Dark Web là một phần bí ẩn và ít được biết đến của internet, nơi ẩn chứa nhiều thông tin thú vị nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Việc hiểu rõ về Dark Web sẽ giúp bạn nhận thức đúng đắn về mặt lợi và hại, từ đó có cách tiếp cận an toàn và hiệu quả hơn. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn tìm hiểu chi tiết về Dark Web, những cảnh báo cần lưu ý và cách truy cập một cách an toàn nhất.
Những điểm chính
- Dark Web là gì: Giới thiệu tổng quan về Dark Web và cách nó hoạt động.
- Dark Web ra đời như thế nào: Lịch sử hình thành và mục đích ban đầu của Dark Web.
- Phân biệt Surface Web, Deep Web, và Dark Web: Giúp người đọc hiểu rõ sự khác biệt giữa ba tầng của Internet.
- Cách hoạt động của Dark Web: Mô tả cơ chế hoạt động và công nghệ ẩn danh trên Dark Web.
- Nội dung trên Dark Web có gì: Tổng hợp các loại nội dung phổ biến trên Dark Web, cả hợp pháp và phi pháp.
- Lợi ích và rủi ro khi truy cập Dark Web: Phân tích những giá trị và nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng Dark Web.
- Sử dụng Tor có vi phạm pháp luật không?: Làm rõ tính hợp pháp của trình duyệt Tor trong các quốc gia khác nhau.
- Truy cập Dark Web có vi phạm pháp luật không: Thảo luận về các rủi ro pháp lý khi tham gia Dark Web.
- Đối tượng người dùng Dark Web là ai: Mô tả các nhóm người sử dụng Dark Web và mục đích của họ.
- Những cảnh báo khi truy cập Dark Web: Cảnh báo các rủi ro như mã độc, lừa đảo và vấn đề pháp luật.
- Hướng dẫn truy cập Dark Web an toàn: Cung cấp các bước bảo mật để duyệt Dark Web an toàn.
- Phân biệt Dark Web và Deep Web: Giải thích chi tiết về sự khác biệt giữa hai khái niệm này.
- Những hiểu lầm thường gặp về Dark Web: Xóa tan các lầm tưởng phổ biến về Dark Web.
- Vietnix – Đối tác uy tín cho dịch vụ lưu trữ tốc độ cao: Giới thiệu dịch vụ lưu trữ chất lượng cao của Vietnix.
- Câu hỏi thường gặp: Giải đáp ngắn gọn các thắc mắc phổ biến về Dark Web.
Dark Web là gì?
Dark Web (Web Tối) là một phần của Internet không được các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google lập chỉ mục và không thể truy cập qua trình duyệt thông thường. Để truy cập Dark Web, cần sử dụng các trình duyệt đặc biệt như Tor hoặc các mạng ẩn danh. Đây là nơi thường liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp, bao gồm buôn bán ma túy, vũ khí, thông tin cá nhân bị đánh cắp và các hành vi tội phạm khác.

Dark Web đều là những trang web được máy chủ ẩn đi có mục đích để làm công cụ kinh doanh, những việc bất hợp pháp hay làm những hoạt động ẩn danh. Đặc biệt, các chủ website không muốn có người biết họ là ai cũng như không muốn để người dùng dễ dàng truy cập.
Chính vì thế, hầu hết các trang web này đều có định dạng nhiều lớp bảo vệ với cấu trúc ngẫu nhiên và luôn luôn thay đổi (được gọi là onion). Người dùng chỉ có thể truy cập Dark Web bằng trình duyệt web chuyên dụng, chẳng hạn như Tor. Còn những trình duyệt thường sử dụng như Firefox, Google Chrome, Safari, Opera,… đều không thể truy cập vào khu vực này.
Vietnix luôn chú trọng bảo mật, các dịch vụ VPS như VPS Giá Rẻ, VPS NVMe, VPS AMD đều được đầu tư nâng cấp để bảo vệ dữ liệu khách hàng khỏi tấn công mạng và mã độc. Đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật 24/7 của Vietnix giúp bạn an tâm vận hành hệ thống mà không lo gián đoạn. Chọn Vietnix – giải pháp VPS an toàn, hiệu suất cao và ổn định. Liên hệ ngay để được tư vấn!

VPS Giá rẻ Vietnix: UPTIME VƯỢT TRỘI – chi phí tối ưu
Ổn định, an toàn, tiết kiệm – Nền tảng vững chắc cho website của bạn.
Dark Web ra đời như thế nào?
Dark Web được cho là bắt nguồn từ Freenet, một trang web được thiết kế để liên lạc ẩn danh, trao đổi file và tương tác trực tuyến. Đây là luận án của Ian Clarke, một sinh viên tại Đại học Edinburgh ở Scotland vào năm 2000
Đến năm 2002, phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ quyết định xây dựng và phát hành mạng Tor. Đây là mạng được hình thành với mục đích dành riêng cho các chính trị gia và những đặc nhiệm tình báo Mỹ sử dụng.

Sau đó code cơ bản của Tor được phát hành theo giấy phép miễn phí, cho đến năm 2008, trình duyệt Tor được phát hành rộng rãi. Nhờ đó, mọi người có thể truy cập Dark Web một cách dễ dàng hơn. Thực chất, theo số liệu của Tor, trong số 2 triệu người sử dụng nền tảng này mỗi ngày, chỉ có 1,5% truy cập vào website ẩn hoặc Dark Web.
Phân biệt giữa Surface Web, Deep Web và Dark Web
Trước tiên, để hiểu được địa tầng của Web thì bạn có thể hiểu rằng Internet hoạt động theo mô hình tảng băng trôi. Trong đó sẽ được chia thành 3 phần gồm bề mặt – phần giữa và mảng tối.

Phần bề mặt sẽ là World Wide Web mà chúng ta đang sử dụng với các trình duyệt như Chrome, Firefox, … cũng như các website chia sẻ thông tin khác có thể truy cập được một cách dễ dàng. World Wide Web và Internet thường được sử dụng thay cho nhau nhưng thực chất không phải là một.
Phần giữa của tảng băng là Deep Web, bao gồm hơn 90% lượng thông tin có trên Internet. Người dùng cũng không thể truy cập bằng các trình duyệt phổ biến hiện nay. Tuy nhiên các thông tin của Deep Web thì se dễ truy cập hơn so với Dark Web.
Cuối cùng, phần đáy của tảng băng chìm chính là Dark Web, còn gọi là mặt tối của Internet. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn ngay dưới đây.
Web trên bề mặt – Surface Web
Theo tạp chí PC Magazine, web trên bề mặt là những nội dung có thể truy cập được bằng các trình duyệt thông thường, là một phần web có sẵn cho công chúng. Các công cụ phổ biến có thể được sử dụng là Google, Bing, Yahoo. Website bề mặt thường kết thúc bằng các tên miền như sau: .com, .org, .net, .vn, …. Người dùng có thể trực tiếp truy cập mà không cần bất kỳ công cụ trợ giúp nào.
Vietnix là nhà cung cấp tên miền uy tín, giúp bạn dễ dàng sở hữu các tên miền phổ biến như .com, .org, .vn,… để xây dựng website trên bề mặt Internet (Surface Web). Với sự hỗ trợ toàn diện và các công cụ mạnh mẽ, Vietnix đảm bảo quá trình đăng ký và quản lý tên miền trở nên nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp.
Hiện nay, nội dung của web bề mặt bao gồm:
- Tính đến tháng nay, có tới hơn 5 tỷ trang được Google lập chỉ mục (dữ liệu được cập nhật liên tục trên WorldWideWebSize).
- Theo ước tính của Domain Tools, có gần 148 triệu tên miền hoặc trang web duy nhất.
- Mỗi ngày có hơn 3.5 tỷ lượt tìm kiếm Google, bao gồm hơn 20 tỷ trang.
Mặc dù vậy, trên thực tế web bề mặt chỉ chiếm chưa đầy 5% thông tin trên Internet.

Deep Web
Như đã nói ở trên, phần giữa của tảng băng trôi chính là Deep Wep, thường hay được gọi là web ẩn, web vô hình. Những nội dung ở phần này cũng không thể tìm thấy bởi các công cụ tìm kiếm thông thường. Các thông tin này bao gồm các thông tin riêng tư như email trong tài khoản Gmail, các bản sao kê ngân hàng trực tuyến, tin nhắn trong các nền tảng mạng xã hội,…

Theo nhiều thông tin, Deep Web phần đa được dành riêng cho các blog cá nhân hoặc chính trị, các diễn đàn thảo luận hay những trang web tôn giáo.
Những lượng thông tin cá nhân trong Deep Web lớn đến nỗi vào năm 2001, ước tính có gần 550 tỷ tài liệu cá nhân có mặt ở đây. Mặc dù được ẩn đi nhưng 95% nội dung trên Deep Web người dùng có thể truy cập tới bằng các công cụ tùy chỉnh, chẳng hạn như “Direct query engine” của BrightPlanet.
Trên thực tế, mọi người đã sử dụng nội dung của Deep Web mà không nhận ra. Bởi phần lớn các thông tin này sẽ được người dùng nhìn thấy thông qua trang web mà họ truy cập trên web bề mặt.
Lấy ví dụ như các trang web du lịch cung cấp cho người dùng phần mềm tìm kiếm để truy cập các dữ liệu hàng không, khách sạn thông qua tên của địa điểm đến. Như vậy, Deep Web cũng không hẳn là những điều kinh khủng như nhiều người tưởng tượng. Thậm chí còn là những nội dung mà chúng ta đang tiếp xúc hằng ngày mà không nhận ra.
Dark Web
Người dùng Internet chắc đã không còn xa lạ gì với địa chỉ IP (Internet protocol). Cụ thể, mỗi thiết bị kết nối Internet sẽ có một địa chỉ IP duy nhất, cho phép bất kỳ người nào có thể xác định được vị trí của người dùng. Do đó, để tìm được một người đang sử dụng Internet qua IP là một điều vô cùng dễ dàng.

Vậy nên, với mong muốn ẩn danh, đặc biệt là các thông tin liên quan đến chính phủ hay để bảo vệ mạng lưới tình báo, The Onion Router (Tor) ra đời. Được phát hành miễn phí cho người dùng vào năm 2004, Tor cung cấp địa chỉ ẩn danh cho người dùng bằng cách mã hóa và điều hướng lưu lượng truy cập thông qua “đường hầm ảo (virtual tunnel)”.
Các giao dịch được phân phối qua nhiều máy tính ngẫu nhiên trên Internet, do đó, địa chỉ IP của người dùng là ẩn danh. Các trang web của Tor kết thúc bằng .onion và chỉ có thể được mở bằng phần mềm Tor. Đặc biệt, Tor còn có các máy chủ ẩn mà chỉ có thể truy cập bằng một địa chỉ Tor khác, điều này khiến việc nhận dạng IP người dùng càng khó hơn nữa. Người dùng có thể dùng Tor để truy cập vào Dark Web mà không cần lo sợ thông tin của mình bị lộ.
Theo những nghiên cứu của Cryptorials, các mạng ngang hàng (peer-to-peer) ẩn danh miễn phí khác sẽ được mã hóa theo lớp. Những lớp đó sẽ bao gồm I2P (Invisible Internet Project), Freenet, GNUNet, FAI (Free Anonymous Internet), và ZeroNet. Sử dụng những mạng này để truy cập Internet đã tạo nên Dark Web, một phần của các trang web không lập chỉ mục, những thông tin được bảo vệ bởi tường lửa, địa chỉ IP ẩn cũng như các lớp mã hóa.
Cách hoạt động của Dark Web
1. Cơ chế hoạt động của Dark Web là gì?
Dark Web hoạt động dựa trên các hệ thống mạng hỗ trợ ẩn danh, tiêu biểu như Tor (viết tắt của The Onion Router). Tor cho phép người dùng duyệt web mà không để lộ danh tính bằng cách mã hóa dữ liệu và truyền qua nhiều lớp mạng trung gian trước khi đến nơi cần thiết. Mỗi lớp mã hóa sẽ che giấu thông tin về nguồn và đích của dữ liệu, khiến việc theo dõi trở nên cực kỳ phức tạp.
Khi truy cập một trang web trên Dark Web, dữ liệu của bạn không được chuyển trực tiếp tới máy chủ chính mà sẽ đi qua nhiều trạm trung gian. Mỗi trạm chỉ lưu thông tin về trạm kế tiếp, đảm bảo rằng danh tính của bạn được giữ kín và các hoạt động trên mạng khó bị phát hiện hay giám sát.
2. Các công cụ và trình duyệt phổ biến để truy cập Dark Web là gì?
Để truy cập vào Dark Web, bạn cần đến sự hỗ trợ của các công cụ đặc thù mà không phải ai cũng quen thuộc. Việc chọn đúng công cụ và hiểu cách sử dụng chúng đúng cách sẽ giúp bạn duyệt web ngầm một cách an toàn hơn và hạn chế các rủi ro tiềm tàng.
- Trình duyệt Tor: Đây là một trong những công cụ phổ biến nhất để truy cập mạng tối. Tên gọi “The Onion Router” (Tor) biểu trưng cho cơ chế hoạt động của nó, khi dữ liệu của bạn được mã hóa và truyền qua nhiều lớp, tựa như các lớp vỏ của củ hành. Tor được thiết kế để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, và vì thế, nó là lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn truy cập Dark Web mà vẫn đảm bảo tính bảo mật.
- I2P (Invisible Internet Project): I2P là một mạng riêng biệt, được thiết kế để hỗ trợ các hoạt động giao tiếp ẩn danh. Không chỉ tương tự Tor trong việc bảo mật, I2P còn cung cấp các dịch vụ như email, blog và diễn đàn ẩn danh, đồng thời hỗ trợ truy cập các trang web ngầm một cách an toàn và hiệu quả.
Nội dung trên Dark Web có gì?
Dark Web là một không gian trực tuyến đặc biệt, nơi tập trung nhiều loại nội dung khác nhau. Không phải tất cả nội dung tại đây đều liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật. Việc nắm rõ các loại nội dung trên Dark Web sẽ giúp bạn hiểu đúng bản chất và tránh những lầm tưởng phổ biến.
Trong Dark Web, bạn có thể tìm thấy các nền tảng thảo luận về bảo mật mạng, các diễn đàn trao đổi kiến thức liên quan đến quyền riêng tư và tự do ngôn luận. Tuy nhiên, nơi đây cũng là trung tâm của nhiều hoạt động bất hợp pháp, bao gồm:
- Giao dịch hàng hóa và dịch vụ bị cấm: Các loại hàng hóa như vũ khí, ma túy, hoặc dịch vụ trái phép thường được giao dịch nhờ vào sự ẩn danh mà Dark Web cung cấp, khiến việc kiểm soát trở nên phức tạp.
- Buôn bán dữ liệu nhạy cảm: Thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hoặc dữ liệu bị đánh cắp thường được rao bán, tạo ra nguy cơ lớn cho những người bị ảnh hưởng.
- Dịch vụ tấn công mạng: Đây là nơi các hacker nhận thực hiện các dịch vụ như tấn công hệ thống, đánh cắp dữ liệu hoặc phá hoại cơ sở hạ tầng mạng.
Việc hiểu rõ nội dung trên Dark Web sẽ giúp bạn nhận thức được cả mặt tích cực và tiêu cực mà không bị lầm tưởng bởi các định kiến phổ biến.
Lợi ích và rủi ro khi truy cập Dark Web tối là gì?
Việc sử dụng Dark Web có thể mang lại cả giá trị tích cực lẫn những rủi ro đáng kể. Đối với những cá nhân coi trọng quyền riêng tư và bảo vệ thông tin cá nhân, đây có thể là một công cụ đắc lực. Tuy nhiên, vì các nguy cơ tiềm tàng (sẽ được phân tích sâu hơn trong những phần sau), việc sử dụng Dark Web đòi hỏi phải cẩn thận và có hiểu biết rõ ràng.
Lợi ích của Dark Web
Mặc dù Dark Web thường bị gắn liền với các hành vi phi pháp, nhưng nó vẫn có những mặt tích cực, đặc biệt đối với những ai tập trung vào bảo mật và quyền tự do cá nhân.
- Duy trì sự riêng tư và tránh bị giám sát: Khi truy cập qua Dark Web, người dùng có thể ẩn danh hoàn toàn và tránh bị theo dõi bởi chính phủ, các tập đoàn lớn, hoặc các mối đe dọa từ hacker. Điều này đặc biệt hữu ích ở các quốc gia áp dụng kiểm duyệt nghiêm ngặt đối với internet, hoặc cho những người muốn bảo vệ quyền tự do cá nhân.
- Hỗ trợ các nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền: Dark Web cung cấp một môi trường an toàn để các nhà báo, nhà hoạt động xã hội, hoặc những người dân bị đàn áp có thể chia sẻ thông tin mà không lo bị phát hiện hoặc trừng phạt.
Rủi ro khi truy cập Dark Web
Bên cạnh những ưu điểm về quyền riêng tư, Dark Web cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm mà người dùng cần nhận thức rõ ràng. Những rủi ro này không chỉ gây tổn hại đến thông tin cá nhân mà còn có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý nghiêm trọng.
- Phần mềm độc hại: Dark Web là nơi phát tán nhiều loại mã độc, từ virus nhẹ nhàng đến ransomware tinh vi. Người dùng có thể dễ dàng trở thành nạn nhân chỉ vì truy cập vào các trang web không được bảo mật.
- Nguy cơ lừa đảo: Các chiêu trò lừa đảo cũng rất phổ biến trên Dark Web. Nhiều trang web giả mạo được tạo ra nhằm mục đích đánh cắp thông tin nhạy cảm, như thông tin tài khoản ngân hàng hoặc dữ liệu cá nhân, gây ra hậu quả nghiêm trọng về tài chính.
- Hậu quả pháp lý: Việc vô tình tham gia vào các hành động bất hợp pháp trên Dark Web có thể dẫn đến các án phạt nặng nề. Ở một số quốc gia, luật pháp quy định rất rõ về việc sử dụng Dark Web, và người dùng có thể bị truy tố nếu vi phạm.
Sử dụng Tor có vi phạm pháp luật không?
Về phần mềm, việc sử dụng Tor và các trình duyệt ẩn danh khác không bị coi là bất hợp pháp. Thực tế, các trình duyệt được cho là dành cho “Dark Web” này không chỉ giới hạn ở phần tối của internet. Hiện nay, nhiều người dùng Tor để duyệt cả internet công khai lẫn các phần sâu hơn của web một cách riêng tư.
Quyền riêng tư mà trình duyệt Tor mang lại rất quan trọng trong kỷ nguyên số hiện nay. Các tập đoàn và cơ quan chính phủ thường xuyên tiến hành giám sát trực tuyến mà không được phép. Nhiều người không muốn các cơ quan chính phủ hoặc thậm chí các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) biết họ đang truy cập những nội dung gì trên mạng. Trong một số trường hợp khác, người dùng không còn lựa chọn nào khác. Ví dụ, ở các quốc gia có luật lệ nghiêm ngặt về truy cập internet, người dùng thường bị hạn chế ngay cả khi chỉ muốn vào các trang web công khai, trừ khi họ sử dụng Tor hoặc mạng riêng ảo (VPN).
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện các hành vi bất hợp pháp qua Tor, điều này sẽ khiến bạn bị truy tố, bất kể trình duyệt bạn sử dụng có hợp pháp hay không. Ví dụ, bạn có thể dùng Tor để tải lậu nội dung có bản quyền từ web ẩn, chia sẻ nội dung khiêu dâm bất hợp pháp, hoặc tham gia vào các hoạt động khủng bố mạng. Việc sử dụng một trình duyệt hợp pháp không đảm bảo rằng hành vi của bạn sẽ tuân thủ pháp luật.
Truy cập Dark Web có vi phạm pháp luật không?
Việc truy cập Dark Web không phải là bất hợp pháp, trên thực tế một số mục đích sử dụng Dark Web hoàn toàn hợp pháp và thậm chí còn đóng góp vào giá trị của nó. Khi truy cập Dark Web, người dùng có thể hưởng lợi từ ba giá trị chính:
- Ẩn danh người dùng
- Dịch vụ và trang web gần như không thể truy vết
- Khả năng thực hiện các hành động bất hợp pháp đối với cả người dùng và nhà cung cấp
Nhờ những lợi ích này, Dark Web đã thu hút nhiều nhóm đối tượng mà việc tiết lộ danh tính trực tuyến có thể đe dọa đến sự an toàn của họ. Các nạn nhân bị lạm dụng và đàn áp, những người tố cáo, và các nhà hoạt động chính trị thường xuyên sử dụng các trang ẩn danh này. Tuy nhiên, những lợi ích này cũng dễ dàng bị lợi dụng bởi những cá nhân hoặc tổ chức muốn hoạt động ngoài phạm vi pháp luật, phục vụ cho các mục đích phi pháp.
Khi nhìn nhận từ góc độ này, tính hợp pháp của Dark Web phụ thuộc vào cách bạn sử dụng nó. Một số hành vi có thể vượt qua ranh giới pháp luật với lý do bảo vệ tự do cá nhân, trong khi những hành vi khác lại vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ sự an toàn và lợi ích của cộng đồng.
Đối tượng người dùng Dark Web là ai?
Ngày nay, Dark Web đã được nhiều người biết đến rộng rãi nhờ sự phát triển của mạng Internet và mạng xã hội. Vậy nên thay vì chỉ có tội phạm và khủng bố cũng như những nhà chính trị sử dụng, số lượng người dùng Dark Web đã tăng lên, bao gồm:
- Mở khóa những trang web bị chặn: Tại Trung Quốc và Nga, người dân thường bị chặn những trang web nước ngoài. Vì thế họ thường sử dụng Tor để vượt qua tường lửa, truy cập các trang web đã bị chặn.
- Phần tử khủng bố tuyên truyền thông tin sai lệch: Mặt khác, Dark Web cũng là nơi để các thành phần khủng bố quảng bá những thông tin sai lệch. Ví dụ như ISIS sử dụng Dark Web nói lên quan điểm sai lầm. Hay những thành phần trong Arab Spring 2010/2011 cũng sử dụng Tor.
- Nhân chứng lưu giữ chứng cứ hành vi phạm tội của người khác: Theo Wired, The New Yorker đang điều hành Strongbox trên Dark Web, đây là nơi giúp nhân chứng để lại các bằng chứng tố giác dưới dạng ẩn danh. Sau đó, nhân chứng sẽ đăng nhập vào website này theo thời gian định trước để chứng tỏ rằng mình vẫn an toàn. Những bí mật này sẽ chỉ được công khai khi nhân chứng bị thương, bị giết chết hay bị bắt. Trong trường hợp người dùng không thể đăng nhập thường xuyên thì các thông báo này sẽ được chuyển qua email hay các thông tin khác do người dùng thiết lập.
- Các nạn nhân chia sẻ câu chuyện của mình: Sự ẩn danh của Dark Web lại chính là môi trường tốt để mọi người chia sẻ những câu chuyện bí mật hay an ủi những người chung hoàn cảnh mà không lo bị lộ danh tính. Đặc biệt, ở đây có những trang web dành hẳn cho các nạn nhân bị hiếp dâm, người chuyển giới và nhóm người bị ngược đãi khác, không phân biệt văn hóa, tôn giáo hay chính trị.
- Lưu trữ những thông tin mật về chính trị: Ban đầu, Dark Web được lập ra với mong muốn là một nơi an toàn để lưu giữ và giới hạn truy cập vào những thông tin mật về chính trị. Chính vì thế, qua nhiều năm, đây vẫn là nơi đáng tin cậy cho chính phủ. Đặc biệt, công an, cảnh sát hiện nay còn sử dụng Dark Web để ẩn danh tính của mình trong khi tìm hiểu các website lừa đảo cũng như tuyên truyền thông tin giả.

Những cảnh báo khi truy cập Dark Web
Đối với người dùng Internet thông thường, Dark Web là một nơi nguy hiểm. Đặc biệt những hoạt động phạm pháp trên Dark Web rất khó xác định tội phạm thực tế vì ẩn danh tội phạm từ cả hai phía.
Phần mềm độc hại
Khả năng người dùng truy cập vào Dark Web rồi bị lây nhiễm phần mềm độc hại là rất cao nếu không có biện pháp phòng tránh. Sau đây là những phần mềm độc hại mà người truy cập Dark Web dễ dính phải:
- Vawtrack: Có thể xâm nhập vào tài khoản tài chính của nạn nhân.
- Skynet: Được thiết kế để đánh cắp bitcoin, tham gia cuộc tấn công DDoS trên các trang web khác.
- Nionspy: Được sử dụng để ghi lại các cú nhấn phím (keystroke), ăn cắp dữ liệu được lưu trong máy.
Sự giám sát của chính phủ
Ngoài các phần mềm độc hại, người truy cập Dark Web cần lưu tâm đến việc trở thành đối tượng giám sát của các cơ quan chính phủ.
Những người truy cập các trang web liên quan tới những vấn đề bất hợp pháp hay thể hiện quan điểm chính trị đối lập với chính phủ nên cẩn trọng với sự giám sát của các cảnh sát mạng.

Theo đó, những cảnh sát mạng thường xuyên thâm nhập và giám sát Dark Web, nhiều chủ sở hữu website bất hợp pháp đã bị lộ và chịu sự trừng phạt của pháp luật.
Đặc biệt, bên cạnh sự phát triển của các phần mềm ẩn danh cho Dark Web thì những chương trình được tạo ra nhằm mục đích làm Dark Web trở nên minh bạch hơn cũng liên tục được nghiên cứu và ứng dụng.
Cơ quan chính phủ và các cảnh sát mạng có thể sử dụng Memex, một công cụ được thiết kế đặc biệt cho Dark Web nhằm tìm kiếm các trang web cũng như lưu trữ dữ liệu để phân tích.
Cơ quan cảnh sát Scientific American đã ghi nhận phần mềm này hữu ích trong việc phát hiện và tìm ra các hoạt động buôn người bất hợp pháp tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác.
Cực kỳ cẩn trọng khi duyệt web
Thực chất, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trên phần web bề mặt, những nguy hiểm tồn tại cũng không khác gì Dark Web. Có hàng ngàn website lừa đảo xuất hiện, những trang web liên quan đến bạo lực, phân biệt chủng tộc cũng có vô số. Các nhà quảng cáo liên tục thu thập và bán dữ liệu cá nhân, lịch sử duyệt web của người truy cập. Phần mềm độc hại cũng có thể phát sinh chỉ bởi một cú nhấp chuột ngẫu nhiên.

Vì vậy, nhiều chuyên gia đã khuyến cáo nên cẩn trọng và thực hiện các hoạt động sau khi truy cập web:
- Cẩn thận với người lạ: Nhiều nền tảng cho phép người dùng tương tác với nhau, kể cả là với chế độ ẩn danh. Hậu quả của việc tương tác trên web và vô tình để lộ thông tin đối với người xa lạ là không tưởng. Chính vì thế, hãy luôn cảnh giác nếu có ai đó thân thiện với bạn một cách bất thường.
- Bảo vệ danh tính người dùng: Trước khi truy cập trang web nào, hãy tạo một địa chỉ email miễn phí. Đặc biệt cần chú ý nguyên tác 3 không: Không sử dụng tên tương tự với email đã dùng, không cung cấp tên thật và dữ liệu cá nhân, không sử dụng chung một mật khẩu cho các tài khoản trực tuyến.
- Tránh sử dụng thẻ tín dụng cá nhân: Nên sử dụng thẻ trả trước, thẻ mua hàng một lần cho các giao dịch trực tuyến. Không nên sử dụng thẻ tín dụng vì có thể truy xuất trực tiếp đến các thông tin tài chính của người dùng. Hoặc nếu thực sự cần sử dụng thẻ thì hãy kiểm tra địa chỉ web để đảm bảo trang web được bảo mật. Cụ thể, địa chỉ web nên bắt đầu bằng “https://” chứ không phải “http://”. Bởi chữ “s” là viết tắt của SSL, nghĩa là tất cả dữ liệu đã được mã hóa.
- Theo dõi những cảnh báo trực tuyến: Hãy thiết lập các cảnh báo bất thường để quản lý thẻ ngân hàng cũng như tín dụng của mình tốt hơn, tránh việc xâm nhập từ các website lừa đảo.
- Không tải, mở file trực tuyến từ Dark Web: Tải xuống phần mềm nào đó sẽ khiến bạn gặp nguy cơ bị nhiễm virus rất cao. Nếu bắt buộc phải tải xuống thì nên quét qua các phần mềm diệt virus trước khi mở. Đối với những liên kết đáng ngờ thì hãy thật cẩn trọng trước khi nhấp.
- Luôn cập nhật trình duyệt web: Việc cập nhật và tùy chỉnh các thiết lập của trình duyệt sẽ đảm bảo cho bảo mật tốt hơn.
Hướng dẫn truy cập Dark Web an toàn
- 1. Tin tưởng vào trực giác của bạn
- 2. Tách biệt danh tính trực tuyến khỏi đời thực
- 3. Giám sát chặt chẽ nguy cơ đánh cắp danh tính và tài chính
- 4. Tránh tải xuống tệp từ Dark Web
- 5. Vô hiệu hóa ActiveX và Java trong cài đặt mạng
- 6. Sử dụng tài khoản người dùng cục bộ không có quyền quản trị
- 7. Hạn chế truy cập thiết bị có Tor
Nếu bạn có nhu cầu hợp pháp hoặc chính đáng để truy cập vào Dark Web, điều quan trọng là bạn cần đảm bảo an toàn trong suốt quá trình này. Dưới đây là 7 mẹo hữu ích giúp bạn truy cập Dark Web một cách an toàn:
1. Tin tưởng vào trực giác của bạn
Hãy sử dụng trực giác để tránh bị lừa đảo. Không phải ai trên Dark Web cũng là người mà họ thể hiện. Để đảm bảo an toàn, bạn nên chú ý đến những người mà bạn tương tác và các trang web mà bạn truy cập. Nếu cảm thấy bất kỳ điều gì không ổn, hãy rời khỏi ngay lập tức.
2. Tách biệt danh tính trực tuyến khỏi đời thực
Không bao giờ sử dụng tên người dùng, địa chỉ email, tên thật, mật khẩu hay thẻ tín dụng mà bạn dùng trong đời sống thực trên Dark Web. Hãy tạo các tài khoản tạm thời và sử dụng các thông tin không liên quan đến bạn. Nếu cần thiết, hãy mua thẻ ghi nợ trả trước (prepaid debit card) không thể xác định danh tính trước khi thực hiện giao dịch. Tránh sử dụng bất kỳ thông tin nào có thể nhận diện bạn, cả trực tuyến lẫn ngoài đời thực.
3. Giám sát chặt chẽ nguy cơ đánh cắp danh tính và tài chính
Hiện nay, có rất nhiều dịch vụ bảo mật trực tuyến cung cấp tính năng bảo vệ danh tính. Hãy tận dụng các công cụ này nếu có sẵn để bảo vệ bạn trước các mối đe dọa từ Dark Web.
4. Tránh tải xuống tệp từ Dark Web
Nguy cơ nhiễm phần mềm độc hại (malware) trên Dark Web cao hơn rất nhiều so với internet thông thường. Nếu bạn cần tải xuống, hãy luôn quét tệp đó bằng phần mềm diệt virus theo thời gian thực để đảm bảo an toàn.

5. Vô hiệu hóa ActiveX và Java trong cài đặt mạng
ActiveX và Java thường xuyên bị các bên độc hại khai thác. Vì bạn đang hoạt động trên một mạng lưới đầy rủi ro, hãy vô hiệu hóa các tính năng này để giảm thiểu nguy cơ bị tấn công.
6. Sử dụng tài khoản người dùng cục bộ không có quyền quản trị
Tài khoản mặc định trên hầu hết các máy tính thường có quyền quản trị hệ thống, và đây chính là mục tiêu của phần lớn phần mềm độc hại. Do đó, bạn nên tạo một tài khoản người dùng phụ với quyền hạn giới hạn để làm chậm hoặc ngăn chặn các cuộc tấn công từ malware.
7. Hạn chế truy cập thiết bị có Tor
Hãy bảo vệ con cái hoặc các thành viên trong gia đình bằng cách đảm bảo rằng họ không thể sử dụng thiết bị có cài đặt Tor. Dark Web có thể chứa những nội dung mà không ai nên nhìn thấy. Bạn có thể tự tìm hiểu nếu muốn, nhưng hãy đảm bảo rằng trẻ em hoặc những người không phù hợp không tiếp cận được.
Bằng cách tuân thủ các mẹo trên, bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro và đảm bảo một trải nghiệm an toàn hơn khi truy cập Dark Web.
Phân biệt Dark Web và Deep Web có giống nhau không?
Dark Web và Deep Web thường bị nhầm lẫn, nhưng thực tế đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau trong mạng lưới Internet.
Điểm giống nhau
Cả Dark Web và Deep Web đều không thể truy cập thông qua các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google hay Bing. Nguyên nhân chính là vì các trang web này không được lập chỉ mục (index) trên các công cụ tìm kiếm và thường yêu cầu quyền truy cập đặc biệt.
Điểm khác nhau
1. Deep Web
- Định nghĩa: Deep Web là khái niệm rộng, bao gồm tất cả các phần của Internet không được công khai. Các trang web tại đây thường yêu cầu đăng nhập, xác thực hoặc được bảo vệ bằng mật khẩu và không hiển thị công khai trên công cụ tìm kiếm.
- Nội dung: Deep Web chứa một lượng lớn thông tin, bao gồm cả nội dung hợp pháp và không hợp pháp. Đây là nơi lưu trữ thông tin cá nhân, tài liệu nội bộ hoặc dữ liệu mật.
- Ví dụ:
- Các trang web ngân hàng trực tuyến.
- Các hệ thống lưu trữ dữ liệu nội bộ của tổ chức.
- Các trang web yêu cầu đăng nhập để truy cập, như email cá nhân hoặc dữ liệu trong đám mây.
2. Dark Web
- Định nghĩa: Dark Web là một phần nhỏ của Deep Web, nơi chứa các hoạt động trực tuyến thường liên quan đến các hành động bất hợp pháp. Nó chỉ có thể truy cập thông qua các trình duyệt ẩn danh, như Tor, và sử dụng các giao thức mã hóa đặc biệt để bảo vệ danh tính người dùng.
- Đặc điểm: Dark Web vận hành trên các mạng ngang hàng (peer-to-peer), sử dụng công nghệ mã hóa để ẩn danh các hoạt động. Chính vì vậy, nó thường được coi là nơi lý tưởng cho các hoạt động trái pháp luật.
- Ví dụ:
- Các thị trường chợ đen.
- Các diễn đàn trao đổi dữ liệu hoặc nội dung bất hợp pháp.
- Các trang web liên quan đến tội phạm mạng.
Tóm lại:
- Deep Web là một vùng Internet rộng lớn, đa dạng, chứa cả nội dung hợp pháp và không hợp pháp.
- Dark Web chỉ là một phần nhỏ của Deep Web, nhưng mang tính chất nguy hiểm hơn vì thường liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp và sử dụng công nghệ ẩn danh.
Việc hiểu rõ sự khác biệt này sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về cấu trúc của Internet và nhận thức được các rủi ro tiềm ẩn khi truy cập các khu vực này.
Những hiểu lầm thường gặp về Dark Web
Dark Web thường bị bao phủ bởi nhiều quan niệm sai lầm, khiến nó trở thành một chủ đề gây tranh cãi. Để hiểu đúng về mạng ngầm này, cần nhìn nhận rõ ràng về vai trò và các ứng dụng thực tế của nó.
Dark Web không chỉ giới hạn cho các hoạt động phi pháp
Một trong những hiểu lầm lớn nhất là mọi thứ trên Dark Web đều liên quan đến tội phạm. Thực tế, nền tảng này cũng mang lại nhiều giá trị hợp pháp và hữu ích:
- Các trang web bảo mật và quyền riêng tư: Đây là nơi mà các chuyên gia chia sẻ kiến thức để bảo vệ dữ liệu cá nhân khỏi các mối đe dọa trực tuyến, đồng thời cung cấp các công cụ tăng cường quyền riêng tư.
- Hỗ trợ tự do ngôn luận: Tại các quốc gia bị kiểm soát thông tin chặt chẽ, Dark Web trở thành một nền tảng quan trọng để người dân tiếp cận thông tin và trao đổi ý kiến một cách an toàn.
Không phải tất cả người dùng Dark Web đều có ý định xấu
Một sai lầm phổ biến khác là cho rằng mọi người truy cập Dark Web đều có hành vi phạm pháp. Trên thực tế, nhiều người sử dụng nó với các mục đích chính đáng:
- Bảo vệ thông tin cá nhân: Dark Web mang lại sự riêng tư thông qua các dịch vụ và công cụ ẩn danh, giúp người dùng tránh bị giám sát bởi các cơ quan chính phủ hoặc tổ chức lớn.
- Hỗ trợ hoạt động nhân quyền: Các nhà hoạt động nhân quyền thường sử dụng Dark Web để tổ chức và trao đổi thông tin một cách an toàn, đặc biệt trong các chiến dịch bảo vệ tự do và nhân quyền.
Vietnix – Đối tác uy tín cho dịch vụ lưu trữ tốc độ cao
Vietnix là một trong những đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp dịch vụ lưu trữ VPS, Hosting chất lượng cao, phù hợp với cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng hạ tầng mạnh mẽ cho website, ứng dụng hoặc hệ thống riêng. Với cơ sở hạ tầng tiên tiến và được tối ưu toàn diện, dịch vụ tại Vietnix mang đến trải nghiệm truy cập nhanh, ổn định và dễ dàng mở rộng khi cần. Ngoài ra, hệ thống còn được trang bị tính năng sao lưu dữ liệu định kỳ, giúp bảo vệ thông tin quan trọng và đảm bảo khả năng khôi phục dữ liệu một cách nhanh chóng trong trường hợp xảy ra sự cố.
Liên hệ Vietnix để nhận tư vấn chuyên sâu và trải nghiệm dịch vụ lưu trữ tốc độ cao, bảo mật vượt trội. Chọn Vietnix – giải pháp tối ưu cho website và hệ thống của bạn!
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 18001093.
- Email: sales@vietnix.com.vn.
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường Bảy Hiền, Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Website: https://vietnix.vn/
Câu hỏi thường gặp
Bạn có thể bị theo dõi trên Dark Web không?
Nếu các tập lệnh của Dark Web khớp với các tập lệnh web bề mặt, bạn hoàn toàn có thể bị theo dõi bởi các đối tượng khác.
Đây là vấn đề đối với những người sử dụng trình duyệt Tor vì các tập lệnh đóng vai trò như một liên kết giữa Dark Web và web bề mặt.
Dark Web có gì?
Dark Web chứa các nội dung như diễn đàn, dịch vụ ẩn danh, chợ đen, và các tài liệu không công khai. Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều bất hợp pháp.
Dark Web có nguy hiểm không?
Có, Dark Web tiềm ẩn rủi ro như mã độc, lừa đảo, và nguy cơ pháp lý nếu vô tình tham gia các hoạt động trái pháp luật.
Link Deep Web kinh dị là gì?
“Link Deep Web kinh dị” thường là các liên kết dẫn đến nội dung gây ám ảnh, bất hợp pháp hoặc nhạy cảm. Hãy tránh truy cập chúng để bảo đảm an toàn.
Dark Web link là gì?
Dark Web link là các liên kết đặc biệt, thường kết thúc bằng “.onion”, chỉ có thể truy cập thông qua trình duyệt ẩn danh như Tor.
Dark Web Onion là gì?
“Onion” là định dạng tên miền của các trang web trên Dark Web. Chúng sử dụng mã hóa để bảo vệ danh tính và dữ liệu người dùng.
Mong rằng với bài viết trên, bạn đã biết Dark Web là gì cũng như những điều cần lưu ý khi quyết định truy cập vào Dark Web. Đây là một khu vực khiến nhiều người sử dụng Internet tò mò và muốn tìm hiểu. Tuy nhiên, nếu chưa thực sự chắc chắn về những mối nguy hiểm trên Dark Web thì bạn không nên truy cập vào đó, những rủi ro về bảo mật hay bị đánh cắp danh tính hoàn toàn là điều có thể diễn ra.
Mọi người cũng đọc:
API Gateway là gì? Tầm quan trọng, chức năng chính và ưu nhược điểm chi tiết
Ngành khoa học máy tính là gì? Cơ hội việc làm của ngành khoa học máy tính
Full Stack Là Gì? Tất tần tật về kỹ năng, lộ trình học và cơ hội nghề nghiệp full stack developer
jQuery là gì? Tổng quan và hướng dẫn sử dụng jQuery hiệu quả cho người mới
Collection trong Java – Tổng hợp kiến thức từ cơ bản đến nâng cao miễn phí 2025