Amazon Web Services (AWS) là nền tảng điện toán đám mây toàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Với hàng trăm dịch vụ đa dạng, AWS cho phép các tổ chức xây dựng và vận hành ứng dụng một cách linh hoạt, tiết kiệm chi phí và an toàn. Bài viết này mình sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A-Z về dịch vụ Amazon Web Services chỉ trong 5 phút.
Những điểm chính
- Hiểu rõ AWS là gì và vai trò của nền tảng này trong lĩnh vực điện toán đám mây.
- Nắm bắt các ưu điểm và nhược điểm của các dịch vụ Amazon Web Services.
- Tìm hiểu hệ sinh thái đa dạng với các dịch vụ chính mà AWS cung cấp như dịch vụ lưu trữ, tính toán đám mây, cơ sở dữ liệu
- Biết đến Vietnix là nhà cung cấp VPS mạnh mẽ, hỗ trợ tối ưu cho các dự án cần hiệu suất cao.
- Giải đáp các câu hỏi thường gặp khi sử dụng AWS.
AWS là gì?
AWS (Amazon web services) là một nền tảng điện toán đám mây do Amazon.com cung cấp và phát triển, với nhiều tính năng hữu ích như storage (lưu trữ), computing power (tính toán), database (cơ sở dữ liệu), analytics (phân tích),… Nền tảng này cung cấp một bộ sưu tập khổng lồ các dịch vụ cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS), nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS) và phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS).

Từ khi ra mắt vào năm 2006, AWS đã không ngừng mở rộng với hơn 175 dịch vụ trên nền tảng, cùng với hệ thống trung tâm dữ liệu trải dài khắp toàn cầu, bao gồm các khu vực như Đông Mỹ, Tây Mỹ, Ireland, Brazil, Úc, Nhật Bản, Singapore,… Điều này giúp AWS chiếm thị phần lớn nhất toàn cầu trong lĩnh vực điện toán đám mây, vượt xa tổng thị phần của nhiều đối thủ lớn khác.
Đối với các doanh nghiệp muốn tìm một giải pháp lưu trữ tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu suất thì dịch vụ VPS NVMe của Vietnix là một lựa chọn tối ưu. VPS NVMe Vietnix cung cấp hiệu suất vượt trội nhờ ổ cứng NVMe, CPU Platinum giúp các ứng dụng hoạt động mượt mà và nhanh chóng, tương tự như khi sử dụng dịch vụ lưu trữ tại AWS.

VPS NVME – Ổ CỨNG VÀ CPU THẾ HỆ MỚI
Khả năng xử lý siêu khủng với ổ cứng NVMe và CPU Platinum, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu suất lưu trữ
Ưu điểm và nhược điểm của AWS
Về cơ bản, AWS của Amazon là một nền tảng tổng hợp cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây. Hiện Amazon Services vẫn luôn dẫn đầu thị trường khi thị phần của nó còn lớn hơn tổng thị phần 4 đối thủ là Google, Microsoft, IBM, Alibaba. Dưới đây là những ưu – nhược điểm chính của nền tảng này:
Dẫn đầu thị trường & Hệ sinh thái toàn diện: AWS có khởi đầu sớm và vị thế vượt trội, cung cấp hơn 175 dịch vụ đa dạng và mạnh mẽ, từ lưu trữ, máy chủ ảo đến phân tích dữ liệu và AI.
Đổi mới và cập nhật liên tục: AWS liên tục ra mắt tính năng mới và cải tiến dựa trên phản hồi của khách hàng, đảm bảo nền tảng luôn hiện đại và tối ưu.
Uy tín từ thương hiệu Amazon: AWS được hậu thuẫn bởi tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới là Amazon, đảm bảo sự đầu tư mạnh mẽ, ổn định và đáng tin cậy.
Hỗ trợ mạnh mẽ cho mã nguồn mở & Linux: AWS rất thân thiện và tương thích cao với hệ điều hành Linux. Hãng cũng có chiến lược hỗ trợ mạnh mẽ cộng đồng mã nguồn mở, giúp AWS trở nên cực kỳ phổ biến trong giới lập trình viên.
Chính sách giá linh hoạt và tối ưu chi phí: AWS nổi tiếng với các chương trình giảm giá và cung cấp nhiều công cụ giúp doanh nghiệp theo dõi, quản lý và tối ưu hóa chi tiêu trên nền tảng đám mây.
Chi phí truyền dữ liệu ra ngoài (Data Egress): Mặc dù việc tải dữ liệu lên AWS là miễn phí, người dùng sẽ phải trả phí khi muốn di chuyển hoặc tải dữ liệu từ AWS ra ngoài.
Rào cản ngôn ngữ khi cần hỗ trợ: Để nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật tốt nhất trực tiếp từ AWS toàn cầu, người dùng cần thành thạo tiếng Anh.
Hạn chế về chi phí và tốc độ tại Việt Nam: Khi sử dụng trực tiếp từ Việt Nam, người dùng có thể gặp phải chi phí cao hơn và tốc độ truyền tải không tối ưu do khoảng cách địa lý và băng thông quốc tế.
Tuy vẫn còn một số nhược điểm nhưng với những ưu điểm nổi trội trên đã góp phần đưa tên tuổi AWS ngày càng lớn mạnh và được đông đảo người dùng biết đến. Dù số lượng dịch vụ của AWS hiện vẫn còn thua kém hơn so với Microsoft Azure nhưng nói đến độ phổ biến với người dùng thì AWS vẫn dành sự vượt trội hơn hẳn.
Vietnix có bài hướng dẫn tạo VPS Azure cũng như bài hướng dẫn đăng ký VPS Amazon free. Bạn có thể tham khảo và trải nghiệm trực quan hơn về dịch vụ của hai ông lớn này.
Các dịch vụ chính của Amazon Web Services
Amazon Web Services cung cấp hàng trăm dịch vụ đa dạng và phong phú, giúp các doanh nghiệp xây dựng, triển khai và quản lý ứng dụng một cách linh hoạt, mở rộng và hiệu quả. Dưới đây là tổng quan về một số nhóm dịch vụ chính của AWS:
Dịch vụ điện toán
Các dịch vụ điện toán của AWS cung cấp khả năng xử lý mạnh mẽ, từ máy chủ ảo đến các nền tảng serverless, đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau về hiệu suất và khả năng mở rộng:
- Amazon Elastic Compute Cloud (EC2): Dịch vụ máy ảo ảo hóa cho phép người dùng khởi tạo, cấu hình và quản lý các máy chủ ảo (instances) trên đám mây. EC2 cung cấp sự linh hoạt cao với nhiều loại instance và hệ điều hành khác nhau, phù hợp cho nhiều loại tải công việc.
- AWS Lambda: Nền tảng điện toán serverless (không máy chủ) cho phép bạn chạy code mà không cần phải cấp phát hoặc quản lý máy chủ. Lambda tự động mở rộng theo nhu cầu, chỉ tính phí cho thời gian bạn sử dụng tài nguyên điện toán.
- Amazon Elastic Container Service (ECS): Dịch vụ quản lý các vùng chứa (container) Docker, giúp đơn giản hóa việc triển khai, quản lý và mở rộng các ứng dụng được đóng gói trong container.

Người dùng có thể sử dụng EC2 Amazon để khởi tạo nhiều tài nguyên máy chủ theo nhu cầu sử dụng, cấu hình mạng, bảo mật và dung lượng lưu trữ. EC2 cho phép người dùng tăng, giảm quy mô tùy thích để xử lý nhu cầu công việc một cách nhanh chóng với các đặc điểm nổi bật:
- Môi trường ảo thực hiện các tính toán được gọi là instances.
- Có các template cấu hình sẵn cho các instances, gọi là Amazon Machine Images, gồm các gói dịch vụ cần thiết cho máy chủ người dùng.
- Instance type bao gồm các cấu hình khác nhau cho instances về CPU, dung lượng lưu trữ, bộ nhớ, hệ thống mạng.
- Thông tin login của instances được bảo mật bằng cách dùng key pair AWS để lưu key public, còn người dùng sẽ lưu key private.
- Khi bạn tạm dừng hoặc ngắt các instances, dữ liệu tạm thời sẽ bị xóa bỏ, gọi là instance store volumes.
- Amazon Elastic Block Store (Amazon EBS volumes) được dùng để lưu trữ dung lượng liên tục cho dữ liệu người dùng.
- Tài nguyên người dùng được lưu trữ ở nhiều vị trí khác nhau, ví dụ như Amazon EBS volumes và instance được gọi là regions and Availability Zones.
- Dịch vụ tường lửa cho phép bạn tùy chỉnh các cổng, giao thức, các giải nguồn IP có thể tiếp cận instances bạn đang sử dụng.
- Địa chỉ IPv4 tĩnh được gọi là Elastic IP addresses.
- Bạn có thể gán các siêu dữ liệu cho tài nguyên Amazon EC2.
- Hệ thống mạng ảo có thể được tách biệt với phần còn lại của hệ thống đám mây AWS. Người dùng có thể kết nối với mạng riêng của mình, gọi là Virtual Private Clouds.
Dịch vụ lưu trữ
AWS cung cấp các giải pháp lưu trữ đa dạng, từ lưu trữ đối tượng có khả năng mở rộng cao đến lưu trữ khối hiệu suất cao, đảm bảo tính bền vững và khả dụng của dữ liệu:
- Amazon Simple Storage Service (S3): Dịch vụ lưu trữ đối tượng với khả năng mở rộng gần như không giới hạn và chi phí thấp. S3 phù hợp để lưu trữ dữ liệu không cấu trúc như ảnh, video, bản sao lưu, và dữ liệu cho ứng dụng web. Tương tự như AWS, Vietnix cũng cung cấp các dịch vụ lưu trữ Hosting, VPS đa dạng với mức giá cạnh tranh để phục vụ cho như cầu của người dùng.
- Amazon Elastic Block Store (EBS): Cung cấp lưu trữ khối hiệu suất cao, liên tục cho các máy ảo EC2. EBS lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu hiệu suất I/O cao như cơ sở dữ liệu hoặc hệ thống tập tin.
- Amazon Elastic File System (EFS): Cung cấp hệ thống tập tin chia sẻ, có khả năng mở rộng cho các máy ảo EC2. EFS cho phép nhiều EC2 instances truy cập cùng một hệ thống tập tin đồng thời, hữu ích cho các ứng dụng cần chia sẻ dữ liệu hoặc tải công việc song song.

Dịch vụ Amazon S3 hỗ trợ người dùng dễ dàng lưu trữ và truy xuất lượng dữ liệu lớn với tốc độ cực kỳ nhanh, dù ở bất cứ nơi đâu khi cần thiết. Điều này đã giúp người dùng hạn chế việc phải mua phần cứng và chi trả cho phần dung lượng không sử dụng đến. Với AWS, người dùng chỉ cần bỏ tiền mua bộ nhớ và phần băng thông họ cần sử dụng.
Các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng dịch vụ AWS với mục đích sao lưu dữ liệu, chạy ứng dụng, lưu trữ các website có lưu lượng truy cập cao hoặc sao lưu dữ liệu đều đặn trong từng khoảng thời gian. Amazon S3 được đánh giá là dễ sử dụng với nhiều cách thức truy cập và quản lý khác nhau. Người dùng được cung cấp các API dịch vụ web REST và SOAP để truy xuất, lưu trữ, quản lý dữ liệu hiệu quả.
Amazon S3 lưu dữ liệu dưới dạng các đối tượng, trong đó các đối tượng được lưu trữ trong các thư mục, gọi là bucket. Đối với mỗi bucket, bạn có thể thực hiện các thao tác điều khiển truy cập như tạo, xóa, hiển thị các object. Để lưu object, trước hết bạn cần upload file đến bucket được chỉ định.
Các bước để tải file vào bucket trên Amazon S3 cũng khá đơn giản, cụ thể:
- Bước 1: Bạn cần phải đăng nhập vào trang aws.amazon.com bằng tài khoản đã đăng ký.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn S3 ở dưới mục Services.
- Bước 3: Bảng điều khiển S3 hiện ra, bạn có thể thấy tất cả các bucket đã có sẵn và options tạo bucket mới.
- Bước 4: Bạn nhấn vào mục Create Bucket và điền tên bucket mới không trùng với tên các bucket đã tồn tại rồi nhấn Create. Khi đó, bucket mới đã được tạo, bạn có thể quan sát thấy các thuộc tính của nó ở phía bên phải.
- Bước 5: Bạn nhấn chuột vào tên bucket mới tạo để truy cập vào các file chứa trong đó. Nhấn chọn upload button để tải lên các file của mình.
- Bước 6: Bạn có thể cài đặt quyền truy cập public cho file bằng cách nhấn chọn file và chọn Make public. Khi đó, file có thể được truy cập bằng REST API.
Dịch vụ cơ sở dữ liệu
AWS cung cấp một loạt các dịch vụ cơ sở dữ liệu quản lý hoàn chỉnh, bao gồm cơ sở dữ liệu quan hệ, NoSQL và kho dữ liệu, giúp đơn giản hóa việc triển khai và quản lý dữ liệu:
- Amazon Relational Database Service (RDS): Cung cấp dịch vụ cơ sở dữ liệu quan hệ được quản lý hoàn toàn, hỗ trợ nhiều công cụ cơ sở dữ liệu phổ biến như MySQL, PostgreSQL, Oracle, SQL Server, và Amazon Aurora.
- Amazon DynamoDB: Dịch vụ cơ sở dữ liệu NoSQL dạng key-value và document, có khả năng mở rộng cao, hiệu suất nhanh và độ trễ thấp ở mọi quy mô. DynamoDB phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu tốc độ và khả năng mở rộng linh hoạt.
- Amazon Redshift: Giải pháp kho dữ liệu (data warehouse) nhanh, được quản lý hoàn toàn, được tối ưu hóa cho phân tích dữ liệu quy mô petabyte. Redshift giúp thực hiện các truy vấn phức tạp trên bộ dữ liệu lớn.
Dịch vụ Networking & Content Delivery
Các dịch vụ này của AWS giúp xây dựng và quản lý hạ tầng mạng, đảm bảo kết nối an toàn và phân phối nội dung hiệu quả:
- Amazon Virtual Private Cloud (VPC): Cho phép bạn tạo một mạng riêng ảo được cô lập logic trong AWS Cloud. Bạn có toàn quyền kiểm soát môi trường mạng ảo của mình, bao gồm dải địa chỉ IP, subnet, bảng định tuyến và port mạng.
- Amazon Route 53: Dịch vụ hệ thống tên miền (DNS) có khả năng mở rộng cao và khả dụng. Route 53 được sử dụng để định tuyến người dùng đến các ứng dụng trên AWS hoặc bên ngoài AWS.
- Amazon CloudFront: Mạng lưới phân phối nội dung (CDN) toàn cầu giúp tăng tốc độ tải trang web, video và ứng dụng bằng cách phân phối nội dung từ các vị trí gần người dùng cuối nhất.
Dịch vụ trí tuệ nhân tạo và máy học
AWS cung cấp các dịch vụ AI và Machine Learning được quản lý hoàn toàn, giúp các nhà phát triển và nhà khoa học dữ liệu dễ dàng xây dựng, triển khai và mở rộng các ứng dụng thông minh:
- Amazon SageMaker: Nền tảng dịch vụ máy học toàn diện cho phép các nhà phát triển và nhà khoa học dữ liệu xây dựng, huấn luyện và triển khai các mô hình máy học một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Amazon Rekognition: Dịch vụ phân tích hình ảnh và video dựa trên học sâu, có thể nhận dạng đối tượng, hoạt động, khuôn mặt, văn bản và nhiều hơn nữa trong hình ảnh và video.
- Amazon Lex: Dịch vụ để xây dựng giao diện hội thoại (chatbot) vào bất kỳ ứng dụng nào bằng giọng nói và văn bản. Lex được cung cấp bởi cùng công nghệ học sâu với Amazon Alexa.
Dịch vụ hỗ trợ phát triển phần mềm và DevOps
Các dịch vụ này của AWS hỗ trợ toàn bộ vòng đời phát triển phần mềm, từ quản lý mã nguồn đến triển khai liên tục:
- AWS CodeCommit: Dịch vụ kiểm soát mã nguồn được quản lý hoàn toàn, lưu trữ các kho Git riêng tư một cách an toàn và có khả năng mở rộng.
- AWS CodeBuild: Dịch vụ tích hợp liên tục được quản lý hoàn toàn để biên dịch mã nguồn, chạy kiểm thử và tạo các gói triển khai.
- AWS CodeDeploy: Tự động hóa quá trình triển khai mã lên các phiên bản EC2, máy chủ tại chỗ hoặc các hàm serverless Lambda.
Các dịch vụ khác
Ngoài các nhóm dịch vụ trên, AWS còn cung cấp một danh mục dịch vụ khổng lồ bao gồm: Internet of Things (IoT), Game Tech, thực tế ảo (AR/VR), blockchain, phân tích dữ liệu, dịch vụ phương tiện truyền thông, khoa học robot, quản lý và quản trị, di chuyển và truyền dữ liệu,… Với danh mục dịch vụ đa dạng, linh hoạt và mở rộng không ngừng, AWS cung cấp giải pháp đám mây toàn diện giúp doanh nghiệp đáp ứng mọi nhu cầu đổi mới ứng dụng và chuyển đổi kỹ thuật số.
Vietnix VPS – Nền tảng vững chắc cho mọi dự án trực tuyến
Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp VPS, Vietnix đã trở thành đối tác tin cậy của hơn 100.000 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam. Vietnix không chỉ cung cấp nền tảng mạnh mẽ mà còn hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp 24/7, sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề phát sinh, giúp khách hàng an tâm phát triển dự án. Sự kết hợp giữa công nghệ hàng đầu, kinh nghiệm dày dặn và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm khiến Vietnix là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa hiệu suất và bảo mật cho hạ tầng của mình.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 18001093.
- Email: sales@vietnix.com.vn.
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường Bảy Hiền, Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Website: https://vietnix.vn/.
Câu hỏi thường gặp
AWS có phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ không?
Có, AWS rất phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và startup. AWS hoạt động theo mô hình trả tiền theo mức sử dụng (pay-as-you-go), nghĩa là bạn chỉ trả tiền cho những tài nguyên bạn thực sự sử dụng. Điều này giúp các doanh nghiệp nhỏ tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu vào phần cứng và cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, khả năng mở rộng linh hoạt của AWS cho phép startup dễ dàng tăng hoặc giảm quy mô tài nguyên theo nhu cầu phát triển, không cần lo lắng về việc nâng cấp phần cứng.
AWS có hỗ trợ tiếng Việt không?
Có, AWS đang ngày càng mở rộng hỗ trợ tiếng Việt. AWS có phiên bản trang web và một số tài liệu được dịch sang tiếng Việt. Bạn có thể truy cập trang chủ AWS Việt Nam theo link: aws.amazon.com/vi/. Ngoài ra, mặc dù tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chủ đạo cho hỗ trợ kỹ thuật chung của AWS, nhưng AWS có những kênh hỗ trợ và đối tác tại Việt Nam có thể cung cấp hỗ trợ bằng tiếng Việt.
Làm thế nào để bắt đầu sử dụng AWS?
Để bắt đầu sử dụng AWS, bạn cần truy cập trang web chính thức của AWS (aws.amazon.com) và đăng ký một tài khoản AWS. Quá trình đăng ký thường yêu cầu thông tin cá nhân và thông tin thanh toán (thẻ tín dụng). Sau khi đăng ký, bạn có thể truy cập Bảng điều khiển quản lý AWS (AWS Management Console) để khám phá và khởi tạo các dịch vụ. AWS cũng cung cấp nhiều tài liệu hướng dẫn, khóa học và cộng đồng hỗ trợ để giúp người dùng mới làm quen.
AWS là một cái tên không còn quá xa lạ với những người thường xuyên làm việc với dịch vụ điện toán đám mây. Qua bài viết trên đây, mình đã giới thiệu đến bạn đọc những khái niệm cơ bản về nền tảng điện toán đám mây AWS là gì và cơ sở hạ tầng của nó. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của mình để không bỏ lỡ các kiến thức hữu ích liên quan đến lĩnh vực này.