URL là một thuật ngữ khá quen thuộc khi sử dụng Internet hay khi truy cập vào bất kỳ một website nào. Vậy URL là gì? Cấu trúc của URL như thế nào? Trong bài viết này, Vietnix sẽ cung cấp cho bạn mọi thông tin về URL và tầm ảnh hưởng của URL với mục đích SEO website như hiện nay.
4 điểm chính trong bài viết này là:
- Nắm vững khái niệm, lịch sử, cấu trúc và các thành phần của URL, từ đó có cái nhìn toàn diện về một yếu tố then chốt trong SEO.
- Học được cách lấy URL trang web và áp dụng các kỹ thuật tối ưu URL chuẩn SEO, giúp website của bạn thân thiện với Google và thu hút khách hàng hiệu quả hơn.
- Hiểu rõ ảnh hưởng của URL tới thứ hạng website và khả năng tiếp cận khách hàng, để có thể tối ưu hóa chiến lược SEO của mình.
- Làm quen với các công cụ rút gọn URL phổ biến và biết cách áp dụng vào những trường hợp cụ thể.
URL là gì?
URL (Uniform Resource Locator) là một dãy ký tự độc nhất dùng để xác định vị trí của một nguồn dữ liệu cụ thể trên không gian mạng. Mỗi website, file, hình ảnh hay video trực tuyến đều sở hữu một URL riêng biệt. Thông qua URL, người dùng có thể dễ dàng truy cập và tìm kiếm thông tin trên internet.
Trong thực tế, đường dẫn URL là một đoạn text có thể đọc được, thay cho địa chỉ IP phức tạp, khó nhớ. URL link giúp máy tính dễ dàng liên hệ với server một cách hiệu quả nhất. Mỗi URL hợp lý có thể dẫn đến một tài nguyên duy nhất, có thể là: trang HTML, tài liệu CSS, video, hình ảnh,…
Hiểu đơn giản, mỗi website giống như một ngôi nhà, có địa chỉ riêng là những IP. Địa chỉ IP thường là một dãy số dài, rất phức tạp. Để thuận tiện cho việc truy cập, địa chỉ IP sẽ được chuyển sang dạng ngôn ngữ mà con người có thể nhớ được một cách dễ dàng. Đó chính là những đường dẫn URL, giúp người truy cập đến đúng với website cần tìm.
Ví dụ: Địa chỉ website của Vietnix là: https://vietnix.vn/
Lịch sử của URL
Sự ra đời này có liên quan chặt chẽ cùng với sự phát triển của internet, cụ thể quá trình hình thành URL như sau:
- Mạng quân sự ARPANET: Internet được hình thành như là một mạng quân sự ARPANET, được phát triển bởi ARPA – Cơ quan dự án Nghiên Cứu Tiên Tiến thuộc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Với mục đích ban đầu là chia sẻ tài liệu và tài nguyên nội bộ giữa các nơi thực hiện nghiên cứu.
- Sử dụng giao thức dòng văn bản: Khi truy cập vào tài nguyên trên ARPANET, người thực hiện sử dụng một giao thức gửi và nhận dữ liệu dưới dạng dòng văn bản.
- DNS ra đời: Khi ARPANET phát triển quá nhanh dẫn đến việc quản lý domain name bằng các địa chỉ IP dần trở nên khó khăn. Để giải quyết điều này, những năm 1980 DNS- Domain Name System ra đời giúp việc quản lý IP tự động dễ dàng hơn.
- Xuất hiện định dạng URL: Tháng 12 năm 1994, URL được giới thiệu trong RFC 1738 (Uniform Resource Locators). Giao thức URL đã tạo nền tảng để thực hiện truy cập và chia sẻ tài nguyên trên internet.
- Tiếp tục mở rộng và phát triển URL: Sau RFC 1738 URL được phát triển và cập nhật đáng kể, trong đó có sự xuất hiện của giao thức HTTPS, giao thức rút gọn của URL.
Ví dụ:
Tháng 3 – 2019, Google đã tiến hành cập nhật chính sách bảo mật của Chrome. Trong chế độ lưu trữ cơ bản của Chrome, công cụ tìm kiếm và lưu trữ thông tin cục bộ trên hệ thống của bạn.
Thông tin này bao gồm lịch sử duyệt website – url của các trang đã truy cập. Cùng với đó là bộ nhớ cache văn bản, hình ảnh và những tài nguyên khác từ website đó.
Tuy nhiên, người dùng cần nhớ là Google cũng truy cập, lưu giữ dữ liệu trong nhiều khoảng thời gian sử dụng khác nhau của người dùng. Một số dữ liệu có thể bị xóa bất kỳ lúc nào, có dữ liệu lại bị xóa tự động, và có dữ liệu được Google lưu trữ rất lâu.
Có mấy loại URL trang web
URl được chia thành 2 loại bao gồm:
- URL động (?id=..).
- URL tĩnh (.html).
URL động (?id=..)
URL động (?id=..) là URL có thể được thay đổi. Loại URL này thường được sử dụng bởi các forum, diễn đàn, website mã nguồn mở. Được sử dụng phổ biến, tuy nhiên URL động không thân thiện với công cụ tìm kiếm, điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến website của bạn.
URL tĩnh (.html)
Trái ngược với URL động, URL tĩnh (.html) là đường dẫn không thể thay đổi và cũng được xếp hạng tốt hơn trong công cụ tìm kiếm, do đó sẽ được Google index nhanh hơn.
Cấu trúc của URL gồm mấy phần cơ bản?
Cấu trúc URL được xác định lần đầu tiên năm 1994 bởi Sir Tim Berners-Lee. Về cơ bản URL cũng như là một đường dẫn để dẫn đến một file, thư mục cụ thể. Tuy nhiên nó sẽ được thêm một số cấu trúc ở phía đầu để người dùng thông qua đó truy cập internet. Cấu trúc URL gồm 2 yếu tố chính là grrrttiao thức và Authority.
Giao thức
Giao thức của URL chính là các chữ cái nằm sau dấu hai chấm. Nó biểu thị giao thức mà ứng dụng/trình duyệt web sử dụng để giao tiếp với máy chủ.
Một số loại giao thức phổ biến hiện nay như:
- Giao thức truyền tải siêu văn bản (HTTP): Đây là giao thức cơ bản của website, giúp quyết định hành động của các máy chủ web, trình duyệt cần thực hiện để có thể đáp ứng những lệnh nhất định.
- Giao thức HTTP an toàn (HTTPS): Đây là một dạng http hoạt động trên một lớp bảo mật đặc biệt, nó có chức năng mã hóa, truyền tải thông tin một cách an toàn hơn.
- Giao thức truyền tập tin (FTP): Thường được sử dụng để truyền tải file thông qua internet.
Ở thời điểm này, giao thức không nhất thiết phải là một phần của URL. Khi bạn nhập một website, trình duyệt sẽ tự động xác định giao thức sao cho phù hợp. Tuy nhiên, một số ứng dụng, giao thức vẫn yêu cầu sử dụng scheme.
Authority
Authority là phần bắt đầu sau 2 dấu gạch chéo, được chia ra thành các phần nhỏ. Bạn có thể nhìn thấy nó thông qua hình ảnh đơn giản sau đây.
Trong ví dụ đơn giản này, “https://vietnix.vn” được gọi là hostname. Hostname có nhiệm vụ lấy một địa chỉ IP, nếu biết địa chỉ IP, bạn có thể gõ IP vào thanh địa chỉ trình duyệt để truy cập thay vì hostname.
Để đảm bảo hostname của website hoạt động ổn định, người dùng có thể truy cập dễ dàng, một hosting chất lượng là yếu tố then chốt. Một Hosting tốt sẽ đảm bảo website hoạt động liên tục, tốc độ truy cập nhanh chóng, từ đó tối ưu trải nghiệm người dùng và nâng cao thứ hạng website trên các máy tìm kiếm.
Vietnix cung cấp giải pháp Hosting giá rẻ tốc độ cao với các tính năng mà bạn cần, từ SSL miễn phí, sao lưu dữ liệu, bảo mật cao với công nghệ Anti DDoS cơ bản, đến hỗ trợ kỹ thuật 24/7, giúp bạn tối ưu hiệu năng website.
Dưới đây là một số thành phần của Authority:
Tên miền cao cấp nhất
Trong ví dụ ở đây, “com” chính là tên miền cao cấp nhất. Đây là mức cao nhất trong hệ thống tên miền phân cấp, được sử dụng để dịch địa chỉ IP thành những địa chỉ ngôn ngữ đơn giản, dễ nhớ.
Những tên miền cấp cao nhất này được Tập đoàn Internet cấp số, tên miền tạo và thực hiện quản lý. Có 3 tên miền cao cấp nhất là .com, .net, .gov.
Hầu hết các quốc gia hiện nay đều có tên miền cấp cao nhất gồm 2 chữ cái. Ví dụ như:
- Việt Nam: .vn.
- Mỹ: .us.
- Canada: .ca.
- Singapore: .sg.
Ngoài ra, một số tên miền cấp cao nhất được làm đặc biệt như .club, .life, .news hay .museum. Những tên miền này thường được các tổ chức, đơn vị tài trợ và quản lý.
Tên miền phụ (Subdomain)
Vì DNS là một hệ thống phân cấp, cả www và example của URL trang web được nhắc đến trong ví dụ trên đều là tên miền phụ. Phần “www” là tên miền phụ của tên miền “example”. Đó là lý do bạn thấy công ty có tên như google.com được chia thành các tên miền phụ khác nhau:
- www.google.com.
- news.google.com.
- mail.google.com.
Thành phần khác trong Authority
Bên trên là những thành phần cơ bản nhất của Authority của URL. Ngoài ra, một số URL phức tạp có thể có thêm những thành phần sau đây:
- Thông tin người dùng
Đôi khi, Authority có thể chứa thông tin người dùng, mật khẩu của website bạn đang truy cập. Hiện tại, những cấu trúc URL như vậy rất khó bắt gặp. Trước đây, phần thông tin người dùng ở trước tên máy chủ và nó theo sau bằng ký tự @.
Một ví dụ về URL bao gồm thông tin người dùng là:
//username:password@www.example.com
- Số cổng
Các thiết bị mạng sử dụng địa chỉ IP để nhận thông tin phù hợp. Khi lưu lượng truy cập đến, số cổng sẽ tiến hành thông báo với máy tính thiết bị ứng dụng mà lưu lượng truy cập (traffic) đó đang nhắm đến là gì.
Bạn sẽ không thấy số cổng khi lướt web. Nhưng bạn hoàn toàn có thể thấy nó trong các ứng dụng mạng như trò chơi yêu cầu nhập URL. Nếu URL có chứa số cổng, nó xuất hiện ở sau tên máy chủ và trước dấu “:”. Trông nó dạng này:
//www.example.com:8080
Thành phần bổ sung của URL là gì?
Hiện tại, có 3 thành phần bổ sung khác dành cho Authority của URL. Cùng tìm hiểu chi tiết về chúng nhé.
Path – đường dẫn
Path – Đường dẫn này bắt đầu bằng dấu gạch chéo, những dấu gạch chéo này sẽ tiếp tục thể hiện cách phân chia giữa các thư mục với thư mục con. Khi bạn nhập URL www.example.com/folder/subfolder/filename.html, bạn sẽ được đưa đến đúng thư mục, file trên máy chủ đó.
Query – Truy vấn
Query – Truy vấn là phần thường được hỗ trợ trong tìm kiếm, thường bắt đầu bằng dấu hỏi chấm, theo sau đường dẫn hoặc sau tên máy chủ nếu không có đường dẫn.
Fragment – phân mảnh
Fregment – Phân mảnh thường được bắt đầu bằng một dấu thăng (#), được sử dụng để xác định vị trí cụ thể của trang web. Hiện tại, không nhiều website có phần này trong URL.
Tiêu chuẩn của một URL chuẩn
Một URL chuẩn cần phải đáp ứng được tiêu chí của các công cụ tìm kiếm, phổ biến nhất là Google. Do vậy các tiêu chuẩn cần có của một URL chuẩn là:
- Đường dẫn URL phải dẫn về chính xác địa chỉ website, tạo khả năng liên kết nhanh cho trang web.
- Chiều dài của URL nên viết ngắn gọn không quá dài nhưng vẫn thể hiện được nội dung bài viết.
- Viết dưới dạng chữ không dấu, vì khi viết có dấu Google sẽ không hiểu và đánh giá URL không chuẩn.
- Hạn chế từ khóa có nhiều ký tự đặc biệt.
- Có chứa từ khóa mang tính miêu tả để mục đích để người dùng dễ dàng nhận biết được website của bạn.
- Đảm bảo URL có chứa keyword để giúp tăng lượng traffic cho web, điều này giúp nâng cao thứ hạng của website đối với từ khóa tìm kiếm trên Google.
- Hạn chế đường dẫn về thư mục con trên hosting, đó là phần sau dấu “/” sẽ làm cho website bị đánh giá thấp.
- Tiêu chuẩn của URL chuẩn còn được dùng để định vị địa chỉ của một website, một web page, một wap hay một bài viết cụ thể nào đó trên website.
Cách lấy URL của web
Việc lấy URL của web không thực sự quá khó khăn. Bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn của Vietnix dưới đây để lấy URL dễ dàng hơn.
- Bước 1: Trên máy tính, hãy truy cập vào Google và thực hiện tìm kiếm trang web bạn muốn.
- Bước 2: Trong các kết quả tìm kiếm bạn hãy nhấn chọn vào một kết quả có URL mà bạn đang tìm để đi đến landing page.
- Bước 3: Trên thanh địa chỉ ở đầu trình duyệt, chọn toàn bộ URL bằng cách nhấp 1 lần vào thanh địa chỉ.
- Bước 4: Sau khi đã chọn toàn bộ URL, bạn nhấp chuột phải vào URL và chọn “copy”.
- Bước 5: Nhấp chuột phải và chọn “dán” URL vào vị trí mà bạn cần dán URL.
Nếu bạn đang sử dụng điện thoại nhưng muốn lấy URL trên điện thoại thì cách lấy url của web trên điện thoại được thực hiện tương tự các bước bên trên bạn nhé.
Cách tối ưu URL chuẩn SEO
Để tối ưu URL của một website, bạn có thể ứng dụng những kỹ thuật sau đây:
Những kỹ thuật tối ưu URL chuẩn SEO
Giới hạn các ký tự có trong URL
Theo quy định tối ưu URL chuẩn SEO, URL chỉ nên gói gọn trong 10 từ, hoặc 96 ký tự. Nếu trang web của bạn có cài đặt công cụ kiểm tra SEO, sau khi bạn viết title, hệ thống sẽ thông báo để bạn chỉnh sửa.
Trong URL phải chứa từ khóa
Để tối ưu URL, một trong những yếu tố quan trọng là phải lựa chọn và chèn từ khóa một cách khôn ngoan vào trong cấu trúc URL. Từ khóa (keyword) không chỉ là những cụm từ người dùng tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm mà còn là những “chìa khóa” giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về chủ đề của trang web bạn.
Việc tích hợp từ khóa vào URL không chỉ giúp tăng khả năng xếp hạng trên kết quả tìm kiếm mà còn tạo sự rõ ràng, dễ hiểu cho người dùng.
Đừng chỉnh sửa URL của bạn nhiều lần
Sau khi trang của bạn đã được Index lên công cụ tìm kiếm, đừng cố gắng thay đổi URL nhiều lần. Tuy việc này không gây hại nhưng nó khiến công cụ tìm kiếm mất nhiều thời gian để Index lại. Và nó ảnh hưởng tới thứ hạng của website.
Không để dấu câu, ký tự đặc biệt trong URL
Muốn tối ưu hóa URL, bạn không nên để các ký tự đặc biệt như “?, #, =, @, %, $…” hay các dấu câu. Các ký tự đặc biệt làm cho các công cụ tìm kiếm không nhận dạng hoặc đánh giá chất lượng của URL đó khiến nội dung của bạn khó lòng đến được với người đọc.
Hãy giữ URL của bạn thật đơn giản, dễ hiểu
Các URL có cấu trúc ngắn, đơn giản, dễ hiểu sẽ có tỷ lệ hiển thị cao. Đồng thời, tỷ lệ click của người xem cũng tăng lên tới 37%. Chính vì vậy, hãy viết URL càng ngắn càng tốt, hãy thể hiện những điều đơn giản nhất có thể. Từ đó, giúp người dùng có cách nhập URL đơn giản, dễ nhớ đến địa chỉ web của bạn hơn.
Hãy dùng dấu gạch nối để phân cách các từ trong URL
Dấu “-” sẽ giúp phân tách các từ trong URL và giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được cấu trúc URL trong website đó. Ví dụ đơn giản nhất chính là URL : https://vietnix.vn//xem-video-kiem-tien/. Giống như khi soạn thảo văn bản, dấu cách giúp phân tách các từ để người xem hiểu nội dung, ý nghĩa của URL là gì một cách cụ thể nhất.
Đừng để trùng lặp URL
Trong một website, đừng để các URL trùng lặp, quá giống nhau hay gần giống nhau. Nếu không Search Engine sẽ tính lỗi Duplicate cho website của bạn. Thông thường, lỗi này sẽ mắc phải trong quá trình làm content, nội dung SEO.
Nên viết thường
Tốt nhất, bạn nên viết URL ở dạng chữ thường, không dấu. Việc này sẽ giúp việc truyền tải thông tin đến người dùng hiệu quả hơn. Từ đó, mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển website của bạn.
Cách tối ưu URL với những bước đơn giản nhất
Như vậy, bạn đã nắm được những kỹ thuật tối ưu URL là gì. Dưới đây cùng tìm hiểu về những bước đơn giản để làm được việc này nhé.
Tối ưu nội dung Website
Để nội dung phù hợp, được các thuật toán của Google đánh giá cao, URL của bạn cần đạt được những tiêu chuẩn sau:
- Từ khóa nên đặt đầu tiên trong nội dung của URL.
- Nội dung ngắn gọn.
- Đảm bảo số ký tự của URL nằm trong khoảng từ 10 – 96.
- Tránh dùng các Stop words (những từ không gây hứng thú) trong URL. Ví dụ về những từ này là: Cái, trong, tôi, trên, của.
Thực hiện tối ưu cấu trúc của URL
Dưới đây là cách đơn giản để bạn đảm bảo cấu trúc của URL đã được tối ưu:
- Loại bỏ những ký tự lạ trong URL.
- Hạn chế việc đi qua những thư mục con của trang dẫn.
- Chuyển URL của bạn về dạng tĩnh để Google tăng đề xuất.
Ảnh hưởng tới Website của URL là gì?
URL không chỉ đóng vai trò dẫn dắt người dùng đến trang đích trên website mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SEO. Việc tối ưu hóa URL mang lại nhiều lợi ích thiết thực, bao gồm:
- Một URL tối ưu giúp website của bạn tăng thứ hạng trên SERPs – trang kết quả tìm kiếm, từ đó thu hút lượng lớn Organic Traffic (truy cập tự nhiên) từ những người dùng quan tâm đến nội dung website.
- URL càng ngắn gọn và đầy đủ thông tin tìm kiếm về website sẽ làm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi giúp tăng doanh thu.
- URL dễ đọc, dễ nhớ mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng giúp tăng khả năng quay lại web. Ngoài ra URL ngắn còn giúp người dùng dễ dàng chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội khác.
- URL được mã hóa bằng giao thức truyền tải an toàn HTTPS sẽ càng làm tăng cường độ bảo mật cho website.
Ngoài ra, một URL thân thiện với SEO nếu được đặt trên một nền tảng hosting mạnh mẽ và ổn định sẽ góp phần đáng kể vào thứ hạng website của bạn. Bạn có thể tham khảo dịch vụ hosting chất lượng cao Web Hosting hoặc dịch vụ SEO Hosting được thiết kế đặc biệt cho SEO tại Vietnix. Với hệ thống hạ tầng hiện đại và đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp, Vietnix sẽ là lựa chọn hợp lý để bạn xây dựng và phát triển website một cách hiệu quả.
Một số công cụ rút gọn URL phổ biến
Hiện tại, có rất nhiều công cụ khác nhau giúp bạn rút gọn URL một cách hiệu quả. Phương pháp chung là nhập URL cần rút gọn vào ô yêu cầu, sau đó nhất nút “rút gọn” là bạn đã rút gọn thành công URL. Dưới đây, Vietnix sẽ giới thiệu với bạn một số công cụ rút gọn link hữu ích.
1. Bitly.com
Bitly.com là một trong những website rút gọn link sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Website này đã có mặt trên thế giới từ những năm 2008 và được tin tưởng sử dụng bởi những ông lớn như: Samsung, Pepsi,…
Ưu điểm:
- Giao diện đơn giản, dễ dàng sử dụng đối với những người mới.
- Tùy chỉnh link theo ý muốn.
- Hỗ trợ các tiện ích mở rộng trên các trình duyệt web.
Nhược điểm:
Bitly.com chỉ hỗ trợ người dùng miễn phí tạo 500 liên kết gắn thương hiệu và 10.000 liên kết không gắn thương hiệu.
2. TinyURL.com
TinyURL.com là trang web rút gọn link uy tín và phổ biến nhất hiện nay. Được ra mắt vào năm 2002, lý do TinyURL trở nên phổ biến như vậy chính là do giao diện đơn giản, dễ dàng sử dụng.
Ưu điểm:
- Giao diện dễ sử dụng.
- Tùy chỉnh link theo ý muốn.
- Không có thời hạn sử dụng các liên kết.
Nhược điểm:
- Giao diện còn khá hạn hẹp, chưa được cải tiến nhiều.
3. MegaURL.in
Nếu bạn đang tìm kiếm một website tại Việt Nam giúp rút gọn link nhanh chóng, thì MegaURL.in chính là giải pháp tuyệt vời. Ngoài tính năng rút gọn link, MegaURL.in còn hỗ trợ kiếm tiền online (MMO) bằng cách tính tiền cho mỗi 1000 click vào link.
Ưu điểm:
- Giao diện đơn giản, dễ dàng sử dụng cả hai ngôn ngữ: Tiếng Việt và Tiếng Anh.
- Đội ngũ chuyên nghiệp, thân thiện.
- Thu thập trên 1000 click tại Việt Nam khoảng $3/1000 click.
- Hỗ trợ thống kê nhanh chóng các link rút gọn của người dùng.
Nhược điểm:
- Để rút gọn link bạn cần đăng ký tài khoản trên nền tảng này.
>> Xem thêm nhiều công cụ rút gọn link: 10 cách rút gọn link bằng trang web miễn phí
Câu hỏi thường gặp
URL có độ dài tối ưu là bao nhiêu?
– Độ dài tối ưu của URL sử dụng cho Gmail là 59 ký tự.
– Độ dài tối ưu của URL sử dụng cho Webmaster Tools là 90 ký tự
– Độ dài tối ưu của URL sử dụng cho blog Google là 76 ký tự
– Độ dài tối đa của URL hiển thị trên Chrome, Cốc Cốc,… là 2048 ký tự
– Một URL quá dài sẽ gây khó khăn cho người dùng dẫn đến giảm khả năng truy cập website.
Điều kiện cần có để thiết lập URL?
Điều kiện cần có để nhập url là gì? Nhập URL cần theo quy tắc sau: Bắt đầu bằng giao thức, tiếp theo là tên miền và cuối cùng là phần đường dẫn.
Để thiết lập URL cần chú ý: URL phải có độ dài tối ưu, sử dụng “/” để ngăn cách thư mục, dấu “-” để ngăn cách các từ, không sử dụng dấu “_” thay cho dấu cách, không sử dụng tiếng việt có dấu, ký tự đặc biệt,…
Làm sao biết link URL có an toàn không?
Để nhận biết link URL có an toàn không, bạn cần kiểm tra các thông số sau:
– Kiểm tra URL có sử dụng giao thức HTTPS an toàn không.
– Kiểm tra trang web có chứng chỉ SSL hợp lệ không.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng các tool sau để kiểm tra URL có an toàn không: Norton Safe Web, SiteAdvisor (by McAfee), Browser Defender, URL Void
Phân biệt URL và link như thế nào?
– Link được dùng để đưa người dùng từ địa chỉ này sang địa chỉ khác, còn URL là một địa chỉ để liên kết đến website nhất định.
– Link không có giao thức bắt buộc còn URL phải theo giao thức bắt buộc như HTTP, HTTPS, FTP.
Link không có cú pháp cụ thể trong khi đó URL cần phải có cú pháp cụ thể.
Url là gì trên Facebook?
Trên Facebook chỉ đường dẫn URL đến trang cá nhân, fanpage hoặc trang web khác trên mạng xã hội. Link này được dùng để chia sẻ trang facebook với người khác giúp họ dễ tìm kiếm và truy cập trang mà không cần phải tìm theo cách thủ công tốn nhiều thời gian.
Url TikTok là gì ?
Tương tự như URL trên facebook thì URL Tiktok cũng chỉ đường dẫn đến trang cá nhân của trang Tiktok. Link Tiktok được dùng để thêm hoặc chia sẻ lên các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook, Instagram,…mục đích để kéo lượng follow hoặc tải video về thiết bị di động.
Vietnix – Nhà cung cấp giải pháp Hosting, VPS tốc độ cao
Sau khi tìm hiểu về khái niệm URL và cách tối ưu hóa URL chuẩn SEO, bạn hẳn đã phần nào hình dung được tầm quan trọng của một địa chỉ web đẹp, thân thiện và dễ nhớ. Để website của bạn có một URL chuẩn SEO, hoạt động ổn định và mang lại hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Vietnix Nhà cung cấp dịch vụ Hosting, VPS tốc độ cao sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Với GIÁ TRỊ CỐT LÕI – Lấy sự thành công của khách hàng làm mục tiêu, Vietnix cam kết:
- Đảm bảo tiến độ triển khai và chịu trách nhiệm với các vấn đề phát sinh, giúp bạn an tâm phát triển website.
- Không ngừng cải tiến công nghệ, chủ động ứng biến để đảm bảo website của bạn luôn hoạt động ổn định, mang lại hiệu quả cao.
- Dũng cảm nhận trách nhiệm khi có sai sót, luôn trung thực trong lời nói và hành động, tạo dựng niềm tin vững chắc.
- Luôn học hỏi nâng cao kiến thức, tư duy sáng tạo và ứng dụng vào công việc, cung cấp cho bạn những giải pháp tối ưu nhất.
Để website của bạn có một URL chuẩn SEO, tối ưu hiệu năng, tăng khả năng tiếp cận khách hàng, đừng ngần ngại liên hệ với Vietnix ngay hôm nay!
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Hotline: 18001093
- Email liên hệ: sales@vietnix.com.vn
Trải nghiệm mới