Topical Authority là một mục tiêu mà bất kỳ trang web nào cũng muốn hướng tới trong quá trình xây dựng nội dung và tối ưu SEO. Bằng cách cung cấp hàng loạt bài viết chuyên sâu và đáng tin cậy về một lĩnh vực nhất định, bạn có thể thu hút một lượng lớn người đọc và nâng cao thứ hạng trang web trên top Google. Vậy, Topical Authority là gì và đâu mới là chiến lược xây dựng Topical Authority hiệu quả? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu tại đây.
Tìm hiểu Topical Authority là gì?
Topical Authority là một khái niệm quen thuộc trong SEO, thường được sử dụng để ám chỉ mức độ tin cậy, sự uy tín và tính thẩm quyền của website đối với một lĩnh vực, ngành nghề hay chủ đề nào đó. Nói cách khác, Topical Authority chính là thước đo Authority (thẩm quyền) được đo lường thông qua chất lượng nội dung.
Website của bạn chỉ được coi là Topical Authority khi đáp ứng các tiêu chí về chất lượng nội dung, bao gồm thông tin chính xác, đáng tin cậy và thường xuyên cung cấp các kiến thức chuyên sâu về một chủ đề nhất định. Ngoài ra, bạn cũng có thể nâng cao chỉ số này cho website bằng cách gia tăng sự tương tác trên mạng xã hội và sở hữu các liên kết chất lượng từ các trang web khác.
Trang có Topical Authority càng cao thì sẽ càng dễ lên top ở các keyword liên quan. Bởi lẽ, một bài viết được chia sẻ bởi một chuyên gia bao giờ cũng được tin tưởng hơn so với các nội dung do những người “vô danh” cung cấp. Và dĩ nhiên là người đọc sẽ lựa chọn những trang Topical Authority để tham khảo thông tin mà họ đang tìm kiếm, từ đó đem về lượng lớn traffic và đẩy thứ hạng trang web lên top cao trên các công cụ tìm kiếm.
Tại sao Topical Authority lại quan trọng?
Không phải ngẫu nhiên khi hầu hết các website đều muốn đạt được Topical Authority, mà nguyên nhân đến từ những lý do sau:
So sánh với đối thủ cạnh tranh về độ tin cậy theo chủ đề
Đa số các SEOer tin rằng DR hay DA đều là những chỉ số thể hiện độ uy tín và tin cậy của một website.Tuy nhiên, Google lại không căn cứ vào những chỉ số đó, mà Topical Authority mới thực sự là điều kiện quan trọng để công cụ tìm kiếm này đánh giá sức mạnh thẩm quyền của một website đối với chủ đề cụ thể.
Vậy nên, việc đánh giá chỉ số Topical Authority của website và so sánh với các đối thủ cạnh tranh là một việc làm cần thiết để bạn có cái nhìn chuẩn xác nhất về sức mạnh thẩm quyền của trang và đưa ra các chiến lược nội dung phù hợp hơn trong tương lai.
Xác định chỉ số Backlink Quality Rating
Đây là nguyên nhân chính khiến Topical Authority trở thành một chỉ số quan trọng mà bất kỳ SEOer nào cũng cần phải theo dõi. Thông qua Topical Authority, bạn có thể đánh giá được Backlink Quality Rating – điểm chất lượng backlink của trang web. Nói một cách dễ hiểu, chỉ số này cho biết chất lượng và mức độ hiệu quả của các backlink được dẫn từ các trang web khác đến trang của bạn.
Topical Authority và Backlink Quality Rating có sự liên quan mật thiết với nhau là vì khi một website có chỉ số Topical Authority cao trong một chủ đề cụ thể, các website khác sẽ đặt liên kết về website đó để tạo độ uy tín cho bài viết. Lúc này, điểm số Backlink Quality Rating cũng sẽ được gia tăng. Điều này đồng nghĩa với việc Topical Authority có ảnh hưởng tích cực đến điểm chất lượng backlink.
Vậy nên, bạn có thể so sánh điểm Backlink Quality Rating giữa các website với nhau để tìm kiếm và lựa chọn các website uy tín hơn khi đặt backlink. Đây là cách hữu ích để bạn có thể cải thiện chiến lược backlink và nâng cao điểm số Topical Authority cho website của mình.
Topical Authority hoạt động như thế nào?
Topical Authority dần trở nên phổ biến sau khi Google ra mắt thuật toán Hummingbird vào năm 2013. Sự ra đời của thuật toán mới đã thay đổi cách Google phân tích và đánh giá nội dung trên công cụ tìm kiếm của mình, đồng thời phát triển một chiến lược hiệu quả hơn để hỗ trợ người dùng trong việc tìm kiếm thông tin. Từ đó, cách xếp hạng nội dung cũ đã được thay thế bằng cách xếp hạng mới dựa trên mức độ liên quan đến truy vấn của người dùng.
Trước đây, Google chủ yếu tập trung vào từ khóa để hiểu nội dung mà người dùng đang tìm kiếm. Điều này khiến Google không thể hiểu được ngữ cảnh và các ý định đằng sau của người dùng để cung cấp nội dung phù hợp. Chẳng hạn như khi ai đó tìm kiếm từ khóa về “Apple”, sẽ có hai trường hợp xảy ra. Thứ nhất, họ muốn biết các thông tin về quả táo, hoặc cũng có thể là họ đang cần thông tin về công ty có tên là Apple. Tuy nhiên Google chỉ có thể hiểu theo cách thứ nhất và đây chính là điểm bất cập ở Google lúc bấy giờ.
Ở thời điểm hiện tại, Google đã có thể cung cấp các nội dung hữu ích và phù hợp hơn với người dùng. Ngoài xem xét mức độ liên quan đến truy vấn người dùng, công cụ tìm kiếm này sẽ căn cứ vào inbound link và một số yếu tố khác như mức độ phổ biến của liên kết, tuổi tên miền/website, số lượng trang mà nội dung được liên kết… để cân nhắc việc xếp hạng website.
Nếu muốn nâng cao thứ hạng của trang, bạn cần tập trung vào việc nghiên cứu từ khóa và đặt liên kết với các tên miền Authority. Đặc biệt, Topical Authority là một chỉ số cực kỳ quan trọng để bạn thu hút người đọc và nhận được sự đánh giá cao từ Google. Muốn nâng cao Topical Authority, nội dung của bạn phải thật sự chất lượng, độc đáo và chuyên sâu về một lĩnh vực, ngành nghề hay chủ đề nhất định.
Bên cạnh đó, Topical Authority còn được xác định bởi các yếu tố như: SEO Onpage, keyword cùng nhiều khía cạnh khác trong SEO. Khi triển khai nội dung Authority, hãy thêm vào các từ khóa liên quan và tốt nhất là nội dung nên được viết bởi những chuyên gia có kiến thức chuyên sâu hoặc những người có tầm ảnh hưởng cao trong ngành.
Cuối cùng, đừng quên tập trung vào những vấn đề người dùng đang tìm kiếm và cung cấp câu trả lời chất lượng, bạn sẽ nhận được sự tin tưởng và trở thành chuyên gia trong mắt họ.
Cách xác định Topical Authority của website
Mặc dù ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa có công thức tính toán Topical Authority nào là hoàn toàn chuẩn xác, nhưng bạn vẫn có thể xác định cơ bản thông qua hai phương pháp sau:
- Thu thập ý kiến từ các chuyên gia đầu ngành.
- Theo dõi traffic nhận được từ các keyword liên quan.
Nhìn chung, cách thứ 2 sẽ đơn giản và dễ thực hiện hơn, đồng thời cũng đáng tin cậy hơn so với cách thứ nhất. Vậy nên, đa số các SEOer đều áp dụng phương pháp này. Dưới đây là các bước cơ bản mà bạn có thể tham khảo để xác định điểm Topical Authority thông qua traffic của website:
- Bước 1: Đầu tiên, hãy tổng hợp các keyword đang được xếp hạng của website bằng một trong số các công cụ phân tích SEO quen thuộc như SEMRush, Ahrefs, Ubersuggest…
- Bước 2: Sau đó, bạn tiến hành tải danh sách keyword và traffic ước tính trên từng keyword bằng bộ lọc của công cụ.
- Bước 3: Hãy lọc các keyword có liên quan đến chủ đề chính rồi tính tổng traffic đã nhận được từ keyword đó.
- Bước 4: Bây giờ, bạn cần tính tỷ lệ % traffic nhận được từ các keyword này trên tổng traffic của website. Kết quả nhận được chính là chỉ số Topical Authority của website đối với chủ đề mà bạn đang theo dõi.
Mặc dù đây là phương pháp khá hữu ích nhưng tất cả cũng chỉ mang tính tương đối và bạn chỉ nên sử dụng như một số liệu tham khảo khi đánh giá trang.\
Chiến lược xây dựng Topical Authority nâng cao uy tín thương hiệu
Để nâng cao uy tín thương hiệu và trở thành cái tên được nghĩ đến đầu tiên mỗi khi người đọc muốn tìm kiếm một thông tin liên quan đến chủ đề nào đó, bạn cần nghiêm túc xây dựng chiến lược Topical Authority với các bước sau:
Lên chiến lược nội dung
Để đạt được Topical Authority, bạn cần xây dựng một chiến lược nội dung chi tiết và nhất quán. Trong đó, việc xác định chủ đề và các từ khóa mà người đọc của bạn đang quan tâm là vô cùng quan trọng.
Hãy tập trung vào việc chia sẻ kiến thức chuyên sâu trong ngành, sau đó lên kế hoạch xuất bản nội dung một cách hiệu quả để người đọc theo dõi đúng với lộ trình bạn đặt ra. Cuối cùng, đừng quên xây dựng liên kết, anchor text và chia sẻ nội dung trên các kênh social của bạn.
Viết nội dung thành cụm chủ đề (Topic Cluster)
Nếu muốn xây dựng website Topical Authority, bạn cần tập trung vào một chủ đề chính và biến website thành chuyên gia hàng đầu trong chủ đề đó. Để làm được điều này, việc viết nội dung thành cụm chủ đề (Topic Cluster) là vô cùng quan trọng giúp bạn định hình nội dung trên website.
Viết thành cụm chủ đề mang đến nhiều lợi ích cho SEO, đồng thời website của bạn sẽ được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Bạn không cần phải quá tập trung vào việc tối ưu theo keyword vì các công cụ tìm kiếm như Google sẽ thay bạn làm điều đó. Thậm chí, nếu bạn cố gắng nhồi nhét từ khóa (keyword stuffing) quá nhiều, Google sẽ coi đây là spam và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng của trang web.
Để phát triển nội dung thành cụm chủ đề hiệu quả, bạn có thể tìm hiểu các vấn đề đang được quan tâm và trả lời mọi câu hỏi liên quan, sau đó biến chúng thành một chiến lược nội dung cụ thể. Dưới đây là 3 thành phần quan trọng giúp bạn phát triển nội dung Topic Cluster:
- Xác định chủ đề trọng tâm.
- Tạo trang cung cấp nội dung chính.
- Xem xét và tận dụng các backlink.
Tối ưu ý định tìm kiếm của người dùng (User Intent)
Hiện nay, mỗi công cụ tìm kiếm sẽ có các thuật toán khác nhau để xác định mục đích tìm kiếm người dùng và hiển thị những kết quả phù hợp nhất. Thông thường, các thuật toán sẽ tập trung vào việc phân tích và diễn giải từng chi tiết nhỏ để hiểu được người dùng đang muốn gì, chẳng hạn như:
- Đối với những truy vấn có từ “làm”, kết quả sẽ hướng người dùng đến các hành động nhất định, chẳng hạn như đặt mua sản phẩm, dịch vụ…
- Đối với những truy vấn có từ “biết”, kết quả sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp họ hiểu rõ nội dung liên quan đến chủ đề mà họ quan tâm.
- Đối với những truy vấn có từ “đi”, đây là một câu hỏi dạng điều hướng, người dùng đang tìm kiếm một vị trí cụ thể hoặc một website trên Internet và nhiệm vụ của bạn là cung cấp thông tin cần thiết cho họ.
Thông qua việc tối ưu hóa ý định tìm kiếm của người đọc, bạn có thể gom nhóm chủ đề, phát triển nội dung và điều hướng họ đến với những hành động cụ thể trên trang của mình.
Cấu trúc website
Cấu trúc website cũng là một yếu tố quan trọng bạn cần tối ưu nếu muốn xây dựng website Topical Authority. Cấu trúc website thường được kết hợp cùng với các chỉ số SEO, bao gồm các keyword. Keyword cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và đặt tại các thành phần quan trọng như tiêu đề, meta description và nội dung bài viết… Đừng quên tối ưu SEO bằng cách thêm vào các internal link để cung cấp thông tin liên quan và điều hướng người đọc đến với các bài viết khác trên trang.
Cuối cùng, bạn cần tạo nên cấu trúc website hiệu quả với sitemap bao gồm các landing page và nội dung quan trọng trong hành trình đọc của người dùng. Thông qua đó, bạn không chỉ cung cấp kiến thức trọng tâm của chủ đề người đọc quan tâm, mà còn nâng cao trải nghiệm của họ với các nội dung liên quan.
Câu hỏi thường gặp
Topical Authority có phải là yếu tố xếp hạng của Google không?
Không có bất kỳ minh chứng cụ thể nào cho thấy Topical Authority là một yếu tố xếp hạng của các công cụ tìm kiếm như Google. Mặc dù Google đã nhiều lần đề cập đến Topical Authority là một trong những yếu tố quan trọng của EEAT (từ viết tắt của Kinh nghiệm – Chuyên môn – Tính thẩm quyền – Độ tin cậy), tuy nhiên, trong bộ tiêu chuẩn Double-EAT, Google lại cho biết họ không sử dụng EEAT trong thuật toán xếp hạng trang web của mình.
Ngoài ra, Google cũng chưa từng xác nhận về việc họ sử dụng Topical Authority làm căn cứ xếp hạng website trên bất cứ kênh truyền thông nào. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải quan tâm đến yếu tố này nếu muốn xây dựng chiến lược nội dung hiệu quả và cải thiện chất lượng website trong tương lai.
Topical Authority ảnh hưởng đến SEO như thế nào?
Mặc dù không phải là một yếu tố xếp hạng của Google, nhưng Topical Authority vẫn ảnh hưởng đến SEO và thứ hạng website, cụ thể là:
Topical Authority là yếu tố cần thiết để xây dựng sự hiểu biết, độ tin cậy và tính thẩm quyền cho một thương hiệu/website trong một lĩnh vực chủ đề cụ thể.
Topical Authority giúp nâng cao thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm như Google. Bởi, chỉ số này thể hiện mức độ hiểu biết của bạn đối với khán giả và chủ đề mà bạn đang xây dựng.
Tích hợp Topical Authority vào bài viết là cách lý tưởng để gia tăng tương tác thông qua lượt click và lượt xem từ những người đang quan tâm đến chủ đề mà bạn cung cấp.
Vì vậy, bạn cần phải coi Topical Authority như một chiến lược nội dung quan trọng – ngay cả khi đây không phải là yếu tố được Google sử dụng để xếp hạng bài viết.
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến Topical Authority?
Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến Topical Authority mà bạn cần quan tâm:
Nội dung chất lượng và có sự liên quan mật thiết đến một chủ đề cụ thể.
Trang web nhận được nhiều liên kết từ những website uy tín khác.
Tương tác trên mạng xã: Lượt chia sẻ, like, comment…
Các chỉ số tương tác của người dùng trên trang: tỷ lệ thoát trang, thời gian hoạt động trên trang…
Lời kết
Bên trên là câu trả lời cho thắc mắc Topical Authority là gì và chiến lược xây dựng Topical Authority hiệu quả. Mặc dù Topical Authority không phải là yếu tố xếp hạng của Google, nhưng chỉ số này vẫn đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nội dung và nâng cao trải nghiệm người dùng. Vậy nên, đừng quên lưu bài viết và chia sẻ để mọi người cùng tham khảo.