NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
13/09/2024
Lượt xem

Cisco Packet Tracer là gì? Tổng quan về phần mềm Cisco Packet Tracer

13/09/2024
14 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

Đối với sinh viên hay các chuyên gia trong lĩnh vực mạng thì việc thực hành cấu hình và quản lý các thiết bị mạng mà không cần phải có phần cứng thực tế sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình nâng cao kỹ năng. Một trong những phần mềm mô phỏng mạng phổ biến nhất hiện nay là Cisco Packet Tracer. Vậy cụ thể Cisco Packet Tracer có là gì, cách sử dụng như thế nào cùng tôi tìm hiểu trong bài viết sau!

Cisco Packet Tracer là gì?

Packet Tracer là công cụ giả lập mạng do Cisco phát triển, hỗ trợ việc học tập mạng, thực hành với thiết bị routerswitch. Đây là một phần mềm miễn phí, cho phép người dùng tạo cấu trúc liên kết mạng (Topology mạng), cấu hình thiết bị, gửi các gói tin và mô phỏng mạng với nhiều hình thức trực quan.

Cisco cung cấp phần mềm này miễn phí cho các cơ sở giáo dục và sinh viên tham gia vào các chương trình đào tạo mạng của hãng cũng như chuẩn bị cho các kỳ thi chứng chỉ mạng. Đồng thời, phần mềm Cisco Packet Tracer cũng được các giảng viên sử dụng phổ biến trong các chương trình học CCENT, CCNA giới thiệu kiến thức về kỹ thuật và hệ thống mạng.

Cisco Packet Tracer là gì
Cisco Packet Tracer là gì

Các tính năng nổi bật và cấu hình của Cisco Packet Tracer

Những tính năng quan trọng và cấu hình của Cisco Packet Tracer mà bạn cần hiểu rõ bao gồm:

Các tính năng của Cisco Packet Tracer

  • Thiết bị không giới hạn: Người dùng có thể tạo và cấu hình một số lượng thiết bị mạng không giới hạn trong quá trình mô phỏng, rất tiện lợi khi thiết kế và thử nghiệm quy mô mạng phức tạp.
  • Học trực tuyến: Packet Tracer đi kèm với nhiều tài nguyên giáo dục mạng hỗ trợ người dùng nắm vững các khái niệm và thiết bị mạng.
  • Tùy chỉnh hoạt động người dùng: Phần mềm cho phép tạo và điều chỉnh các hoạt động học tập cho cá nhân hoặc nhóm, giúp giáo viên thiết kế bài học và bài tập phù hợp với nhu cầu của học sinh.
  • Môi trường tương tác: Giao diện người dùng của Packet Tracer trực quan và dễ tương tác và theo dõi hiệu suất mạng mô phỏng.
  • Trực quan hóa mạng: Packet Tracer cung cấp nhiều công cụ trực quan giúp người dùng theo dõi luồng dữ liệu, thông tin bảng định tuyến và chuyển mạch, cùng với hiệu suất mạng.
  • Hai chế độ hoạt động: Chế độ thời gian thực cho phép tương tác với mạng như mạng thực tế, trong khi chế độ mô phỏng cho phép điều chỉnh tốc độ mô phỏng.
  • Tự học theo nhịp độ: Packet Tracer hỗ trợ việc học tập và thực hành các kỹ năng mạng tương thích với tốc độ cá nhân của người dùng.
  • Hỗ trợ nhiều giao thức mạng: Phần mềm hỗ trợ các giao thức mạng phổ biến như EGRP, OSPF, RIP, ICMP, UDP, TCP và IP để người dùng thực hành.
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Packet Tracer hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật phù hợp với người dùng toàn cầu.
Cisco Packet Tracer mang lại nhiều tính năng nổi trội
Cisco Packet Tracer mang lại nhiều tính năng nổi trội

Cấu hình

Cấu hình của thiết bị mạng Cisco Packet Tracer cụ thể như sau:

  • CPU chip Intel Pentium 4 với tốc độ từ 2.53 GHz trở lên.
  • Hệ điều hành Ubuntu 7.10, Vista Home Premium, Windows XP, Fedora 7, Windows 2000 và Vista Home Basic.
  • RAM 2 GB.
  • Dung lượng ổ cứng trống ít nhất 500 MB. 
  • Độ phân giải màn hình 1024 x 768 px
  • Macromedia Flash Player phiên bản 6.0 trở lên.
  • Phông chữ Unicode.
Cấu hình của thiết bị mạng Cisco Packet Tracer
Cấu hình của thiết bị mạng Cisco Packet Tracer

Các giao thức được hỗ trợ của Cisco Packet Tracer

Những giao thức mạng đang được hỗ trợ hiện nay của Cisco Packet Tracer là:

LớpGiao thức mạng
ApplicationFTP, SMTP, POP3, HTTP, TFTP, Telnet, SSH, DNS, DHCP, NTP, SNMP, AAA, ISR, VOIP, MQTT.
– SCCP config và gọi hỗ trợ lệnh ISR.
– Trình quản lý cuộc gọi nhanh.
TransportTCP, UDP, thuật toán Nagle TCP và phân mảnh IP, RTP.
Network– BGP, IPv4, ICMP, ARP, IPv6, ICMPv6, IPSec, RIPv1/v2/ng, OSPF đa vùng, OSPFv3, EIGRP, EIGRPv6.
– Định tuyến tĩnh, phân phối lại tuyến, chuyển mạch đa lớp, L3 QoS, NAT, CBAC.
– Dựa trên vùng tường lửa chính sách, hệ thống chống xâm nhập trên ISR, GRE VPN, IPSec VPN, HSRP, CEF, SPAN/RSPAN, L2NAT, PTP, REP, LLDP.
Network Access/Interface– Ethernet (802.3), 802.11, HDLC, Frame Relay, PPP, PPPoE, STP, RSTP, VTP, DTP, CDP, 802.1q, PAgP, QoS L2, SLARP.
WEP đơn giản, WPA, EAP, VLANs, CSMA/CD, EtherChannel.
– Hỗ trợ mạng DSL, 3G, 4G.
Bảng tổng hợp các giao thức được hỗ trợ của Cisco Packet Tracer

Lợi ích của Cisco Packet Tracer

Những lợi ích mà người dùng đạt được khi sử dụng Cisco Packet Tracer là:

  • Kiểm tra mạng và phát hiện lỗi: Packet Tracer giúp bạn kiểm tra và phát hiện lỗi mạng dễ dàng, từ đó cải thiện kỹ năng sửa lỗi và tối ưu hóa mạng hiệu quả.
  • Giảm chi phí: Vì là công cụ miễn phí, Packet Tracer giúp giảm đáng kể chi phí đào tạo mạng cho cả cá nhân và doanh nghiệp.
  • Tiết kiệm thời gian: Khi dùng Packet Tracer, bạn có thể luyện tập thiết kế mạng mà không cần đến thiết bị thực tế, giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên.
  • Thực hành trong môi trường an toàn: Phần mềm cung cấp môi trường ảo để thực hành và thử nghiệm các kỹ thuật mạng hiệu quả mà không cần thiết bị vật lý.
  • Chuẩn bị cho kỳ thi chứng chỉ mạng: Packet Tracer là công cụ quan trọng để bạn luyện tập, kiểm tra kiến thức và chuẩn bị cho các chứng chỉ của Cisco như CCNA (Cisco Certified Network Associate) và CCNP (Cisco Certified Network Professional).
Lợi ích của Cisco Packet Tracer
Lợi ích của Cisco Packet Tracer

Cách sử dụng Cisco Packet Tracer

Hướng dẫn sử dụng Cisco Packet Tracer cụ thể như sau:

Bước 1: Cài đặt Cisco Packet Tracer 

Trước khi sử dụng công cụ này, bạn cần thực hiện cách tải Cisco Packet Tracer mới nhất về máy và cài đặt, tại link: https://www.netacad.com/courses/packet-tracer 

Tải Cisco Packet Tracer
Tải Cisco Packet Tracer

Bước 2: Đăng ký tài khoản  

Khi hoàn tất quá trình cài đặt, bạn mở ứng dụng và đăng nhập, chọn tùy chọn Skill For All. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tài khoản Google của mình để đăng nhập và chọn Keep me logged in (for 3 months) để không phải đăng nhập lại trong 3 tháng tới.  

Bước 3: Tạo mạng mới

Bạn nhấn vào biểu tượng New hoặc chọn Create a New Blank Workspace tạo một mô hình mạng mới và bắt đầu thiết kế mạng của bạn.

Bước 4: Thêm thiết bị mạng

Bạn có thể nhấn vào biểu tượng End Devices hoặc Routers trên thanh công cụ để thêm các thiết bị mạng như máy tính, Router, Switch, Firewall,… và kéo thiết bị vào không gian làm việc của bạn.

Bước 5: Kết nối thiết bị

Ở thanh công cụ, bạn chọn Copper Straight-Through Cable hoặc Fiber Straight-Through Cable để kết nối các thiết bị, sau đó kéo cáp từ một cổng trên thiết bị này đến cổng trên thiết bị khác để thiết lập kết nối mạng.

Bước 6: Cấu hình thiết bị mạng

Cấu hình các thiết bị bằng cách nhấp chuột 2 lần vào thiết bị và chỉnh sửa các thông số cần thiết như địa chỉ IP, subnet mask hoặc các cài đặt khác.

Bước 7: Thực hiện kịch bản mạng

Người dùng có thể tạo và thử nghiệm các kịch bản khác nhau, điển hình như gửi dữ liệu giữa các máy tính hoặc cấu hình routing trên router.

Bước 8: Kiểm tra mô hình mạng và sửa lỗi (nếu có)

Bạn có thể sử dụng chế độ Simulation để kiểm tra hoạt động của mạng và phát hiện lỗi. Bạn đừng quên quan sát cách các gói dữ liệu di chuyển và xử lý các tình huống lỗi.

Bước 9: Lưu và chia sẻ các mô hình mạng

Sau khi thiết lập, bạn lưu mô hình mạng của bạn để có thể truy cập lại sau này hoặc chia sẻ với người khác.

Sử dụng Cisco Packet Tracer
Sử dụng Cisco Packet Tracer

Ứng dụng thực tế của Cisco Packet Tracer

Cisco Packet Tracer có nhiều ứng dụng thực tế trong các lĩnh vực sau đây:

  • Mô hình hóa mạng: Đây là công cụ hoàn hảo để thiết kế mạng và mô hình hóa chúng trước khi triển khai thực tế, giúp đảm bảo hiệu suất hoạt động đúng như mong muốn.
  • Tìm hiểu và thử nghiệm các giao thức: Phần mềm hỗ trợ nhiều giao thức mạng khác nhau, cho phép bạn thử nghiệm và hiểu rõ cách thức hoạt động của giao thức mạng cụ thể.
  • Nghiên cứu và phát triển dự án: Packet Tracer là lựa chọn hàng đầu cho việc nghiên cứu và phát triển các dự án mạng, cho phép phát triển các ý tưởng và thử nghiệm giải pháp mạng phức tạp.
  • Hỗ trợ giảng dạy từ xa: Đây là công cụ thiết yếu giúp xây dựng bài giảng và tổ chức các hoạt động học tập mạng trực tuyến.
  • Tạo môi trường thử nghiệm IoT: Nhờ khả năng tích hợp các thiết bị IoT, Packet Tracer cho phép bạn dễ dàng tạo và thử nghiệm các ứng dụng và kịch bản IoT.
  • Tích hợp phát triển ứng dụng: Packet Tracer hỗ trợ tích hợp mã Python và tự động hóa mạng, giúp phát triển các ứng dụng và kịch bản thử nghiệm một cách hiệu quả.
Cisco Packet Tracer tạo môi trường thử nghiệm IoT
Cisco Packet Tracer tạo môi trường thử nghiệm IoT

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng nào sử dụng Cisco Packet Tracer?

Những nhóm người nên sử dụng công cụ mô phỏng mạng ảo này gồm người muốn tìm hiểu về lĩnh vực công nghệ mạng, người dạy học từ xa, sinh viên theo học các chuyên ngành liên quan đến mạng, Internet of Things (IoT) và an ninh mạng. Ngoài ra, những chuyên gia, kỹ sư, giáo viên hay huấn luyện viên mạng cũng có thể sử dụng.

Packet Tracer có hỗ trợ toàn bộ các tính năng có trong thiết bị Cisco không?

Câu trả lời là không. Phần mềm mạng này chỉ hỗ trợ một số tính năng cơ bản từ các thiết bị của Cisco, như sử dụng các mô hình giao thức mạng và Cisco IOS đơn giản hóa. Sau khi thực hành, bạn cần so sánh kết quả của bạn với kết quả từ thiết bị thật để đảm bảo tính chính xác.

Cisco Packet Tracer có thể giúp chuẩn bị cho các chứng chỉ mạng nào? 

Packet Tracer là thiết bị hỗ trợ đắc lực cho các chứng chỉ mạng như CCNA, CCNP và chứng chỉ chuyên sâu hơn về routing, switching. Phần mềm mạng này giúp bạn:
– Xây dựng và cấu hình mạng LAN, WAN, thiết lập giao thức định tuyến, chuyển mạch.
– Mô phỏng các tình huống lỗi mạng và tìm cách khắc phục sự cố.
– Làm quen với giao diện thiết bị, lệnh cấu hình trước tham gia kỳ thi chứng chỉ.

Cisco Packet Tracer có giới hạn nào về số lượng thiết bị mô phỏng không?

Câu trả lời là không giới hạn. Trong một dự án, bạn có thể thoải mái xây dựng cấu hình mạng ảo phức tạp với hàng trăm, thậm chí hàng ngàn thiết bị khác nhau. Điều này giúp ích rất lớn trong quá trình mô phỏng mạng doanh nghiệp lớn, mạng WAN phức tạp. Bạn có thể tạo ra các kịch bản mô phỏng khác nhau (thay đổi cấu hình, thêm thiết bị) để kiểm tra hiệu suất của mạng.

Lời kết

Cisco Packet Tracer không chỉ là một thiết bị mạng mà còn là môi trường học tập giúp người dùng xây dựng và quản lý mạng máy tính. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ Cisco Packet Tracer là gì cùng các tính năng nổi bật. Đừng quên truy cập blog Vietnix mỗi ngày để hiểu biết sâu hơn các kiến thức về lĩnh vực Network!

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

7 NGÀY MIỄN PHÍ

XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG