NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
24/04/2024
Lượt xem

Firebase là gì? Các chức năng cơ bản cần nên biết của Firebase

24/04/2024
28 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (165 votes)

Nếu là một lập trình viên hệ thống hay lập trình viên Android, bạn không thể bỏ qua Firebase – “cánh tay phải” đắc lực giúp đơn giản hóa việc triển khai và mở rộng quy mô ứng dụng. Để giúp bạn hiểu hơn về Firebase là gì, bài viết hôm nay sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về khái niệm, các ưu điểm nổi bật và ứng dụng phổ biến của nền tảng này. Hãy cùng khám phá ngay.

Firebase là gì?

Firebase là một nền tảng phát triển ứng dụng di động và website do Google cung cấp. Nền tảng này cung cấp bộ công cụ toàn diện với các API đơn giản và mạnh mẽ, giúp các nhà phát triển xây dựng ứng dụng mà không cần lo lắng về việc quản lý server hay cơ sở hạ tầng backend phía sau.

Firebase là một nền tảng phát triển ứng dụng di động của Google
Firebase là một nền tảng phát triển ứng dụng di động của Google

Firebase không chỉ giúp tiết kiệm thời gian triển khai ứng dụng mà còn hỗ trợ mở rộng quy mô một cách dễ dàng. Nền tảng này cung cấp dịch vụ cơ sở dữ liệu đám mây, được vận hành trên hệ thống máy chủ mạnh mẽ của Google, giúp việc lập trình trở nên đơn giản hơn nhờ tự động hóa nhiều thao tác liên quan đến cơ sở dữ liệu.

Firebase còn cung cấp các giao diện lập trình ứng dụng (API) thân thiện, giúp thu hút nhiều người dùng hơn và tăng khả năng sinh lời cho các nhà phát triển. Đặc biệt, Firebase đảm bảo tính đa năng và bảo mật cao, hỗ trợ cả hai hệ điều hành phổ biến là Android và iOS.

Chính vì những lý do này, Firebase trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều lập trình viên trên toàn thế giới trong việc phát triển các ứng dụng dành cho hàng triệu người dùng.

Lịch sử các giai đoạn phát triển của Firebase

Hơn 10 năm trước, Firebase xuất hiện với tên gọi ban đầu là Envolve. Lúc này, Envolve chỉ là một nền tảng cung cấp các API để tích hợp tính năng chat vào website. 

Không chỉ được dùng cho ứng dụng nhắn tin trực tuyến, nền tảng này còn được nhiều người dùng cho hoạt động truyền và đồng bộ hóa dữ liệu trên các ứng dụng khác như game online. Nhận thấy tiềm năng này, các nhà sáng lập của Envolve quyết định phân tách 2 hệ thống nhắn tin trực tuyến và hệ thống đồng bộ dữ liệu thời gian thực.

Năm 2012, dựa trên những nền móng có sẵn, Firebase chính thức ra mắt với vai trò là nhà cung cấp dịch vụ Backend-as-a-Service. 2 năm sau đó (2014), Google đã mua lại Firebase và biến nền tảng này thành một dịch vụ đa năng, phục vụ hàng triệu người dùng trên toàn thế giới cho đến ngày nay.

Cách thức hoạt động của Firebase

Sau khi được Google mua lại và phát triển, Firebase hiện đang cung cấp nhiều tính năng, trong đó nổi bật có thể kể đến: 

Firebase Realtime Database

Firebase Realtime Database là một tính năng, cho phép bạn sử dụng một cơ sở dữ liệu thời gian thực ngay sau đăng ký tài khoản và tạo ứng dụng. Dữ liệu trong database này được trình bày dưới dạng JSON và được đồng bộ thời gian đến tất cả các client kết nối.

Firebase Realtime Database cho phép bạn sử dụng một cơ sở dữ liệu thời gian thực
Firebase Realtime Database cho phép bạn sử dụng một cơ sở dữ liệu thời gian thực

Điều này rất hữu ích cho các ứng dụng hoạt động trên nhiều nền tảng, vì tất cả các client,, đều truy cập cùng một cơ sở dữ liệu. Bất cứ khi nào nhà phát triển thực hiện thay đổi, dữ liệu trong database sẽ được tự động cập nhật và phản ánh trên tất cả các thiết bị. Tất cả thông tin này được truyền đi an toàn qua kết nối SSL với chứng chỉ mã hóa 2048 bit.

Nếu gặp phải trường hợp mất kết nối mạng, dữ liệu sẽ được lưu trữ tạm thời trên thiết bị của bạn (local). Khi mạng được khôi phục, những thay đổi này sẽ tự động đồng bộ lên server của Firebase. Nếu dữ liệu trên thiết bị cũ hơn so với trên server, hệ thống cũng sẽ tự động cập nhật để đảm bảo bạn luôn nhận thông tin mới nhất.

Firebase Authentication

Firebase Authentication một trong những tính năng nổi bật của Firebase là hệ thống xác thực người dùng, hỗ trợ nhiều phương thức đăng nhập khác nhau như Email, Facebook, Twitter, GitHub, và Google. 

Firebase còn cung cấp khả năng xác thực ẩn danh, rất hữu ích cho các ứng dụng muốn cho phép người dùng trải nghiệm mà không cần đăng nhập ngay lập tức. Tính năng xác thực của Freebase giúp bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng, đảm bảo an toàn và ngăn ngừa rủi ro bị đánh cắp tài khoản.

Firebase Authentication là hệ thống xác thực người dùng
Firebase Authentication là hệ thống xác thực người dùng

Firebase Hosting

Một tính năng quan trọng khác không thể không nhắc đến khi sử dụng Firebase là dịch vụ hosting. Firebase cung cấp các hosting này thông qua một mạng CDN và bảo mật bằng chuẩn SSL.

Vậy thì CDN là gì? CDN (Content Delivery Network), là một mạng lưới các máy chủ phân bố rộng khắp toàn cầu. Mỗi máy chủ đều lưu trữ các bản sao của nội dung tĩnh trên website và phân phối chúng đến các PoP (Points of Presence) gần người dùng cuối nhất. Khi một người dùng truy cập vào website, nội dung sẽ được tải từ máy chủ CDN gần họ nhất, giúp tăng tốc độ tải trang và giảm độ trễ.

Nhờ vào dịch vụ hosting trên nền tảng Firebase, các lập trình viên có thể tiết kiệm thời gian trong việc thiết kế, xây dựng và phát triển ứng dụng, bởi vì họ không cần phải lo lắng về cơ sở hạ tầng phân phối nội dung.

Firebase Hosting cung cấp các hosting thông qua một mạng CDN
Firebase Hosting cung cấp các hosting thông qua một mạng CDN

Ưu nhược điểm của Firebase

Dưới đây là bảng tóm tắt ngắn gọn về ưu – nhược điểm của Firebase giúp bạn đánh giá liệu nền tảng này có phù hợp với dự án của mình hay không:

Ưu điểm
  • default icon

    Dễ sử dụng và tích hợp: Người dùng có thể đăng nhập dễ dàng với tài khoản Google và lựa chọn gói miễn phí (Spark) hoặc gói có trả phí (Blaze) tùy theo nhu cầu.

  • default icon

    Tăng tốc độ phát triển ứng dụng: Firebase giúp các nhà phát triển tự động hóa nhiều quy trình liên quan đến Backend, giảm thời gian hoàn thành công việc, cũng như rút ngắn thời gian đưa ứng dụng ra thị trường.

  • default icon

    Đa dịch vụ trên một nền tảng: Firebase cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ, từ cơ sở dữ liệu (Firestore, Realtime Database) đến lưu trữ đám mây và phát triển ứng dụng không cần máy chủ (Cloud Functions).

  • default icon

    Được hỗ trợ bởi Google: Firebase được cung cấp và hỗ trợ bởi Google, tận dụng sức mạnh tối đa sức mạnh của Google Cloud cũng như nhiều dịch vụ Google khác.

  • default icon

    Tập trung vào phát triển giao diện người dùng: Cho phép các nhà phát triển tập trung vào việc tạo mã frontend, giảm chi phí và thời gian đào tạo.

  • default icon

    Kiến trúc không máy chủ (Serverless):
    Giảm bớt khối lượng công việc liên quan tới quản lý cơ sở hạ tầng máy chủ.

  • default icon

    Hỗ trợ Machine Learning: Cung cấp các API sẵn có cho việc tích hợp machine learning vào ứng dụng, mở ra nhiều tùy chọn phát triển các tính năng thông minh như nhận dạng văn bản, nhận diện khuôn mặt,…

  • default icon

    Tối ưu hóa cho SEO và lưu lượng truy cập: Hỗ trợ lập chỉ mục ứng dụng trên các công cụ tìm kiếm như Google, giúp cải thiện khả năng hiển thị và thu hút người dùng mới.

  • default icon

    Theo dõi và khắc phục sự cố: Tính năng Crashlytics giúp theo dõi và khắc phục lỗi nhanh chóng, đảm bảo trải nghiệm người dùng mượt mà.

  • default icon

    Sao lưu dữ liệu: Tính năng sao lưu tự động giúp đảm bảo dữ liệu luôn được bảo vệ và an toàn trước mọi sự cố.

Nhược điểm
  • default icon

    Không phải là mã nguồn mở: Firebase là một nền tảng mã nguồn đóng nên không phải là lựa chọn tối ưu của nhiều lập trình viên.

  • default icon

    Hạn chế truy cập mã nguồn: Người dùng không thể truy cập hoặc sửa đổi mã nguồn, gây khó khăn cho việc tùy biến đối với các dự án lớn hoặc phức tạp.

  • default icon

    Khả năng truy cập hạn chế ở một số quốc gia: Do là một dịch vụ của Google, Firebase bị chặn ở một số quốc gia như Trung Quốc.

  • default icon

    Chỉ hỗ trợ cơ sở dữ liệu NoSQL: Firebase không có tùy chọn cho cơ sở dữ liệu quan hệ, điều này có thể không phù hợp với một số ứng dụng yêu cầu truy vấn phức tạp hoặc di chuyển dữ liệu.

  • default icon

    Hiệu suất truy vấn chậm: Mặc dù Firestore cải thiện so với Realtime Database, nhưng việc chạy truy vấn phức tạp vẫn có thể không hiệu quả.

  • default icon

    Chi phí đắt: Nhiều tính năng như đám mây, API Cloud Vision chỉ được cung cấp trong gói Blaze với chi phí tính theo mức sử dụng. Người dùng cũng không được trải nghiệm ở gói miễn phí.

  • default icon

    Tính không ổn định của giá cả: Các tính năng của Firebase đều có mức giá riêng. Đồng thời mô hình định giá dựa trên mức sử dụng có thể khiến người dùng khó ước tính chi phí và quản lý ngân sách.

  • default icon

    Giới hạn về cơ sở hạ tầng: Firebase chỉ chạy trên Google Cloud, không có tùy chọn cho các nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác, hạn chế sự lựa chọn cho người dùng.

  • default icon

    Thiếu tùy chọn máy chủ riêng và hỗ trợ doanh nghiệp: Không có tùy chọn dành cho máy chủ riêng hay dịch vụ cho doanh nghiệp, điều này có thể không phù hợp với một số tổ chức lớn cần tính linh hoạt và hỗ trợ nâng cao.

  • default icon

    Không hỗ trợ API GraphQL: Trong khi GraphQL ngày càng phổ biến vì khả năng tùy biến cao thì Firebase lại không cung cấp API GraphQL trong thiết lập tiêu chuẩn (thay vào đó là REST).

Cách sử dụng Firebase

Dưới đây là hướng dẫn sử dụng firebase web mà bạn có thể tham khảo để áp dụng cho các dự án đang triển khai:

Bước 1: Đăng ký và đăng nhập vào Firebase Console

Trước tiên, hãy tạo một tài khoản Google nếu bạn chưa có. Sau đó, truy cập vào Firebase Console (https://firebase.google.com), nơi quản lý dự án tập trung và cung cấp các công cụ, tài liệu hỗ trợ.

Tuy cập vào Firebase Console
Tuy cập vào Firebase Console

Bước 2: Tạo hoặc chọn một dự án

Trong Firebase Console, bạn có thể tạo một dự án mới hoặc chọn một dự án đã có. Mỗi dự án trên Firebase đại diện cho một ứng dụng cụ thể với những tính năng và cài đặt riêng.

Trong Firebase Console, bạn có thể tạo một dự án mới
Trong Firebase Console, bạn có thể tạo một dự án mới

Bước 3: Chọn các tính năng và cài đặt SDK

Ở bước này, bạn cần xác định những tính năng Firebase muốn sử dụng cho dự án. Sau đó tiến hành cài đặt SDK (bộ thư viện mã nguồn mở của Firebase) phù hợp với nền tảng mà bạn đang phát triển (Android, iOS, hoặc Web) để tích hợp các tính năng vào code ứng dụng. Bạn có thể tìm hướng dẫn cài đặt SDK ngay trên Firebase Console hoặc trong các tài liệu chính thức của Firebase.

Bước 4: Theo dõi và quản lý dự án của bạn

Cuối cùng, bạn có thể sử dụng Firebase Console để giám sát và quản lý dự án, xem các số liệu thống kê, cấu hình tính năng cũng như kiểm tra các lỗi phát sinh. Đừng quên khai thác các tài liệu hướng dẫn từ Firebase để học hỏi thêm về cách tích hợp và tận dụng tối đa các tính năng của Firebase vào trong ứng dụng của bạn.

Giao diện theo dõi và quản lý dự án trên Firebase
Giao diện theo dõi và quản lý dự án trên Firebase

Ứng dụng nào nên sử dụng Firebase

Không có câu trả lời cụ thể về việc ứng dụng nào nên sử dụng Firebase vì mỗi dự án đều có yêu cầu và mục tiêu riêng. Tuy nhiên, Firebase mang lại nhiều lợi ích cho các nhà phát triển trong những trường hợp cụ thể sau:

  • Ứng dụng cần đồng bộ hóa dữ liệu theo thời gian thực: Nếu ứng dụng của bạn cần người dùng có thể tương tác với nhau hoặc cập nhật dữ liệu liên tục (như chat, game, đặt hàng, theo dõi vị trí…), Firebase Realtime Database sẽ là lựa chọn lý tưởng. Nền tảng này giúp lưu trữ và truyền tải dữ liệu nhanh chóng, an toàn và dễ dàng.
  • Ứng dụng cần xác thực người dùng một cách linh hoạt: Firebase Authentication cung cấp nhiều phương thức xác thực phổ biến như email, số điện thoại, mạng xã hội, giúp xây dựng hệ thống đăng nhập đơn giản và linh hoạt cho các ứng dụng như mạng xã hội, tin tức, giáo dục,…
  • Ứng dụng cần lưu trữ và hiển thị file đa phương tiện: Với những ứng dụng  chia sẻ ảnh, video, nhạc,… Firebase Storage giúp lưu trữ và truy cập các file đa phương tiện một cách đơn giản, an toàn. 
  • Ứng dụng cần gửi thông báo đến người dùng: Các ứng dụng như tin tức, giải trí, khuyến mãi,… có thể tận dụng Firebase Cloud Messaging để gửi thông báo miễn phí tới các thiết bị Android, iOS, website nhằm tăng sự tương tác và giữ chân khách hàng.
  • Ứng dụng cần phân tích hành vi người dùng: Firebase Analytics cung cấp công cụ thu thập và phân tích dữ liệu chi tiết về hành vi người dùng, giúp các ứng dụng trong lĩnh vực thương mại điện tử, du lịch, hoặc y tế cải thiện chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và gia tăng doanh thu.
Firebase Analytics có công cụ thu thập và phân tích dữ liệu về hành vi người dùng
Firebase Analytics có công cụ thu thập và phân tích dữ liệu về hành vi người dùng

Các ứng dụng phổ biến có sử dụng Firebase

Dưới đây là một số ứng dụng nổi tiếng đã tích hợp Firebase vào hệ thống của mình để cải thiện chất lượng và hiệu suất:

  • Thời báo New York.
  • Alibaba.
  • Todoist.
  • eBay Motors.
  • Le figaro.
  • Duolingo.
  • The Economist.
  • Wattpad.
  • Gameloft.

Các loại ứng dụng có thể được phát triển với Firebase

Nhờ sự linh hoạt và toàn diện của mình, Firebase được sử dụng để phát triển nhiều loại ứng dụng khác nhau, bao gồm:

  • iOS.
  • Android.
  • Web.
Firebase có thể được dùng để phát triển nhiều loại ứng dụng khác nhau
Firebase có thể được dùng để phát triển nhiều loại ứng dụng khác nhau

Các dịch vụ của Firebase

Google Firebase cung cấp nhiều lợi ích cho người dùng thông qua các dịch vụ đa dạng của mình, được chia thành hai nhóm công cụ chính là: nhóm công cụ Firebase Develop & Test Your App và nhóm công cụ Firebase Grow & Engage Your Audience. 

Nhóm công cụ Firebase Develop & Test Your App

Bộ công cụ Firebase Develop & Test Your App, hay còn gọi là công cụ phát triển và kiểm thử ứng dụng, cung cấp một loạt dịch vụ thiết yếu giúp bạn xây dựng, quản lý ứng dụng hiệu quả. Dưới đây là một số dịch vụ nổi bật:

Realtime Database

Realtime Database là dịch vụ lưu trữ và đồng bộ dữ liệu người dùng thời gian thực cho các nền tảng phổ biến như Android, iOS, Web, C++, Unity và Xamarin, đồng thời cho phép người dùng truy xuất dữ liệu từ máy chủ một cách dễ dàng.

Realtime Database là dịch vụ lưu trữ và đồng bộ hoá dữ liệu theo thời gian thực
Realtime Database là dịch vụ lưu trữ và đồng bộ hoá dữ liệu theo thời gian thực

Crashlytics

Crashlytics là hệ thống giám sát và lưu trữ thông tin lỗi ứng dụng một cách chi tiết và khoa học. Crashlytics thu thập đầy đủ thông tin lỗi từ khởi động ứng dụng đến khi xảy ra lỗi, giúp các nhà phát triển giải quyết lỗi hiệu quả.

Cloud Firestore

Cloud Firestore, một dịch vụ lưu trữ dữ liệu NoSQL dùng để đồng bộ dữ liệu giữa người dùng và thiết bị trên phạm vi toàn cầu, được lưu trữ trên hạ tầng đám mây.

Là một dịch vụ dùng để đồng bộ dữ liệu người dùng
Là một dịch vụ dùng để đồng bộ dữ liệu người dùng

Authentication

Authentication cung cấp các phương thức xác thực người dùng an toàn và đơn giản, bao gồm xác thực qua email, mật khẩu, Google, và Facebook. 

Cloud Functions

Cloud Functions cho phép bạn mở rộng ứng dụng của mình bằng cách thêm code tùy chỉnh mà không cần quản lý máy chủ.

Cloud Storage

Cloud Storage là dịch vụ lưu trữ và chia sẻ nội dung do người dùng tạo như hình ảnh, âm thanh, video với chi phí thấp, hiệu quả cao.

Dịch vụ dùng để lưu trữ và chia sẻ nội dung
Dịch vụ dùng để lưu trữ và chia sẻ nội dung

Hosting

Hosting cung cấp các giải pháp lưu trữ tối ưu cho website hiện đại, được tích hợp sẵn nhiều công cụ mạnh mẽ và tính năng năng cao.

Test Lab for Android 

Test Lab for Android là công cụ tự động kiểm thử ứng dụng trên các thiết bị ảo và vật lý do Google cung cấp, giúp tối ưu hóa chất lượng ứng dụng.

Performance Monitoring

Performance Monitoring giúp chẩn đoán các vấn đề về hiệu suất ứng dụng, đảm bảo trải nghiệm người dùng mượt mà.

Performance Monitoring giúp theo dõi và chuẩn đoán về hiệu
Performance Monitoring giúp theo dõi và chuẩn đoán về hiệu

Firebase database query

Firebase database query giúp giản hóa quá trình truy vấn dữ liệu mà không cần phải sử dụng các câu lệnh SQL phức tạp. 

Nhóm công cụ Firebase Grow & Engage Your Audience

Bên cạnh bộ công cụ để xây dựng ứng dụng, Firebase còn cung cấp một bộ công cụ khác để giúp bạn phát triển và thu hút người dùng cho ứng dụng của mình. Dưới đây là một số công cụ nổi bật:

Google Analytics

Google Analytics theo dõi và phân tích về hành vi, thuộc tính người dùng trong bảng điều khiển, giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt về lộ trình phát triển ứng dụng. Bạn cũng có thể truy xuất dữ liệu thời gian thực hay xuất sự kiện thô để phân tích chuyên sâu hơn thông qua Google BigQuery.

Cloud Messaging 

Cloud Messaging là dịch vụ gửi thông báo miễn phí cho người dùng trên các nền tảng Android, iOS và Web. Bạn có thể nhắm mục tiêu đến nhóm thiết bị, chủ đề hoặc nhóm người dùng cụ thể, sau đó gửi hàng loạt thông báo mỗi ngày cho các ứng dụng ở mọi quy mô.

Predictions

Dựa trên hành vi, Predictions sẽ giúp bạn xác định nhóm người dùng tiềm năng, hỗ trợ nhắm mục tiêu quảng cáo và triển khai các tính năng phù hợp.

Predictions giúp xác định người dùng tiềm năng
Predictions giúp xác định người dùng tiềm năng

Firebase Dynamic Links 

Firebase Dynamic Links sử dụng liên kết động để mang lại trải nghiệm người dùng liền mạch trên Android, iOS và web, đồng thời hỗ trợ chuyển đổi từ web sang ứng dụng di động, khuyến khích người dùng chia sẻ và tham gia vào các chiến dịch tiếp thị,…

Remote Config

Remote Config cho phép lập trình viên tùy chỉnh hiển thị của ứng dụng cho từng người dùng. Bạn có thể thay đổi giao diện, triển khai tính năng mới, thực hiện thử nghiệm A/B và cung cấp nội dung tùy chỉnh cho người dùng mà không cần cập nhật ứng dụng.

Invites

Invites cho phép người dùng mời bạn bè tham gia ứng dụng thông qua email và SMS. Invites nếu kết hợp với Google Analytics for Firebase sẽ giúp bạn theo dõi khi nào người được mời mở hoặc cài đặt ứng dụng.

App Indexing

App Indexing khi tích hợp với Google sẽ giúp ứng dụng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, thu hút người dùng đã từng sử dụng ứng dụng của bạn trước đây.

Với App Indexing ứng dụng có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google
Với App Indexing ứng dụng có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google

AdMob

AdMob cho phép bạn hiển thị quảng cáo trong ứng dụng, tạo nguồn thu nhập hiệu quả. AdMob cung cấp các chiến lược kiếm tiền hiệu quả và giúp tối đa hóa doanh thu từ mỗi người dùng.

AdWords

AdWords giúp bạn thu hút người dùng mới bằng cách chạy quảng cáo trên các nền tảng  Google Tìm kiếm, Google Hiển thị và YouTube. Với AdWords, bạn có thể nhắm mục tiêu quảng cáo chính xác đến đối tượng tiềm năng và tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch.

Giá dịch vụ Firebase

Firebase cung cấp một loạt các dịch vụ cho người dùng, bao gồm cả gói miễn phí và trả phí dựa trên mức độ sử dụng.

Bảng giá của Firebase gồm Spark Plan và Blaze Plan
Bảng giá của Firebase gồm Spark Plan và Blaze Plan

Gói miễn phí Spark cung cấp các tính năng Authentication, Cloud Firestore, Cloud Storage, Hosting, Realtime Database, Firebase ML với cấu hình cơ bản và bị giới hạn số lần sử dụng theo ngày hoặc theo tháng.

Đối với những người dùng cần nhiều tài nguyên hơn có thể sử dụng gói Blaze với chi phí tính theo mức độ sử dụng thực tế. Gói này bao gồm tất cả các tính năng của gói Spark, cùng với thêm tính năng Cloud Functions và một số tùy chọn mở rộng nhằm nâng cao khả năng phát triển ứng dụng. 

Các giải pháp thay thế cho Firebase

Tuy Firebase là nền tảng phát triển ứng dụng phổ biến với nhiều ưu điểm nhưng bạn cũng nên cân nhắc một số giải pháp thay thế tiềm năng khác. Nhiều đối thủ cạnh tranh của Firebase đã cung cấp các tính năng và dịch vụ tương tự, thậm chí có thể phù hợp hơn với nhu cầu của bạn. Dưới đây là một số giải pháp tiềm năng:

Back4app

Back4App là một nền tảng mã nguồn mở được thiết kế để đơn giản hóa và tăng tốc độ phát triển ứng dụng. Nền tảng này hoạt động dưới hình thức Low-Code Backend, giúp các nhà phát triển có thể xây dựng ứng dụng mà không cần viết quá nhiều code phức tạp.

Giao diện website của Back4App
Giao diện website của Back4App

Back4App cung cấp nhiều tính năng và công cụ mạnh mẽ, phù hợp với đa dạng nhu cầu của các nhà phát triển. Nền tảng này giúp bạn dễ dàng phát triển, lưu trữ và quản lý các ứng dụng web, di động và IoT.

AWS Amplify

AWS Amplify Một lựa chọn thay thế cho Firebase tiếp theo mà bạn có thể tham khảo là AWS Amplify. Đây là một công cụ mạnh mẽ phục vụ cho việc phát triển các ứng dụng Full-Stack trên nền tảng AWS, đặc biệt là các ứng dụng di động và giao diện người dùng (Front-End).

Giao diện website của AWS Amplify
Giao diện website của AWS Amplify

AWS Amplify cung cấp nhiều tính năng hấp dẫn, nổi bật trong đó là tính năng Analytics. Tính năng này cung cấp các chỉ số chi tiết và có khả năng theo dõi tự động, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức tương tác của người dùng với ứng dụng. Ngoài ra, tính năng thông báo đẩy của AWS Amplify cũng góp phần cải thiện mức độ tương tác với người dùng và tăng cường khả năng nhắm mục tiêu khách hàng chính xác hơn.

Parse 

Parse là một framework nguồn mở dành cho backend, cung cấp một loạt các tính năng hữu ích như cơ sở dữ liệu kiểu bảng tính, API, thông báo, xác thực người dùng và khả năng lưu trữ.

Kinvey

Kinvey là nền tảng giúp bạn phát triển ứng dụng đa kênh nhanh chóng và đơn giản hơn bao giờ hết. Nền tảng này hoạt động dựa trên hai công nghệ chính: Cloud Backend và SDK, giúp lập trình viên có thể tập trung vào việc xây dựng các tính năng cốt lõi của ứng dụng để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Kinvey cũng hỗ trợ chia sẻ code cho nhiều nền tảng khác nhau, giúp bạn dễ dàng quản lý và tái sử dụng mã dễ dàng để rút gọn thời gian phát triển ứng dụng. Nếu  đang tìm kiếm một giải pháp để truy cập vào các API gốc, Kinvey có thể là lựa chọn lý tưởng để bạn xem xét.

Backendless

Backendless là một nền tảng Mobile Backend nổi bật với các công cụ phát triển và quản lý ứng dụng tiên tiến. Nền tảng này cung cấp nhiều lựa chọn về máy chủ, bao gồm Cloud server, Dedicated server và Managed server, đáp ứng các nhu cầu phát triển đa dạng của người dùng.

Giao diện website Backendless
Giao diện website Backendless

Bên cạnh đó, Backendless còn sở hữu cơ sở dữ liệu mạnh mẽ, hỗ trợ bộ nhớ đệm để tăng tốc độ truy cập dữ liệu, giúp ứng dụng của bạn hoạt động mượt mà và hiệu quả hơn.

Câu hỏi thường gặp

Firebase app verification là gì?

Firebase App Verification là một tính năng trong Firebase, được thiết kế để tăng cường bảo mật cho ứng dụng bằng cách xác minh danh tính người dùng qua email, mật khẩu, Google và Facebook trong quá trình họ truy cập vào ứng dụng.

Cloud OTP Firebase là gì?

Cloud OTP (One-Time Password) trong Firebase là một phần của dịch vụ xác thực Firebase (Firebase Authentication). Trong đó, phương thức xác thực này sử dụng mật khẩu một lần được gửi qua đường SMS để xác minh danh tính của người dùng đang truy cập hoặc thực hiện thao tác trên ứng dụng.

Your firebase app verification code là gì? 

Thông báo này không phải là một lỗi mà là một phần của quá trình xác minh người dùng khi sử dụng xác minh số điện thoại trong Firebase Authentication. Người dùng sẽ nhận được một mã OTP qua SMS, và thông báo này chỉ đơn giản là nhắc nhở rằng Your firebase app verification code is xxx (Mã xác minh ứng dụng Firebase của bạn là xxx).

Firestore là gì?

Firestore hay Cloud Firestore, là một dịch vụ cơ sở dữ liệu NoSQL được cung cấp bởi Google trong bộ công cụ Firebase. Firestore được thiết kế để lưu trữ và đồng bộ dữ liệu giữa các client thông qua ứng dụng web, di động theo thời gian thực.

Firebase Cloud Messaging là gì?

Firebase Cloud Messaging (FCM) là một dịch vụ miễn phí được cung cấp trên nền tảng Firebase, cho phép các nhà phát triển gửi thông báo đẩy (push notifications) và tin nhắn trong ứng dụng một cách nhanh chóng tới các thiết bị người dùng cuối. FCM được thiết kế để hỗ trợ cả ứng dụng di động và ứng dụng web.

API là gì?

API là viết tắt của “Application Programming Interface” (giao diện lập trình ứng dụng). Đây là một tập hợp các quy tắc, giao thức, mô tả mà các chương trình máy tính có thể tuân theo để giao tiếp với nhau. API cho phép các ứng dụng khác nhau có thể tương tác và kết hợp mà không cần phải hiểu chi tiết về cách thức hoạt động bên trong.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Vietnix muốn chia sẻ với bạn về nền tảng Firebase của Google. Với các tính năng hỗ trợ phong phú và dễ sử dụng, Firebase thực sự là một công cụ không thể thiếu của mọi lập trình viên, giúp tăng tốc độ phát triển ứng dụng và nâng cao trải nghiệm người dùng. Hãy bắt đầu sử dụng Firebase hôm nay để chuyển đổi ý tưởng của bạn thành sản phẩm nhanh chóng và hiệu quả.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG