NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
21/11/2023
Lượt xem

Cách sửa lỗi “Redirect Error” trong Google Search Console

21/11/2023
15 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (70 bình chọn)

Khi lỗi Redirect Error xuất hiện trong Google Search Console, các Googlebot sẽ không thể truy cập được vào URL đích vì gặp vấn đề trong quá trình chuyển hướng. Khi đó, nội dung trên trang không được index, không được hiển thị trong kết quả tìm kiếm của người dùng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xếp hạng website. Để giải quyết tình trạng này, hãy cùng Vietnix tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Nguyên nhân gây ra lỗi Redirect Error

Khi bạn nhìn thấy thông báo trạng thái Redirect Error (lỗi chuyển hướng) trong báo cáo Page Indexing, điều này đồng nghĩa với việc:

3 nguyên nhân gây ra lỗi Redirect error
3 nguyên nhân gây ra lỗi Redirect error
  • Bạn đã thiết lập Redirect (chuyển hướng) để điều hướng cả bot và người dùng từ một URL này sang URL khác.
  • Googlebot nhận được mã phản hồi chuyển hướng 3xx từ server của bạn.
  • Quá trình huyển hướng vào URL đích gặp lỗi khiến Googlebot không thể truy cập vào trang đích như mong muốn muốn. 

Đôi khi, Redirect Error có thể xảy ra do sự cố từ phía Google. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, lỗi này sẽ xuất phát từ những vấn đề bên trong trang web. Cụ thể là quản trị viên web thiếu kiến thức về thiết lập chuyển hướng khi làm SEO.

Dưới đây là chi tiết về các nguyên nhân gây ra lỗi Redirect Error trong Google Search Console mà bạn có thể tham khảo:

Thiết lập quá nhiều chuyển hướng liên tiếp

Chuỗi chuyển hướng dài có nhiều rủi ro từ góc độ SEO. Việc tạo nhiều URL trung gian giữa trang ban đầu và trang đích tạo ra chuỗi chuyển hướng liên tiếp, gây lãng phí tài nguyên và có thể không được Googlebot theo dõi đầy đủ. Hạn chế chuỗi chuyển hướng dài là quan trọng để tránh lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS và đảm bảo người dùng có thể truy cập vào URL đích mong muốn.

Chuỗi chuyển hướng liên tiếp
Thiết lập chuỗi chuyển hướng liên tiếp

Vậy, bao nhiêu chuyển hướng liên tiếp thì được gọi là quá nhiều? Theo thông tin chính thức từ Google, Googlebot có thể theo dõi tối đa 10 trang trong một chuỗi chuyển hướng. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên tạo chuyển hướng trực tiếp từ trang gốc đến URL đích để tránh gặp sự cố trong quá trình này.

Chẳng hạn như với URL A và URL C, bạn nên tạo chuyển hưởng trực tiếp từ URL A đến URL C. Trong trường hợp có thêm một URL B cũng cần chuyển hướng đến URL C thì hãy thiết lập một chuyển hướng riêng, trực tiếp từ URL B sang URL C. 

Tạo chuyển hướng riêng tới URL đích
Tạo chuyển hướng riêng tới URL đích

Khi tuân theo quy tắc trên, bạn sẽ không bị giới hạn về số lần chuyển hướng đơn lẻ đến một trang đích cố định. Bên cạnh đó, loại chuyển hướng cũng là một vấn đề bạn cần quan tâm khi thiết lập chuyển hướng.

Ví dụ: Bạn nên cân nhắc nếu muốn sử dụng cả Redirect 301 và 302 khi tạo chuỗi chuyển hướng. Điều này có thể khiến Google bối rối, gặp khó khăn trong việc xác định rằng bạn đang muốn thiết lập chuyển hướng tạm thời hay vĩnh viễn.

Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng các loại chuyển hướng khác nhau để chọn cho mình loại phù hợp nhất nhằm hạn chế tối đa lỗi có thể xảy ra. 

Cùng tham khảo thêm một số bài viết về Redirect có thể bạn quan tâm:

Vòng lặp chuyển hướng

Khi bạn thiết lập chuyển hướng từ URL A sang URL B, sau đó lại chuyển hướng từ URL B sang URL A thì sẽ tạo nên một vòng lặp chuyển hướng. Điều này khiến Googlebot gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin, dữ liệu của trang.

Khi đó, việc chuyển hướng không mang lại kết quả gì và khiến người dùng không thể truy cập đến URL đích. Kết quả, họ sẽ nhìn thấy thông báo lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS.

Vòng lặp chuyển hướng gây khó khăn cho Google bot
Vòng lặp chuyển hướng gây khó khăn cho Google bot

Vòng lặp chuyển hướng thường bị nhầm lần với chuỗi chuyển hướng. Tuy nhiên ảnh hưởng của chúng đối với website có sự khác biệt đáng kể.

Đối với trường hợp chuỗi chuyển hướng, người dùng vẫn có thể truy cập được vào một URL đích. Trong khi với vòng lặp chuyển hướng, cả bot lẫn người dùng đều không thể đến được URL đích cuối cùng. Vậy nên, hãy cẩn thận khi thiết lập chuyển hướng và đảm bảo rằng bạn có thể khiến Googlebot truy cập vào URL đích chỉ với 1 bước.

Nên để khiến Googlebot truy cập vào URL đích chỉ với 1 bước duy nhất
Nên để Googlebot truy cập vào URL đích chỉ với 1 bước duy nhất

URL chuyển hướng không chính xác

Ngoài ra, nguyên nhân gây ra Redirect Error trong Google Search Console cũng có thể đến từ lỗi ở URL (chẳng hạn như lỗi cấu trúc URL). Điều này thường xảy ra khi:

  • URL đích không được viết đúng định dạng: Ví dụ như “htttp” thay vì “http”, “wwww” thay vì “www
  • URL chuyển hướng vượt quá độ dài tối đa: Thường xảy ra khi bạn thêm nhiều URL vào một vòng lặp chuyển hướng.

URL càng ngắn thì sẽ càng tốt, nhất là khi bạn tạo được một cấu trúc URL thân thiện với SEO và bot tìm kiếm của Google. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là URL chứa nhiều tham số là có hại và gây lỗi Redirect Error.

URL dài và chứa nhiều tham số đặc biệt hiệu quả trên các trang thương mại điện tử. Chỉ cần bạn cấu hình đúng và đảm bảo Google có thể truy cập thành công vào URL đích trên web.

Nếu trang đích không phản hồi mã 200 HTTP, Googlebot sẽ coi đó là trang không hợp lệ và không index nội dung có trên trang. Trong trường hợp trang đích phản hồi với mã khác như 404, bạn có thể tìm mã lỗi ở báo cáo Page Indexing (Index Coverage). 

Theo dõi Pages - Page indexing trong Google Search Console
Theo dõi Pages – Page indexing trong Google Search Console

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một giải pháp lưu trữ để tối ưu hóa SEO và tăng cường trải nghiệm người dùng của mình, thì việc lựa chọn các giải pháp hosting từ Vietnix là không thể bỏ qua. Được thiết kế chuyên biệt và tối ưu cho nền tảng WordPress, WordPress Hosting Vietnix sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm tốt nhất.

Cụ thể, WordPress Hosting Vietnix mang đến nhiều tính năng hấp dẫn như: Cài đặt WordPress chỉ với 1 click chuột, tăng tốc độ tải trang nhanh dưới 1 giây, khu vực thử nghiệm website không giới hạn, backup tự động hàng ngày để đảm bảo an toàn dữ liệu trên web.

Với các tính năng vượt trội như vậy, hosting Vietnix là một giải pháp lưu trữ tuyệt vời cho website WordPress, giúp bạn cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng để từ đó nâng cao doanh thu kinh doanh trực tuyến. Hãy liên hệ đội ngũ Vietnix để được tư vấn chi tiết nhất.

Cách khắc phục Redirect Error trong Google Search Console nhanh chóng

Để khắc phục Redirect Error, có 2 thao tác mà bạn cần thực hiện. Đầu tiên, xác định nguyên nhân khiến chuyển hướng không hoạt động. Sau đó, thiết lập lại chuyển hướng để chuyển cả bot và người dùng từ trang gốc tới URL đích.

Sau khi khắc phục được vấn đề, trạng thái của URL xuất hiện lỗi sẽ được đổi sang “Page with redirect” trong báo cáo Page indexing (Index Coverage). Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách xử lý lỗi Redirect Error trong Google Search Console mà bạn có thể tham khảo: 

Bước 1: Phân tích danh sách những trang bị ảnh hưởng trong Google Search Console

Đầu tiên, bạn cần đánh giá quy mô vấn đề mà web đang gặp phải và tìm kiếm các URL bị ảnh hưởng bằng cách xem danh sách các trang gặp sự cố trong báo cáo Page indexing (Index Coverage). Hãy bấm vào Pages, sau đó chọn Redirect Error như hình dưới:

Nhấp vào Pages và chọn Redirect error
Nhấp vào Pages và chọn Redirect error

⚠️ Lưu ý: Báo cáo này chỉ hiển thị các URL đã từng tham gia vào quá trình chuyển hướng. Còn cách để tìm hiểu thêm thông tin về các vòng lặp hoặc chuỗi chuyển hướng có thể xuất hiện sẽ được đề cập trong phần sau của bài viết.

Tiếp theo, bạn kiểm tra trong Page indexing (Index Coverage) xem file sitemap có tồn tại trang nào đang ở trong trạng thái Redirect error hay không. Để thực hiện, bạn hãy truy cập vào mục Redirect error, sau đó sử dụng menu thả xuống ở góc trên phía bên trái của báo cáo rồi lọc với tùy chọn All submitted pages.

Tiến hành kiểm tra và sửa lỗi Redirect error trong GSC
Tiến hành kiểm tra và sửa lỗi Redirect error trong GSC

⚠️ Lưu ý: Một cách tốt nhất để hạn chế lỗi Redirect Error là bạn cập nhật file sitemap XML ngay sau khi thiết lập một chuyển hướng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng file sitemap chỉ nên chứa các trang bạn muốn lập chỉ mục và phản hồi với mã trạng thái 200.

Bước 2: Khắc phục chuỗi chuyển hướng và vòng lặp chuyển hướng

Như đã đề cập ở trên, báo cáo Page indexing (Index Coverage) chỉ cho thông báo các trang gặp sự cố Redirect Error nhưng không hiển thị nguyên nhân gây lỗi. Khi đó, bạn có thể cài đặt tiện ích mở rộng để theo dõi các trang khi duyệt web.

Bài hướng dẫn này sẽ sử dụng công cụ Link Redirect Trace. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo Redirect Path from Ayima (dành cho Google) hoặc HEADMasterSEO để kiểm tra lỗi.

Cách thức hoạt động của công cụ Link Redirect Trace như sau: Khi bạn truy cập trang gốc, Link Redirect Trace sẽ xác định tất cả URL có trong chuỗi chuyển hướng, mã phản hồi HTTP của mỗi trang và nơi mà chúng được thiết lập chuyển hướng đến. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem số lần chuyển hướng trong một chuỗi dài bằng công cụ này.

Sử dụng công cụ Link Redirect Trace để kiểm tra
Sử dụng công cụ Link Redirect Trace để kiểm tra

Việc có thể phân tích kỹ các URL trong chuỗi cũng giúp bạn có thể xác định vấn đề liên quan đến vòng lặp chuyển hướng có thể đang tồn tại.

Tuy nhiên việc kiểm tra chuỗi và vòng lặp thủ công sẽ không phù hợp nếu bạn quản trị một website lớn với hàng chục nghìn URL. Đó là lúc bạn có thể kết hợp sử dụng các SEO crawler (trình thu thập thông tin SEO) như Screaming Frog để thu thập dữ liệu trang web và không bỏ lỡ bất kỳ chuyển hướng nào.

Bước 3: Tạo một kế hoạch chuyển hướng

Sau khi tìm được nguyên nhân gây lỗi Redirect Error, bạn cần tạo một kế hoạch để kiểm soát các chuyển hướng và thiết lập chuyển hướng hiệu quả, tối ưu hơn. 

⚠️ Lưu ý: Nếu muốn triển khai các chuyển hướng mới, bạn cũng nên thực hiện theo cùng một khuôn mẫu chung để dễ dàng theo dõi hơn, đặc biệt là trong trường hợp bạn di chuyển website của mình.

  • Đầu tiên, hãy tạo một danh sách các trang gốc muốn chuyển hướng và URL đích của trang gốc đó. 
  • Tiếp theo, triển khai các giải pháp khắc phục và triển khai chuyển hướng một cách tối ưu nhất. Dưới đây là một số giải pháp thông dụng và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
Hoạt độngMục đíchCách thực hiện
Sửa chuỗi chuyển hướng và vòng lặp chuyển hướngLoại bỏ những chuyển hướng dư thừa, không cần thiết.– Chỉ chuyển hướng 1 lần cho các trang nằm giữa chuỗi.
– Kiểm tra xem các Redirect 301 đã dẫn đến trang đích với mã trạng thái 200 chưa.
Giải quyết các liên kết bị hỏng (broken link)Thực hiện nếu không thiết lập chuyển hướng 404 để tránh phát sinh các yêu cầu không cần thiết trong chuỗi chuyển hướng và gây ra trải nghiệm không tốt cho người dùng. Thực hiện chuyển tiếp bot và người dùng đến trang liên quan và có phản hồi với mã trạng thái 200.
Cập nhật liên kết nội bộNgăn bot đang truy cập vào những trang được chuyển hướng, tránh lãng phí ngân sách thu thập dữ liệu (crawl budget) của web.Loại bỏ các internal link đến URL cũ và thay bằng URL đến trang đích phản hồi với mã trạng thái 200.
Thực hiện chuyển hướng mới– Bám sát kế hoạch đã triển khai để giảm thiểu sai sót, rủi ro có thể phát sinh.
– Đảm bảo rằng các bot của công cụ tìm kiếm có thể truy cập vào trang đích với thiết lập chuyển hướng chính xác.
– Bạn có thể sử dụng file robots.txt cho SEO để tối ưu hóa quá trình này.
– Nhấn mạnh URL bạn muốn chú trọng nhất bằng cách gắn thẻ canonical.
– Giữ các chuyển hướng trong ít nhất 1 năm để đảm bảo tính ổn định và sự tương thích với công cụ tìm kiếm. 

Sau khi thực hiện các bước trên, bạn hãy kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo rằng sự cố Redirect Error đã được giải quyết triệt để. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, các thay đổi bạn vừa thiết lập có thể sẽ không hiển thị ngay lập tức trong Google Search Console mà còn phụ thuộc vào tần suất, tốc độ của Googlebot index website của bạn. 

Xem thêm một số bài viết về lỗi Google Search Console phổ biến có thể bạn quan tâm:

Lời kết

Nhìn chung, lỗi Redirect Error trong Google Search Console không chỉ khiến quá trình thu thập thông tin của bot trên trang web gặp khó khăn mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hiển thị, trải nghiệm người dùng và thứ hạng các bài viết trên Google. Do đó, hãy áp dụng những kiến thức trong bài viết này để khắc phục lỗi nhanh chóng và không ảnh hưởng đến kết quả SEO website. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Vietnix để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về SEO và marketing nhé.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hoàng Vui

SEO Specialist
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG