Trong lĩnh vực tiếp thị và quản lý khách hàng thì CDP không còn là một thuật ngữ xa lạ đối với người dùng. Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, thì đây là một công cụ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà làm marketing đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu khách hàng thực. Bài viết hôm nay, Vietnix sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm CDP là gì và vai trò của CDP trong doanh nghiệp.
CDP là gì?
CDP viết tắt của Customer Data Platform hay nền tảng dữ liệu khách hàng là phần mềm cơ sở dữ liệu dùng để thu thập, quản lý, thống kê và phân tích dữ liệu khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó, các dữ liệu sẽ được tổng hợp thành một nguồn duy nhất với đầy đủ các thông tin nhất quán về khách hàng, giúp dễ dàng chia sẻ quyền truy cập trên nền tảng của các hệ thống khác nhau.
Một nền tảng dữ liệu khách hàng CDP được đánh giá cao về chất lượng dựa trên khả năng tích hợp các nguồn dữ liệu và thông tin một cách dễ dàng, đồng thời có thể cho phép người dùng dễ dàng truy cập vào mọi nguồn dữ liệu và bất cứ nền tảng nào chúng lưu trữ.
Ví dụ: Một khách hàng đã mua dịch vụ Hosting Giá Rẻ trong tháng 5 năm ngoái có thể nhận được thông tin về các chương trình khuyến mãi dịch vụ khác đến từ nhà cung cấp. Hoặc một khách hàng thường mua đồng hồ có thể được giới thiệu với các sản phẩm phụ kiện khác như dây đồng hồ hoặc hộp đựng đồng hồ. Điều này giúp tăng khả năng khách hàng mua hàng lại và giúp doanh nghiệp tăng doanh số và lợi nhuận.
Xem thêm: COB là gì? Tìm hiểu ý nghĩa của COB trong các lĩnh vực
Một số đặc điểm của CDP là gì?
Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản về nền tảng dữ liệu khách hàng CDP mà người dùng cần biết để hiểu rõ hơn về CDP trước khi sử dụng:
Khả năng hợp nhất dữ liệu khách hàng
Thông tin và dữ liệu từ nhiều nguồn và hướng khác nhau sẽ được thu thập, tổng hợp và đưa vào cơ sở dữ liệu. Do đó, nếu một hệ thống quản lý dữ liệu khách hàng kém sẽ có thể dẫn đến các hệ lụy và hậu quả khó giải quyết cho quá trình sử dụng. Chẳng hạn như thiếu hay trùng lặp thông tin, khả năng xử lý hành động bị hạn chế, quy trình chuyển giao dữ liệu xảy ra đột ngột.
Với CDP sẽ là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể đồng bộ hóa và thống nhất toàn bộ dữ liệu, lưu trữ các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Nhờ vào đó, người sử dụng có thể sử dụng ngay dữ liệu hay các quy trình tiếp theo cũng được diễn ra một cách nhanh chóng.
Xem thêm: Data Modeling là gì? Lợi ích của mô hình hóa dữ liệu trong công việc
Khả năng phân đoạn tự động và quản lý thông tin theo nhóm
Phần mềm sẽ tự động phân đoạn thông tin danh tính khách hàng cá nhân thành từng nhóm dựa trên yêu cầu mà doanh nghiệp đã xác định và cài đặt. Nhờ vào sự tích hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, CDP có thể hỗ trợ lấy thông tin từ hành vi và phản hồi của các nhóm đối tượng khác nhau, xem xét và tiến hành phân tích để chia thành các nhóm nhỏ hơn tiện cho việc quản lý. Những người làm marketing có thể tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc sắp xếp và quản lý các thông tin khách hàng.
Hỗ trợ quản lý chiến dịch trên nhiều kênh tiếp thị
Một chiến dịch marketing được đánh giá là hiệu quả không chỉ dựa trên mức độ phù hợp của chiến dịch đối với khách hàng mục tiêu hướng đến. Ngoài ra, còn được xác định thông qua trải nghiệm khách hàng trên các kênh tiếp thị, tính nhất quán trong thông điệp và khả năng kết hợp của chiến dịch với hành trình khách hàng.
Việc sử dụng CDP sẽ giúp các nhà tiếp thị có thể đảm bảo các hoạt động và chiến dịch diễn ra trong một quá trình chuyển tiếp liền mạch và đơn giản để quản lý.
Tính năng thấu hiểu và đề xuất thông tin
Marketing Automation (Tự động hóa tiếp thị) là phần không thể thiếu trong các chiến dịch marketing, có vai trò phối hợp với các công việc khác để giải quyết vấn đề. Bên cạnh hoạt động tiếp thị thì tự động hóa trực giác cũng là một phần quan trọng hỗ trợ phối hợp để tạo lợi nhuận và tăng tính cạnh tranh.
Với nền tảng dữ liệu khách hàng CDP được trang bị thông tin đầy đủ và chi tiết dựa trên sự thấu hiểu và các công cụ đề xuất tích hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Lợi ích CDP trong kinh doanh và marketing
Không phải tự dưng mà CDP là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà tiếp thị và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng. Dưới đây là một số lợi ích mà CDP mang lại cho doanh nghiệp:
Mang đến những trải nghiệm được cá nhân hóa và đáng nhớ cho khách hàng
Sức mạnh lớn nhất mà phần mềm CDP mang lại chính là khả năng áp dụng marketing cá nhân hiệu quả.
Các nhà tiếp thị có thể sử dụng CDP để xây dựng nên một kết nối mạnh mẽ trong thời gian ngắn và vốn đầu tư ít chỉ bằng việc tập hợp các dữ liệu khách hàng đã được thu thập và lưu trữ ở nhiều nơi riêng biệt khác nhau. Kể cả những dữ liệu ẩn danh trước khi chuyển đổi. Từ đó, người dùng có thể tạo ra các trải nghiệm cá nhân hóa và có tác động lớn đối với khách hàng.
Xem thêm: CSR là gì? Tại sao chiến dịch CSR dễ gây ra tranh cãi
Nâng cao hiệu quả cho cho nhiều phần chiến dịch marketing tổng thể
Để không mất quá nhiều thời gian cho việc tham chiếu lại các nguồn dữ liệu với nhau, CDP cung cấp các hoạt động ẩn danh đã được tích hợp sẵn với các hồ sơ đã biết.
Người dùng sẽ có được những hiểu biết tốt hơn về mặt chất lượng giúp giảm đáng kể thời gian khi đưa ra các quyết định cho vấn đề.
Có được cái nhìn tổng thể về toàn bộ dữ liệu được lưu trữ ở một nơi cố định thông qua khả năng hợp nhất của dữ liệu trên các nền tảng tiếp thị.
Có tác động và mang lại hiệu quả rõ rệt với các kết quả marketing
- Gia tăng tỷ lệ chọn tham gia: Thông qua việc cá nhân hóa sẽ giúp người dùng có thể tăng tỷ lệ chọn tham gia vào các cuộc khảo sát, đăng ký và các nguồn để thu thập dữ liệu hiệu quả khác nhau.
- Nâng cao tỷ lệ tham gia: Tăng khả năng khách hàng tham gia tích cực vào email, bài đăng trên các mạng xã hội phổ biến hiện nay, cuộc gọi và thông qua các thông tin liên lạc khác họ cảm thấy các chiến dịch tiếp thị là phù hợp.
- Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate): Việc cá nhân hóa khách hàng cũng sẽ trực tiếp giúp cải thiện các chiến dịch truyền thông mang lại các giá trị hữu hình. Thông qua các chiến dịch abandoned cart email, người dùng sẽ vào lại giỏ hàng bị lãng quên, tăng giá trị của đơn hàng và tiến hành mua hàng bổ sung.
- Thời gian giữ chân khách hàng lâu hơn: Nhà tiếp thị có thể tạo ra các mối quan hệ gắn bó, có ý nghĩa với khách hàng bằng việc tập trung cá nhân hóa trải nghiệm. Điều này sẽ giúp gia tăng tỷ lệ và thời gian giữ chân khách hàng.
Doanh nghiệp nào sẽ phù hợp với CDP?
CDP là một phần mềm hữu ích và mang lại nhiều hiệu quả trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải tất cả các mô hình doanh nghiệp đều phù hợp và tương thích.
Những nguồn lực mà doanh nghiệp cần đáp ứng được
- Hiểu rõ về hành trình mua hàng của khách hàng và các trường hợp có thể sử dụng nền tảng dữ liệu khách hàng CDP để hỗ trợ.
- Cần sử dụng CDP cho nhu cầu tìm ra các giải pháp, chiến dịch marketing hữu hiệu hơn.
- Nắm được tầm quan trọng của việc thu thập dữ liệu khách hàng để khắc họa chân dung khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.
- Đảm bảo các phòng ban và bộ phận từ IT, marketing đến CSKH (chăm sóc khách hàng) đều được hướng dẫn và hiểu rõ về các lợi ích và giá trị tiềm năng của CDP.
- Lựa chọn nhân chứng cụ thể và phù hợp để chứng thực và tạo lòng tin cho người dùng.
Một số trường hợp cần sử dụng CDP cho doanh nghiệp
Dưới đây là một số doanh nghiệp có thể sử dụng nền tảng CDP:
Có nhu cầu tối ưu hóa quảng cáo
Tránh xảy ra tình trạng rất nhiều khách hàng đã nhìn thấy và nhận được quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ mà họ đã mua hoặc sử dụng. Để đỡ lãng phí thời gian và công sức cho quảng cáo.
CDP sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế các khách hàng không cần thiết sử dụng quảng cáo nhờ vào việc liên kết các dữ liệu khách hàng tiềm năng với lịch sử mua hàng. Mang đến dự tối ưu hóa và giảm được các chi phí không thực sự cần thiết.
Ví dụ: Khi khách hàng truy cập vào website chỉ để tìm kiếm về 1 loại sản phẩm nhất định, thì điều hiệu quả nhất là ngay sau đó họ nhận được các thông tin khuyến mãi, giảm giá có liên quan đến sản phẩm họ quan tâm. CDP sẽ cho phép nhà tiếp thị tạo ra bộ hồ sơ thống nhất với từng khách hàng cụ thể ở mức cao nhất nhờ việc cá nhân hóa.
Có nhu cầu hiểu nhiều hơn về insight của khách hàng
CDP sẽ giúp người dùng liên kết và tổng hợp các thông tin của khách hàng với nhau giúp quá trình có được cái nhìn tổng quát và cụ thể nhất về khách hàng của doanh nghiệp. Từ đó thực hiện các nghiên cứu và phân tích tâm lý khách hàng một cách chính xác và dễ dàng.
Ngoài ra, CDP cũng cho phép tạo sự kết nối và thống nhất chặt chẽ giữa các dữ liệu của khách hàng với công ty và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc này còn tạo nên sự cân bằng trong hoạt động kinh doanh và tổng hợp nguồn dữ liệu khách hàng một cách cụ thể và chi tiết.
Quy trình thiết lập hệ thống của CDP
Để có thể thiết lập thành công và sử dụng hệ thống của nền tảng dữ liệu của khách hàng CDP cho doanh nghiệp người dùng cần thực hiện theo quy trình được hướng dẫn cụ thể dưới đây:
Bước 1: Xác định cụ thể mục tiêu và yêu cầu
Đầu tiên, người dùng cần xác định mục đích và yêu cầu xây dựng CDP một cách cụ thể và rõ ràng bao gồm các nội dung:
- Mục tiêu kinh doanh.
- Nhu cầu dữ liệu khách hàng.
- Tính năng cần thiết của nền tảng CDP phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Bước 2: Chọn nền tảng phù hợp với doanh nghiệp
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp các nền tảng CDP. Thế nên, người dùng cần nghiên cứu và tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra lựa chọn một dịch vụ cung cấp CDP phù hợp với nhân lực, mục đích và mong muốn của doanh nghiệp.
Một số tiêu chí khi lựa chọn bao gồm:
- Tính năng.
- Độ khả dụng.
- Bảo mật và chi phí.
Bước 3: Tổng và tích hợp các nguồn dữ liệu khách hàng
Doanh nghiệp cần thu thập và tích hợp dữ liệu vào trong nền tảng dữ liệu khách hàng CDP. Một số nguồn cần thu thập dữ liệu như: website, Email Marketing, mạng xã hội, ứng dụng di động, CRM và các nguồn khác. Để thực hiện, bạn cần tích hợp API và một số công cụ hỗ trợ quá trình tích hợp dữ liệu khác.
Bước 4: Xử lý nguồn dữ liệu
Sau khi hoàn tất quá trình thu thập và tổng hợp dữ liệu cần thiết, không có nghĩa là đã sử dụng được. Người dùng cần tiêu chuẩn hóa và xử lý để đảm bảo độ đồng nhất và chính xác của dữ liệu. Để tiến hành, bạn cần kiểm tra tính hợp lệ, chuẩn hóa định dạng, đồng nhất giá trị và loại bỏ các dữ liệu bị trùng lặp.
Bước 5: Xây dựng hồ sơ khách hàng
Bước cuối cùng để hoàn tất việc thiết lập nền tảng CDP là xây dựng được hồ sơ khách hàng cho doanh nghiệp. Với CDP, bạn có thể tạo lập chi tiết dựa trên các thông tin khách hàng về sở thích, hành vi, định dạng dữ liệu và đặc điểm khác,… Sau cùng, bạn chỉ cần tổ chức chúng dựa trên một cấu trúc dữ liệu cụ thể.
Câu hỏi thường gặp
Customer Data Platform là gì?
Customer Data Platform (CDP) là nền tảng dữ liệu khách hàng. Phần mềm thu thập dữ liệu khách hàng (giao dịch, hành vi, nhân khẩu học,…) từ nhiều nguồn, hệ thống khác nhau và cho phép liên kết thông tin đó với khách hàng.
Điểm khác biệt của CDP và CRM là gì?
CDP tự động tạo ra hồ sơ khách hàng thống nhất từ nhiều nguồn dữ liệu, trong khi CRM chỉ có thể theo dõi các tương tác của khách hàng đối với doanh nghiệp thông qua nhập thủ công. CDP thu thập dữ liệu người dùng ẩn danh, phân tích hành trình quyết định mua hàng và hành vi khách hàng trọn đời, đồng thời theo dõi mọi dữ liệu trực tuyến và ngoại tuyến của khách hàng.
Trong khi đó, CRM chỉ tập trung vào vào quy trình bán sản phẩm, đưa ra báo cáo về khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng đang có sẵn và chỉ có thể truy cập dữ liệu ngoại tuyến thông qua việc nhập thủ công. Ngoài ra, CDP có khả năng xử lý các điểm trùng lặp hoặc bị mất của các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, còn CRM chỉ làm việc với các dữ liệu được nhập một cách riêng lẻ.
Lời kết
Với những nội dung được Vietnix chia sẻ trong bài viết ngày hôm nay. Mong rằng bạn đọc sẽ có được thật nhiều những thông tin hữu ích về CDP, giúp mang lại giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp về mặt data. Cảm ơn bạn đọc đã đọc bài viết, đừng quên theo dõi blog Vietnix để cập nhật thêm nhiều thông tin khác nữa nhé.