Trong vô số mô hình kinh doanh thì AISAS là mô hình phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất. Vậy, mô hình AISAS là gì? Vì sao mô hình này lại đóng vai trò như một chìa khóa cốt lõi để dẫn đến sự thành công của mỗi một doanh nghiệp? Cùng Vietnix tìm hiểu chi tiết thông qua nội dung bài dưới!
Mô hình AISAS là gì?
AISAS là mô hình dùng để giải thích và phân tích hành vi của những người tiêu dùng trong thời đại truyền thông kỹ thuật số Internet phát triển mạnh mẽ.
Mô hình AISAS là viết tắt của 5 chữ cái tiếng Anh:
- Attention (Gây sự chú ý).
- Interest (Thu hút quan tâm).
- Search (Tìm kiếm).
- Action (Hành động).
- Share (Chia sẻ).
Mô hình này gồm 5 bước chính: gây chú ý, tạo ấn tượng, tra cứu tìm kiếm thông tin, hành động, chia sẻ và ở mỗi bước sẽ sử dụng những công cụ, phương pháp marketing phù hợp với tâm lý người dùng. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp mới ra mắt một sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin nào đó, cần thu hút và chuyển đổi khách hàng thì đây là mô hình phù hợp nhất.
Dựa theo mô hình này, sự chú ý cũng như hành vi của khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến sẽ ngày càng tăng và tỷ lệ chuyển đổi ngày càng lớn. Đồng thời, mô hình này cũng cho hiệu quả tốt với việc người dùng phản hồi và truyền đạt các thông tin mà thương hiệu muốn gửi đi tới những người xung quanh một cách ngẫu nhiên.
Mô hình AISAS được áp dụng trong Marketing như thế nào?
Mô hình AISAS bao gồm 5 bước: gây chú ý, tạo ấn tượng, tra cứu tìm kiếm thông tin, hành động, chia sẻ. Và trong Marketing online doanh nghiệp thường vận dụng theo mô hình này để tăng hiệu quả của từng chiến lược.
Attention (Gây sự chú ý)
Có thể khẳng định một điều rằng, bất cứ sản phẩm nào muốn tồn tại lâu dài trên thị trường đều phải tiếp cận và thu hút được sự chú ý của khách hàng. Sản phẩm có tính độc đáo, mới lạ, ấn tượng sẽ càng hấp dẫn được ánh nhìn của các vị khách.
Bạn có thể vận dụng nhiều loại hình thức khác nhau để thu hút sự chú ý của khách hàng. Càng nhiều người biết đến thương hiệu thì bạn càng thành công.
Ví dụ như:
- Viết bài PR.
- Seeding sản phẩm online.
- Làm banner chạy quảng cáo mạng xã hội.
- Quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền hình.
- Chạy quảng cáo sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội.
Interest (Thu hút quan tâm)
Sau khi đã thu hút được sự chú ý của khách hàng thì bước tiếp theo mà mỗi thương hiệu cần làm đó là khiến họ thích thú và muốn tìm hiểu nhiều hơn về sản phẩm. Bạn cần phải cho khách hàng thấy được tất cả những giá trị mà sản phẩm có hoặc là cho họ có cơ hội được trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp.
Các hình thức có thể tiến hành để đẩy mạnh sự quan tâm của khách hàng có thể là:
- Viết bài giới thiệu và hướng dẫn dùng sản phẩm.
- Chạy bài review, đánh giá về hiệu quả, công năng.
- Tổ chức các buổi hội thảo cho phép khách hàng trải nghiệm sản phẩm.
- Thuê KOL review, cũng như có những bài đánh giá chân thực cho thương hiệu.
- Quảng cáo mạng xã hội, quảng cáo online, PR báo chí, Email Marketing, dùng thử sản phẩm,…
Mặc dù các cách thức để thu hút sự quan tâm không thiếu, thế nhưng bạn cũng nên đặc biệt cẩn trọng trong việc truyền tải thông tin đến với khách hàng mục tiêu. Hãy chú ý, không nên dùng đến những thông tin mang tính tiêu cực hay đánh giá sai về sản phẩm của đối thủ. Bởi vì điều này rất có thể phản tác dụng trong tương lai gần.
Search (Tra cứu tìm kiếm thông tin)
Search thực chất là một bước hết sức cần thiết và quan trọng trong quá trình xem xét và mua hàng. Khi một vị khách đã bắt đầu có những hành vi tìm kiếm thêm thông tin về sản phẩm, thì đồng nghĩa với việc cơ hội bán hàng của bạn đã được đẩy lên cao. Do đó, tất cả những nội dung cung cấp cho độc giả ở giai đoạn này cần phải thống nhất với 2 bước trên.
Nội dung phải được trình bày một cách rõ ràng và theo chiều hướng hấp dẫn nhất. Đặc biệt, thương hiệu nào cũng cần phải biết cách tận dụng tối đa công năng của mạng xã hội. Có như vậy, khách hàng mới dễ dàng tiếp nhận được tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm.
Tìm kiếm gần như là thói quen của tất cả người tiêu dùng. Bất cứ ai cũng cẩn trọng hơn trong việc xuống tiền và lựa chọn những sản phẩm thực sự có giá trị. Đặc biệt, nếu sản phẩm, dịch vụ của bạn có giá thành cao thì khách hàng càng tốn nhiều thời gian cho quá trình này.
Bạn nên triển khai viết những bài content có từ khóa, nội dung mà khách hàng quan tâm. Hơn nữa, hãy dành thời gian chú ý đến các lời bình ở phía dưới sản phẩm. Bởi rất nhiều khách hàng hiện tại đang dần quyết định có mua hàng hay không phụ thuộc vào đánh giá, bình luận của những người dùng khác.
Nhìn chung, một số hình thức đẩy mạnh thương hiệu trong giai đoạn này là:
- SEO (Search Engine Optimization): Là quá trình tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm. Quá trình này tối ưu hóa cả nội dung của sản phẩm và dịch vụ cũng như trải nghiệm trên trang web của bạn. Để trở thành số một, nội dung của bạn không chỉ có giá trị và hữu ích mà còn phải đáp ứng các nguyên tắc của các nền tảng tìm kiếm: Google, Yahoo, Bing,…
- Đẩy mạnh nội dụng trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Instagram, TikTok, Youtube,…
- Cải thiện review ở các kênh bán hàng, sàn thương mại điện tử như: Shopee, Tiki, Lazada,…
- PPC (Pay Per Click): Đây là hình thức trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo trên một trang web. Nếu bạn muốn có được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, bạn cũng cần phải làm tốt đồng thời việc tối ưu hóa nội dung và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
Action (Hành động)
Đừng bỏ lỡ bất cứ cơ hội chốt đơn nào khi khách hàng đã quan tâm và tìm hiểu thông tin liên quan đến sản phẩm của thương hiệu. Bạn có thể thúc đẩy việc mua hàng của khách thông qua việc:
- Đưa ra lời kêu gọi hành động.
- Để lại hotline tư vấn miễn phí.
- Mang tới những chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
- Đề cập số lượng có hạn và tạo cho họ cơ hội sở hữu sản phẩm giá trị.
Action được xem là một bước đánh dấu sự thành công của mô hình AISAS. Và đây cũng là bước giúp bạn có nguồn doanh thu. Tuy nhiên, bước Action này chỉ thực sự có hiệu quả khi những bước trên được thực hiện một cách hiệu quả.
Share (Chia sẻ)
Bước cuối cùng trong mô hình AISAS chính là Share. Bước này vừa có thể giúp cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, tăng doanh thu nhanh chóng và có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội. Tuy nhiên, nếu như sản phẩm của bạn không tốt thì đây là một bước có khả năng ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh cũng như xuất hiện những đánh giá không tốt.
Tất cả những tin tức chia sẻ đều sẽ giúp bạn tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn khách hàng tiềm năng. Bạn hoàn toàn có thể kích thích khách hàng chia sẻ thông tin về sản phẩm, thương hiệu bằng các biện pháp như: Tặng mã giảm giá, quà tặng, tổ chức minigame, giveaway,…
Kết hợp Search – Share
Sự kết hợp giữa Search và Share có hiệu ứng lan truyền rất lớn trong mô hình AISAS. Điều này hoạt động tốt nhất khi bạn cho phép những người đã mua hàng của bạn chia sẻ sản phẩm của bạn với những người khác. Khi một người đã nhận được tất cả 5 phần của mô hình AISAS, rất có thể người đó sẽ là người giới thiệu miễn phí của bạn. Theo một lý thuyết tâm lý nổi tiếng, cứ 2 khách hàng đến với bạn sẽ có hiệu ứng lan truyền và bạn sẽ có được 3 khách hàng. Do đó, quá trình củng cố hai hoạt động mạng xã hội chia sẻ và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là rất quan trọng và cần thiết.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về mô hình kinh doanh AISAS mà các doanh nghiệp nên áp dụng. Mô hình này sẽ giúp bạn chinh phục khách hàng nhanh và tiến đến vạch đích sớm hơn. Chúc bạn thành công với mô hình AISAS và đừng quên theo dõi những bài viết sau của Vietnix về các mô hình kinh doanh hiệu quả nhé.