NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
29/09/2022
Lượt xem

Tấn công Deface là gì? Cách nhận biết website bị Deface và khắc phục

29/09/2022
15 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (67 bình chọn)

Các cuộc tấn công trên không gian mạng luôn là mối lo ngại của người dùng. Hầu hết chúng ta thường tập trung vào việc bảo vệ dữ liệu trước những kỹ thuật tấn công phổ biến như Phishing, Social Engineering hay DDoS. Tuy nhiên, bạn đã từng nghe về các cuộc tấn công Deface với mục tiêu nhắm đến là các giao diện website chưa? Cụ thể tấn công Deface là gì? Hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây của Vietnix để có thêm thông tin về kỹ thuật tấn công này.

Tấn công Deface là gì?

Tấn công Defacekiểu tấn công có mục đích làm thay đổi giao diện của các website. Đây là kỹ thuật tấn công của các hacker chuyên bẻ khóa hệ thống. Để thực hiện được điều này, các tin tặc sẽ xâm nhập vào máy chủ của website và thay thế trang web đã được host bằng trang web riêng của chúng.

Tấn công Deface là gì?
Tấn công Deface là gì?

Thông thường, các hacker sẽ sử dụng phương pháp SQL Injection giành quyền đăng nhập admin để thực hiện kiểu tấn công này. Trong hầu hết các trường hợp, việc thực hiện kỹ thuật này sẽ chỉ ra các lỗ hổng trong việc duy trì bảo mật máy chủ của quản trị viên và nó là vô hại.

Song vẫn có những trường hợp, các hacker sử dụng Deface như một cách để che đậy những hành vi nguy hiểm khác mà chúng thực hiện trên máy đối tượng như cài cắm các mã độc, xóa các file từ máy chủ,…

Điển hình của kiểu tấn công Deface bạn có thể đã nghe qua như vụ tấn công của tin tặc Trung Quốc vào hệ thống thông tin sân bay Tân Sơn Nhất làm thay đổi toàn bộ màn hình hiển thị và phát thanh, gây hoang mang và ảnh hưởng đến các chuyến bay của hành khách. Hay vụ tấn công của hacker trẻ Bùi Minh Trí vào website của bộ giáo dục gây ra những xôn xao dư luận năm 2007.  

Tại sao website bị tấn công Deface?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến website bị tấn công Deface. Lý do chủ yếu là việc xây dựng hệ thống vẫn còn tồn tại những lỗ hổng bảo mật khiến kẻ tấn công có thể xâm nhập và khai thác chúng. 

Kẻ tấn công có thể thực hiện các kỹ thuật upload file lên server (bypass upload fckeditor), giành quyền đăng nhập dưới vai trò quản trị viên hệ thống (phương pháp SQL Injection), thậm chí ngay cả đối với các website an toàn nhưng nếu có hosting website khác cùng tồn tại trên một server bị tấn công (local attack).

Các trường hợp dễ bị các cuộc tấn công Deface khai thác thành công như:

  • Việc đặt mật khẩu đơn giản, không đủ mạnh để bảo mật, thiếu cơ chế chống brute force, hacker dễ dàng dùng các công cụ dò password để phát hiện ra mật khẩu đăng nhập vào hệ thống.
  • Thiết lập các module, plugin, extension,… thuộc các mã nguồn mở (thường gặp ở WordPress, website joomla,…).
  • Mật khẩu bị lộ.
Hệ thống bảo mật kém
Hệ thống bảo mật kém

Các trường hợp website bị tấn công Deface

Như đã nói ở trên, việc website bị tấn công Deface có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến các lỗ hổng bảo mật hệ thống. Các trường hợp website có thể bị tấn công Deface phải kể đến như sau:

1. Lỗi SQL Injection

Lỗi SQL Injection là một kỹ thuật khá phổ biến mà kẻ tấn công khai thác dựa trên các lỗ hổng hệ thống về các câu truy vấn trên website. Kẻ tấn công lợi dụng các lỗ hổng trong các kênh đầu vào của trang web để tiêm (inject) và thực thi các câu lệnh truy vấn bất hợp pháp. Kẻ tân công có thể thực hiện các thao tác như delete, insert, update,… trên cơ sở dữ liệu để chiếm quyền admin hệ thống và truy cập vào cơ sở dữ liệu máy chủ.

Lỗi SQL Injection
Lỗi SQL Injection

2. Lỗi Cross Site Scripting (XSS)

Lỗ hổng XSS cho phép kẻ tấn công chèn những đoạn mã độc, thường là JavaScript, HTML vào trang web và các script này sẽ thực thi đối với trình duyệt phía người dùng. Ở đây chính người dùng là đối tượng bị ảnh hưởng chứ không phải website. Mã độc được gửi đến các trình duyệt người dùng sẽ thực thi và gửi về cho kẻ tấn công những thông tin của người dùng thông qua các kênh mà hacker đã định sẵn. 

Lỗi Cross Site Scripting
Lỗi Cross Site Scripting

3. Lỗ hổng Remote File Include

Lỗ hổng này cho phép kẻ tấn công sử dụng các tệp tin được lưu trữ từ xa để include và thực thi trên máy chủ mục tiêu. Thông thường hacker sẽ dùng RFI để chạy mã độc trên cả máy chủ và máy người dùng nhằm đánh cắp tạm thời session token, dữ liệu người dùng hoặc tải lên các webshell, mã độc để xâm hại toàn hệ thống.

Lỗ hổng Remote File Include
Lỗ hổng Remote File Include

Các website dùng PHP có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công này do chúng sử dụng số lượng lớn lệnh include và thiết lập server mặc định. 

4. Lỗ hổng bảo mật Local file inclusion

Lỗ hổng này tồn tại trong quá trình include file cục bộ trên server. Lỗ đổng này dễ bị khai thác khi input người dùng chứa đường dẫn đến file bắt buộc phải include. Nếu không có cơ  chế kiểm tra đầu vào này, hacker có thể can thiệp bằng cách dùng các tên file mặc định có chèn các ký tự đặc biệt “/”, “./”, “-” và truy cập trái phép chúng, từ đó nhận các thông tin trả về chứa tệp tin nhạy cảm.

Lỗ hổng bảo mật Local file inclusion
Lỗ hổng bảo mật Local file inclusion

5. Không cập nhật phiên bản, mật khẩu yếu

Bằng kỹ thuật brute force, kể tấn công có thể dễ dàng dò password admin đối với các mật khẩu hệ thống yếu, không đủ độ dài, không có ký tự đặc biệt. Các module, plugin, extension phiên bản cũ thường dễ dính các lỗi bảo mật (các CVE đã công bố) hay các website dùng mã nguồn mở như Joomla hay WordPress đều có thể bị tấn công Deface. 

Cách nhận biết website bị tấn công Deface

Thông thường, mục tiêu tấn công của tin tặc sử dụng kỹ thuật Deface thường là các trang web mặc định như index.php, index.html, home.html, default.html,… Đối với trường hợp này, bạn chỉ cần xử lý các trang này thì website sẽ hoạt động trở lại bình thường.

Đối với những trường hợp kẻ tấn công không thay đổi các nội dung ở các trang nói trên, bạn sẽ rất khó để phát hiện ra có sự xâm nhập hệ thống. Các cảnh báo sẽ được đưa ra từ việc truy cập website hoặc từ bên nhà cung cấp hosting.

Cách phòng chống các cuộc tấn công giao diện Deface 

Website càng có nhiều lỗ hổng bảo mật, kể tấn công càng có cơ hội lợi dụng tấn công. Để có thể phòng chống các cuộc tấn công Deface, bạn có thể thực hiện các biện pháp dưới đây.

Quét mã nguồn website

Nếu bạn có vốn hiểu biết về công nghệ, bạn có thể tự kiểm tra các phần mềm độc hại trên website của mình. Quét mã nguồn website là cách làm hiệu quả để tránh việc bị tấn công Deface.

Quét mã nguồn website
Quét mã nguồn website

Bạn nên sở hữu quyền truy cập trình quản lý file do máy chủ tên miền cung cấp hoặc giao thức truyền file để kiểm tra trang web. Thực hiện tìm kiếm hai thuộc tính script và <iframe> để quét các URL. Các URL không tuân thủ thuộc tính này thì rất có thể chúng đã bị nhiễm mã độc.

Thiết lập giới hạn truy cập

Việc cấp phép quá nhiều tài khoản admin website rất dễ mở ra cơ hội tấn công cho tin tặc vào các trang đăng nhập nhờ lợi dụng các lỗi gây ra bởi con người. Do đó bạn nên giới hạn số lượng tài khoản quyền quản trị và giới hạn quyền truy cập cho từng tài khoản.

Thiết lập giới hạn truy cập
Thiết lập giới hạn truy cập

Chọn plugin cẩn thận

Kẻ tấn công sẽ thường nhắm vào các mục tiêu dễ bị tấn công và có sức thu hút khi bị xảy ra các cuộc tấn công. Nghiên cứu cho thấy các website thường bị tấn công là các trang sử dụng kết hợp nhiều plugin và tính năng bổ sung. WordPress là trang web dễ bị tổn thương do có từ 6 đến 10 plugin dễ bị tấn công.

Trên cơ sở đó, để có thể chống các cuộc tấn công Deface, bạn nên cẩn thận trong việc chọn các plugin và ứng dụng. Hãy chắc chắn chỉ sử dụng các plugin có giá trị với website khi thực sự cần thiết. Hãy kiểm tra các add-on thường xuyên và gỡ cài đặt hoàn toàn các plugin, theme đã được hủy kích hoạt trong dashboard.

Các add-on không còn được sử dụng có thể bởi chúng đã lỗi thời. Các phần mềm lỗi thời thường là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bị tấn công do chúng có độ bảo mật kém, nhà sản xuất sẽ phát hành các phiên bản mới chứa bản vá lỗ hổng để thay thế chúng. Do đó hãy chú ý cập nhật ngay các plugin, theme, các file quan trọng ngay khi chúng có bản cập nhật mới nhất.

Cài đặt quét website tự động

Mặc dù bạn có khả năng tự kiểm tra website để loại bỏ các phần mềm độc hại, song cách làm thủ công chưa phải là hiệu quả và tối ưu nhất. Các trình quét website tự động rất quan trọng trong việc bảo trì và vận hành hệ thống website mà không tốn quá nhiều thời gian. Trình quét tự động sẽ giúp phát hiện các hoạt động bất thường diễn ra trên website, theo dõi cơ sở dữ liệu web, các lỗ hổng và có thể vá lỗ hổng khi cần thiết, loại bỏ các phần mềm độc hại khi chúng phát hiện ra.

Hướng dẫn khắc phục tấn công Deface

Nếu website của bạn có dấu hiệu bị tấn công Deface, hãy thực hiện các thao tác dưới đây để khôi phục lại website của mình.

Bước 1: Khắc phục tạm thời

Khi phát hiện website bị tấn công Deface, quản trị viên cần kiểm tra lại và xóa các tài khoản lạ trên hệ thống, đổi mật khẩu các tài khoản database, tài khoản quản trị, FTP, SSH, phpmyadmin,… Đồng thời, cần đưa ra thông báo “Hệ thống bảo trì hoặc hệ thống đang nâng cấp” để khách hàng được biết và tạm thời không truy cập, tránh làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp, tổ chức.

Xóa các tài khoản lạ trên hệ thống
Xóa các tài khoản lạ trên hệ thống

Bước 2: Rà soát và xử lý

Tiếp theo, để biết được file nào đã bị sửa đổi, hãy so sánh lại với bản backup trước đó, sử dụng câu lệnh “# dif -qr” hoặc “#md5sum”. Khi đã xác định được file có vấn đề, bạn phải kiểm tra lại thật kỹ một lần nữa bằng các trình editor để tìm các hàm nguy hiểm sử dụng trong webshell. Chú ý kiểm tra database và phân tích tình trạng hiện tại.

Bước 3: Phân tích, xử lý thành phần độc hại

Sau khi nắm phân tích tình trạng và nắm được các file độc hại, bạn sử dụng các kỹ thuật để phân tích hành vi của các mã độc đó, khoanh vùng và theo dõi các kết nối đến server. Cuối cùng, tiến hành loại bỏ tiến trình, xóa file shell, xóa key khởi động để loại bỏ chúng khỏi server bị nhiễm.

Phân tích, xử lý thành phần độc hại
Phân tích, xử lý thành phần độc hại

Bước 4: Xác định và vá lỗ hổng

Khi đã phát hiện được website của mình có các lỗ hổng nào, hãy phối hợp với các bộ phận có chuyên môn để vá chúng, cập nhật các phiên bản mới nhất cho mã nguồn, các module, plugin.

Bước 5: Điều tra nguồn tấn công

Khi đã khắc phục được ảnh hưởng của cuộc tấn công Deface, hãy cố gắng truy tìm thông tin server điều khiển, địa chỉ đã thực hiện cuộc tấn công và gửi yêu cầu hỗ trợ điều tra từ các cơ quan chức năng đồng thời phát ra cảnh báo với các bên liên quan.

Bước 6: Đưa website hoạt động lại bình thường

Khi đã xử lý xong hậu quả của cuộc tấn công, bạn cần nhanh chóng đưa website trở lại hoạt động bình thường, tránh gây gián đoạn cho hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. 

Trong quá trình vận hành website, cần phải theo dõi và backup dữ liệu thường xuyên, làm tốt công tác bảo mật tránh các sự cố không mong muốn xảy ra. Chi phí bỏ ra cho việc khôi phục website do các cuộc tấn công Deface sẽ cao hơn nhiều so với chi phí bỏ ra để ngăn chặn chúng.

Do đó để tránh phải tốn kém quá nhiều chi phí cũng như tránh gây ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp, hãy đầu tư cho các biện pháp bảo vệ website ngay từ ban đầu.

Câu hỏi thường gặp

Hacker làm thế nào dể tân công deface một website?

Để có thể hack một website và thay đổi nội dung của nó, hacker có thể: Cưỡng đoạt các thông tin xác thực của quản trị viên web hay khai thác lỗ hổng trong các thành phần của trang web, ví dụ: thực hiện một SQL injection (SQLi) hay cross-site scripting (XSS). Cuối cùng là Lây nhiễm phần mềm độc hại vào thiết bị của quản trị viên.

Bảo mật trang web để chống tấn công deface là gì?

Bảo mật trang web là việc bảo về các trang web công khai của cá nhân hay tổ chức khỏi các cuộc tấn công mạng.

Để phòng tránh tấn công Deface, bạn có thể sử dụng các gói dịch vụ hosting của Vietnix. Các gói hosting của Vietnix hiện nay đều tích hợp sẵn plugin quét mã độc và tính năng chống upload mã độc lên website của khách hàng. Nhờ vào những tính năng bảo mật mạnh mẽ này, bạn có thể an tâm về việc bảo vệ website của mình khỏi các cuộc tấn công và tác động tiêu cực từ việc Deface.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết để giúp bạn hiểu rõ tấn công Deface là gì cũng như cách để phòng chống và khắc phục hậu quả chúng gây ra. Hy vọng bài viết trên đây sẽ mang đến cho bạn thêm kinh nghiệm để vận hành và quản lý website hiệu quả, an toàn nhất.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

HỖ TRỢ 24/7

ĐĂNG KÝ NGAY
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG