tới một địa chỉ mới vĩnh viễn. Từ đó, giúp cho URL mới được index nhanh chóng trên các công cụ tìm kiếm, thu hút nhiều người dùng truy cập hơn và gia tăng thứ hạng hiển thị. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Ví dụ đổi từ url https://abc/product/cap-loa-treo-tuong-8-electro-voice-evid-s4-2/ sang https://abc/san-pham/cap-loa-treo-tuong-8-electro-voice-evid-s4-2/ với số lượng link lớn nhiều sản phẩm khác nhau có bị gì không khi 301 sang url mới thì just của page đó và thứ hạng có bị tuột không? và trong thời gian đó tình trạng của website sẽ bị tuột hạng đúng k và bị ảnh hưởng.