Ngày nay, website bán hàng chính là công cụ hỗ trợ kinh doanh hiệu quả cho các nhà bán hàng trực tuyến. Website không chỉ giúp quảng bá sản phẩm, thu hút khách hàng tiềm năng mà còn gia tăng độ nhận diện thương hiệu. Để sở hữu trang web cho riêng mình, hãy cùng Vietnix tham khảo cách tạo website bán hàng bằng WordPress đơn giản, nhanh chóng qua bài viết sau.
Lợi ích khi tạo website bán hàng bằng WordPress với WooCommerce
Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số thì việc xây dựng một website online là điều bắt buộc để mở ra cơ hội cạnh tranh cho các người bán hàng hiện nay. Bởi, trong không gian trực tuyến thì website được ví như một cửa hàng và đóng vai trò là điểm tiếp cận giữa người bán với tệp khách hàng tiềm năng.
Trong đó, quá trình khởi tạo website bán hàng sẽ trở nên đơn giản hơn nhờ sự kết hợp giữa 2 nền tảng hỗ trợ phổ biến là WordPress và WooCommerce. Các chuyên gia và người dùng đánh giá sự kết hợp giữa WordPress và WooCommerce chính là một “cặp đôi hoàn hảo” hỗ trợ cho cá nhân, doanh nghiệp gặt hái nhiều thành công khi triển khai mô hình kinh doanh trực tuyến của mình.
2 nền tảng này cung cấp nhiều tính năng đáp ứng cho các hoạt động bán và xử lý đơn hàng một cách tối ưu nhất. Bên cạnh đó, website bán hàng khởi tạo bằng WordPress được viết dưới dạng mã nguồn mở nên có khả năng tùy biến cao. Điều này giúp người bán hàng có thể dễ dàng thiết lập cũng như quản lý hiệu quả, nhanh chóng trang web.
Các bước tạo website bán hàng bằng WordPress
Khởi tạo website bán hàng bằng WordPress cho người mới diễn ra khá đơn giản, người dùng không cần mất quá nhiều thời gian với những bước thiết lập đơn giản như sau:
Bước 1: Đăng ký hosting và mua tên miền website
Đầu tiên, người dùng tiến hành mua hosting, tên miền cho website của mình (Lưu ý: 2 yếu tố này bắt buộc phải có). Cụ thể:
- Hosting: Là máy chủ trung gian giúp lưu trữ và vận hành các dữ liệu trên website người dùng.
- Tên miền: Là địa chỉ website bán hàng trực tuyến của người dùng. Khi lựa chọn tên miền, bạn cần lưu ý chọn tên đáp ứng các tiêu chí ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc và dễ liên tưởng đến lĩnh vực, sản phẩm/dịch vụ đang kinh doanh.
Nếu bạn là người mới chưa biết cách lựa chọn tên miền và hosting có thể xem qua bí quyết mua hosting và tên miền (domain) uy tín, chất lượng giúp bạn tiếp kiệm thời gian cũng như công sức tìm hiểu.
Ngoài ra, định hướng website chủ yếu dành cho người truy cập từ Việt Nam thì tốt nhất là bạn nên chọn tên miền .vn và nhà cung cấp hosting trong nước. Điều này sẽ giúp tên miền được bảo vệ trước pháp luật, đồng thời đảm bảo mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Trong đó, Vietnix đang là nhà cung cấp hosting, tên miền được nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn hiện nay trên thị trường Việt Nam.
Các gói dịch vụ tại Vietnix đều được phát triển với mục đích mang lại tốc độ tối ưu, ổn định và tiện lợi, giúp người dùng an tâm phát triển kinh doanh, xây dựng thương hiệu trên internet. Bên cạnh đó, người dùng sẽ nhận được những lợi ích sau khi đăng ký hosting, tên miền tại Vietnix:
- Tạo môi trường lưu trữ và vận hành website tối ưu với nền tảng phần cứng mạnh mẽ cùng các phần mềm cải thiện hiệu suất tiên tiến nhất.
- An toàn dữ liệu với tính năng tự động sao lưu dữ liệu mỗi ngày.
- Tiết kiệm chi phí với đa dạng gói cấu hình và mức giá phù hợp theo nhu cầu sử dụng của người dùng.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc thiết kế, tối ưu website với bộ quà tặng theme – plugin bản quyền trị giá tới 800$/năm với nhiều công cụ hữu ích như: Rank Math SEO Pro, WP Rocket, itheme Security Pro,…
- Hạn chế tối đa rủi ro với đội ngũ kỹ thuật túc trực 247 giúp người dùng giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong thời gian ngắn nhất.
Để có một website bán hàng chuyên nghiệp và uy tín, bạn cần mua Hosting WordPress chất lượng cao. Hosting là nơi lưu trữ dữ liệu website của bạn, do đó, việc lựa chọn hosting phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ truy cập và hiệu suất hoạt động của website. Vietnix cung cấp dịch vụ wordpress hosting chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, giúp bạn sở hữu một website bán hàng ổn định và mượt mà.
Bước 2: Trỏ tên miền về hosting website WordPress
Để trỏ một tên miền (domain) về hosting của bạn để tạo một trang web bán hàng, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Đăng nhập vào tài khoản quản lý tên miền của bạn tại nhà cung cấp dịch vụ tên miền (domain registrar).
- Tìm đến phần quản lý DNS (Domain Name System) hoặc Zone File của tên miền. Mục đích là để chỉnh sửa các bản ghi DNS liên quan đến tên miền của bạn.
- Thêm bản ghi A (Address) mới cho tên miền. Bản ghi A cho phép bạn liên kết địa chỉ IP của hosting với tên miền của bạn. Bạn cần cung cấp địa chỉ IP của hosting (thông thường được cung cấp bởi nhà cung cấp hosting) và gán nó cho tên miền của bạn.
- Thêm bản ghi CNAME (Canonical Name) nếu bạn muốn sử dụng một tên miền con (subdomain) cho trang web bán hàng của mình. Bản ghi CNAME cho phép bạn tạo liên kết giữa tên miền con và tên miền chính. Ví dụ, nếu bạn muốn sử dụng subdomain “shop.vietnix.vn” cho trang web bán hàng, bạn cần tạo một bản ghi CNAME cho “shop” và liên kết nó với tên miền chính “vietnix.vn”.
- Lưu lại các thay đổi và đợi cho đến khi các bản ghi DNS được cập nhật. Thời gian cập nhật có thể từ vài phút đến vài giờ, tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ tên miền.
Sau khi thực hiện các bước trên, tên miền của bạn sẽ được trỏ về hosting và bạn có thể cài đặt trang web bán hàng trên hosting đó.
Bước 3: Cài đặt WordPress
Sau khi đã hoàn tất quá trình cài đặt hosting và tên miền, bước kế tiếp người dùng có thể nhanh chóng sở hữu website bán hàng dành riêng cho mình một cách tự động và nhanh chóng. Để tiến hành cài đặt thủ công, hãy bắt tay thực hiện với các thao tác sau:
- Bước 1: Đầu tiên, tải về thiết bị và giải nén file cài đặt WordPress mới nhất qua link: https://wordpress.org/download/.
- Bước 2: Sau đó, tải tất cả file WordPress lên thư mục có tên public_html thông qua File Manager hoặc FTP client như FileZilla.
- Bước 3: Tiếp tục, khởi tạo cơ sở dữ liệu MySQL và user cho WordPress trên trang dashboard của hosting mà bạn đang sử dụng. Lưu lại thông tin đăng nhập để sử dụng sau này.
- Bước 4: Cuối cùng, tiến hành thiết lập cài đặt WordPress theo quy trình:
- Bạn truy cập vào đường dẫn http://localhost/ten_thu_muc_chua_wordpress. Hệ thống sẽ bắt bạn Chọn ngôn ngữ sử dụng mong muốn và nhấn chọn Continue.
- Hệ thống WordPress gửi thông báo yêu cầu thông tin MySQL. Nếu đã khởi tạo ở phần trên thì bạn tiếp tục nhấn Let’s Go.
- Màn hình sẽ chuyển sang bước tiếp theo và yêu cầu bạn điền vào các trường thông tin cần thiết. Khi điền xong nhấn Submit.
- Sau vài giây chờ đợi hệ thống kiểm tra và kết nối đến MySQL database, người dùng tiếp tục nhấn Run the install nếu không xuất hiện bất kỳ lỗi sự cố nào.
- Trên màn hình hiển thị các mục thông tin cần nhập để tạo website và administrator yêu cầu người dùng điền đầy đủ (bao gồm Site Title, Username, Password, Your Email, Search Engine Visibility). Sau đó, chọn Install để cài đặt WordPress.
Như vậy, người dùng giờ đây đã có thể tiến hành đăng nhập tài khoản vào trình quản lý website WordPress trên trình duyệt web để thực hiện các công việc thiết lập tiếp theo.
Bước 4: Cài đặt theme cho website WordPress
Để cài đặt giao diện (theme) cho trang web của bạn, hãy làm theo các bước sau:
- Đăng nhập vào hệ thống quản trị trang web của bạn. Đối với hầu hết các nền tảng CMS (Content Management System) như WordPress, Joomla hay Drupal, bạn có thể truy cập vào bảng điều khiển quản trị bằng cách thêm “/wp-admin”, “/administrator” hoặc “/admin” vào URL của trang web.
2. Tìm phần “Giao diện” hoặc “Theme” trong bảng điều khiển quản trị. Thường nằm trong menu chính hoặc có thể nằm trong một menu con.
3. Nhấp vào “Thêm giao diện mới” hoặc “Thêm theme mới” để truy cập vào thư viện giao diện.
4. Duyệt qua các giao diện có sẵn trong thư viện hoặc nhập tên giao diện bạn muốn cài đặt vào ô tìm kiếm (nếu có). Bạn có thể xem trước giao diện bằng cách nhấp vào nút “Xem trước” hoặc “Preview”.
5. Khi bạn đã chọn giao diện mong muốn, hãy nhấp vào nút “Cài đặt” hoặc “Install” để bắt đầu quá trình cài đặt.
6. Sau khi cài đặt hoàn tất, nhấp vào nút “Kích hoạt” hoặc “Activate” để kích hoạt giao diện cho trang web của bạn.
7. Truy cập vào trang web của bạn để kiểm tra giao diện mới được áp dụng. Bạn có thể tùy chỉnh giao diện bằng cách sử dụng các tùy chọn và công cụ có sẵn trong bảng điều khiển quản trị.
Lưu ý: Quá trình cài đặt giao diện có thể khác nhau tùy thuộc vào nền tảng và chủ đề (theme) bạn sử dụng. Tuy nhiên, các bước cơ bản trên sẽ giúp bạn cài đặt giao diện cho trang web của mình.
Hiện tại, khi đăng ký hosting tại Vietnix bạn sẽ được tặng kèm bộ theme bản quyền của WP Astra Growth Bundle và MyThemeShop. Bạn sẽ không phải tốn thêm bất cứ chi phí nào mà vẫn được sở hữu những theme phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Liên hệ với đội ngũ Vietnix để được tư vấn chi tiết nhất ngay hôm nay!
Bước 5: Cài đặt plugin WooCommerce
Hoàn tất cài đặt WordPress, người dùng sau đó truy cập vào trang quản trị của nền tảng này để cài đặt plugin WooCommerce. Đây là một plugin chuyên dụng dành cho website bán hàng.
Để tiến hành cài đặt WooCommerce, người dùng thực hiện theo các thao tác sau:
- Nhấn chọn Plugins từ thanh tùy chọn menu nằm ở góc bên trái.
- Nhấn chọn nút Add New.
- Gõ từ WooCommerce vào trong thanh tìm kiếm.
- Tìm và chọn WooCommerce hiển thị ở trang tìm kiếm và nhấn chọn Install Now.
- Chờ đợi plugin cài đặt hoàn tất và nhấn nút Active.
Tiếp tục sẽ xuất hiện một thông báo chào mừng người dùng đến với WooCommerce và các nút thực hiện khởi chạy Setup Wizard. Đây là cách thức cài đặt WooCommerce đơn giản nhất, người dùng tiếp tục bằng việc nhấn nút tím.
Lưu ý: Trường hợp người dùng lỡ nhấn vào Skip Setup thì vẫn có thể khởi chạy lại Wizard bằng cách từ mục WooCommerce, chọn Help và nhấn Setup Wizard. Tiếp đó, nhấn vào Let’s Go để bắt đầu cài đặt chi tiết. Quá trình cài đặt WordPress bán hàng này sẽ tiến hành tự động nên người dùng không nhất thiết phải tìm hiểu trước.
Các cài đặt cơ bản cho website và plugin Woocommerce
Trong quá trình thiết lập website, bạn cần chú ý đến những cài đặt cơ bản sau cho website và plugin WooCommerce:
Các thiết lập ban đầu cho plugin WooCommerce
Những cài đặt cơ bản cho website bán hàng với plugin WooCommerce bao gồm những mục cần thiết lập sau đây:
- Cài đặt trang: Người dùng có thể tạo các trang chính bao gồm cart, shop, checkout và my account cho cửa hàng trực tuyến. Đây cũng là cấu trúc cơ bản để WooCommerce hoạt động bình thường.
- Vị trí cửa hàng: Người dùng điền các thông tin về loại tiền, vị trí, cân nặng và kích thước cửa hàng trực tuyến của mình.
- Shipping & Tax: Người dùng sẽ cấu hình quy trình giao hàng và thuế liên quan đến hàng hóa.
- Thanh toán: Người dùng có thể thiết lập lựa chọn cách thức thanh toán theo ý muốn của mình.
Tạo, thêm và quản lý sản phẩm
Tạo và thêm các sản phẩm vào plugin WooCommerce cho website bán hàng của người dùng khá đơn giản. Quá trình thực hiện tương tự như việc đăng bài viết lên blog cá nhân của mình với các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Chọn mục Products và nhấn vào Add Product hoặc Create your first product.
Bước 2: Trên màn hình lúc này, người dùng sẽ tham khảo và lưu ý một số hạng mục sau:
- Product Category – Loại sản phẩm: Là danh mục các mặt hàng sản phẩm mà người bán cung cấp, ví dụ như bán quần áo thì các categories là top wear, night wear hay bottom wear. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tạo trên cùng một trang nhiều categories khác nhau.
- Attributes – Thuộc tính sản phẩm: Bao gồm màu sắc, kích thước, chất liệu hay thuộc tính về sản phẩm. Người dùng có thể thiết lập thêm thuộc tính cho từng sản phẩm riêng lẻ hoặc tất cả sản phẩm.
- Product Types – Loại sản phẩm hay tùy chọn về sản phẩm: Hiện plugin này đang cung cấp một số tùy chọn loại sản phẩm phổ biến:
- Sản phẩm thường.
- Grouped: Sản phẩm dạng đóng gói với nhiều sản phẩm trong cùng 1 set, ví dụ set quần áo thể thao.
- Virtual: Sản phẩm không yêu cầu giao hàng, ví dụ như dịch vụ hosting.
- Downloadable: Những sản phẩm mà khách hàng có thể tải về. Ví dụ như video, tài liệu hay bài hát.
- External: Sản phẩm được quảng bá trên website nhưng có thể được bán ở nhiều nơi khác nhau.
- Variable: Sản phẩm với nhiều tùy chọn, ví dụ như mẫu áo nhiều màu và kích cỡ.
Lời kết
Trên đây là những thông tin đề cập đến cách tạo website bán hàng bằng WordPress. Hy vọng sẽ giúp người dùng hiểu rõ và khởi tạo thành công website bán hàng của riêng mình trên nền tảng WordPress. Ngoài ra, nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến hosting và quản trị website, hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhất nhé.