NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
29/02/2024
Lượt xem

DDNS là gì? Lợi ích và cách đăng ký DDNS nhanh nhất

29/02/2024
18 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (137 bình chọn)

Trong thế giới ngày càng kết nối, việc truy cập vào các thiết bị và dịch vụ từ xa ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, đối với các thiết bị có địa chỉ IP động, việc truy cập từ xa có thể gặp khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, DDNS (Dynamic Domain Name System) ra đời. Vậy DDNS là gì, hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

DDNS là gì?

DDNS (Dynamic Domain Name System) hay còn gọi hệ thống tên miền động là phương thức ánh xạ tên miền đến địa chỉ IP động (IP WAN) từ tên miền sang định dạng số.

DDNS là gì?
DDNS là gì?

Giả sử bạn có một server tại văn phòng và đang cung cấp các service cho nhân viên, internet sử dụng từ các nhà cung cấp ISP. Địa chỉ IP lúc này là một địa chỉ IP tạm thời, có thể thay đổi ở lần kết nối tiếp theo hoặc tự động thay đổi sau một khoảng thời gian. Để cung cấp service cho nhân viên, bạn có 3 lựa chọn:

  • Địa chỉ static IP khá tốn kém.
  • Thay đổi thủ công mỗi lần IP thay đổi.
  • Tự động update địa chỉ IP bằng DDNS (Dynamic DNS).

DDNS là dịch vụ tự động cập nhật bản ghi A (IPv4) hoặc AAAA (IPv6) khi địa chỉ IP thay đổi. Các thay đổi IP được thực hiện bởi các nhà cung cấp ISP. Hiện nay, hầu hết các nhà mạng (FPT, Viettel, VNPT,…) đều sử dụng hệ thống IP động cho các modem. Cũng có một số sử dụng IP tĩnh nhưng chi phí hàng khá cao. Khi sử dụng DDNS sẽ cập nhật địa chỉ IP cho tên miền mỗi khi có thay đổi IP. Với DDNS bạn sẽ không cần lo lắng về việc thay đổi địa chỉ IP nữa.

Tại sao DDNS lại quan trọng?

Khi nhu cầu sử dụng DDNS tăng cao, các ứng dụng của DDNS được mở rộng đặc biệt trong việc kết nối các hệ thống như camera giám sát, smart house và iOT. Dịch vụ DDNS cho phép người dùng giám sát camera, liên kết với các thiết bị thông minh và truy cập cũng như cấu hình hệ thống từ xa thông qua điện thoại di động, máy tính bảng, tạo điều kiện cho sự tự do và linh hoạt trong việc kết nối và truy cập.

Tại sao DDNS lại quan trọng?
Tại sao DDNS lại quan trọng?

Ngoài ra, DDNS đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tổ chức/doanh nghiệp giảm chi phí bằng cách loại bỏ nhu cầu tự quản lý, duy trì và vận hành máy chủ dịch vụ (như mail, web, FTP,… server), không cần phải chi trả tiền thuê hosting từ ISP.

Cách thức hoạt động của DDNS bạn cần biết

Cách thức DDNS hoạt động

DDNS tạo ra 1 chương trình đặc biệt chạy trên máy tính của người dùng để theo dõi là Dynamic DNS Client. Chương trình này có nhiệm vụ là theo dõi những thay đổi địa chỉ IP, nếu có xảy ra sự thay đổi IP thì Dynamic DNS Client sẽ thông báo cho hệ thống DNS. Cho dù server có thường xuyên thay đổi địa chỉ IP thì hệ thống DNS vẫn tìm được và trỏ tên miền về đúng địa chỉ IP.

Cách thức hoạt động của Dynamic DNS
Cách thức hoạt động của Dynamic DNS

DDNS hoạt động theo cách sau:

  • Đầu tiên, Dynamic DNS client theo dõi địa chỉ IP để thay đổi.
  • Khi địa chỉ IP thay đổi (nếu sử dụng dynamic IP) thì Dynamic DNS service update địa chỉ IP mới.

Mô phỏng cách thức hoạt động của DDNS

Cách thức hoạt động của DDNS có thể mô tả đơn giản như sau: 

  • Bước đầu tiên, host được cài đặt trên modem. Host sẽ cập nhật địa chỉ IP hiện tại của thiết bị lên máy chủ DDNS định kỳ.
  • Người dùng truy cập đến thiết bị thông qua hệ thống DDNS. Máy chủ DDNS sẽ nhận được yêu cầu và trả về địa chỉ IP hiện tại của thiết bị.
  • Cuối cùng, người dùng có thể kết nối với host thành công bằng cách sử dụng địa chỉ IP đã nhận được từ DDNS. Điều này giúp tự động cập nhật và duy trì sự liên kết giữa người dùng và thiết bị trong trường hợp IP bị thay đổi.
Mô phỏng cách thức hoạt động của Dynamic DNS
Mô phỏng cách thức hoạt động của Dynamic DNS

Hãy tưởng tượng rằng bạn có một hệ thống camera được kết nối với internet theo tên miền là abc.ddns.net. Tên miền này thường được tạo ra bởi nhà cung cấp DDNS NO-IP (hoặc DynDNS, FreeDNS,…). Khi thực hiện thao tác tắt và khởi động lại modem, hệ thống DDNS của nhà cung cấp X sẽ kiểm tra địa chỉ IP của modem. Nếu địa chỉ IP mới khác với địa chỉ IP cũ, hệ thống DDNS sẽ cập nhật địa chỉ IP mới cho tên miền abc.ddns.net.

Ví dụ: Ban đầu địa chỉ IP của modem là 115.73.1.100. Khi bạn tắt modem và khởi động lại, địa chỉ IP của modem sẽ thay đổi thành 115.73.1.101. Hệ thống DDNS của NO-IP sẽ nhận thấy sự thay đổi này và cập nhật địa chỉ IP mới cho tên miền abc.ddns.net thành 115.73.1.101. Với sự thay đổi tự động này, bạn luôn có thể truy cập vào hệ thống camera từ xa nhờ có DDNS, ngay cả khi địa chỉ IP của modem thay đổi.

Các lợi ích của DDNS là gì?

Dynamic DNS có thể rất hữu ích cho những người muốn lưu trữ website, truy cập CCTV, VPN, app hoặc game server từ máy tính tại nhà và rẻ hơn so với việc sử dụng IP tĩnh. Với việc thiết lập DDNS, bạn sẽ tránh được việc phải cập nhật lại bản ghi khi địa chỉ IP thay đổi một cách thủ công.

Lợi ích của DDNS
Lợi ích của DDNS

DDNS là một giải pháp tuyệt vời có nhiều ưu điểm khác nhau:

  • Accessibility: Truy cập website hoặc server dễ dàng mà không cần phải lo lắng về IP. Khi IP thay đổi cũng sẽ không gián đoạn bất kỳ hoạt động nào.
  • Practicality: Không cần người kiểm tra và cấu hình lại.
  • Economic: DDNS rẻ hơn so với thuê địa chỉ static public IP.

Nếu bạn muốn sử dụng DDNS miễn phí thì có thể thử bắt đầu với DDNS service free từ CloudDNS, chỉ cần đăng ký một tài khoản miễn phí và bắt đầu sử dụng.

Ai và khi nào nên sử dụng DDNS?

Có một số đối tượng quan trọng cần tích hợp DDNS vào hệ thống của họ, bao gồm:

  • Cá nhân/Tổ chức sử dụng kết nối Internet gián tiếp: Những đối tượng sử dụng kết nối Internet thông qua giao thức dial-up hoặc dịch vụ ADSL thường có địa chỉ IP động thay vì địa chỉ IP tĩnh. DDNS là lựa chọn phù hợp cho họ để duy trì việc truy cập từ xa một cách thuận lợi và liên tục.
  • Cá nhân/Doanh nghiệp triển khai hệ thống camera giám sát: Những đối tượng này thường mong muốn kiểm soát và giám sát từ xa thông qua mạng Internet. DDNS giúp họ dễ dàng theo dõi và quản lý hệ thống mà không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi địa chỉ IP động.
  • Cá nhân/Doanh nghiệp triển khai máy chấm công: Đối với những đối tượng muốn sử dụng máy chấm công, việc có khả năng truy cập và quản lý từ xa qua Internet là quan trọng. DDNS hỗ trợ họ giải quyết vấn đề này một cách linh hoạt và hiệu quả.
  • Tổ chức/Doanh nghiệp muốn cung cấp dịch vụ trên Internet: Các đối tượng cung cấp dịch vụ như web server, mail server, FTP server,… cần sử dụng DDNS để duy trì tính liên tục và ổn định của các dịch vụ này trên mạng Internet.
  • Cá nhân/Tổ chức có máy chủ với IP thường xuyên thay đổi: Những đối tượng sở hữu máy chủ với địa chỉ IP động cần sử dụng DDNS để duy trì khả năng truy cập vào máy chủ một cách liên tục và không bị gián đoạn.
Ai và khi nào nên sử dụng DDNS
Ai và khi nào nên sử dụng DDNS

Với những đối tượng này, việc sử dụng DDNS không chỉ đảm bảo sự ổn định trong quá trình kết nối mà còn hỗ trợ công tác quản lý và giám sát từ xa qua mạng Internet một cách đơn giản, linh hoạt.

Hướng dẫn đăng ký DDNS

Các bước đăng ký DDNS khá đơn giản, bạn có thể theo dõi hướng dẫn sau đây:

Người dùng cần chuẩn bị gì?

Yêu cầu đối với người dùng DDNS được quy định bởi từng nhà cung cấp dịch vụ DDNS. Tuy nhiên, nhìn chung, các yêu cầu cơ bản bao gồm:

  • Đăng ký tên miền: Tên miền đăng ký DDNS phải có đuôi phù hợp với nhà cung cấp dịch vụ DDNS. Chẳng hạn như, sử dụng dịch vụ DDNS của VNNIC, tên miền phải có đuôi là .com.vn hoặc .vn.
  • Cài đặt chương trình DDNS Client: Chương trình này sẽ giúp người dùng cập nhật địa chỉ IP động của máy tính lên hệ thống DDNS.
  • Có kết nối Internet: Máy tính của người dùng cần có kết nối internet để có thể truy cập vào hệ thống DDNS và cập nhật địa chỉ IP.

Ngoài ra, một số nhà cung cấp dịch vụ DDNS có thể yêu cầu người dùng đáp ứng thêm các yêu cầu sau:

  • Cài đặt phần mềm hỗ trợ: Một số nhà cung cấp dịch vụ DDNS yêu cầu người dùng cài đặt thêm các phần mềm hỗ trợ để sử dụng dịch vụ như web server, email server,…
  • Trả phí: Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn các dịch vụ DDNS miễn phí hoặc trả phí cho phù hợp.

Nếu chưa đăng ký tên miền, thì Vietnix hỗ trợ và giúp bạn đăng ký tên miền một cách nhanh chóng mà không phải thực hiện quá nhiều thủ tục. Bên cạnh đó, Vietnix hiện đang cung cấp nhiều gói hosting với tốc độ cao giúp quản lý, phát triển nhiều website một cách dễ dàng. Những lợi ích nổi bật mà Hosting Vietnix có thể mang đến cho khách hàng bao gồm: tăng tốc độ và hiệu suất website, bảo mật và an toàn dữ liệu.

Đặc biệt, khi mua hosting tại Vietnix, bạn còn được tặng kèm một bộ theme và plugin bản quyền giá trị giúp tiết kiệm chi phí và thời gian xây dựng, tối ưu website. Đăng ký ngay để không bỏ lỡ những ưu đãi cực kỳ hấp dẫn!

Cách thức đăng ký DDNS dễ dàng

Trong bài viết này, Vietnix sẽ hướng dẫn cách đăng ký DDNS miễn phí tại No-IP, một trong những nhà cung cấp dịch vụ DDNS được ưa chuộng nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo và thực hiện tương tư cho các nhà cung cấp khác.

Bước 1 : Tạo tài khoản

Truy cập vào No-IP, nhấp vào nút "Sign Up"
Truy cập vào No-IP, nhấp vào nút “Sign Up”

Bạn truy cập vào link: https://www.noip.com/ và nhấp vào nút “Sign Up” ở góc phải trên của website. Sau đó điền các thông tin được yêu cầu và và nhấn nút “Free Sign Up“. 

Bước 2 : Xác nhận tài khoản

Sau khi gửi thông tin đăng ký, bạn sẽ nhận được một email từ No-IP. Nhấp vào liên kết được cung cấp trong email để xác nhận tài khoản. Nếu không thấy email, bạn hãy kiểm tra lại thư rác.

Bước 3:  Đăng nhập vào tài khoản

Quay lại trang chủ của No-IP, nhấp vào "Sign In" ở góc phải trên website
Quay lại trang chủ của No-IP, nhấp vào “Sign In” ở góc phải trên website

Quay lại trang chủ của No-IP, nhấp vào “Sign In” ở góc phải trên website. Sau đó bạn nhập địa chỉ email cùng mật khẩu đã đăng ký và nhấp vào nút “Sign In“.

Bước 4 : Thêm tên máy chủ vào tài khoản

Sau khi đăng ký tài khoản No-IP, tên máy chủ thường được tạo sẵn và bạn có thể sử dụng tên này để kết nối với máy chủ. Còn nếu tên máy chủ chưa được tạo tự động thì có thể truy cập vào mục “Dynamic DNS“, sau đó nhấp vào nút “Create Hostname” màu xanh lá. 

Truy cập "Dynamic DNS", sau đó nhấp vào nút "Create Hostname" để tạo tên máy chủ
Truy cập “Dynamic DNS”, sau đó nhấp vào nút “Create Hostname” để tạo tên máy chủ

Màn hình sau sẽ xuất hiện: 

Tạo tên máy chủ
Tạo tên máy chủ

Trên màn hình này, bạn nhập tên máy chủ theo mong muốn rồi chọn miền muốn kết nối tới. Chọn loại record là “DNS Host (A)”. Phần IPv4 Address sẽ được thiết lập sẵn địa chỉ IP public hiện tại. Hoặc nếu muốn sử dụng địa chỉ IP khác thì bạn có thể nhập thủ công vào. Cuối cùng, nhấp vào nút “Create Hostname” màu xanh lá.

Bước 5 (khuyến nghị): Tạo khóa DDNS key. Khóa DDNS sẽ tăng tính bảo mật cho tài khoản và cung cấp khả năng tương thích tốt với các ứng dụng khách.

Bước 6 : Cài đặt host dynamic

Nếu bạn có địa chỉ IP động thì sẽ cần cài đặt Dynamic Update Client (DUC) miễn phí của No-IP . Còn nếu bạn không muốn để máy tính chạy 24/7 thì hãy xem liệu các thiết bị có hỗ trợ  No-IP.com cho các bản cập nhật DNS động hay không. Hầu hết router và thiết bị kết nối từ xa hiện nay đều hỗ trợ dịch vụ DDNS của No-IP.

Bước 7 : Cấu hình router

Nếu bạn sử dụng router để kết nối Internet và/hoặc cài đặt tường lửa trên máy tính thì cần đảm bảo router đã được cấu hình để điều hướng lưu lượng truy cập chính xác vào các thiết bị trong mạng. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng chức năng Port Forwarding của router với các cổng: 80 (web server), 21 (FTP) và 3389 (máy tính từ xa). Chỉ nên chuyển tiếp các cổng mà bạn thực sự cần sử dụng, để xác minh rằng router và tường lửa đã được thiết lập chính xác, có thể truy cập www.portchecktool.com.

Bước 8 : Chạy dịch vụ

Sau khi kiểm tra xong, bạn có thể chạy các dịch vụ của mình bằng máy chủ hoặc miền đã tạo. 

Bước 9  (khuyến nghị): Bật Two-Factor Authentication để đảm bảo tài khoản an toàn.

Yêu cầu khi sử dụng dịch vụ DDNS của VNNIC

Hiện nay, VNNIC đang hỗ trợ người dùng đăng ký dịch vụ DDNS miễn phí với những tên miền có đuôi .vn. Nếu muốn sử dụng dịch vụ DDNS miễn phí của VNNIC, cần đáp ứng những yêu cầu sau: 

  • Một tên miền có đuôi .vn hoặc .com.vn, nếu chưa có thì bạn có thể đăng ký tên miền tại Vietnix với mức giá ưu đãi.
  • Tải xuống và cài đặt phần mềm VNNIC Dynamic DNS Client trên máy tính. Sau đó thực hiện thiết lập các thông số về tên miền, tên máy chủ,… để xác thực.
  • Kết nối đến hệ thống DDNS để tự động cập nhật địa chỉ IP mới vào hệ thống DNS của VNNIC nếu có sự thay đổi.
  • Đảm bảo chắc chắn máy tính đã được kết nối với hệ thống server cung cấp dịch vụ DDNS của VNNIC bằng giao thức htttpport 8888. 
  • Cài đặt những phần mềm cần tiết như Apache, web server, email server,… trên máy tính.
Yêu cầu khi sử dụng dịch vụ DDNS của VNNIC
Yêu cầu khi sử dụng dịch vụ DDNS của VNNIC

Câu hỏi thường gặp

DrayDDNS là gì?

DrayDDNS là dịch vụ tên miền động (DDNS) được cung cấp miễn phí bởi DrayTek cho các thiết bị router Vigor của họ. Dịch vụ này giúp bạn dễ dàng truy cập các thiết bị được kết nối với router Vigor từ xa bằng cách sử dụng tên miền thay vì địa chỉ IP.

UPnP là gì?

UPnP là viết tắt của Universal Plug and Play là một tập giao thức mạng giúp các thiết bị trong cùng mạng tự động kết nối với nhau.

NAT là gì?

NAT là viết tắt của Network Address Translation. Đây là một kỹ thuật cho phép chuyển đổi địa chỉ IP nguồn hoặc đích trong các gói tin IP khi chúng đi qua một router hoặc thiết bị chuyển mạch mạng khác.

Có những dịch vụ DDNS free nào?

Một số dịch vụ DDNS free như:
– No-IP.
– DynDNS.
– FreeDNS.
– DuckDNS
– Cloudflare DDNS.

Tại sao phải cấu hình DDNS Camera Hikvision?

Có nhiều lý do khiến bạn nên cấu hình DDNS cho camera Hikvision:
– Truy cập camera từ xa dễ dàng.
– Tăng cường bảo mật.
– Tiết kiệm thời gian và công sức.
– Giúp xem camera qua trình duyệt web.
– Tăng tính ổn định cho việc kết nối.

Camera DDNS là gì?

Camera DDNS là một dịch vụ cho phép bạn truy cập camera từ xa bằng cách sử dụng tên miền thay vì địa chỉ IP.

Lời kết

DDNS là một công cụ hữu ích giúp bạn truy cập từ xa vào các thiết bị và dịch vụ trong mạng nội bộ. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đã có cái nhìn tổng quan về khái niệm DDNS là gì cũng như cách thức hoạt động của hệ thống này. Cám ơn các bạn đã theo dõi và hãy để lại bình luận bên dưới nếu còn bất cứ thắc mắc nào về DDNS nhé. 

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG