Một doanh nghiệp muốn tồn tại bền vững cần biết cách xây dựng và thấu hiểu branding là gì. Cùng Vietnix tìm hiểu về khái niệm này và cách thức định vị thương hiệu trong suy nghĩ và cảm xúc khách hàng qua bài viết dưới đây nhé.
Branding là gì?
Branding là quá trình xây dựng thương hiệu, nhằm định vị sâu đậm những giá trị vô hình trong tâm trí khách hàng, tạo ra cảm xúc và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và khách hàng. Theo CEO của Amazon, ông Jeff Bezos – “Brand (thương hiệu) của bạn sẽ là những gì người khác nói khi bạn không có ở đó”.
Thuật ngữ Branding được ra đời như thế nào?
Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng thuật ngữ Branding đã ra đời từ rất lâu. Từ năm 350 sau Công nguyên, thuật ngữ này bắt nguồn từ Na-uy – “Brandr” – có nghĩa là Bùng cháy. Đây là giai đoạn cách mạng nông nghiệp, và từ này ám chỉ hoạt động đốt rơm cỏ, khôi phục dinh dưỡng cho vụ gieo trồng tiếp theo.
Sau đó, những người nông dân bắt đầu đánh dấu sở hữu bằng cách khắc dấu hiệu brand trên gia súc của họ. ĐIều này là khởi điểm cho logo trên các sản phẩm sau này.
Dần dần, branding không chỉ là việc sáng tạo hình ảnh logo mà vượt xa cả những khái niệm hữu hình. Làm branding là việc thực hiện những hoạt động nhằm mang những giá trị vô hình của thương hiệu khắc sâu vào tâm trí khách hàng.
Định nghĩa về sản phẩm
Sản phẩm là bất cứ thứ gì được cung cấp trên thị trường, nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Sản phẩm có thể hữu hình, cầm nắm, cảm nhận được. Bên cạnh đó còn có những sản phẩm vô hình như sự kiện, dịch vụ hay trải nghiệm.
Bạn có thể thấy sản phẩm ở mọi nơi, từ khách sạn bạn ở, đến chuyến bay, khoa học hay cụ thể hơn là quần áo, giày dép, nhu yếu phẩm bạn đang sử dụng.
Ví dụ đơn giản nhất để bạn hình dung như sau. Ai cũng biết nước là nguồn tài nguyên miễn phí cần thiết cho sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, nước đã được thương mại hóa thành sản phẩm thông qua các chai nước bày bán trên kệ hàng.
Điểm quan trọng là làm sao tạo ra nét khác biệt thông qua những chai nước tưởng chừng như giống nhau như vậy. Đấy là lúc branding bắt đầu xuất hiện.
Các công ty sản xuất nước đóng chai phải thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo, truyền thông để thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của họ. Ngoài ra, họ còn cần xây dựng thông điệp để gia tăng giá trị thương hiệu đối với khách hàng.
Định nghĩa về nhãn hiệu
Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng hay bất cứ đặc điểm nào nhằm phân biệt những sản phẩm khác nhau. Hiểu về nhãn hiệu trong tổng thể branding là gì giúp bạn định vị giá trị thương hiệu tốt hơn.
Nhãn hiệu vừa thể hiện các đặc điểm vật lý vừa chứa đựng cảm xúc của người tiêu dùng dành cho sản phẩm. Sự kết hợp này bộc phát tự nhiên khi người tiêu dùng tiếp xúc với hình ảnh, nhận diện hoặc thông điệp của sản phẩm, dịch vụ.
Sản phẩm có thể dễ dàng bị bắt chước, sao chép nhưng nhãn hiệu luôn là duy nhất. Ví dụ điển hình chính là hai hãng nước ngọt nổi tiếng Pepsi và Coca-Cola. Cách mà hai công ty này xây dựng chính là cảm xúc liên quan đến nhãn hiệu nơi người tiêu dùng, chứ không hẳn là vị ngọt na ná nhau của sản phẩm.
Như vậy, làm branding là gì? Chắc hẳn bạn đang rất thắc mắc về định nghĩa này đúng không? Cùng theo dõi tiếp nhé.
Định nghĩa về Branding (Thương hiệu)
Khái niệm Branding được hiểu là quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ với sức mạnh của một nhãn hiệu. (Theo Kotler & Keller, 2015). Quá trình này giúp thương hiệu sớm tiếp cận khách hàng tiềm năng, thuyết phục khách hàng ra quyết định theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
Xây dựng thương hiệu là quá trình thiết lập và củng cố hình ảnh thương hiệu trong đầu người tiêu dùng. Với chiến lược xây dựng thương hiệu, khách hàng sẽ dễ dàng nhận diện và tiếp cận với thương hiệu. Nhờ đó, khách hàng sẽ mặc nhiên lựa chọn sản phẩm bởi vì họ đã có niềm tin sâu xa về những gì mà thương hiệu hứa hẹn.
Chiến lược xây dựng thương hiệu bao gồm các hoạt động tiếp thị, quảng cáo để tăng độ nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng, giúp họ quay trở lại và trung thành lâu dài với sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Mục tiêu xa hơn của branding chính là tạo dựng lòng trung thành bền vững.
Để hoàn thiện Branding, doanh nghiệp thường sử dụng những công cụ xây dựng và định hình thương hiệu như:
- Định vị, nhận diện thương hiệu.
- Truyền thông.
- Chiến lược giá.
- Tài trợ, xây dựng các mối quan hệ với đối tác.
- Chú trọng trong thiết kế bao bì.
- Cho phép trải nghiệm tại cửa hàng.
- Chú trọng dịch vụ.
Vai trò của Branding là gì?
Branding tác động đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau, trong đó có:
- Người tiêu dùng: việc xây dựng thương hiệu sẽ giúp người tiêu dùng ra quyết định nhanh chóng dựa trên niềm tin đã được củng cố trước đó về sản phẩm.
- Nhân viên/ cổ đông/ các bên liên quan: Xây dựng thương hiệu còn là cách xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp. Ai cũng muốn làm việc và hợp tác với một đơn vị chú trọng vào phát triển “linh hồn” của sản phẩm và dịch vụ. Văn hóa tự hào giúp mối quan hệ giữa nhân viên, các bên liên quan với doanh nghiệp bền chặt hơn.
Giúp nhận biết thương hiệu
Chiến lược xây dựng nhận biết thương hiệu dựa trên hình ảnh, âm thanh để người tiêu dùng cảm thấy thuyết phục và đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng và trải nghiệm.
Chính những ấn tượng tốt đẹp ban đầu đối với thương hiệu giúp người tiêu dùng có nhiều thiện cảm. Việc khách hàng sử dụng, giới thiệu và trở nên trung thành chính là kết quả chứng minh chiến lược xây dựng độ nhận biết thương hiệu đang đi đúng hướng.
Cơ sở của quảng cáo truyền miệng
Quảng cáo truyền miệng – word of mouth – là đỉnh cao của Marketing khi chi phí vốn bằng 0 nhưng độ lan truyền mạnh mẽ.
Nếu doanh nghiệp có chiến lược branding hiệu quả, thì tự thân khách hàng chính là cầu nối giúp gia tăng doanh số. Branding chính là chiến lược làm sao để cải thiện nhận thức của khách hàng, củng cố niềm tin để họ tự nguyện lan tỏa thông điệp của thương hiệu đến người khác.
Kết nối cảm xúc
Chiến lược branding giúp gia tăng và kết nối cảm xúc nơi khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện hữu. Doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua hiệu ứng thị giác, khoa học màu sắc trong thiết kế thương hiệu hoặc điểm bán.
Đỉnh cao trong branding chính là đào tạo, huấn luyện để đội ngũ nhân viên – điểm chạm về con người – ứng xử với khách hàng thân thiện và chuyên nghiệp.
Bạn cần lưu ý, từng điểm nhỏ trong suốt quá trình tiếp xúc khách hàng đều là mắt xích để khách hàng có cảm xúc và trải nghiệm tốt. Từ đó hình thành nên hành vi tiêu dùng, thói quen và lòng trung thành đối với thương hiệu.
Sai lầm thường gặp trong định nghĩa Branding
Phần lớn doanh nghiệp, hoặc thậm chí là những người chuyên làm branding đang có suy nghĩ khá sai lệch về định nghĩa này. Khiến cho quy trình Branding cho doanh nghiệp không được hiệu quả theo như đúng bản chất của nó.
Nhiều người vẫn quan niệm rằng: “Branding là quá trình vận hành chiến lược, sử dụng các phương tiện truyền thông nhằm thay đổi suy nghĩ của khách hàng về thương hiệu. Từ đó dẫn đến hành vi mua sắm của khách hàng một cách tự nhiên hơn”. Nhưng thực chất, Branding không chỉ đơn giản như vậy.
Branding là một quá trình dài và có chiều sâu hơn rất nhiều. Chúng là những hành động cụ thể khiến cho người tiêu dùng có nhận thức tích cực về thương hiệu. Những hành động đó có thể là thiết kế logo, xây dựng tính cách thương hiệu cũng như tiếng nói cho thương hiệu. Hoặc, thiết lập một hệ văn hóa ứng xử cho lực lượng lao động trong doanh nghiệp cũng là một nội dung của Branding.
Bên cạnh sai lầm về định nghĩa, một ý kiến khác cũng rất hay bị nhầm lẫn nữa đó là: “Branding chỉ quan trọng đối với các thương hiệu nổi tiếng, còn đối với doanh nghiệp nhỏ thì không cần thiết”. Với vai trò của Branding đã được đề cập ở trên thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ cần đến Branding để đảm bảo cho sự tồn tại cũng như phát triển về lâu về dài.
Các yếu tố quan trọng trong Branding là gì?
Trong branding có 3 yếu tố vô cùng quan trọng, song hành cùng với chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
1. Brand Mission
Yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược branding là Mission hay còn gọi là sứ mệnh của thương hiệu. Để tìm ra sứ mệnh, bạn phải trả lời những câu hỏi triết lý như tại sao doanh nghiệp được thành lập? Tại sao thương hiệu của bạn cần xuất hiện trên thị trường? Mong muốn và tham vọng của thương hiệu hiện nay là gì?
Thương hiệu cần cân bằng cả bộ não và trái tim – tức tính logic và cảm xúc. Chiến lược branding cần bám chắc theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp nhưng vẫn có cảm xúc để kết nối khách hàng.
2. Brand Vision
Yếu tố thứ hai trong branding là vision (tầm nhìn của thương hiệu) – khái niệm thiên về chiến lược trong tương lai. Vision của thương hiệu có thể là mục tiêu trong dài hạn và những giá trị mà thương hiệu mang đến cho khách hàng
Brand Culture
Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường khiến doanh nghiệp phải thích nghi, cập nhật và cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Khách hàng sẽ không chỉ lựa chọn sản phẩm trông có vẻ bắt mắt hay logo thiết kế ấn tượng. Họ sẽ chỉ ra quyết định mua hàng nếu thương hiệu tạo dựng được văn hóa riêng. Việc này thể hiện ở toàn bộ điểm chạm, đặc biệt thông qua nhân viên và những giá trị cộng đồng mà thương hiệu mang đến.
Các quy tắc của Branding
Một brand tốt phải luôn tuân thủ theo Brand Guidelines. Đây là kim chỉ nam giúp việc truyền thông thương hiệu nhất quán và đúng với mục tiêu đề ra. Người làm branding sẽ biết tập trung vào kênh thông tin chủ lực, tránh sự dàn trải thiếu điểm nhấn.
Trong brand guidelines có đầy đủ hướng dẫn, quy định nhất quán về việc quảng bá thương hiệu như thiết kế logo, ấn phẩm truyền thông, website hay các chiến dịch tiếp thị,…
Brand guideline thường được trình bày bằng tập tài liệu hoặc cuốn sách bao gồm những điểm chính như sau:
- Tổng quan doanh nghiệp: lịch sử hình thành và phát triển, sứ mệnh, tầm nhìn và tiêu chí hoạt động.
- Thông điệp của thương hiệu.
- Logo doanh nghiệp: quy cách thiết kế, kích cỡ, màu sắc, bố trí, background,…
- Bảng màu và thứ tự ưu tiên khi thiết kế.
- Kiểu chữ, phong cách cho tiêu đề chính, phụ,…
Những đóng góp Branding cho thành công thương hiệu
Một chiến lược branding tốt sẽ mang lại thành công lâu dài cho thương hiệu. Vậy những đóng góp branding là gì, cùng đọc qua phân tích bên dưới nhé.
Xây dựng được khách hàng trung thành
Như Vietnix đã đề cập, mục tiêu lớn nhất của branding chính là có được lòng trung của khách hàng. Để có được điều này, doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động xây dựng thương hiệu bền bỉ, đúng chiến lược trong thời gian dài.
Một khi khách hàng trung thành với thương hiệu, họ có xu hướng quay trở lại, chia sẻ thông tin và giới thiệu đến người khác. Thành công này giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển qua thời gian.
Tạo ra sự khác biệt
Branding đóng vai trò quan trọng, đặc biệt ở khâu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Ví dụ như chiến dịch “I’m a Mac”, định vị Apple là thương hiệu tốt nhất trong dòng sản phẩm máy tính xách tay cá nhân.
Tăng giá trị, tối đa hóa doanh thu
Khách hàng sẵn sàng trả thêm tiền cho thương hiệu được xây dựng tốt trong tâm trí của họ. Cùng nhớ lại chiến dịch 1984 của Apple tại Super Bowl như một bom tấn trong kỷ nguyên sáng tạo. Chiến dịch này giúp Apple định vị giá bán cao hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh, trở thành biểu tượng tiên phong hàng đầu.
Tạo ra sự liên kết với khách hàng
Để branding tốt, doanh nghiệp thực sự cần thấu hiểu khách hàng. Tâm lý hành vi, độ tuổi, thói quen mua sắm, những nhu cầu, mong muốn thầm kín của nhóm khách hàng tiềm năng được nghiên cứu kỹ lưỡng, làm nền tảng cho mọi hoạt động phát triển thương hiệu.
Có thể bạn cũng đang tự mình làm Branding
Rất nhiều bạn lầm tưởng rằng để làm branding tốt cần một quy trình bài bản, tốn kém và chỉ thích hợp cho các doanh nghiệp lớn.
Thực tế, branding cần hướng đến mục tiêu duy nhất là hình thành và duy trì nhận thức về thương hiệu thông qua từng cá nhân. Việc này không phân biệt cấp độ quy mô doanh nghiệp. Một tiệm tạp hóa nếu nắm quy tắc cốt lõi cũng có thể tự xây dựng thương hiệu cho riêng mình.
Như vậy xét ở góc độ doanh nghiệp, chính từng nhân viên là điểm chạm về thương hiệu tốt nhất. Họ sẽ là người truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến người tiêu dùng và xây dựng mối liên kết bền chặt.
Xét trên góc độ cá nhân, bản thân bạn cũng đang tự mình làm branding. Personal branding hay thương hiệu cá nhân là cụm từ nổi lên nhanh chóng gần đây. Theo đó, bạn định vị bản thân và xây dựng thói quen, hành vi để nhất quán với giá trị mà bạn theo đuổi.
Ví dụ, bạn mong muốn hình ảnh bạn trong mắt người khác là cô nàng sành điệu, cá tính. Việc này sẽ thể hiện qua gu ăn mặc, cách giao tiếp và tác phong bên ngoài. Ngay cả sinh viên cũng có thể làm branding riêng như đúng giờ, lịch sự nhã nhặn, có kiến thức và tư duy văn minh.
Câu hỏi thường gặp
Branding trong Marketing là gì?
Branding trong Marketing là một quá trình xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Thay bì làm nổi bật một sản phẩm hay dịch vụ riêng lẻ. Branding Marketing sẽ quảng bá toàn bộ thương hiệu, bạn sẽ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ để làm điểm chứng minh cho lời hứa của doanh hiệu với người tiêu dùng.
Branding có ý nghĩa gì trong kinh doanh?
Khi bạn xây dựng thương hiệu sẽ tạo ra bản sắc riêng biệt cho một doanh nghiệp trong tâm chí của người tiêu dùng mục tiêu của ban. Ở các cấp độ cơ bản như logo, thiết kế hình ảnh, sứ mệnh và giọng nói của công ty.
Lời kết
Thấu hiểu branding là gì không chỉ giúp cho chiến lược xây dựng thương hiệu nhất quán ở cấp độ doanh nghiệp mà còn định vị thương hiệu cho từng cá nhân hiệu quả. Cùng đón đọc những bài viết hữu ích tiếp theo của Vietnix nhé.