Khi tìm kiếm nội dung trên trang Google, bạn thường thấy các đoạn câu hỏi FAQ Schema hiển thị trực tiếp dưới bài viết một số website. Hiện nay, có nhiều trang web đã sử dụng FAQ Schema như công cụ để tiếp cận đến nhiều người dùng tiềm năng hơn. Vậy cụ thể FAQ Schema là gì? Làm sao để tạo FAQ Schema cho một website? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây của Vietnix.
FAQ Schema là gì?
FAQ là viết tắt của Frequently Asked Questions, có thể hiểu là lược đồ các câu hỏi thường gặp. FAQ Schema thường được hiển thị dưới dạng danh sách câu hỏi và lời giải đáp về sản phẩm, dịch vụ, các thông tin của doanh nghiệp hay một chủ đề liên quan đến trang web.
Theo đánh giá cho thấy, sẽ có những câu hỏi chung về một chủ đề nhất định được người dùng cùng thắc mắc. Do đó FAQ Schema sẽ là công cụ giúp doanh nghiệp giảm tải khối lượng công việc cần thực hiện trong khâu hỗ trợ người dùng.
Đồng thời người dùng cũng nhanh chóng tiếp cận được vấn đề mà họ đang quan tâm. FAQ Schema thực sự là một giải pháp tối ưu SEO website giúp tăng sự chuyên nghiệp, củng cố niềm tin của khách hàng với thương hiệu doanh nghiệp xây dựng.
Cấu trúc của FAQ Schema gồm 2 phần là phần câu hỏi và phần câu trả lời. Hiện tại Google có xu hướng chỉ hiển thị 2-3 FAQ đầu tiên trong danh sách FAQ được tạo.
Khi thêm bộ dữ liệu theo cấu trúc FAQ vào website, Google sẽ hiển thị bộ câu hỏi kèm với câu trả lời trực tiếp tương ứng trên trang hiển thị kết quả tìm kiếm. Người dùng khi tìm kiếm thông tin trên Google có thể tham khảo các câu hỏi có sẵn và xem câu trả lời trực quan một cách nhanh chóng.
>> Nếu bạn chưa biết tỏng quan về Schema bạn có thể tham khảo bài viết: Schema là gì? Các phương pháp cài đặt Schema cho website
Lợi ích khi cài đặt Schema FAQ
Cuộc đua về thứ hạng của các website trên kết quả tìm kiếm Google luôn rất khốc liệt. Do đó các doanh nghiệp luôn tận dụng những tính năng hữu hiệu nhất để đẩy web lên top. kể từ khi FAQ Schema được Google triển khai chính thức trên kết quả tìm kiếm, ngay lập tức các SEOer đã vận dụng tối đa để thực hiện các chiến dịch SEO hiệu quả nhất.
Những lợi ích mà FAQ Schema mang lại là:
- Cung cấp thêm cho người dùng những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề họ quan tâm một cách nhanh chóng, trực quan với bộ câu hỏi có sẵn. Người dùng có thể xem trực tiếp các câu trả lời hữu ích ngay cả khi chưa click vào link web.
- Làm nổi bật website của mình trên trang tìm kiếm của Google bởi vì phần FAQ Schema sẽ chiếm một diện tích khá lớn khi hiển thị. Đây là một cách tăng độ cạnh tranh với đối thủ và gây sự chú ý cho người dùng, tăng sự quan tâm của người dùng vào website.
- Thúc đẩy người dùng click vào trang web để tìm hiểu thêm các thông tin.
- Giúp trình thu thập dữ liệu Google hiểu rõ hơn về nội dung bài viết website cung cấp. Từ đó website của bạn dễ dàng cải thiện thứ hạng hơn.
- Giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thông tin sản phẩm, dịch vụ để đưa ra các quyết định nhanh chóng, giảm tải công việc cho bộ phận chăm sóc khách hàng.
Nguyên tắc khi sử dụng FAQ Schema
Để có thể hiển thị bộ câu hỏi FAQ Schema cho website, bạn cần phải tuân thủ các nguyên tắc mà Google đưa ra gồm:
- Nguyên tắc về dữ liệu có cấu trúc (tham khảo tại đây: https://developers.google.com/search/docs/appearance/structured-data/sd-policies?hl=vi
- Nguyên tắc quản trị website (tham khảo tại đây: https://developers.google.com/search/docs/essentials?hl=vi&visit_id=637896555599506947-225239777&rd=1
- Nguyên tắc về nội dung.
Về nguyên tắc dữ liệu có cấu trúc và nguyên tắc quản trị website, bạn có thể nghiên cứu chi tiết qua quy định mà Google đưa ra theo đường dẫn trên. Sau đây chúng tôi sẽ tóm tắt sơ lược về Nguyên tắc nội dung bảo đảm cho hiển thị FAQ Schema.
Bạn chỉ nên sử dụng tính năng FAQ Schema nếu như bài viết của bạn có bộ câu hỏi cần được giải đáp.
Xét về nội dung, các trường hợp được phép sử dụng FAQ Schema hợp lệ là:
- FAQ Schema sẽ là những câu hỏi thường gặp, được người dùng thắc mắc nhiều và cần câu trả lời hữu ích. Bộ câu hỏi phải do bạn tạo sẵn kèm câu trả lời và người khác không có quyền chỉnh sửa.
- Câu hỏi được hiển thị đầy đủ nội dung, không bị cắt xén.
- Tất cả các câu FAQ phải hiển thị trên trang nguồn, ngay dưới link tìm kiếm. Đồng thời, trong bài viết tương ứng phải có các nội dung như bộ FAQ đã hiển thị.
Những trường hợp được đánh giá không hợp lệ để triển khai FAQ Schema bao gồm:
- Không hỗ trợ cho các diễn đàn hỏi đáp.
- Không áp dụng FAQ với mục đích quảng cáo.
- Không sử dụng cho các trang hỗ trợ sản phẩm cho phép người dùng gửi câu trả lời.
- Các trang cho phép người dùng để lại nhiều câu hỏi trên một trang.
- Bộ câu hỏi không hữu ích, không cung cấp thông tin giá trị cho người dùng.
- Các diễn đàn cho phép người dùng chỉnh sửa câu hỏi.
- Không cho phép dùng một bộ FAQ cho toàn trang, tránh gây sự trùng lặp.
- Không cho phép sử dụng cho những câu hỏi có nội dung bạo lực, hoạt động trái phép, tệ nạn, thông tin gây hiểu nhầm, khiêu dâm,…
- Không lạm dụng FAQ, chỉ sử dụng khi cần thiết.
Khi đảm bảo đủ các yêu cầu trên, bạn có thể dễ dàng thêm FAQ Schema vào website của mình.
Website nào nên áp dụng Schema FAQ?
FAQ Schema có thể được tạo trên một website độc lập hoặc được tạo trong phần nội dung bài viết dạng câu hỏi và câu trả lời cụ thể ngay bên dưới. Mục tiêu của công cụ FAQ là giúp cho người dùng có thể nắm được thông tin cần thiết liên quan đến nội dung bài viết ngay trên kết quả hiển thị tìm kiếm.
Tuy nhiên, không phải website nào cũng cần thiết sử dụng bộ câu hỏi này. Google đã khuyến cáo chỉ nên dùng FAQ Schema nếu trang web của bạn có sẵn một bộ câu hỏi và câu trả lời tương ứng mà người dùng không thể sửa đổi. Đồng thời các câu hỏi này phải có trong phần nội dung bài viết. Trong trường hợp trang web chỉ có một câu hỏi duy nhất và cho phép người dùng gửi các câu trả lời khác, bạn nên sử dụng dạng QAPage sẽ phù hợp hơn.
Đặc biệt, nếu website của bạn nằm trong page 1 thì bạn nên triển khai Schema FAQ cho những keyword nằm trong top này. Còn nếu website nằm ở page 2 trở đi thì nên dành thời gian cho quá trình SEO lên top 10 hiển thị trên SERPS.
Hướng dẫn cách cài đặt FAQ Schema cho website
Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách cài FAQ Schema cho các website WordPress và các website dạng khác.
FAQ Schema đối với website WordPress
Nếu bạn đang dùng WordPress có sẵn plugin Yoast SEO hoặc Rank Math SEO và hỗ trợ trình soạn thảo Gutenberg thì việc tạo FAQ trên WordPress khá đơn giản, không cần xử lý code thủ công. Bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1 – Tạo FAQ block
Đầu tiên, bạn tạo một trang soạn thảo mới như bình thường. Để thêm phần FAQ Schema vào bài viết, bạn chọn Add block FAQ tại mục Yoast Structured Data Blocks.
Bước 2 – Tạo câu hỏi và câu trả lời
Sau khi đã tạo block FAQ, bạn nhập phần câu hỏi và câu trả lời vào form có sẵn. Chú ý nên sắp xếp các câu hỏi theo trình tự hợp lý để dẫn dắt người dùng thật khéo léo, logic. Chỉ nên chọn những câu hỏi trọng tâm vào phần nội dung website, tránh đặt câu hỏi lan man.
Bước 3 – Kiểm tra và Publish
Bạn có thể thêm liên tiếp nhiều câu hỏi vào danh sách hiển thị. Các nút Add Image và Add Question cho phép bạn thêm các câu hỏi và hình ảnh cho thêm phần sinh động.
Sau khi đã nhập đủ các câu hỏi, hãy xem lại giao diện hiển thị phía người dùng một lần nữa để hiệu chỉnh sao cho cân đối, hợp lý.
Đối với Rank Math SEO bạn cũng có tính năng FAQ by Rank Math tích hợp với trình soạn thảo Gutenberg. Các bước thực hiện tương tự như đối với Yoast SEo phía trên.
Bạn cũng có thể tạo FAQ thủ công hoặc nhờ tool hỗ trợ và thêm vào code web bằng plugin Header and Footer Scripts. Ở phần tiếp theo Vietnix sẽ hướng dẫn bạn tạo FAQ Schema thủ công và băng tool hỗ trợ cũng như cách gắn Schema FAQ cho mọi website.
FAQ Schema đối với các website khác
Đối với các website khác, bạn cũng có thể tự chèn phần FAQ Schema với các thao tác được hướng dẫn dưới đây. Tương tự thì bạn có thể áp dụng cho việc thiết lập các dạng Schema khác.
Cách 1 – Tạo FAQ thủ công bằng code JSON-LD
Bạn có thể thêm FAQ theo cách thủ công là sử dụng đoạn code JSON-LD có sẵn (cách này áp dụng cho các website WordPress, web thuần PHP, web ASP). Dưới đây là đoạn code JSON-LD có sẵn để cài đặt FAQ Schema:
<script type="application/ld+json">
{
"@context": "https://schema.org",
"@type": "FAQPage",
"mainEntity": [{
"@type": "Question",
"name": "INSERT QUESTION HERE",
"acceptedAnswer": { "@type":
"Answer",
"text": "INSERT ANSWER HERE"
}
}, {
"@type": "Question",
"name": "INSERT QUESTION HERE",
"acceptedAnswer": {
"@type": "Answer",
"text": "INSERT ANSWER HERE"
}
}, {
"@type": "Question",
"name": "INSERT QUESTION HERE",
"acceptedAnswer": {
"@type": "Answer",
"text": "INSERT ANSWER HERE"
}
}]
}
</script>
Bạn copy đoạn code trên và thay phần INSERT QUESTION/ ANSWER HERE ở trường name và text thành câu hỏi và câu trả lời tương ứng là được. Số lượng câu hỏi có thể tự điều chỉnh bằng cách thêm bớt các đoạn code. Bạn có thể thêm các đường dẫn URL trỏ tới từng câu hỏi.
Dưới đây là một ví dụ để bạn tham khảo:
<script type="application/ld+json">
{
"@context":"https://schema.org",
"@type":"FAQPage",
"mainEntity":[{
"@type":"Question",
"name":"Điều gì tạo nên một chiến dịch Viral thành công?",
"url":"https://vietnix.vn/viral-la-gi/",
"acceptedAnswer":{
"@type":"Answer",
"text":"Một chiến dịch tiếp thị lan truyền thành công cần phụ thuộc vào việc chọn lựa nhóm đối tượng mục tiêu. Đối với bất kỳ chiến dịch nào để trở nên viral, chiến dịch đó cần phải gây được tiếng vang với khán giả và khiến họ cảm thấy mạnh mẽ về nội dung của bạn đến mức họ quyết định chia sẻ nó với gia đình, bạn bè và những người theo dõi của họ.”
}
}]
}
</script>
Google sẽ mặc định hiển thị 3 câu hỏi đầu tiên nên bạn sắp xếp các câu cho phù hợp.
Cách 2 – Tạo FAQ bằng tool/ plugin
Nếu bạn không thành thạo về code thì có thể dùng một trong hai công cụ hỗ trợ sau:
Ví dụ với công cụ Technical Seo, bạn sẽ chỉ cần chọn loại FAQ Page rồi điền câu câu hỏi và câu trả lời vào.Bạn copy đoạn mã JSON-LD ở phần trên rồi dán vào trước thẻ </head>
hoặc thẻ </body>
của website hoặc đường dẫn URL page/post đối với mọi website.
Đoạn mã JSON-LD này vẫn sẽ cài vào website WordPress bằng cách tìm kiếm file header.php
để xác định vị trí trí thẻ </head>
.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn cài đặt bộ FAQ riêng cho từng post/website riêng thì cách này có thể gây trùng lặp bộ câu hỏi.
Nếu bạn chưa biết cách đơn giản nhất để chèn code JSON-LD trên WordPress thì hãy sử dụng Header and Footer Scripts. Sau khi cài đặt, mỗi lần viết bài mới, bạn chỉ cần dán đoạn code JSON-LD tạo FAQ ở trên vào ô Insert Script to <head> ở ngay dưới khung soạn thảo là được.
Cách kiểm tra dữ liệu có cấu trúc FAQ Schema đã cài thành công chưa?
Khi đã hoàn tất các bước trên, bạn vào phần Google Search Console và submit bài viết để có thể hiện thì phần FAQ trên Google. Tiếp theo, bạn cần kiểm tra lại xem trang FAQ vừa tạo đã hiển thị đúng ý mình trên trang tìm kiếm Google chưa. Để thực hiện, bạn cần dùng Kiểm tra bằng Google Rich Result Tester bên trong đó bao gồm hai công cụ sau:
Check results in multiple formats – Kiểm tra kết quả nhiều định dạng
Bước 1: Bạn truy cập vào trang chủ công cụ “Kiểm tra kết quả nhiều định dạng” rồi nhập đường dẫn trang FAQ hoặc URL bài viết vào thanh tìm kiếm rồi nhấn chọn Kiểm tra URL.
Sau một thời gian, nếu hệ thống hiển thị kết quả có cấu trúc như sau thì bạn đã cài đặt thành công FAQ Schema cho bài viết.
Bước 2: Bạn nhấp vào mục Xem trước kết quả tìm kiếm để thấy phần mà Google sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
Bước 3: Bạn đợi một thời gian để Google cập nhật bài viết. Sau đó mở trình duyệt Google ẩn danh và tìm kiếm theo cú pháp: “site:URL” để xem kết quả hiển thị FAQ thực tế trên trang tìm kiếm, ví dụ như dưới ảnh sau:
Như vậy là bạn đã cài đặt thành công FAQ Schema cho website của mình.
Schema markup checker – Trình kiểm tra mã đánh dấu schema
Với công cụ này, bạn truy cập vào địa chỉ: https://validator.schema.org/ rồi nhập URL vào thanh tìm kiếm, nhấn CHẠY THỬ NGHIỆM.
Kết quả phân tích sẽ hiển thị tất cả Schema Markup có trên URL vừa nhập, trong đó bao gồm cả FAQPage. Nếu như đoạn mã không thông báo lỗi thì quá trình tạo FAQ Schema của bạn đã thành công.
Một số cách viết FAQ hiệu quả
Để có thể hiển thị đoạn FAQ Schema thì website của bạn phải lọt top 1-10 trên trang tìm kiếm. Tức là trang web của bạn đã đủ mạnh để đạt top trong kết quả Google trả về. Tuy nhiên, với lợi thế đó thì bạn càng phải đầu tư hơn vào việc viết FAQ sao cho thu hút, chuyên nghiệp, tăng sức cạnh tranh với các đối thủ khác.
Dưới đây là một số kinh nghiệm khi viết bộ FAQ bạn có thể tham khảo:
- Chỉ nên thêm các FAQ có nội dung thiết thực nhất, tránh nêu câu hỏi lan man. Chỉ tập trung vào những câu hỏi mà người dùng thường thắc mắc nhất, tạo sự tò mò để kích thích người dùng click vào bài viết.
- Viết câu hỏi và câu trả lời ngắn gọn, súc tích, cung cấp thông tin trực quan và chính xác nhất.
- Nội dung FAQ cần tuân thủ quy tắc Google đặt ra.
- Không chèn quá nhiều câu hỏi trong phần FAQ, đồng thời không điền câu trả lời quá nhiều thông tin, cần có sự chắt lọc cho phù hợp.
- Số lượng câu hỏi lý tưởng là 3-4 câu.
- Chú ý bổ sung cho các câu hỏi và câu trả lời trong nội dung bài viết.
- Cố gắng xây dựng phần câu hỏi và câu trả lời kích thích thích người dùng tương tác với bài viết. Tránh trình bày câu trả lời quá rõ ràng khiến người dùng không cần đọc thông tin đầy đủ trong bài viết của trang web.
Xây dựng FAQ Schema đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên là bạn đã tự tin có bộ câu hỏi chuyên nghiệp, tối ưu, gây được sự chú ý cho người dùng khi tìm kiếm các từ khóa liên quan.
Câu hỏi thường gặp
FAQ Schema có tốt cho SEO không?
Khi được tối ưu hóa cho các từ khóa có liên quan, thiết kế tốt cho trải nghiệm người dùng (UX) tối ưu và đánh dấu phù hợp với dữ liệu có cấu trúc, các trang có FAQ có giá trị nhất định đối với SEO.
FAQ Schema có hoạt động trên trang chủ không?
Nếu bạn có một phần câu hỏi thường gặp trên trang chủ, bạn có thể thêm FAQ Schema vào đó.
Lời kết
Trên đây là bài viết tổng hợp chi tiết các kiến thức trả lời cho câu hỏi FAQ Schema là gì cũng như cách xây dựng và cài đặt FAQ Schema cho website của bạn. Nếu biết áp dụng phương pháp này vào xây dựng website, bạn sẽ có thêm một yếu tố tối ưu SEO hiệu quả để gia tăng thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm. Nếu còn vấn đề thắc mắc, đừng ngần ngại để lại câu hỏi cho Vietnix nhé!