Cài đặt quá nhiều plugin là một trong những nguyên nhân khiến website tải chậm. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm, thậm chí còn làm giảm tỷ lệ chuyển đổi. Vậy, cụ thể website nên cài đặt bao nhiêu plugin WordPress là tốt nhất? Cùng Vietnix tìm hiểu ngay sau đây.
Plugin là gì? Cách thức hoạt động của plugin
Plugin WordPress tương tự như các ứng dụng trang web, cho phép người dùng thêm các tính năng và chức năng cho website như tạo cửa hàng trực tuyến, thêm các form liên hệ,…
Giống với WordPress, các plugin cũng được lập trình bằng ngôn ngữ PHP. Trong đó, code PHP sẽ chạy trên hosting của website và sử dụng các tài nguyên của hosting đó. Vì điều này mà người dùng phải chọn đơn vị hosting WordPress cung cấp các công cụ dễ sử dụng để giúp việc quản lý tài nguyên và vận hành web đạt hiệu quả.

Bắt đầu từ bản WordPress 1.2 (tính năng hỗ trợ các plugin WordPress), số lượng plugin ngày càng đa dạng hơn cho người dùng lựa chọn.
Vì sao plugin quan trọng với website WordPress?
Mặc dù WordPress core cung cấp một publishing framework mạnh mẽ, thế nhưng các plugin là thành phần chịu trách nhiệm rất lớn giúp WordPress trở thành website builder phổ biến nhất thế giới.
Nhìn chung, các plugin cung cấp khả năng cải thiện SEO, gia tăng khả năng bảo mật và quản lý người dùng,… trên website WordPress. Do đó, nếu doanh nghiệp không sử dụng plugin sẽ gặp khó khăn trong quá trình phát triển website.
Số lượng plugin WordPress có sẵn đã không ngừng gia tăng qua các năm. Tính đến hiện tại, ở thư mục chính thức của các plugin đã có hơn 60.000 plugin WordPress miễn phí. Ngoài ra, còn hàng ngàn plugin WordPress premium được bán bởi các đơn vị thứ ba cũng như các developer.

Plugin WordPress bị đánh giá tiêu cực như thế nào?
Mục đích của các plugin là mở rộng khả năng của WordPress để thực hiện các chức năng mà nhà quản trị web có thể tưởng tượng. Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn người dùng mới cảm thấy lo ngại về hiệu suất, độ bảo mật và tin cậy khi sử dụng plugin.
Bởi vì các designer, developer và kỹ thuật viên hỗ trợ hosting trong quá trình khắc phục sự cố web đã đưa ra nhận định “giảm số lượng plugin” hay “chính plugin đang làm chậm tốc độ tải web”.
Các nhận định trên đều khá đúng và hợp lý. Tuy nhiên, các nhận định trên lại không đề cập rõ ràng vấn đề cụ thể, chi tiết.
Người dùng cần giảm bao nhiêu là đủ? Thế nào là quá nhiều plugin?
Dựa theo các tình huống thực tế, vấn đề có thể như nằm ở chất lượng của plugin, không phải số lượng.
Ví dụ, bạn có thể chạy hàng chục plugin WordPress chất lượng cho website mà không gặp vấn đề nào, nhưng chỉ cần một plugin kém chất lượng có thể khiến website giảm tốc độ load.
Cách plugin tác động đến tốc độ và hiệu suất website
Trên website hiện nay có rất nhiều loại plugin WordPress, mỗi loại sẽ có tác động khác nhau đến hiệu suất website. Chẳng hạn như các plugin ảnh hưởng chủ yếu đến front-end website.
Ví dụ: Các plugin page builder, form liên hệ, slider,…
Ngoài ra, cũng có các plugin hầu hết được tạo ra để thực hiện nhiệm vụ trong phần back-end hoặc khu vực admin của website.
Ví dụ: Plugin WordPress sao lưu, plugin editor,…
Cũng có plugin vận hành ở mọi nơi, bao gồm khu vực admin và front-end website. Ví dụ: Các plugin SEO cho WordPress, plugin firewall,…
Tóm lại, tùy thuộc vào nơi tải mà một plugin sẽ có những tác động khác nhau đến tốc độ và hiệu suất website. Ví dụ: Những plugin chỉ được tải khi người dùng thực hiện các tác vụ cụ thể trong khu vực admin WordPress thường không ảnh hưởng đến hiệu suất website.
Mặt khác, các plugin được tải trên front-end có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất. Ngoài ra, các plugin thực hiện các tiến trình nền thông thường như kiểm tra link, giảm sát lỗi 404,… cũng có thể là nguyên nhân làm chậm đáng kể hiệu suất tổng thể của website.
Các plugin có thể ảnh hưởng đến hiệu suất website thông qua:
- Tạo các HTTP request bổ sung: Một số plugin (hầu hết là front-end) có thể yêu cầu kiểu hoặc script tùy chỉnh để hoạt động đúng. Do đó mà các plugin này có thể thêm các file JS hoặc CSS bổ sung. Tải các file này cần thực hiện HTTP request bổ sung làm chậm thời gian tải website.
- Thêm các DB Queries: Số lượng database queries có thể gia tăng bởi một vài plugin. Ví dụ: Các plugin hiển thị post phổ biến, post liên quan hoặc bất kỳ cái gì lấy data element và hiển thị chúng lên front-end.
- Background Processes và Database Writes: Một vài plugin có thể sử dụng nhiều tài nguyên server khi đang khởi chạy các background processes như kiểm tra link hỏng, giám sát lỗi 404 và ghi lại các phân tích như post view,…
Nhìn chung, đa phần các plugin chất lượng sẽ chỉ tải các file bổ sung trong trường hợp cần thiết và giảm thiểu các lệnh gọi database. Tuy nhiên, sẽ có những lúc không thể tránh được vấn đề này.
Hiện nay, đã có sẵn các giải pháp tối ưu ngắn và dài hạn trong hầu hết trường hợp. Điều cần nhớ là trước khi thực hiện, cần kích hoạt bộ nhớ cache trên website, nếu không thì website sẽ luôn gặp tình trạng tải chậm.
Khắc phục sự cố HTTP request bổ sung
Như đã nói, các plugin cần thêm HTTP request bổ sung (như file JS hay CSS) để hoạt động hiệu quả. Thế nhưng, hầu hết mọi người lại không để ý đến tầm quan trọng của HTTP request bổ sung mà thường hay phàn nàn về chúng.
Để hiểu rõ hơn, bạn tham khảo ví dụ dưới đây về form cơ bản nhất, không có styles đi kèm:

Hiện nay, có 3 cách để bạn thực hiện tối ưu vấn đề HTTP request bổ sung. Tất cả đều cần kiến thức lập trình và hiểu biết nhất định về WordPress. Tuy nhiên vẫn có một phương pháp được xem là dễ dàng hơn các phương pháp khác.
- Phương pháp đầu tiên: Hủy đăng ký các style và script bổ sung đang được tải bởi plugin. Tiếp đó, bạn có thể kết hợp kiểu plugin vào file theme style.css và kết hợp plugin các script của plugin vào file theme JavaScript chính.
- Phương pháp thứ hai: Tải có điều kiện các kiểu/script trên các page cần thiết.
Đối với những người không có kiến thức về lập trình, bạn có thể sử dụng plugin caching premium như WP Rocket để thu gọn và kết hợp các file chỉ bằng cú click chuột. Mặc dù cách này có thể sử dụng trong hầu hết trường hợp nhưng đôi khi lại gây xung đột với một vài plugin nào đó.
Thực tế, có một vài HTTP request bổ sung không thực sự quan trọng. Tuy nhiên, nếu có nhiều plugin cần thêm HTTP request bổ sung, việc tối ưu hóa này sẽ giúp bạn rút ngắn vài giây.
WP Rocket được biết đến là một cache plugin cao cấp dành cho WordPress, hỗ trợ tăng tốc website. Từ đó cải thiện thứ hạng website và tăng quá trình chuyển đổi. Để sở hữu plugin WP Rocket, bạn cần chi trả 59$/Năm.
Tuy nhiên, khi mua hosting của Vietnix bạn sẽ được tặng miễn phí plugin WP Rocket cùng nhiều theme và plugin WordPress bản quyền khác như Rank Math SEO Pro, Elementor Pro, WP Astra Growth Bundle, Divi,… Tổng giá trị của bộ quà tặng này lên đến 26.000.000 VND/Năm.
Liên hệ ngay với Vietnix để được tư vấn chi tiết về chương trình ưu đãi này.