Ngày nay, chúng ta vẫn thường nghe đến thuật ngữ viral trong những chiến dịch marketing của các doanh nghiệp, công ty. Viral trở thành một trong những cách quảng bá thương hiệu, sản phẩm mang lại hiệu quả cao với hiệu ứng lan truyền vô cùng mạnh mẽ. Vậy thực chất viral là gì? Làm thế nào để tạo một chiến dịch viral hiệu quả và tối ưu nhất? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được Vietnix giải đáp ngay dưới bài chia sẻ sau đây.
Viral là gì? Viral tiếng Anh là gì? Viral marketing là gì?
Trong marketing, viral là một thuật ngữ để nói về việc marketer lan truyền nhanh chóng một nội dung, sản phẩm hoặc thông điệp nào đó đến cộng đồng nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ. Còn trong tiếng Anh, theo Cambridge Dictionary, viral có nghĩa là sự phổ biến nhanh chóng của một nội dung trên Internet hoặc sự lan truyền rộng rãi từ người này sang người khác thông qua email, tin nhắn, các nền tảng mạng xã hội,… Ngoài ra, viral còn có nghĩa khác ít người biết, nói về sự nhiễm virus tăng nhanh theo cấp số nhân.
Những thông điệp như “Bạn muốn mua tivi, bạn muốn mua tủ lạnh, đến Điện Máy Xanh” hay “Gì cũng có, mua hết ở Shopee” là những câu nói viral mà chỉ cần nghe qua là bạn sẽ nhớ ngay đến các thương hiệu lớn Điện Máy Xanh, Shopee. Những nội dung quảng cáo gây ấn tượng khiến nhiều người chú ý và thường xuyên nhắc đến chúng. Điều này giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu định vị thương hiệu mà không cần tốn quá nhiều công sức quảng bá.
Tầm quan trọng của viral trong marketing
Mục đích của chiến dịch marketing chính là tìm cách để kết nối khách hàng đến với sản phẩm, dịch vụ cũng như quảng bá thương hiệu doanh nghiệp đến tệp khách hàng không giới hạn. Vậy viral chính là cách làm mang lại hiệu quả tối ưu, là con đường ngắn nhất giúp bạn giải quyết vấn đề trên.
Mục đích chính của viral là tạo ra làn sóng mạnh mẽ nhằm tạo dấu ấn riêng cũng như khẳng định độ uy tín của thương hiệu trong tâm trí khách hàng, từ đó tạo niềm tin của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Ưu và nhược điểm khi sử dụng viral
Mọi phương thức marketing dù có hiệu quả đến đâu thì cũng sẽ đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng và viral cũng vậy, cụ thể:
Ưu điểm
Nhìn vào thực tế kết quả đạt được khi sử dụng các hình thức viral để làm quảng cáo, quảng bá tên tuổi thương hiệu, chúng ta phải công nhận chúng có những ưu điểm vượt trội như sau.
- Tiết kiệm chi phí
Thực hiện một chiến dịch truyền thông luôn đòi hỏi sự đầu tư về mặt nội dung và các công cụ tích hợp tập trung xuyên suốt vào một mục tiêu nhất định. Để mọi người có thể tiếp cận và biết đến thương hiệu, sản phẩm của mình, các công ty, doanh nghiệp hoặc cá nhân hầu hết đều phải quảng cáo thông qua các kênh như TV, các trang mạng xã hội, những chương trình khuyến mãi,… Do vậy, việc thực hiện một chiến dịch nhìn chung là khá tốn kém.
Với brand marketing, việc xây dựng, phát triển, nuôi dưỡng một thương hiệu cần rất nhiều thời gian, chi phí, công sức, nhưng đôi khi kết quả mang lại không như mong đợi, thương hiệu vẫn không thể tiếp cận rộng rãi đến đối tượng tiềm năng.
Nhưng khi sử dụng kết hợp với marketing viral, chi phí bỏ ra có thể rất ít nhưng nếu nội dung hợp với thị hiếu chung, chúng sẽ tự lan truyền với tốc độ không thể ngờ đến. Nếu như chiến dịch marketing trở nên viral, đó sẽ là một tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp. Họ đã rút ngắn được công sức cũng như chi phí phải bỏ ra để quảng bá tên tuổi. Một làn sóng thông tin về thương hiệu sẽ tự động được lan truyền, từ đó thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng.
Lúc này, viral marketing đã góp phần hỗ trợ brand marketing trong việc gia tăng nhận diện thương hiệu, giúp khách hàng ghi nhớ và củng cố thêm được USP (Unique Selling Point) của thương hiệu. Trên thực tế, có rất nhiều thương hiệu sử dụng viral marketing để tăng thêm hiệu quả cho chiến dịch brand marketing, có thể kể đến một vài trường hợp tiêu biểu như:
- Beamin là thương hiệu được branding chủ yếu dành cho người trẻ năng động, do vậy, mọi chiến dịch marketing viral của Beamin đều chú trọng hướng đến đối tượng này. Có thể thấy một vài chiến dịch viral marketing của Beamin có sức lan tỏa rất lớn đến cộng đồng như MV “Em bé” hợp tác cùng Amee và Karik, hay bộ sưu tập “món ngon quận mình”, các billboard trên đường phố mừng sinh nhật 3 tuổi,… Điểm chung của các chiến dịch này đều mang màu sắc tươi mới, năng động, dễ thương, dễ thu hút và đánh vào insight của đối tượng trẻ
- Điện Máy Xanh với chiến dịch “Bạn muốn mua TV, bạn muốn mua tủ lạnh” viral trên mạng xã hội trong một thời gian dài. Thông qua việc nhắc đi nhắc lại nhiều lần về các sản phẩm và cụm từ “Điện Máy Xanh” kết hợp với việc sử dụng 2 tone màu xanh, vàng. Từ đó, thương hiệu đã thực sự ghi dấu ấn trong lòng người xem, branding rất hiệu quả về một thương hiệu bán đa dạng các sản phẩm điện tử, trở thành top of mind của khách hàng mỗi khi có nhu cầu mua bất cứ đồ điện tử, gia dụng nào.
Có thể thấy, viral marketing là một yếu tố bổ trợ không thể thiếu trong quá trình làm brand marketing, vì sẽ giúp truyền tải USP nhanh hơn, dễ nhớ, hiệu quả hơn đến khách hàng. Một thương hiệu nếu không có bất kỳ chiến dịch viral marketing nào thì sẽ rất khó để ghi dấu ấn về thương hiệu trong lòng các đối tượng tiềm năng.
Tiềm năng tiếp cận đông đảo khách hàng
Là cách lan truyền thông tin tạo nên một sự bùng nổ thông tin trong thời gian rất ngắn. Khả năng lan truyền thông tin bằng viral được tính theo cấp số nhân và không thể đo lường được. Có lẽ bạn đã quen với việc chỉ sau một đêm, một nội dung, sự việc hoặc câu nói nào đó bỗng trở nên phổ biến tràn lan trên khắp các mặt báo, mạng xã hội và bạn bỗng nhiên cảm thấy bị “tối cổ”. Bạn sẽ chủ động đi tìm hiểu thông tin về những nội dung đang viral đó để cập nhật tin tức.
Như vậy phía làm công tác truyền thông đã đạt được mục đích của họ mà không cần tốn qua nhiều công sức. Có thể thấy, viral marketing góp vai trò không nhỏ trong việc đạt được những thành công đó, mang lại kết quả tổng thể xứng đáng cho cả một quá trình đầu tư về chất xám và công cụ hỗ trợ của đội ngũ marketing.
- Tăng hiệu quả nhận diện thương hiệu
Những nội dung lan truyền sẽ được mọi người chia sẻ và cập nhật với tốc độ chóng mặt trong phạm vi không giới hạn. Sẽ có sự lặp đi lặp lại các nội dung được lan truyền trên các kênh truyền thông khiến cho khách hàng có sự ghi nhớ về thương hiệu, đơn vị tạo ra thông tin viral. Khi mà thông tin về một sản phẩm, thương hiệu có độ phủ sóng cao như vậy thì rất dễ tạo được niềm tin đối với khách hàng bởi sự thu hút nhờ content viral đã ngấm vào tiềm thức của họ.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì bất kể hình thức marketing nào cũng có những nhược điểm cần khắc phục, chẳng hạn như:
- Việc lan truyền thông tin bao giờ cũng kèm theo những rủi ro mà chủ thể tạo ra chúng không mong muốn. Những nội dung, thông điệp khi truyền tai người này sang người kia rất dễ biến thể, sai lệch dẫn đến ý đồ truyền tải của bạn không đạt được như mong muốn. Vậy nên, rất khó để kiểm soát được những nội dung lan truyền rộng rãi mà bạn tạo ra, bạn sẽ luôn phải chấp nhận những rủi ro sai lệch thông tin, lệch với ý định truyền tải mong muốn.
- Một nội dung viral sẽ không tránh khỏi việc có 2 luồng ý kiến đối lập. Do vậy, đôi khi nội dung viral cũng có thể gặp phải nhiều ý kiến tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp
- Hơn nữa, một chiến dịch viral marketing thành công cũng sẽ thu hút nhiều người quan tâm, theo dõi. Tuy vậy, số lượng khách hàng thật sự trung thành với thương hiệu thì lại không nhiều đến vậy, họ có thể chỉ quan tâm thương hiệu trong lúc viral, sau khi không còn viral thì họ sẽ chuyển sang những thương hiệu khác, do đó, viral marketing không phải một chiến dịch phù hợp để giữ chân các khách hàng trung thành.
Một số định dạng content sử dụng trong viral
Có nhiều kiểu định dạng content để tạo nên những nội dung viral được sử dụng phổ biến hiện nay, trong đó phải kể đến là 14 kiểu thông dụng sau đây:
- Định dạng Infographic content.
- Định dạng video content.
- Bài viết hướng dẫn How to.
- Bài viết định nghĩa cái gì đó.
- Bài viết giải thích Why?
- Định dạng bài list, liệt kê.
- Những bài viết cảm động.
- Những sự thật ít ai biết đến.
- Những nội dung bàn tán, gây tranh cãi.
- Ảnh chế, meme.
- Video, hình ảnh độc đáo.
- Ebook, bài viết chia sẻ kiến thức, tài liệu hay.
- Bài viết chia sẻ quan điểm cá nhân.
- Những thông tin mang tính khẩn cấp.
Có những loại hình viral nào?
Có hai loại hình đang được sử dụng trong các chiến dịch marketing là viral nghe và viral nhìn.
1. Viral nghe
Là cách sử dụng các bài hát, âm thanh hay câu slogan hay, ấn tượng nào đó để gây sự chú ý, thích thú đối với người nghe. Những âm thanh nghe được sẽ khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu, sản phẩm hoặc tăng độ phủ sóng khi chúng được sáng tạo lại tạo ra một trend lan truyền rộng rãi.
Một ví dụ điển hình của viral nghe đó là chiến dịch marketing của Điện Máy Xanh, lời bài hát lần lượt là những câu hỏi về nhu cầu mua sắm đồ điện tử như “Bạn muốn mua TV?”, “Bạn muốn mua tủ lạnh?’ và tất cả được trả lời bằng “Đến Điện Máy Xanh”. Cụm từ “Điện máy xanh” được lặp đi lặp lại đã hình thành một sự ghi nhớ nhất định trong tâm trí người nghe, giúp thương hiệu viral trên khắp các nền tảng và trở thành top of mind mỗi khi người dùng có nhu cầu mua sắm đồ điện tử gia dụng.
2. Viral nhìn
Đó là cách dùng các video, banner, hình ảnh,… để quảng cáo cho thương hiệu trên các kênh truyền thông phổ biến dễ tiếp cận số đông khách hàng. Các video, hình ảnh sử dụng để viral phải có điểm nhấn đặc trưng của thương hiệu để khi nhìn vào chúng, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu của bạn.
Với viral nhìn, chúng ta có thể nhìn vào trường hợp của Beamin. Nhờ việc sử dụng hiệu quả các yếu tố về màu sắc, hình ảnh, đồ họa, nên mọi chiến dịch truyền thông viral của Beamin đều rất thu hút và dễ nhận diện. Như trong chiến dịch “Cảm ơn” vừa rồi của Beamin, chiến dịch này nhằm đánh dấu chặng hành trình 3 năm của Beamin tại Việt Nam, chiến dịch này nhận được sự quan tâm đông đảo của giới truyền thông thông qua các billboard, pano, các quảng cáo trên các trang báo điện tử, nền tảng giải trí,… Bên cạnh việc giữ nguyên màu xanh đặc trưng cùng phong cách tối giản, điểm đặc biệt của chúng đó là được viết theo phông chữ viết tay cùng những lời nhắn nhủ, cảm ơn vô cùng dễ thương, do vậy đã nhanh chóng trở nên cực kỳ phổ biến trên các trang mạng xã hội và nhanh chóng lan tỏa đến hàng nghìn khách hàng, đặc biệt là các bạn trẻ.
Hướng dẫn tạo một chiến dịch viral hiệu quả
Để tạo được một chiến dịch marketing viral thành công, bạn cần phải có sự đầu tư và chuẩn bị một kế hoạch thật kỹ lưỡng. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, Vietnix sẽ chia sẻ cho bạn những bước quan trọng cần thực hiện như sau.
Bước 1: Tạo thông điệp
Trước hết, bạn cần xác định rõ thông điệp muốn truyền tải ở đây là gì? Dành cho ai? Thông điệp truyền thông là vô cùng quan trọng, quyết định rất lớn đến sự thành công của chiến dịch. Thông điệp phải ấn tượng, dễ nhớ, dễ tạo hiệu ứng lan truyền thì mới dễ trở nên viral.
Một ví dụ cụ thể của việc tạo thông điệp thành công đó là chiến dịch viral marketing của thương hiệu Honda. Với phân khúc khách hàng trẻ tuổi, năng động, Honda đã kết hợp với rapper Đen Vâu và cho ra mắt MV “Mang tiền về cho mẹ” nhằm quảng bá cho sản phẩm Honda Winner X. Sau khi ra mắt, MV có đến hơn 74 triệu lượt xem và đạt top 1 trending sau vài giờ, thông điệp chính trong bài hát “mang tiền về cho mẹ” được lặp lại nhiều lần, đã nhanh chóng phổ biến trên khắp mạng xã hội vì đánh trúng vào insight của hầu hết tất cả mọi người hiện nay. Từ đó có thể thấy, Honda đã thật sự thành công trong việc tạo nên một chiến dịch viral marketing với thông điệp rất hay, ý nghĩa. Do vậy, việc tạo thông điệp thật sự rất quan trọng trong bước đầu hình thành nên một chiến dịch marketing viral.
Bước 2: Tạo content viral
Sau khi đã xác định được thông điệp viral, bạn cần lựa chọn dạng content sẽ sử dụng và lên ý tưởng thực hiện chúng. Trên thực tế hiện nay có trên 80% các content viral được thực hiện dưới dạng video.
Việc xây dựng nội dung content viral cũng là một bài toán khó mà đội ngũ thực hiện cần phải tính toán kỹ lưỡng. Nội dung xây dựng cần ưu tiên sự ngắn gọn, súc tích, làm nổi bật thông điệp truyền đi. Bật mí cho bạn một số từ khóa hữu ích khi làm nội dung viral dễ chạm đến cảm xúc người khác như: sự tức giận, nỗi sợ hãi, lòng trắc ẩn, cảnh báo, bật mí, niềm tin, sự đồng cảm,…
Cuối năm 2018, Mirinda đã cho ra mắt chiến dịch marketing thông qua MV âm nhạc “Chuyện cũ bỏ qua”. Với thông điệp ý nghĩa, đánh trúng insight của người Việt đó là mọi chuyện buồn của năm cũ nên gác lại và đón chờ những niềm vui của năm mới, kết hợp cùng với giai điệu bắt tai, hài hước, mang đến những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng vô cùng tích cực cho người nghe. Chính vì vậy, MV nhanh chóng viral trên hầu hết mọi nền tảng và trở thành chủ đề bàn luận của rất nhiều chuyên gia trong ngành. Từ đó có thể thấy, việc tạo content viral thực sự giống như là một bước “quyết định” rằng liệu chiến dịch marketing của bạn có thành công hay không.
Bước 3: Chọn kênh truyền thông
Khi đã hoàn thiện content viral, bạn cần phải tính toán và cân nhắc cẩn thận khi chọn kênh truyền thông để đăng tải nội dung. Đây chính là yếu tố quan trọng để quyết định phương tiện truyền tải nội dung.
Các kênh đăng tải uy tín và mang lại hiệu quả cao bạn có thể sử dụng như:
- Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter.
- Youtube.
- Quảng cáo trả phí trên các nền tảng Google, LinkedIn.
- Email.
- Zalo.
- Truyền hình và radio.
- Báo điện tử.
- Blog.
- Podcast.
- Website cá nhân hoặc doanh nghiệp.
Để đạt được yếu tố viral thì không chỉ post bài lên một kênh cố định mà đôi khi bạn cần phải sử dụng kết hợp các kênh khác nhau cùng một lúc để tạo nên hiệu ứng lan truyền thông tin hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng cách truyền thông marketing để mang lại hiệu quả cao hơn, giúp sự viral trở nên mạnh mẽ và nhanh chóng..
Bước 4: Đo lường kết quả
Khi đã đưa nội dung cần viral lên các kênh thông tin, việc quan trọng cần làm tiếp theo đó chính là đo lường kết quả chiến dịch mang lại. Bạn cần sử dụng các công cụ để tính toán và thống kê xem:
- Content viral đăng tải trên bao nhiêu kênh?
- Lượng truy cập web tăng bao nhiêu? Tăng trong bao lâu?
- Số lượng người tiếp cận là bao nhiêu? Tăng hay giảm so với các chiến dịch trước?
- Mức độ ảnh hưởng của chiến dịch?
- Tỷ lệ chuyển đổi là bao nhiêu?
- Các phản hồi từ cộng đồng như thế nào?
- Thời gian thực hiện trong bao lâu?
- Hiệu quả chi phí mà mỗi kênh đem lại ra sao?
- Thống kê lượt tương tác, lượt chuyển đổi, ảnh hưởng của viral đến hoạt động kinh doanh ra sao? Doanh số tăng hay giảm sau khi thực hiện chiến dịch?
Việc đo lường kết quả này rất quan trọng nhằm đánh giá xem mức độ hiệu quả mà chiến dịch marketing viral mang lại và có những điều chỉnh sao cho phù hợp nhất và tiết kiệm chi phí nhất.
Bước 5: Quản trị rủi ro
Như đã nói ở trên, cách thức viral có thể gây ra những rủi ro không như mong muốn cho phía chủ thể doanh nghiệp. Nếu làm marketing viral không khéo léo thì rất có thể đây sẽ là con dao hai lưỡi tấn công ngược lại thương hiệu mà bạn đang xây dựng.
Hãy luôn chuẩn bị sẵn những mối quan hệ với bên báo chí, các KOL có uy tín, những người phát ngôn,… để có cách giải quyết các rủi ro phát sinh, điều hướng dư luận tích cực theo mục đích ban đầu.
Một số video marketing viral nổi bật
Haidilao
Haidilao là một thương hiệu nổi tiếng với chuỗi cửa hàng lẩu có trụ sở chính tại Trung Quốc, đồng thời cũng là một thương hiệu có tần suất viral trên Tiktok rất thường xuyên. Cụ thể, các video về hoạt động biểu diễn mì sợi, hay cách pha nước chấm, các chế biến các món ăn mới, chúc mừng sinh nhật, nhảy điệu làng lá diễn ra tại Haidilao đều thu hút lượng người xem “khủng”.
Đặc biệt, video viral của Haidilao đều đi kèm Call to action và được người dùng hưởng ứng tích cực. Một trong những chiến dịch cực kì viral của Haidilao đó là khuyến khích khách hàng tự sáng tạo nước sốt và đăng tải video Tiktok. Chỉ trong một thời gian ngắn, chiến dịch đã thu hút gần 2000 video mới, trong đó có cả các video của những KOL về lĩnh vực food và lifestyle giúp thu hút hơn 50 triệu lượt xem.
Maybeline
Maybeline là một thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng với những chiến dịch marketing độc đáo. Một trong những chiến dịch video marketing viral trên Tiktok là thử thách quay video nhảy trên nền nhạc năng động, vui vẻ kèm theo hashtag #sonnhebeatbox
nhằm quảng bá cho dòng son kem lì nhẹ môi mới. Người tham gia thử thách sẽ được gắn kém các sticker đáng yêu do chính Tiktok thiết kế, điều này tạo sự mới lạ, thú vị, giúp trào lưu lan rộng và tăng tương tác đáng kể. Nhờ có chiến dịch video marketing viral này, Maybeline đã nhận về gần 34 triệu view trên Tiktok cũng như quảng bá thành công cho dòng sản phẩm son kem lì mới ra mắt.
Video viral là gì? Cách để Viral Tiktok là gì?
Video viral là video được lan truyền với tốc độ cực kỳ nhanh chóng, có lượng người xem “khủng” trong một khoảng thời gian ngắn, thường những video này sẽ tạo cho người xem những cao trào về cảm xúc và chủ động chia sẻ rộng rãi, video viral là một mục tiêu mà các marketer mong muốn đạt được vì sẽ dễ dàng tăng độ phủ sóng của thương hiệu.
Tiktok là một nền tảng sáng tạo video thịnh hành nhất hiện nay, video viral trên Tiktok sẽ giúp bạn tiếp cận được một lượng lớn người xem, giúp thương hiệu của bạn gần gũi hơn với họ, cũng như tạo tiền đề tốt cho các chiến dịch sau. Vì thế, tìm ra cách để video viral là một “bài toán khó” mà rất nhiều doanh nghiệp đang cần câu trả lời, Vietnix sẽ gợi ý cho bạn một số cách sau:
1. Xây dựng kênh Tiktok chất lượng.
2. Tiếp cận người xem thông qua nội dung thú vị, mới lạ, tạo được sự tò mò.
3. Video không nên quá dài dòng.
4. Có phong cách, điểm đặc biệt riêng.
5. Đăng video vào khung giờ “viral”.
6. Đăng ký Tiktok Pro.
7. Tối ưu first moment.
8. Tạo những caption thu hút.
9. Nghiên cứu và sử dụng những hashtag đang lọt top tìm kiếm trên Tiktok.
Sử dụng email marketing để tăng tính viral
Email marketing giúp tăng sự kết nối giữa thương hiệu với người dùng, rút ngắn khoảng cách tiếp cận đến người dùng. Một số lý do chứng minh rằng bạn nên sử dụng email marketing như một công cụ viral hiệu quả:
- Tiếp cận với các mối quan hệ thông qua mạng xã hội: Email marketing sẽ thường kèm theo nút chia sẻ lên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Linked,… nhờ vậy mà nội dung sẽ dàng lan truyền nhanh hơn và tiếp cận được nhiều người hơn
- Kết nối mạnh mẽ hơn thông qua tính “cá nhân hóa”: Thông thường, email marketing thường gửi từ tên miền của cá nhân hoặc doanh nghiệp, do đó sẽ tạo sự tin tưởng cho người nhận, ngoài ra, email marketing thường sẽ được gửi cụ thể cho một cá nhân và có tính cá nhân hóa, tạo nên sự gần gũi và khả năng kết nối cao hơn.
Email marketing giúp tăng tính viral
- Dễ dàng thông tin về khuyến mãi đối với đối tượng phù hợp: Khi có các chương trình khuyến mãi hoặc quà tặng cho những ai chia sẻ, việc gửi email sẽ giúp họ dễ nắm bắt thông tin và có động lực lan tỏa thông tin đến với người khác, từ đó tăng tính viral của thông tin nhanh chóng.
- Dễ dàng tiếp cận với các đối tượng mục tiêu tiềm năng: Email marketing giúp bạn gửi trực tiếp nội dung đến đối tượng mục tiêu, nếu họ có hứng thú, quan tâm với sản phẩm, dịch vụ của bạn, rất có thể họ sẽ mua chúng và đồng thời lan tỏa thông tin đối với những người thân có cùng sở thích.
- Dễ phân tích và theo dõi các chỉ số: Email marketing cũng cho phép đánh giá và theo dõi chỉ số, hiệu suất. Thông qua đó, bạn có thể nắm rõ thông tin về các lượt chia sẻ và nghiên cứu các chiến lược để khiến khiến thông tin viral hơn.
Trên thực tế, Dropbox là một trường hợp sử dụng chiến email marketing để tạo tính viral rất thành công. Cụ thể, Dropbox gửi email cho người dùng với lời mời tham gia chương trình giới thiệu người quen của họ, trong mail có gửi một đường dẫn cho phép bạn bè, người thân tham gia đăng ký sử dụng dịch vụ. Nếu người thân của họ sử dụng Dropbox nhờ liên kết đó, cả hai sẽ nhận được thêm dung lượng sử dụng miễn phí. Chiến dịch rất nhanh chóng trở nên viral vì tạo động lực cho người dùng chia sẻ đường liên kết cho nhiều người khác để nhận thêm dung lượng. Ngoài ra, thông qua chiến dịch email marketing khéo léo này, Dropbox cũng trở nên phổ biến với số lượt đăng ký tăng lên nhanh chóng cũng như tạo ra một cộng đồng người dùng trung thành nhờ được hưởng lợi ích từ việc chia sẻ.
Câu hỏi thường gặp
Go viral là gì? Câu nói viral là gì?
Go viral là một thuật ngữ Tiếng Anh, nhằm mô tả một sự việc, hiện tượng nào đó trở nên lan truyền và có độ phủ sóng nhanh chóng, go viral thường có ý nghĩa tích cực.
Câu nói viral hay còn được biết đến là một hình thức của viral nghe, là những câu nói thú vị, đôi khi còn mang tính thương hiệu, được lan truyền rộng rãi và thường tạo sự ấn tượng, khiến người nghe nhớ đến nguồn gốc, tác giả của câu nói đó.
Visual là gì?
Visual là một thuật ngữ trong tiếng Anh dùng để chỉ những điều bạn nhìn thấy, ở Việt Nam, visual có nghĩa là thị giác, tầm nhìn, còn trong Kpop, thành viên có ngoại hình xinh đẹp, nổi bật nhất sẽ gọi là Visual.
Điều gì tạo nên một chiến dịch viral thành công?
Một chiến dịch tiếp thị lan truyền thành công cần phụ thuộc vào việc chọn lựa nhóm
đối tượng mục tiêu. Đối với bất kỳ chiến dịch nào để trở nên viral, chiến dịch đó cần phải gây được tiếng vang với khán giả và khiến họ cảm thấy ấn tượng mạnh mẽ về nội dung của bạn đến mức họ quyết định chia sẻ chúng với gia đình, bạn bè và những người theo dõi.
Điều gì làm cho một sản phẩm, dịch vụ trở nên viral
Một trong những yếu tố quan trọng của khả năng viral của sản phẩm là
xây dựng tính lan truyền trong chính sản phẩm đó .
Một sản phẩm, dịch vụ chỉ đơn giản tung ra thị trường và quảng cáo là không đủ. Bạn cần tích hợp các chiến lược truyền thông khác để kích hoạt sự chú ý của người dùng và khuyến khích họ chia sẻ nó với người thân, bạn bè, các nền tảng mạng xã hội của họ.
Lời kết
Như vậy, Vietnix đã chia sẻ toàn bộ kiến thức chi tiết để giải đáp thắc mắc viral là gì và những vấn đề liên quan đến cách làm marketing viral. Có thể hiểu rằng viral là một trong những cách quảng bá thương hiệu với tốc độ nhanh nhất mà các doanh nghiệp, công ty nên cân nhắc. Hy vọng rằng những chia sẻ mà Vietnix mang đến sẽ hữu ích đối với các bạn.