Mọi người thường nghĩ việc so sánh Laravel và WordPress thật khập khiễng vì chúng là hai khía cạnh khác nhau, bản thân mục đích xây dựng chúng cũng không giống nhau. Tuy nhiên, ở khía cạnh người dùng, thì cả Laravel hay WordPress đều được dùng để xây dựng website. Vậy, giữa WordPress và Laravel, đâu mới là lựa chọn tối ưu nhất. Hãy cùng Vietnix tìm câu trả lời tại bài viết được chia sẻ dưới đây.
Tìm hiểu về Laravel
Laravel là một framework PHP mã nguồn mở miễn phí, được xây dựng bởi Taylor Otwell với mục đích hỗ trợ người dùng phát triển các phần mềm, ứng dụng theo kiến trúc phần mềm tạo lập giao diện cho người dùng trên máy tính MVC (viết tắt của Model-View- Controller).
Dù có mã nguồn mở và miễn phí nhưng Laravel lại có khả năng hỗ trợ người dùng đưa ra những sản phẩm chất lượng cao nhất. Đồng thời, Laravel còn giúp bạn tiết kiệm hàng trăm giờ để phát triển sản phẩm khi cắt giảm code nhưng vẫn đảm bảo đạt tiêu chuẩn của ngành. Laravel phát hành bản đầu tiên vào năm 2011 và phiên bản hiện tại đã thuộc thế hệ thứ 7 với Laravel 7.
Hiện nay, Laravel được sử dụng để tạo blog và xây dựng website thương mại điện tử, nhưng đây là một nền tảng thiết kế web yêu cầu người sử dụng phải rành về code, bạn cần phải biết cách sử dụng HTML, PHP, CSS để đưa trang web vào hoạt động.
Do đó, Laravael không phải nền tảng phù hợp với những người mới bắt đầu tìm hiểu về tạo dựng website. Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều kinh nghiệm cần thiết, Laravel thực sự là lựa chọn tuyệt vời có thể dễ dàng mở rộng quy mô cho mọi dự án.
Tìm hiểu về WordPress
WordPress là một CMS sử dụng hệ thống mã nguồn mở miễn phí để người dùng có thể xây dựng và xuất bản các nội dung trên blog/website. WordPress được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP với hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL và là nền tảng xây dựng website chiếm thị phần trên 40% trên thế giới.
Hiện nay, WordPress đang là một trong những CMS phổ biến nhất thế giới bởi sự miễn phí, chất lượng và dễ sử dụng. Bạn có thể tạo cổng thông tin, diễn đàn thảo luận, website thương mại điện tử hay bất cứ trang web nào mình thích với WordPress. Hiện nay, nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của WordPress cùng khả năng tùy biến cao của CMS nên đôi khi người ta sẽ gọi WordPress là phần mềm, Platform…
WordPress được đông đảo người sử dụng như vậy bởi nền tảng này hoàn toàn miễn phí, dễ dàng sử dụng và có một cộng đồng lớn sẵn sàng trợ giúp khi người dùng muốn học WordPress. Không giống như nhiều CMS khác, WordPress không yêu cầu người dùng có nhiều kinh nghiệm về code, tuy nhiên nếu bạn có kiến thức thì vẫn sẽ hữu ích hơn nhiều.
Thay vì sử dụng code để phát triển web, những công việc này được thay thế bởi plugin được cài đặt. WordPress sẽ thêm các tính năng của plugin vào trang web mà không cần sử dụng đến code.
Ưu và nhược điểm của Laravel và WordPress
Dù là WordPress hay Laravel, thì nền tảng nào cũng sẽ có những ưu – nhược điểm riêng như sau:
Laravel | WordPress | |
---|---|---|
Ưu điểm | – Ứng dụng tính năng mới nhất của PHP. – Tài liệu thân thiện, dễ sử dụng đối với nhà phát triển. – Tích hợp các dịch vụ email phổ biến hiện nay. – Hỗ trợ người dùng các cache server phổ biến. – Sử dụng công cụ tích hợp dòng lệnh Aritsan. – Cung cấp các package có sẵn – Giảm thời gian phát triển ứng dụng cho người dùng. – Cung cấp Reverse Routing và Eloquent ORM, giúp người dùng triển khai và quản lý hiệu quả. – Laravel có cộng đồng phát triển mạnh cùng tính bảo mật cao. | – Miễn phí, giao diện thân thiện, dễ làm quen và dễ sử dụng. – Có cộng đồng hỗ trợ nhiệt tình và đông đảo. – Cung cấp nhiều gói giao diện có sẵn cho người dùng. – Cho phép lập trình viên dễ dàng phát triển website. – Hỗ trợ đa ngôn ngữ. – Hỗ trợ làm nhiều loại website khác nhau: blog, cổng thông tin, thương mại điện tử, diễn đàn. |
Nhược điểm | – Chưa tạo nên sự gắn kết giữa các phiên bản. – Các bản nâng cấp có thể xảy ra vấn đề. | – Khi dữ liệu quá lớn, tốc độ tải trang có thể bị chậm và gây khó chịu cho người dùng. |
Điểm giống nhau giữa Laravel và WordPress?
Laravel và WordPress có khá nhiều điểm giống nhau, cụ thể là:
- Đều mang lại trải nghiệm người dùng tốt, giúp người dùng có thể dễ dàng xây dựng và quản lý website với nhiều chức năng nâng cao.
- Đều sử dụng công nghệ web mã nguồn mở miễn phí.
- Đều được xây dựng trên nền tảng ngôn ngữ lập trình là PHP.
- Đều có tính ứng dụng cao với độ linh hoạt, nhanh chóng và hữu ích vượt trội.
- Đều có cấu trúc lập trình hướng đến đối tượng OOP.
- Đều có cộng đồng hỗ trợ trực tuyến nhiệt tình, nhanh chóng và chất lượng.
- Đều cho phép tùy chỉnh mọi thứ. Trong đó, WordPress sẽ chạy trên cấu trúc dựa vào theme cùng kiến trúc plugin với hơn 57000 plugin. Còn Laravel thì hỗ trợ tính năng và gọi tình chỉnh có khả năng tái sử dụng.
Sự khác biệt giữa WordPress và Laravel là gì?
WordPress là một nền tảng được thiết kế để xây dựng website, trong khi Laravel là một framework được sử dụng để thiết kế các ứng dụng web. Đối với WordPress, người dùng không cần có bất kỳ kiến thức về sử dụng code, trong khi Laravel lại yêu cầu bạn phải biết rõ về code, ngôn ngữ lập trình,…
Ngoài ra, mỗi nền tảng đều có những tính năng hữu ích, hãy cùng Vietnix tìm hiểu kỹ bảng dưới đây:
WordPress | Laravel | |
---|---|---|
Định nghĩa | WordPress là một CMS – hệ thống quản trị nội dung dựa trên ngôn ngữ lập trình PHP. | Laravel là một framework PHP phổ biến hiện nay. |
Khả năng sử dụng | WordPress yêu cầu người dùng có ít kinh nghiệm về code, ngôn ngữ lập trình. WordPress đơn giản và dễ áp dụng hơn. | Laravel yêu cầu người dùng có nhiều kinh nghiệm hơn. Laravel phức tạp và khó áp dụng hơn với WordPress. |
Thương mại điện tử | Dễ dàng xây dựng website thương mại điện tử với WooCommerce. | Bạn cần phải biết code để xây dựng trang thương mại điện tử chuyên nghiệp. |
Thiết kế | WordPress cung cấp cho người dùng hàng nghìn plugin cao cấp, và hơn 4.000 theme miễn phí để lựa chọn và dễ dàng tùy chỉnh. | Nếu bạn muốn sở hữu những tính năng thiết kế cao cấp, bạn cần trả một khoản phí khá cao. |
SEO | Cho phép tích hợp nhiều công cụ SEO hữu ích: RankMath, Yoast SEO,… | Khó khăn trong SEO. |
Quá trình viết truy vấn và di chuyển cơ sở dữ liệu | Ở khía cạnh này, WordPress sẽ thua kém hơn so với Laravel. | Quá trình viết truy vấn và di chuyển cơ sở dữ liệu Laravel đơn giản, dễ thực hiện hơn. |
Tốc độ tải trang | WordPress có tốc độ tải trang chậm hơn vì phải thông qua nhiều plugin. | Những trang web sử dụng nền tảng Laravel có tốc độ cao hơn nhờ vào các tác vụ tự động. |
Tính an toàn | WordPress có rủi ro cao hơn vì tính năng bảo mật sẽ phụ thuộc vào việc bảo trì và cập nhật từ bên thứ 3 (theme, plugin,…) | Laravel có tính an toàn và ổn định cao vì nền tảng này có các tính năng như: tính xác thực, giảm giả mạo yêu cầu trên nhiều trang web, chống lại kịch bản trang chéo |
Tính hiệu quả | WordPress sẽ mang lại hiệu quả vượt trội thông qua việc cập nhật nội dung trang web thường xuyên. | Laravel sẽ là nền tảng tối ưu cho các website có thiết kế tùy chỉnh và hỗ trợ người dùng xử lý hệ thống quản lý dữ liệu quy mô lớn. |
Đối tượng | WordPress hướng đến những người dùng không chuyên và không cần kinh nghiệm về lập trình. | Laravel dành cho ngững ngừoi đã có hiểu biết và tiếp xúc với ngôn ngữ PHP. |
Tính ứng dụng | WordPress phù hợp với những trang web như blog, cung cấp thông tin, tạp chí. | Laravel với nền tảng tổng quát sẽ phù hợp hơn với những ứng dụng web hoặc tiện ích online gọn nhẹ. |
Dưới đây là một số tiêu chí so sánh nổi bật mà Vietnix tổng hợp và đánh giá, cụ thể như sau:
Khả năng sử dụng
Laravel
Như đã thảo luận ở trên, khi sử dụng Laravel bạn cần biết cách viết và đọc mã code đúng cách. Đối với nhiều người, điều này trở thành một lựa chọn khó khăn cho người mới bắt đầu. Tuy nhiên, vì nền tảng này được xây dựng cho những người có kiến thức về mã code, nên đánh giá này có vẻ không chính xác.
Khi bạn có kiến thức về code, sử dụng nền tảng này sẽ giúp bạn xây dựng được một cấu trúc website vững chắc và các chuyên gia cho rằng kết quả tốt hơn WordPress.
Có rất nhiều tài nguyên trong Laravel và nhiều công cụ tích hợp sẵn như Authentication sẽ giúp bạn giữ an toàn cho trang web của mình. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Laravel là một trong những nền tảng phức tạp để phát triển một trang web.
WordPress
WordPress được bắt đầu như một nền tảng viết blog đơn giản nhưng nhanh chóng phát triển thành một hệ thống có thể xây dựng bất kỳ loại trang web nào mà không cần viết một dòng mã code. Do đó, nó là một trong những nền tảng dễ tiếp cận nhất để xây dựng một trang web.
Phần lớn điều này là nhờ vào thư viện theme và plugin khổng lồ mà WordPress cung cấp cho người dùng.
Như Vietnix đã đề cập trước đây, sử dụng plugin sẽ giúp bạn thêm chức năng mới vào trang web của mình chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Kết luận
Mặc dù Laravel rất tốt cho những người có kiến thức về code, nhưng đó lại là một trở ngại quá lớn đối với người dùng bình thường. Như vậy, có thể kết luận rằng WordPress dễ sử dụng hơn nhiều so với Laravel.
Điều đó có thể được nhìn thấy trực tiếp thông qua quy mô cộng đồng của nó và sự tăng trưởng liên tục của nền tảng này qua từng năm.
Thương mại điện tử
Laravel
Laravel là một nền tảng tuyệt vời khi nói đến website thương mại điện tử. Nó có một số gói Thương mại điện tử để lựa chọn, bao gồm Aimeos, Bagisto và Mage2. Vì vậy, bạn có rất nhiều lựa chọn.
Mỗi gói đều có thể tùy chỉnh theo mong muốn và có những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, điều thực sự khiến Laravel vượt trội so với các giải pháp Thương mại điện tử khác là mọi thứ được xây dựng đồng nhất.
WordPress
Khi nói đến website thương mại điện tử, WordPress, hay cụ thể hơn là WooCommerce, hiện hỗ trợ hơn 5 triệu cửa hàng trực tuyến trên toàn thế giới.
WooCommerce thuộc WordPress sẽ giúp bạn xây dựng website thương mại điện tử hoàn toàn miễn phí. WooCommerce còn cung cấp cho bạn quyền truy cập vào hầu hết mọi cổng thanh toán (PayPal, Stripe,…).
Để xây dựng một website thương mại điện tử, bạn chỉ cần cài đặt WooCommerce, nhưng hãy thêm vào đó một số các tiện ích bổ sung từ WordPress để website chuyên nghiệp hơn nhé.
Kết luận
Như vậy, mặc dù cả hai nền tảng WordPress và Laravel đều cung cấp một số cửa hàng thương mại điện tử đẹp, miễn phí, nhưng WordPress dường như là nền tảng được lựa chọn nhiều hơn. Lý do chỉ cần nhìn vào số liệu thống kê, WooC Commerce dường như là nền tảng thương mại điện tử được sử dụng rộng rãi nhất.
Thiết kế
Laravel
Tùy theo các gói bạn chọn, Laravel có một số lượng lớn các tùy chọn tùy chỉnh trang web có sẵn không cần sử dụng code bao gồm miễn phí và trả phí. Nhưng hầu hết nếu bạn muốn sở hữu những tính năng cao cấp bạn cần chi trả số tiền lớn.
Tuy nhiên, nếu có kinh nghiệm về code, bạn có thể tạo một trang web chuyên nghiệp hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể tự viết tất cả mã và tạo các trang đẹp mắt, responsive mà không cần sử dụng bất kỳ gói nào.
WordPress
WordPress là một trong những nền tảng thiết kế web có khả năng tùy biến giao diện cao. Hơn nữa, WordPress còn cung cấp cho người dùng hàng nghìn plugin cao cấp, và hơn 4.000 theme miễn phí để lựa chọn.
Bạn có thể sử dụng plugin Page Builder để xây dựng nội dung hoàn toàn độc đáo cho trang web của mình.
Đặc biệt, mọi theme đều có thể tùy chỉnh dễ dàng. Bạn có thể thay đổi màu sắc, thay đổi font chữ và bố cục (ở một mức độ nhất định). Trên thực tế, nếu bạn chọn đúng theme, bạn đã hoàn thành khoảng 50% công việc. Nửa còn lại là bố cục tùy chỉnh.
Điều đáng nói là mặc dù bạn có thể thiết kế một trang web tuyệt vời mà không cần viết một dòng mã code nào, nhưng bạn có thể tạo CSS tùy chỉnh của riêng mình để tùy chỉnh thêm cho theme của mình.
Kết luận
Cả hai nền tảng đều có thể tạo một trang web tuyệt vời, nhưng nếu bạn là người mới sử dụng WordPress sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Sử dụng Laravel, bạn sẽ bị giới hạn về cách thiết kế trang web của mình, trong khi ở WordPress, bạn có thể chọn các công cụ sử dụng cho thiết kế của mình.
Nếu bạn không hài lòng với một bộ tính năng, chỉ cần sử dụng plugin khác để có các tính năng khác.
SEO
Laravel
Việc SEO trên Laravel rất khó khăn và cần nhiều quy trình khác nhau mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, các trang web sử dụng Laravel thường chạy nhanh hơn nhiều so với các nền tảng khác, điều này sẽ giúp trang web sử dụng Laravel được xếp hạng cao hơn.
WordPress
Theo mặc định, WordPress có sẵn một bộ công cụ SEO phù hợp với website. Với những công cụ này, bạn có thể thay đổi cấu trúc URL, tối ưu bài viết, trang,… Và đặc biệt là plugin RankMath sẽ giúp bạn SEO dễ dàng và nhanh chóng trên nền tảng WordPress.
Plugin này giúp tạo sitemap XML, theo dõi việc sử dụng từ khóa, cung cấp cho bạn bản xem trước của Google, theo dõi các liên kết bên trong và bên ngoài (Internal link và Outlink),…
Và RankMath chỉ là một trong nhiều công cụ SEO mà bạn có thể sử dụng phù hợp với công việc của mình.
Một nhược điểm của WordPress là tốc độ trang web có thể thay đổi rất nhiều. Nếu website của bạn được đặt trên hosting kém chất lượng và cài đặt quá nhiều nhiều plugin, tốc độ tải của trang web có thể bị ảnh hưởng.
Vì vậy, việc chọn một dịch vụ web hosting chất lượng cao là yếu tố then chốt để đảm bảo tốc độ tải luôn nhanh và ổn định. Với các gói WordPress Hosting từ Vietnix, bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề này. Các gói hosting tại Vietnix được tối ưu hóa với công nghệ tiên tiến như ổ cứng NVMe, LiteSpeed Enterprise và bộ công cụ tối ưu hóa tốc độ web, giúp website của bạn luôn hoạt động mượt mà, tải trang nhanh chóng dưới 1 giây. Đặc biệt, với tính năng WordPress Toolkit, bạn có thể dễ dàng cài đặt và quản lý website chỉ với 1 cú click.
Khi nào nên sử dụng WordPress? Khi nào chọn Laravel?
Sau khi so sánh Laravel với WordPress, Vietnix sẽ đưa ra một số lời khuyên khi bạn đang phân vân giữa hai nền tảng này.
WordPress
Với WordPress, đa phần các trang web sử dụng nền tảng này đều sẽ phát triển dựa trên các theme. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng tạo ra theme riêng hoặc tùy chỉnh từ một theme hiện có một cách linh hoạt để tổ đậm dấu ấn thương hiệu của mình.
Nếu bạn chưa biết gì về WordPress, bạn cũng không cần phải lo lắng. Vì nền tảng này rất dễ sử dụng, bạn chỉ cần đọc tài liệu WordPress Codex là được.
CMS WordPress sẽ là lựa chọn tối ưu nhất với nhu cầu:
- Có thể tối ưu SEO, phù hợp với trang web kinh doanh.
- Tích hợp danh mục đầu tư trực tuyến với các trang mạng xã hội.
- Trang web giới thiệu cá nhân hoặc giới thiệu chuyên nghiệp
- Cổng tin tức, blog WordPress hoặc có nhiều nội dung văn bản.
- Những trang web đơn giản, trang web thương mại điện tử nhỏ.
Riêng với web thương mại điện tử, bạn nên sử dụng WooCommerce – một nền tảng WordPress cho phép người dùng tùy chỉnh thiết kế sao cho phù hợp với hoạt động thương mại điện tử.
Có thể nói rằng, WordPress chính là lựa chọn hàng đầu để bạn có thể phát triển các trang web cung cấp thông tin như tin tức, tạp chí, blog… Đồng thời, WordPress còn cung cấp tính năng xây dựng website tự động để tối ưu hóa chi phí và thời gian của nhà phát triển.
Laravel
Laravel sẽ phù hợp với những ai cần xử lý các yêu cầu phức tạp hơn và đòi hỏi khả năng tùy chỉnh linh hoạt với các tài liệu hỗ trợ. Thực chất, Laravel được ra đời với mục đích giúp nhà phát triển có thể giải quyết những tác phục phức tạp theo cách đơn giản, dễ dàng hơn. Vậy nên, Laravel sẽ tập trung vào việc mã hóa cú pháp linh hoạt cho người dùng.
Bạn có thể sử dụng Laravel cho các nhu cầu sau:
- Cần xây dựng các ứng dụng website phức tạp.
- Các loại trang web động sử dụng hệ thống backend linh hoạt.
- Các trang web, nền tảng cần dựa trên tư cách thành viên để xử lý lượng lớn thông tin.
- Các trang web thương mại điện tử lớn, có quy mô lớn hơn 10000 sản phẩm.
Laravel cho phép người dùng kiểm tra đơn vị tích hợp nhiều lần. Ngoài ra, độ ổn định cùng mô hình MVC sẽ giúp website hoạt động một cách hiệu quả.
Kết luận lại, WordPress sẽ phù hợp với các dự án website cần triển khai nhanh, có dữ liệu nhỏ và tích hợp với công cụ SEO, Marketing như: web giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp, blog cá nhân, landing page, web tin tức…
Còn Laravel lại là lựa chọn tối ưu nhất với những ai muốn xây dựng website có dữ liệu lớn, đòi hỏi nhiều chức năng và quy trình xử lý phức tạp, đồng thời yêu cầu về tốc độ cao như web tin tức lớn, web thương mại điện tử, web kinh doanh với sản phẩm lớn…
Làm cách nào để kết hợp Laravel và WordPress
WordPress và Laravel có thể kết hợp với nhau và người dùng cũng được phép duy trì cả hai hoạt động cùng nhau. Từ đó, bạn có thể quản lý bảng quản trị phụ trợ bằng WordPress và quản lý giao diện người dùng với Laravel một cách dễ dàng, thuận tiện.
Dưới đây là 3 cách kết hợp WordPress và Laravel mà bạn có thể áp dụng:
1. WordPress Corcel
Corcel có nhiệm vụ cung cấp giao diện thông thạo để người dùng có thể kết nối và lấy dữ liệu trực tiếp từ hệ thống cơ sở dữ liệu của WordPress thông qua các Laravel Eloquent Models. Sau khi cài đặt Corcel, người dùng có thể sử dụng Eloquent Models với hướng dẫn sau:
// Lấy tất cả các published posts
$posts = Post::published()->get();
$posts = Post::status('publish')->get();
// Lấy post chỉ định
$post = Post::find(31);
Bên cạnh ưu điểm là hỗ trợ posts, taxonomies, post types, pages, attachments và categories, cách này vẫn còn nhược điểm là chưa hoàn thiện và vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển.
2. WordPress To Laravel
WordPress to Laravel giúp đồng bộ hóa dữ liệu trên WordPress, được thiết kế để chạy scheduled cron jobs bằng Laravel Scheduler. Sau khi cài đặt, WordPress Laravel sẽ tự động tải và nhập dữ liệu lên cơ sở dữ liệu cục bộ của người dùng.
Sau khi hoàn tất thiết lập, người dùng sẽ tự xây dựng controllers, mode cũng như views để tích hợp với cơ sở dữ liệu. Lợi thế của cách này là hệ thống sẽ tự động quản lý việc nâng cấp WordPress, assets CDN đồng thời quản lý nội dung qua website, desktop app hay mobile app. Tuy nhiên, cách này cũng có hạn chế là nó chỉ giới hạn dữ liệu cho bài posts và không hỗ trợ tags hoặc categories.
3. WP Eloquent
WP Eloquent bao gồm các models cho: Posts, Post Meta, Comments, User, User Meta. Với WP Eloquent, người dùng sẽ được phép tạo một wrapper cho bảng cơ sở dữ liệu WordPress.
Bạn có thể sử dụng như hướng dẫn sau:
use WeDevs\ORM\WP\Post as Post;
Post::type('page')->get()
Post::status('publish')->get()
Post::type('page')->status('publish')->get()
Bên cạnh đó, WP Eloquent còn hỗ trợ người dùng làm việc với Laravel DebugBar mà không tạo thêm bất kỳ kết nối cơ sở dữ liệu nào.
Laravel-wp-api
Laravel-wp-api được tích hợp trực tiếp từ WordPress Json Rest API. Thông qua Wp API alias, người dùng có thể lấy dữ liệu một cách dễ dàng như sau:
$post = WpApi::post($slug);
$catPosts = WpApi::category_posts($slug, $page);
4. Các phương pháp khác tích hợp WordPress và Laravel
Bên cạnh các packages trên, bạn cũng có thể tham khảo các cách làm thủ công như:
- Sử dụng WordPlate – phiên bản đơn giản của WordPress, phiên bản này cho phép người dùng cài đặt dưới dạng dependency bằng PHP Composer.
- Sử dụng WordPress với Lumen.
- Thực hiện thiết lập API Laravel cùng với WordPress backend.
- Dùng Laravel 4+ Eloquent với WordPress để kết hợp.
Lời kết
Như vậy, bài viết trên đã trình bày những ưu điểm, nhược điểm, sự khác và giống nhau giữa WordPress với Laravel. Qua đó, hy vọng bạn sẽ tìm được nền tảng phù hợp nhất để phát triển website của mình. Ngoài ra, đừng quên chia sẻ bài viết nếu cảm thấy hay ho và bổ ích nhé.