Lạm dụng keyword stuffing có thể gây hại nghiêm trọng đến trải nghiệm của người dùng và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả SEO. Các công cụ tìm kiếm ngày nay đã phát triển thông minh hơn và có thể nhận ra việc spam từ khóa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được keyword stuffing và gì và tại sao không nên lạm dụng trong SEO website.
Tìm hiểu keyword stuffing là gì?
Keyword stuffing là việc nhồi nhét, lạm dụng một số lượng lớn từ khóa vào nội dung bài viết trên website và các thẻ meta để nâng cao thứ hạng trên bảng kết quả khi được tìm kiếm. Trong quá khứ, đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên hiện nay hiệu quả của phương pháp này đã không còn đạt hiệu quả mà ngược lại còn gây ảnh hưởng xấu website.
Google thường xuyên cập nhật nhiều thuật toán khác nhau để kiểm soát chất lượng của nội dung. Cho nên, việc chèn từ khóa một cách lạm dụng để thao túng thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm của Google sẽ có nguy cơ bị dính án phạt từ Google rất cao.
Dưới đây là một số đặc điểm của Keyword stuffing:
- Từ khóa hoặc cụm từ khóa lặp đi lặp lại không cần thiết.
- Chèn những từ khóa không phù hợp với nội dung.
- Thêm số lượng lớn từ khóa lớn giống nhau.
- Chèn quá nhiều từ khóa nằm ngoài ngữ cảnh.
Keyword stuffing gây ảnh hưởng thế nào tới việc SEO website?
Khi đọc nội dung trên một website bất kỳ, nếu gặp phải những bài viết hoặc đoạn nội dung bị nhồi nhét từ khóa bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và có trải nghiệm không được tốt trên trang.
Nội dung trên website giúp mang đến cho người dùng những thông tin, kiến thức có giá trị liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Việc bạn chèn từ khóa giống nhau lặp lại chỉ để công cụ tìm kiếm hiểu bạn chứ không vì mục đích phục vụ người dùng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm của người dùng, họ sẽ nhanh chóng thoát trang nếu cảm thấy nội dung đang bị nhồi nhét, từ đó khiến tỷ lệ Time On Site (Thời gian trên trang) thấp đi và Bounce Rate (Tỷ lệ thoát trang) tăng lên. Do đó, bạn nên tập trung tối ưu Onpage một cách hợp lý và cung cấp giá trị đến người dùng.
Gồm 2 loại nhồi nhét từ khóa như sau:
- Khi đọc một đoạn văn bản sẽ nhận ra từ khóa đó xuất hiện ở mọi nơi trên website bằng mắt thường. Mật độ xuất hiện sẽ từ 2-3%.
- Các từ khóa đã bị ẩn đi qua nhiều cách khác nhau như sử dụng màu trùng với màu nền của website và khó nhận ra bằng mắt thường.
Cùng tham khảo thêm một số bài viết về chủ đề Content SEO có thể bạn quan tâm:
📌 Content website là gì? Hướng dẫn tối ưu SEO content thu hút
📌 Content Angle là gì? So sánh Content Angle và Content Pillar
📌 Content Pillar là gì? 6 bước tạo Content Pillar hiệu quả
4 cách khắc phục việc spam từ khóa trong bài viết
Để khắc phục việc spam từ khóa trong nội dung bài viết bạn có thể tham khảo 4 cách sau:
Nội dung tự nhiên, mang tính chất chia sẻ
Nội dung cần được viết với văn phong tự nhiên, mang đến giá trị hữu ích cho người đọc, không viết theo kiểu khô khan, gò bó và công thức. Nếu website bạn sở hữu nội dung chất lượng mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng sẽ được Google đánh giá rất cao.
Thay thế bằng từ đồng nghĩa
Để hạn chế việc lặp đi lặp lại từ khóa quá nhiều lần, bạn có thể linh hoạt dùng một số từ đồng nghĩa. Tuy nhiên cần sử dụng những từ đồng nghĩa phù hợp và chính xác, không dùng những từ đồng nghĩa khiến người đọc khó hiểu.
Sử dụng từ khóa dài
Nếu bạn đang sử dụng từ khóa dài thì có nghĩa bạn đang đi đúng hướng, đây là những từ khóa có nhiều sự liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang cung cấp nhưng có độ dài hơn những từ khóa bình thường.
Những từ khóa này vẫn cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm của bạn đến khách hàng trong giai đoạn tìm hiểu trước khi mua hàng. Đây cũng là một cách rất hiệu quả để tránh được vấn đề nhồi nhét từ khóa, cụm từ khóa.
Cung cấp nội dung chuyên sâu hơn
Độ dài của bài viết sẽ hạn chế được việc lạm dụng từ khóa, tuy chưa có một tiêu chuẩn độ dài cụ thể nào được cho là hiệu quả. Nhưng một bài viết có nội dung chuyên sâu, mang đến nhiều thông tin có giá trị sẽ giúp bạn giữ chân người dùng ở lại trang lâu hơn, từ đó có thể làm giảm tỷ lệ thoát trang.
Cách tối ưu onpage cho từ khóa
Để tối ưu Onpage cho từ khóa hiệu quả bạn có thể tham khảo 5 cách dưới đây:
Xác định mục đích chính của từ khóa
Khi đã xác định được nội dung của website, bạn cần biết mục đích chính và nghiên cứu, lựa chọn một từ khóa duy nhất. Từ đó mới trình bày được chủ đề chính của trang kèm theo một số cụm từ tìm kiếm có ý nghĩa liên quan chặt chẽ.
Tuy nhiên bạn cũng cần xem xét mức độ cạnh tranh và sự phổ biến của từ khóa. Điều này giúp bạn biết được đâu là trang có khả năng được tối ưu xếp hạng dễ dàng hơn. Với cách này, bạn có thể sử dụng một số công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến như: Ahrefs, SEMrush,…
Tăng độ dài bài viết
Nội dung dài và chi tiết có khả năng thu hút sự chú ý của công cụ tìm kiếm cao hơn. Tuy nhiên, để viết một nội dung dài có thể là một thách thức đặc biệt là khi bạn không có đủ thông tin để thực hiện.
Theo nguyên tắc chung, nếu bạn viết nội dung càng dài thì sẽ có nhiều vị trí để chèn từ từ khóa liên quan khác nhau. Do đó, hãy cố gắng viết tối thiểu 300 từ trong một nội dung sẽ giúp bài viết của bạn có độ dài tương đối và đủ thông tin để thu hút sự chú ý của Google và đưa ra những xử lý SERP phù hợp.
Duy trì keyword density ở mức phù hợp
Khi tạo nội dung, bạn nên cố gắng rải từ khóa chính trong văn bản một cách tự nhiên và không quá lạm dụng. Hãy chèn từ khóa vào các vị trí mà nó hợp lý và tự nhiên theo dòng chảy của nội dung. Tuy nhiên, không có số lượng từ khóa cụ thể nào được coi là tối ưu trong một phần nội dung, vì điều này phụ thuộc vào nội dung và ngữ cảnh sử dụng từ khóa.
Mặc dù vấn đề này có tính linh hoạt, tuy nhiên một số chuyên gia đã gợi ý hãy duy trì keyword density tối ưu khoảng 2% trên tổng số từ trong nội dung. Điều này giúp duy trì tính nhất quán giữa từ khóa chính trong bài viết.
Trường hợp bạn đang sử dụng WordPress thì có thể tham khảo plugin Yoast SEO hoặc plugin Rank Math để theo dõi keywords density trong bài viết.
Bổ sung từ khóa chính vào phần tử trang
Để tối ưu hóa trang cho từ khóa, bạn nên đặt từ khóa chính vào các vị trí quan trọng trên trang như tiêu đề trang, thẻ tiêu đề, meta description, thẻ alt hình ảnh, văn bản đầu trang, cuối trang và tiêu đề phụ. Tuy nhiên, đây không phải là lạm dụng Keyword stuffing, bằng cách này, các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung và chủ đề mà trang của bạn muốn truyền đạt.
Bổ sung từ khóa phụ, biến thể từ khóa chính và từ khóa dài
Thông qua việc chèn những từ khóa phụ, từ đồng nghĩa hoặc những từ khóa dài hơn vào nội dung bạn có thể giúp các công cụ tìm kiếm đảm bảo website của bạn đang tập trung vào từ khóa chính. Những từ khóa này cung cấp chi tiết hơn về ngữ cảnh, như bằng chứng liên quan đến ngữ cảnh về chủ đề nội dung của website cho công cụ tìm kiếm
Long-tail keywords (từ khóa dài) không chỉ cung cấp thêm thông tin cho công cụ tìm kiếm, mà còn giúp xác định liệu nội dung của bạn có thể trả lời được các câu hỏi của người đọc hay không.
Nếu nhận được đánh giá tích cực, trang web của bạn có cơ hội xuất hiện trong phần “People also ask” của Google. Điều này làm nổi bật nội dung của bạn và hấp dẫn người dùng, giúp tăng lượng truy cập và tương tác trên website.
Việc sử dụng từ khóa phụ giúp Google tìm kiếm nội dung có liên quan và đồng thời cải thiện xếp hạng trang web trong kết quả tìm kiếm. Bằng cách sử dụng từ khóa phụ trong nội dung, bạn xác nhận rằng bạn viết cho con người, không chỉ để đáp ứng các thuật toán máy móc của công cụ tìm kiếm.
Điều này giúp tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người đọc và đồng thời giúp nội dung của bạn được đánh giá cao hơn bởi Google.
Luôn ưu tiên kiểm tra kĩ Onpage
Đây là bước rất quan trọng, tuy bạn đã biết cách tránh keyword stuffing và sử dụng từ khóa chính phù hợp đến những công cụ tìm kiếm hướng đến chủ đề của trang, nhưng bạn vẫn có thể bỏ qua việc kiểm tra tối ưu onpage trên website.
Do đó, khi sắp xuất bản một trang web, bạn cần chắc chắn đã thực hiện tối ưu hóa cho từ khóa chính đã sử dụng thông qua nhiều công cụ kiểm tra SEO khác nhau. Chỉ cần điền URL trang bạn đang phân tích kèm từ khóa chính, bạn sẽ nhận được báo và những đề xuất giúp trang có thể tối ưu hơn, từ đó thu hút được nhiều traffic.
Cùng tham khảo thêm một số bài viết trong chủ đề SEO có thể bạn quan tâm:
📌 18 bí kíp và tư duy làm SEO lên top Google bền vững
📌 Đào tạo SEO top #1 Google – Tăng chuyển đổi & Doanh thu
Lời kết
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến Keyword stuffing và những lý do tại sao bạn không nên nhồi nhét từ khóa quá nhiều từ khóa vào nội dung bài viết trên website. Trong quá trình đọc bài viết nếu còn gì thắc mắc bạn có thể bình luận bên dưới để mọi người cùng giải đáp nhé.