GA4 là bản cập nhật của Google Analytics được nhắc đến nhiều nhất trong cộng đồng SEO hiện nay. Mặc dù vẫn giữ nguyên cách sử dụng, tuy nhiên, GA4 lại có nhiều sự khác biệt về các report hay loại dữ liệu. Vì vậy, để dễ dàng thao tác và áp dụng công cụ này trong các dự án SEO web thực tế, bạn hãy cùng Vietnix tham khảo bài viết để tìm hiểu rõ hơn về các loại báo cáo GA4 nhé.
Báo cáo Traffic Acquisition
Báo cáo chuyển đổi lưu lượng truy cập (Traffic Acquisition Report) được thiết kế nhằm giúp nhà quản trị web hiểu rõ nguồn lưu lượng truy cập của website, khách hàng đang tới website thông qua những kênh nào.
Báo cáo này giữ một vai trò rất quan trọng khi không chỉ cho phép người dùng đo lường được hiệu suất của riêng chiến dịch SEO mà còn có thể được áp dụng cho tất cả hoạt động marketing trong doanh nghiệp.
Riêng với SEO, thông qua báo cáo Traffic Acquisition, bạn sẽ đo lường được có bao nhiêu khách truy cập đến từ tìm kiếm tự nhiên (organic search) so với tìm kiếm trả phí? Hay mức độ tương tác của khách truy cập tự nhiên so với khách truy cập đến từ quảng cáo như thế nào? Có rất nhiều chỉ số có thể được ghi nhận trong dạng báo cáo này.
Có thể nói, báo cáo Traffic Acquisition là một trong những nguồn dữ liệu đầu tiên và quan trọng nhất liên kết giữa những yếu tố tự nhiên hoặc yếu tố có chủ đích để thu hút người dùng truy cập vào website của mình.
Theo mặc định, GA4 sử dụng mô hình Attribution Model hướng dữ liệu. Mô hình sử dụng một thuật toán để chấm điểm cho các kênh khác nhau trong suốt hành trình của người dùng.
Mô hình Attribution Model hướng dữ liệu có thể sử dụng trong Universal Analytics. Tuy nhiên, với GA4 thì mô hình này lại được mở rộng hơn rất nhiều khi được tích hợp hơn 50 điểm tiếp xúc khác nhau để chấm điểm một cách chính xác nhất.
Trong báo cáo chuyển đổi Acquisition, các chỉ số mà người dùng có thể theo dõi bao gồm:
- Average engagement: Mức độ tương tác trung bình.
- Conversions: Chuyển đổi.
- Engaged sessions: Phiên hoạt động có sự tương tác.
- Engaged sessions per user: Số phiên tương tác trên mỗi người dùng.
- Engagement rate: Tỷ lệ tương tác.
- Event count: Số lượng sự kiện.
- Events per sessions: Sự kiện trên mỗi phiên.
- Sessions: Phiên.
- Total revenue: Tổng doanh thu.
- Users: Người dùng.
Cùng tham khảo thêm một số bài viết về chủ đề Google Analytics có thể bạn quan tâm:
📌 Google Analytics là gì? Cách cài đặt và sử dụng GA 4
📌 Cách thiết lập scroll depth tracking trong GA4 nhanh chóng
📌 Hướng dẫn cách track events và conversions trong GA4
Báo cáo chuyển đổi trong GA4
Tương tự như trên, báo cáo chuyển đổi (Conversion Report) cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với SEO nhờ khả năng theo dõi events dẫn dắt khách truy cập thực hiện chuyển đổi trên website.
Nhiệm vụ của báo cáo này là chỉ ra điều gì đã kích hoạt một chuyển đổi bằng cách gán tên chuyển đổi dựa trên tên event và chỉ định chấm điểm chuyển đổi dựa trên Attribution Model.
Thiết lập mặc định của báo cáo sẽ bao gồm các chỉ số conversions (chuyển đổi), total revenue (tổng doanh thu) và total user metrics (tổng số người dùng).
⚠️ Điều đặc biệt cần ghi nhớ là quá trình thiết lập chuyển đổi trong GA4 sẽ khác với Universal Analytics.
Cụ thể, ở UA, goals được sử dụng để biểu thị cho các chuyển đổi. Trong khi đó, GA4 lại sử dụng events. Thiết lập của GA4 có sẵn một số event có thể được đánh dấu là chuyển đổi dựa trên kế hoạch marketing của bạn.
Những event có sẵn trong GA4 bao gồm:
- Clicks: Lượt nhấp chuột.
- First_visit: Lần đầu truy cập vào web.
- Page_view: Lượt xem trang.
- Scroll: Tỷ lệ cuộn.
- Session_start: Phiên bắt đầu.
- Submit_form: Gửi form.
- View_search_results: Lượt tìm kiếm trên trang web .
Ở hầu hết các trường hợp, người dùng sẽ muốn cấu hình events riêng để theo dõi các chuyển đổi phù hợp hơn với các kênh marketing của mình. Chẳng hạn, đối với các website chú trọng tạo ra lead generation (khách hàng tiềm năng), chuyển đổi chính sẽ là việc gửi biểu mẫu.
Mặc dù GA4 có thể theo dõi các hành động submit_form một cách tự nhiên, tuy nhiên, công cụ này không cung cấp đủ dữ liệu như nhu cầu của người dùng.
Báo cáo Google Search Console
Google Search Console là một trong những nguồn thông tin và dữ liệu về hiệu suất quan trọng nhất dành cho các chuyên gia trong lĩnh vực SEO. Giống với như Universal Analytics, người dùng có thể tích hợp GSC với GA4.
Tương tự UA, Google Search Console có 2 báo cáo được liên kết trong GA4 là:
- Google Organic Search Queries (Truy vấn tìm kiếm tự nhiên của Google): Đây là báo cáo cho phép người dùng theo dõi số liệu GSC theo truy vấn tìm kiếm.
- Google Organic Search Traffic (Lưu lượng tìm kiếm tự nhiên trên Google): Đây là báo cáo hiển thị các trang đích có cả chỉ số Search Console và Analytics.
Theo mặc định, các báo cáo của Search Console sẽ không được xuất bản. Do đó, để xem các báo cáo này, người dùng cần thực hiện liên kết Search Console với GA4 theo các bước sau:
- Đầu tiên truy cập vào Admin trong GA4.
- Tìm nút “Search Console Link” trong phần thuộc tính như ảnh minh họa.
- Nhấp vào Link để tạo liên kết.
Các báo cáo trong GA4 không thể thay thế hoàn toàn báo cáo tự nhiên trong GSC. Tuy nhiên, chúng mang lại sự thuận tiện cho người dùng khi hiển thị toàn bộ dữ liệu trên cùng 1 nền tảng.
Giá trị lớn nhất mà GA4 mang lại ở đây là chủ sở hữu website có thể thấy cách khách truy cập tự nhiên tương tác với website theo từng landing page cụ thể.
So sánh giữa dữ liệu cung cấp bởi Google Organic Search Traffic report và landing page report:
- Google Organic Search Traffic Report
Như đã đề cập, báo cáo Google Search Console cung cấp cái nhìn tổng quan về các landing page và khả năng hiển thị website của người dùng trong kết quả tìm kiếm của Google. Báo cáo này cung cấp các số liệu chi tiết bao gồm:
- Impressions: Số lần hiển thị.
- Clicks: Số lần nhấp.
- Click-through rates: Tỷ lệ nhấp.
- Keywords: Từ khóa.
Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thúc đẩy lưu lượng truy cập tự nhiên đến các landing page của người dùng.
- Landing page report
Còn báo cáo landing page trong GA4 cung cấp một góc tổng quan hơn thông qua phân tích các nguồn lưu lượng truy cập khác nhau, bao gồm organic search (tìm kiếm tự nhiên), direct traffic (lưu lượng trực tiếp) và referrals (giới thiệu liên kết).
Nhìn chung, cả 2 báo cáo đều cung cấp thông tin hữu ích. Tuy nhiên báo cáo Google Search Console sẽ tập trung chi tiết hơn vào khả năng hiển thị và hiệu suất của các landing page trong kết quả tìm kiếm của Google. Nó cũng cung cấp các dữ liệu chi tiết, chuyên sâu để đánh giá lưu lượng tìm kiếm tự nhiên và hiệu suất từ khóa.
Tuy nhiên, tích hợp Search Console với GA4 vẫn xuất hiện một số hạn chế. Cụ thể GA4 chỉ cho phép một luồng dữ liệu liên kết với một Search Console.
Cùng tham khảo thêm một số bài viết về Google Search Console có thể bạn quan tâm:
📌 Hướng dẫn đưa website lên Google nhanh chóng, chính xác
📌 Hướng dẫn xác minh tên miền với Google Search Console
📌 Cách thêm web WordPress vào Google Search Console
Báo cáo landing page
Báo cáo landing Page là loại báo cáo giúp người dùng hiểu được trang nào trên website nhận được lưu lượng truy cập tự nhiên nhiều nhất. Thông qua cách phân tích dữ liệu này, người dùng có thể xác định được những trang có hiệu suất cao, đang thu hút khách truy cập tự nhiên để dựa vào đó tối ưu hóa cho những trang khác.
Đồng thời, người dùng còn có thể đánh giá các yếu tố như bounce rate (tỷ lệ thoát trang), average time on page (thời trang trung bình trên trang) và conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi) cho từng landing page.
Đây cũng chính là cơ sở để tinh chỉnh chiến lược SEO cho phù hợp.
Bên cạnh đó, với báo cáo landing page của GA4, nhà quản trị web còn có thể sắp xếp thứ nguyên tùy chỉnh để xem thứ tự của các landing page dựa trên nguồn người dùng.
Trong báo cáo landing page, bạn có thể dễ dàng thấy cách một trang đang định hướng lưu lượng truy cập người dùng ở các kênh khác nhau bằng cách sử dụng thứ nguyên tùy chỉnh khác nhau.
Ví dụ: Thêm “Session source/medium” sẽ cho phép bạn thấy được người dùng đang ở giai đoạn nào trong hành trình của họ, trong khi “First user source/medium” sẽ hiển thị cách người dùng tương tác với lần đầu với website.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về cách sử dụng Google Analytics 4 hiệu quả với các báo cáo GA4 cần thiết trong chiến dịch SEO website. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu và áp dụng thành công các dữ liệu thu thập được từ Google Analytics để gia tăng nhanh chóng thứ hạng hiển thị trên Google cho website của mình. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Vietnix để biết thêm nhiều mẹo sử dụng GA4 hiệu quả nhé.