jQuery là một thư viện JavaScript nhỏ gọn và mạnh mẽ, giúp đơn giản hóa việc xử lý HTML, sự kiện, hiệu ứng và Ajax trên website. Với cú pháp ngắn gọn, dễ học, jQuery đặc biệt phù hợp với người mới bắt đầu lập trình web. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về jQuery là gì, cũng như hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả để phát triển giao diện tương tác và thân thiện hơn.
Những điểm chính
- Định nghĩa: Hiểu được jQuery là một thư viện JavaScript giúp đơn giản hóa việc phát triển web front-end.
- Lịch sử phát hành: Tìm hiểu về lịch sử phát triển của jQuery, từ phiên bản đầu tiên đến các bản cập nhật gần đây.
- Các tính năng quan trọng: Nắm bắt các tính năng nổi bật của jQuery, giúp bạn hiểu tại sao thư viện này lại phổ biến và hữu ích.
- Ưu và nhược điểm: So sánh ưu nhược điểm của jQuery để quyết định xem nó có phù hợp với dự án của bạn hay không.
- Cách cài đặt và sử dụng: Học cách cài đặt và tích hợp jQuery vào website của bạn một cách dễ dàng.
- Cú pháp: Nắm vững cú pháp cơ bản của jQuery để bắt đầu viết code.
- Các phương thức phổ biến: Nắm vững các phương thức thường dùng để thao tác với DOM, xử lý sự kiện, và thực hiện Ajax.
- jQuery Selector: Nắm vững cách sử dụng jQuery Selector để chọn và thao tác với các phần tử HTML một cách hiệu quả.
- Một số thuật ngữ: Làm quen với các thuật ngữ quan trọng trong jQuery, giúp bạn đọc hiểu và sử dụng thư viện này tốt hơn.
- Tại sao jQuery lại tốt hơn Javascript (trong một số trường hợp): Hiểu được những lợi ích của jQuery so với JavaScript thuần trong việc phát triển web.
- Tối ưu website với VPS Vietnix: Tìm hiểu về dịch vụ VPS giá rẻ, hiệu suất cao của Vietnix để nâng cao hiệu suất website.
- Câu hỏi thường gặp: Giải đáp các thắc mắc thường gặp, giúp bạn hiểu sâu hơn về jQuery.
jQuery là gì?
jQuery là một thư viện được viết bằng JavaScript đa tính năng, nhanh và nhỏ gọn. jQuery hoạt động theo phương châm Write less – Do more (viết ít hơn, làm nhiều hơn). Mục đích của jQuery là làm cho việc sử dụng JavaScript trên trang web trở nên dễ dàng hơn.

jQuery thực hiện rất nhiều tác vụ phổ biến đòi hỏi nhiều dòng mã JavaScript để hoàn thành và gói chúng thành các phương thức mà có thể gọi bằng một dòng mã. jQuery cũng đơn giản hóa rất nhiều thứ phức tạp từ JavaScript, AJAX call và thao tác DOM.
jQuery được tích hợp từ nhiều module khác nhau. Các module phổ biến của jQuery bao gồm:
- Ajax: Xử lý Ajax.
- Event: Xử lý sự kiện.
- Atributes: Xử lý các thuộc tính của đối tượng HTML.
- DOM: Xử lý Data Object Model.
- Effect: Xử lý hiệu ứng.
- Form: Xử lý sự kiện liên quan tới form.
- Selector: Xử lý luồng lách giữa các đối tượng HTML.
Để vận hành mượt mà các website sử dụng jQuery và các ứng dụng web khác, việc lựa chọn một hệ thống lưu trữ ổn định là vô cùng quan trọng. Vietnix hiện cung cấp các gói VPS giá rẻ, cấu hình mạnh, tốc độ cao, hỗ trợ kỹ thuật 24/7 – giúp bạn phát triển và triển khai website dễ dàng, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu năng tối ưu.

VPS Giá rẻ Vietnix: UPTIME VƯỢT TRỘI – chi phí tối ưu
Ổn định, an toàn, tiết kiệm – Nền tảng vững chắc cho website của bạn.
Lịch sử phát hành của jQuery
jQuery phát hành phiên bản đầu tiên vào năm 2006 bởi John Resig tại Barcamp NYC. Hiện đang được duy trì bởi một nhóm các nhà phát triển được dẫn đầu bởi Timmy Willison.

jQuery được cấp phép theo CC BY-SA 2.5, và được cấp lại vào năm 2006 bởi MIT. Vào cuối năm 2016 được cấp phép hoạt động bởi GPL và MIT.
Các phiên bản của jQuery:
- Phiên bản 1 được phát hành vào ngày 26/8/2006.
- Phiên bản 1.1 được phát hành vào ngày 14/1/2007.
- Phiên bản 1.2 được phát hành vào ngày 10/9/2007.
- Phiên bản 1.3 được phát hành vào 14/01/2009.
- Phiên bản 1.4 được phát hành vào 14/01/2010.
- Phiên bản 1.5 được phát hành vào ngày 31/01/2011.
- Phiên bản 1.6 được phát hành vào 03/5/2011.
- Phiên bản 1.7 được phát hành vào 03/11/2011.
- Phiên bản 1.8 được phát hành vào ngày 09/8/2012.
- Phiên bản 1.9 được phát hành vào 15/01/2013.
- Phiên bản 1.10 được phát hành vào 24/5/2013.
- Phiên bản 1.11 được phát hành vào 24/01/2014.
- Phiên bản 2.0 được phát hành vào 18/4/2013.
- Phiên bản 2.1 được phát hành vào 24/01/2014.
Các tính năng quan trọng của jQuery
jQuery không chỉ nổi bật nhờ cú pháp đơn giản và dễ học, mà còn sở hữu nhiều tính năng mạnh mẽ giúp lập trình web trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn. Dưới đây là những tính năng cốt lõi làm nên sức hút của thư viện này:
- Gọn nhẹ: jQuery có kích thước nhỏ gọn (khoảng 19KB khi nén – gzipped), giúp giảm thiểu thời gian tải trang và tối ưu hiệu suất website.
- Tương thích đa nền tảng/trình duyệt: jQuery hoạt động mượt mà trên hầu hết các trình duyệt phổ biến (Chrome, Firefox, Safari, MS Edge, IE, Android, iOS), loại bỏ nỗi lo về khả năng tương thích. jQuery tự động xử lý các khác biệt giữa các trình duyệt, đảm bảo code của bạn chạy ổn định trên mọi nền tảng.
- Dễ dàng tạo Ajax: jQuery đơn giản hóa việc thực hiện các yêu cầu Ajax, cho phép tương tác với máy chủ và cập nhật nội dung website một cách dễ dàng mà không cần tải lại toàn bộ trang.
- Xử lý nhanh nhạy thao tác DOM: jQuery sử dụng bộ chọn (selector) mạnh mẽ, dựa trên Sizzle, giúp dễ dàng lựa chọn, duyệt và chỉnh sửa nội dung các phần tử DOM.
- Đơn giản hóa việc tạo hiệu ứng (Animation): jQuery cung cấp API đơn giản và trực quan để tạo các hiệu ứng động, giúp bạn dễ dàng thêm các hiệu ứng chuyển động mượt mà cho website.
- Hỗ trợ tốt phương thức sự kiện HTML (Event Handling): jQuery giúp việc xử lý các sự kiện HTML trở nên dễ dàng và gọn gàng hơn, mà không làm code HTML của bạn trở nên phức tạp với nhiều event handler.
Dễ sử dụng: jQuery cung cấp cú pháp đơn giản, dễ học và dễ sử dụng, giúp người mới bắt đầu nhanh chóng làm quen và sử dụng thư viện.
Thư viện lớn: jQuery cung cấp một kho tàng các hàm và phương thức phong phú, cho phép thực hiện nhiều tác vụ hơn so với các thư viện JavaScript khác.
Cộng đồng hỗ trợ mạnh (Opensource community mạnh): Với cộng đồng nguồn mở lớn mạnh, jQuery có sẵn hàng nghìn plugin và tài liệu hỗ trợ, giúp tiết kiệm thời gian và công sức phát triển, đồng thời đảm bảo tính hiệu quả và bảo mật.
Tài liệu và hướng dẫn tuyệt vời: Trang web chính thức của jQuery cung cấp tài liệu và hướng dẫn chi tiết, rõ ràng, rất hữu ích cho cả người mới bắt đầu lẫn người dùng có kinh nghiệm.
Xử lý code rất nhanh và có khả năng mở rộng: jQuery được tối ưu hóa về hiệu suất, giúp xử lý code nhanh chóng và dễ dàng mở rộng cho các dự án lớn.
Write less – Do more (Viết ít hơn – Làm nhiều hơn): jQuery cho phép viết code ngắn gọn, xúc tích hơn để thực hiện các chức năng phức tạp, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Cải thiện hiệu suất lập trình web: jQuery giúp tối ưu hóa và đơn giản hóa các thao tác lập trình web, từ đó cải thiện hiệu suất tổng thể của quá trình phát triển. Bên cạnh việc tối ưu code, việc lựa chọn một nền tảng hosting hiệu suất cao như Vietnix cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo website hoạt động mượt mà.
Phát triển các ứng dụng tương thích với nhiều trình duyệt: jQuery xử lý các khác biệt giữa các trình duyệt, giúp đảm bảo ứng dụng web của bạn hoạt động ổn định trên nhiều nền tảng khác nhau.
Sử dụng hầu hết các tính năng mới của trình duyệt hiện nay: jQuery luôn được cập nhật để hỗ trợ các tính năng mới nhất của trình duyệt, giúp bạn tận dụng tối đa công nghệ web hiện đại.
Chức năng có thể bị hạn chế: Trong một số trường hợp yêu cầu tùy chỉnh cao, bạn có thể cần phải sử dụng JavaScript thuần để xây dựng các chức năng mà jQuery không hỗ trợ.
Làm cho client trở nên chậm hơn: Việc lạm dụng jQuery quá mức có thể dẫn đến hiệu suất chậm chạp trên phía client, đặc biệt là trên các thiết bị có cấu hình yếu. Việc sử dụng cache hiệu quả có thể giúp giảm thiểu vấn đề này.
Cách cài đặt và sử dụng jQuery
Có rất nhiều thư viện JavaScript trên Internet, tuy nhiên jQuery có lẽ là thư viện phổ biến nhất, tiện dụng nhất và có thể mở rộng.
Một số công ty lớn cũng sử dụng jQuery như Google, Microsoft, IBM, Netflix.
Có hai cách để sử dụng jQuery là thực hiện jQuery download từ jquery.com hoặc sử dụng jQuery trực tiếp từ CDN như Google.
Download jQuery
Có hai phiên bản để download jQuery:
- Production version (phiên bản sản xuất) – phiên bản dành cho trang web live vì minify (rút gọn) và compress (nén).
- Development version (phiên bản phát triển) – là phiên bản để thử nghiệm và phát triển (mã không nén và có thể đọc được).
Cả hai phiên bản này đều được download từ jQuery.com. Thư viện jQuery là một file JavaScript duy nhất và reference (tham chiếu) bằng thẻ HTML <script>
( thẻ <script>
phải nằm trong phần <head>
):
<head>
<script src="https://ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/3.6.0/jquery.min.js"></script>
</head>
jQuery CDN
Nếu bạn không muốn tự tải xuống và lưu trữ jQuery, thì có thể sử dụng jQuery trực tiếp từ CDN (Content Delivery Network – Mạng phân phối nội dung). Google là một ví dụ điển hình cho host jQuery.
Google CDN
<head>
<script src="https://ajax.googleapis.com/ajax/libs/jquery/3.6.0/jquery.min.js"></script>
</head>
Cú pháp của jQuery
Cách thức làm việc của jQuery là sẽ dùng các bộ chọn (Selector) để chọn ra các phần tử HTML mà mình muốn xử lý, sau đó dùng các hàm (được cung cấp bởi thư viện jQuery) để xử lý các phần tử HTML đó.
Phương thức jQuery đơn giản
Phương thức jQuery đơn giản là chỉ cần chọn ra một phần tử HTML rồi dùng một hành động để xử lý.
Cú pháp:
$(selector).action();
- Dấu
$
để định nghĩa/truy cập jQuery. - (seletor) để “query (hoặc Find)” các phần tử HTML.
- jQuery action() được thực hiện trên các phần tử.
Ví dụ:
$(this).hide()
– ẩn phần tử hiện tại.$("p").hide()
– ẩn tất cả các phần tử.$(".test").hide()
– ẩn tất cả các phần tử có class=”test”.$("#test").hide()
– ẩn phần tử có id=”test”.
Phương thức jQuery phức tạp
Phương thức được gọi là phức tạp khi chọn một phần tử HTML rồi dùng hành động để xử lý và trong hành động đó lại bao gồm các phương thức jQuery khác.
Cú pháp:
$(selector).action(function(){
// Các phương thức jQuery khác nằm trong này
});
Các phương thức jQuery phổ biến
Để sử dụng jQuery một cách hiệu quả, việc nắm rõ các phương thức cơ bản là điều cần thiết. Dưới đây là danh sách các phương thức jQuery phổ biến và thường xuyên được sử dụng trong quá trình phát triển website:
$(selector)
: Đây là phương thức cơ bản nhất, dùng để chọn các phần tử HTML dựa trên CSS selector.html()
: Phương thức này dùng để lấy hoặc thiết lập nội dung HTML của phần tử được chọn.text()
: Tương tựhtml()
, nhưng phương thức này chỉ làm việc với nội dung text thuần, bỏ qua các thẻ HTML.attr()
: Dùng để lấy hoặc thiết lập giá trị của thuộc tính (attribute) của phần tử.addClass()
: Thêm một hoặc nhiều class CSS cho phần tử được chọn.removeClass()
: Xóa một hoặc nhiều class CSS khỏi phần tử được chọn.toggleClass()
: Thêm hoặc xóa class CSS, tùy thuộc vào class đó đã tồn tại trên phần tử hay chưa.css()
: Dùng để lấy hoặc thiết lập các thuộc tính CSS của phần tử.show()
: Hiển thị phần tử đã bị ẩn.hide()
: Ẩn phần tử.toggle()
: Chuyển đổi giữa trạng thái hiển thị và ẩn của phần tử.val()
: Dùng để lấy hoặc thiết lập giá trị của các trường nhập liệu trong form (như <input>, <textarea>, <select>).append()
: Thêm nội dung HTML vào cuối phần tử được chọn.prepend()
: Thêm nội dung HTML vào đầu phần tử được chọn.before()
: Chèn nội dung HTML vào trước phần tử được chọn.after()
: Chèn nội dung HTML vào sau phần tử được chọn.each()
: Dùng để lặp qua từng phần tử được chọn và thực hiện một hành động nào đó.ajax()
: Thực hiện các yêu cầu Ajax, cho phép gửi và nhận dữ liệu từ máy chủ mà không cần tải lại trang.
JQuery Selector (Bộ chọn JQuery)
jQuery Selector là một trong những phần quan trọng nhất của thư viện jQuery. Bộ chọn jQuery cho phép chọn và thao tác trên các phần tử HTML.
Bộ chọn jQuery được sử dụng để “tìm” (hoặc chọn) các phần tử HTML dựa trên tên, ID, class, type, thuộc tính, giá trị của thuộc tính và nhiều hơn nữa. Nó dựa trên Bộ chọn CSS hiện có và một số bộ chọn tùy chỉnh riêng.
Tất cả các bộ chọn trong jQuery đều bắt đầu bằng ký hiệu $ hoặc $().
Element Selector (Bộ chọn phần tử)
Bộ chọn phần tử jQuery chọn các phần tử dựa trên tên phần tử.
Bạn có thể chọn tất cả các phần tử <p> trên một trang như thế này:
$("p")
Ví dụ:
Khi người dùng click vào nút, các phần tử <p> sẽ bị ẩn.
$(document).ready(function(){
$("button").click(function(){
$("p").hide();
});
});
#ID selector (Bộ chọn ID)
Bộ chọn jQuery #id sử dụng thuộc tính id của thẻ HTML để tìm phần tử cụ thể.
Một id phải là duy nhất trong một trang, vì vậy bạn nên sử dụng bộ chọn #id khi muốn tìm một phần tử duy nhất.
Để tìm một phần tử có id cụ thể, hãy viết một ký tự hash, theo sau là id của phần tử HTML
$("#test")
Ví dụ:
Khi người dùng click vào nút, phần tử có id=”test” sẽ bị ẩn.
$(document).ready(function(){
$("button").click(function(){
$("#test").hide();
});
});
.class Selector (Bộ chọn .class)
Bộ chọn jQuery .class tìm các phần tử với một lớp cụ thể.
Để tìm các phần tử với một lớp cụ thể, hãy viết một ký tự dấu chấm, theo sau là tên của lớp:
$(".test")
Ví dụ: Khi người dùng click vào nút, các phần tử class=”test” sẽ bị ẩn.
$(document).ready(function(){
$("button").click(function(){
$(".test").hide();
});
});
Một số ví dụ khác về bộ chọn jQuery
Cú pháp | Mô tả |
---|---|
$(“*”) | Chọn tất cả các phần tử. |
$(this) | Chọn các phần tử HTML hiện tại. |
$(‘p.intro) | Chọn tất cả các phần tử <p> có class=”intro”. |
$(“p:first”) | Chọn phần tử <p> đầu tiên. |
$(“ul li:first”) | Chọn phần tử <li> đầu tiên của phần <ul> đầu tiên. |
$(“ul li:first-child”) | Chọn phần tử <li> đầu tiên của mỗi phần tử <ul>. |
$(“[href]”) | Chọn tất cả các phần tử có thuộc tính href. |
$(“a[target=’_blank’]”) | Chọn tất cả các phần tử <a> có giá trị thuộc tính bằng “_blank”. |
$(“a[target!=’_blank’]”) | Chọn tất cả các phần tử <a> có giá trị thuộc tính không bằng “_blank”. |
$(“:button”) | Chọn tất cả các phần tử <button> và <input> có type=”button”. |
$(“tr:even”) | Chọn tất cả các phần từ “tr” chẵn. |
$(“tr:odd”) | Chọn tất cả các phần từ “tr” lẻ. |
Một số thuật ngữ jQuery bạn cần biết?
Element
Element: Phần tử, là một yếu tố DOM bao gồm các thuộc tính của nó, text và children. Ví dụ:
<div>
<p class="baivong">
Con gà có
<strong>4<trong>
<i>chân</i>
</p>
<div> // HTML ví dụ
// Element p bao gồm tất cả những gì bạn thấy trong DOM của nó
Selector
Selector: Trong jQ, khi bạn muốn làm một điều gì, đầu tiên bạn phải xác định chính xác elements cần cho việc đó. Selector là cách thức, phương pháp để bạn chọn được nó. Ví dụ:
$("p") // Chọn phần tử theo element p
$(".baivong") // Chọn phần tử theo class baivong
Method
Method: Phương thức. Ví dụ:
.click(function(){}) // Phương thức này thực hiện khi nhấp chuột trái
Event
Event: Sự kiện, đề cập đến các tác vụ của người dùng như nhấp chuột, rê chuột, gõ phím, tải trang… Ví dụ:
$("p").click(function(){}); // Nhấp chuột trái lên p
$("input").focus(); // Kích hoạt event focus trên input
jQuery
jQuery: Một đối tượng jQuery bao gồm DOM tạo ra từ chuỗi HTML hoặc chọn từ tài liệu. Ví dụ:
$("p"); // Đây là một đối tượng jQuery
Khi một phương thức thay đổi cấu trúc DOM của nó, biến nó thành đối tượng jQuery khác thì toàn bộ quá trình đó cũng tính là jQuery như định nghĩa này.
$("p").css("color", "red"); // Đây là một đối tượng jQuery
$("p").css("color", "red").find("strong").hide(); // Đây là một đối tượng jQuery
Text
Text: Văn bản, chuỗi ký tự. Ví dụ:
$("div").text() // Kết quả: Con gà có 4 chân
Children
Children: Phần tử con, là những phần tử ở các phần nhánh DOM bắt đầu từ nó. Ví dụ:
// Phần tử strong và i đóng vai trò children của p
Siblings
Siblings: Phần tử anh chị em, là những phần tử chung gốc DOM(cha mẹ) với nó. Ví dụ:
// Phần tử p và i là siblings của nhau
Parent
Parent: Phần tử cha mẹ, phần tử gốc DOM mà nó trực thuộc. Ví dụ:
// Phần tử p và i có parent là p
Ancestors
Ancestors: Phần tử tổ tiên, tất cả các phần tử gốc DOM phân nhánh đến nó, parent, parent của parent, parent của … parent. Ví dụ:
// Phần tử i có ancestors là p và div
String
String: Chuỗi ký tự, trong javascript chuỗi phải được đặt trong dấu nháy. Ví dụ
"Đây là chuỗi" // Chuỗi ký tự
"123" // Chuỗi số
Không phải chuỗi // Lỗi cú pháp
123 // Số
$("div") // Phần tử div, không phải chuỗi vì div đóng vai trò là selector.
$("div").text("Đây là chuỗi") // Vì nó không đóng vai trò là selector
htmlString
htmlString: Chuỗi có chứa tag HTML, đặt trong dấu nháy, có thể tạo thành phần tử HTML tùy phương thức. Ví dụ:
"<p>Ctrl©</p>"
"<p>Ctrl©</p> baivong"
$("<p>Ctrl©</p>").appendTo("body")
$("body").html("<p>Ctrl© baivong</p>")
Number
Number: Số, có thể dùng trong các phép toán (+, -, *, /, %, =, +=, -=, *=, /=, ++, –). Cẩn thận nhầm với chuỗi số. Ví dụ:
123 // Số
1.23 // Số
"123" // Chuỗi số
234 + "12" // Chuỗi số. Kết quả "23412"
234 + eval("12") // Số, do phương thức eval đã chuyển chuỗi số 12 thành số 12. Kết quả: 246
Oject
Object: Đối tượng javascript, gồm mọi thứ dùng trong javascript. Ví dụ:
var x = {}; // Ký hiệu ngoặc nhọn({...}), dù không có thuộc tính nào x vẫn là đối tượng javascript
document // Đối tượng
var y = {
name: "Pete",
age: 15
}; // Đối tượng y với 2 thuộc tính name và age
Dùng dấu chấm(.) để lấy hoặc gán giá trị cho thuộc tính trong đối tượng. Ví dụ:
y.name // Lấy giá trị thuộc tính name. Kết quả: "Pete"
y.age // Lấy giá trị thuộc tính age. Kết quả: 15
y.age = 20 // Gán giá trị 20 cho thuộc tính age
PlainOject
PlainObject: Đối tượng thuần, chỉ các đối tượng viết với dấu ngoặc nhọn({…}). Dùng phương thức $.isPlainObject
để kiểm tra. Ví dụ:
$("div") // Không phải là PlainObject
var x = {
background: "red",
display: "inline"
}; // Đây là PlainObject
$("div").css(x); // Gán thuộc tính css vào div
$.isPlainObject($("div")); // Kết quả: false
$.isPlainObject(x); // Kết quả: true
Array
Array: Mảng javascript, lấy giá trị theo số thứ tự trong mảng. Ví dụ:
var x = []; // Ký hiệu ngoặc vuông([...]), dù không có thuộc tính nào x vẫn là mảng javascript
var y = ["name", "Pete"]; // Mảng đơn
y[0] // Kết quả: "name"
y[1] // Kết quả: "Pete"
var y = [
["name", "Pete"],
["age", 15]
]; // Mảng kép
y[0] // Kết quả là mảng javascript: ["name", "Pete"]
y[0][0] // Kết quả: "name"
y[1][0] // Kết quả: "age"
y[1][1] // Kết quả: 15
Function
Function: Hàm, chức năng. Nó được sử dụng khi cần thực hiện một xử lý javascript. Có 2 cách đặt tên hoặc vô danh:
function baivong() {} // Tên hàm là baivong
var ctrlc = function() {} // tên hàm là ctrlc
(function() {})() // Không đặt tên hàm
Trong jQ, hàm được sử dụng khá thường xuyên. Ví dụ:
$(document).ready(function () {}); // Xử lý khi tài liệu sẵn sàng
$("a").click(function () {}); // Xử lý khi click vào a
$.ajax({
url: "/forum",
success: function () {} // Xử lý với tài liệu từ url "/forum"
});
Callback
Callback: Gọi lại, trả về. Nó được sử dụng khá thường xuyên trong jQ, một vài callbacks chỉ là sự kiện, được gọi để cung cấp đối tượng cho phương thức xử lý. Ví dụ:
$("body").click(function( event ) {
return "clicked: " + event.target;
});
Đôi khi callback được dùng với luận lý false để chặn một sự kiện được kích hoạt. Ví dụ:
$("body").click(function() {
return false;
});
$("form").submit(function() {
return false;
});
Tại sao jQuery lại tốt hơn Javascript?

- jQuery có thể được sử dụng để phát triển các ứng dụng dựa trên AJAX.
- Có thể được sử dụng để giữ cho mã đơn giản, ngắn gọn và có thể tái sử dụng.
- JQuery đơn giản hóa quá trình duyệt qua DOM HTML.
- Có thể xử lý các sự kiện, tạo hiệu ứng và thêm hỗ trợ AJAX trong các ứng dụng web.
Tăng tốc website của bạn với VPS giá rẻ, tốc độ cao từ Vietnix
Vietnix là đơn vị cung cấp dịch vụ VPS tốc độ cao và ổn định hàng đầu tại Việt Nam. Với hạ tầng mạnh mẽ, công nghệ tiên tiến và đội ngũ hỗ trợ 24/7, Vietnix mang đến giải pháp lý tưởng để phát triển website, ứng dụng web và các dự án trực tuyến khác. Dù bạn là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ hay tổ chức lớn, Vietnix đều có gói VPS phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn.
Khả năng tùy chỉnh cao, hiệu suất vượt trội và tính bảo mật đáng tin cậy của VPS Vietnix sẽ giúp website và ứng dụng của bạn hoạt động mượt mà, đáp ứng tốt lượng truy cập cao và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường Bảy Hiền, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 1800 1093
- Email: sales@vietnix.com.vn
- Website: https://vietnix.vn/
Câu hỏi thường gặp
jQuery có phải là framework không?
Không, jQuery không phải là một framework, mà là một thư viện JavaScript. Thư viện này được thiết kế để đơn giản hóa việc thao tác với HTML, CSS và JavaScript, đặc biệt là trong việc tương tác với DOM (Document Object Model).
jQuery có thể làm gì mà JavaScript không thể làm được?
JavaScript có thể làm mọi thứ mà jQuery có thể làm. jQuery được viết bằng JavaScript cho phép jQuery chỉ có hành vi mà JavaScript hỗ trợ, nếu JavaScript không thể làm điều gì đó thì jQuery cũng vậy.
jQuery có phải là một ngôn ngữ lập trình?
jQuery không phải là một ngôn ngữ lập trình thay vào đó nó là một thư viện JavaScript đa nền tảng.
jQuery vs React cái nào tốt hơn?
Không có cái nào “tốt hơn” một cách tuyệt đối, jQuery và React đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn giữa chúng phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của dự án.
jQuery là một thư viện JavaScript, tập trung vào việc thao tác DOM và làm cho việc viết JavaScript phía client dễ dàng hơn bằng cách cung cấp các hàm ngắn gọn. Nó thường được sử dụng cho các trang web đơn giản, các dự án nhỏ hoặc khi cần thao tác DOM nhanh chóng.
React là một thư viện JavaScript để xây dựng giao diện người dùng, đặc biệt là các ứng dụng web phức tạp, dựa trên component và quản lý trạng thái. React sử dụng DOM ảo, giúp cải thiện hiệu suất, đặc biệt là với các ứng dụng lớn và động.
Ajax là gì?
AJAX, viết tắt của Asynchronous JavaScript and XML, là một tập hợp các công nghệ web được sử dụng để tạo các ứng dụng web động, cho phép cập nhật một phần của trang web mà không cần tải lại toàn bộ trang.
Tóm lại, jQuery là một thư viện JavaScript mạnh mẽ và linh hoạt, giúp đơn giản hóa việc phát triển web front-end. Với cú pháp dễ hiểu, tính tương thích cao và cộng đồng hỗ trợ rộng lớn, jQuery là một công cụ hữu ích cho cả người mới bắt đầu lẫn các nhà phát triển giàu kinh nghiệm. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về jQuery là gì và những kiến thức cơ bản để bắt đầu sử dụng thư viện này. Chúc bạn thành công!
Mọi người cũng đọc thêm
Query là gì? Những điều cần biết về ngôn ngữ truy vấn dữ liệu
Bootstrap là gì? Cách sử dụng Bootstrap Framework từ A-Z
Tất tần tật về Backend, Frontend và lập trình viên Fullstack mới nhất
Hướng dẫn chi tiết lập trình web với Python cho người mới bắt đầu
FileZilla là gì? Cách sử dụng FileZilla để trao đổi dữ liệu với hosting