Sự xuất hiện của các KOL như một làn gió mới đã làm cho lĩnh vực quảng cáo có những thay đổi tích cực và mới mẻ hơn. Hiện nay, KOL ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong các hoạt động marketing. Vậy nghề KOLs là gì? Cùng Vietnix tìm hiểu sự thú vị về KOL trong bài viết dưới đây.
KOL là gì?
KOLs (Key Opinion Leader) là những người sở hữu sức ảnh hưởng lớn trong một cộng đồng nhất định, được xem như “chuyên gia” trong lĩnh vực họ hoạt động. Với kiến thức chuyên môn sâu rộng, những nội dung và KOLs truyền tải thu hút sự quan tâm và tin tưởng của đông đảo người theo dõi. Ngày nay, KOL xuất hiện ở đa dạng các lĩnh vực, từ giải trí (ca sĩ, MC) đến chuyên môn (bác sĩ, giáo viên, đầu bếp) và cả những người nội trợ, học sinh, sinh viên,..
KOL đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Marketing của các doanh nghiệp nhờ vào lợi thế kết nối sản phẩm với người tiêu dùng một cách tự nhiên và hiệu quả. Nhờ sự uy tín và sức ảnh hưởng của KOL, sản phẩm được giới thiệu đến khách hàng một cách chân thực, thu hút sự quan tâm và thúc đẩy nhu cầu mua sắm. Doanh nghiệp sẽ cân nhắc các yếu tố như số lượng người theo dõi, tỷ lệ tương tác, mức độ liên quan đến sản phẩm và uy tín của KOL để đưa ra mức thù lao phù hợp cho từng chiến dịch.
Tìm hiểu các nhóm KOL hiện nay
KOLs hiện nay được phân ra làm 3 nhóm chính khác nhau. Bao gồm Celebrity, Influencer và Mass Seeder. Ở từng nhóm sẽ có sự khác nhau và được chia sẻ cụ thể trong phần dưới đây của bài viết.
Celebrity (Celeb)
Celebrity hay thường được gọi tắt là Celeb, đây là nhóm những người nổi tiếng thuộc một lĩnh vực nào đó. Họ được yêu mến, ủng hộ bởi một cộng đồng nhất định. Bằng sức ảnh hưởng của mình thì Celebrities có thể là gương mặt đại diện của các thương hiệu, công ty hoặc nhãn hàng lớn. Chẳng hạn như BlackPink và BTS là gương mặt đại diện thương hiệu của SAMSUNG.
Influencer
Sự bùng nổ và biến đổi trong hành vi người dùng mạng xã hội đã tạo nên sân chơi mới cho nhóm Influencer. Không cần là ngôi sao nổi tiếng, họ vẫn sở hữu sức ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng mạng, từ đó đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược Influencer Marketing. Influencers có thể là bất kỳ ai trong xã hội, đến từ nhiều ngành nghề như giáo viên, streamer, vlogger, đầu bếp,… Chỉ cần có khả năng truyền tải thông điệp liên quan đến một lĩnh vực nào đó đủ hay, họ sẽ có một nhóm audience của riêng mình.
Không chỉ là gương mặt đại diện cho thương hiệu, Influencer còn có thể chia sẻ trải nghiệm cá nhân về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu mà họ sử dụng. Nhờ sức ảnh hưởng của mình, Influencer có thể tác động đến quyết định mua hàng của người theo dõi, góp phần thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp. Một số nhân vật nổi bật trong nhóm này là: Dino Vũ, Phan Anh, Giang Ơi,…
Mass seeder
Không giống với Celebs hay Influencers, Mass seeder là nhóm chỉ có sức ảnh hưởng chỉ tới một nhóm người nhỏ. Họ sẽ có cách tiếp cận tới nhóm này một cách gần gũi và thân thiện hơn. Dù ở trong cùng một chiến dịch truyền thông nào đó có sử dụng cùng hình ảnh dịch vụ, sản phẩm, thông điệp hay nội dung. Thì Mass seeder sẽ chiếm được sự tin tưởng hơn khi so với Celebs hay Influencers.
Nano Influencer
Nhóm Nano Influencer là những người có lượng người theo dõi tương đối nhỏ (khoảng 3000 – 10000 người) chủ yếu là người thân và bạn bè của họ. Họ thường xuyên chia sẻ các hoạt động, trải nghiệm trong cuộc sống lên mạng xã hội để tạo ra sự tương tác cao với người theo dõi.
Micro Influencer
Nhóm này sở hữu lượng người theo dõi cao hơn, dao động từ 10.000 đến 50.000 người. Khác biệt của nhóm này với Nano Influencer là họ không đăng tải nội dung một cách ngẫu nhiên, mà chú trọng đầu tư kỹ lưỡng vào từng bài viết để đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó.
Power Middle Influencer
Nhóm này sở hữu lượng người theo dõi từ 50.000 đến 100.000, được đánh giá là nhóm Influencer chuyên nghiệp nhất. Họ tập trung khai thác và phát triển chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể, tạo dựng uy tín và sự tin tưởng trong cộng đồng. toanh nghiệp thường cộng tác với nhóm Power Middle Influencer vì nội dung quảng bá của họ thường tiếp cận trực tiếp đến khách hàng tiềm năng của nhãn hàng hơn. Điều này cũng mang lại hiệu quả cao hơn so với việc hợp tác với những Influencer nổi tiếng có lượng fan đa dạng nhưng không tập trung.
Macro Influencer
Nhóm Macro Influencer sở hữu lượng người theo dõi từ 100.000 đến 500.000. Nhờ am hiểu và có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động, Macro Influencer có sức ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng fan. Họ thậm chí có thể tác động đến suy nghĩ của fan và là thường người tạo ra xu hướng mới.
Mega Influencer
Nhóm này gồm những cá nhân có tầm ảnh hưởng lớn, thường là nghệ sĩ nổi tiếng, CEO, nhà hoạt động xã hội,… sở hữu lượng người theo dõi trên 500.000. Nhờ sức hút và lượng fan đông đảo, Mega Influencer giúp thương hiệu tiếp cận rộng rãi đến công chúng, thu hút sự chú ý và nhận diện thương hiệu.Với sức ảnh hưởng mạnh mẽ, Mega Influencer còn có khả năng tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Vai trò của KOL trong doanh nghiệp
Độ nhận diện thương hiệu cao
KOL sẽ giúp thương hiệu bạn được lan tỏa, khuếch đại đến nhiều người trong cùng lĩnh vực, từ đó gia tăng nhận diện thương hiệu. Không chỉ dừng lại ở việc đánh giá, nhận định về sản phẩm của doanh nghiệp, KOLs còn hỗ trợ nâng cao uy tín trong lòng khách hàng.
Giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng với nhóm khách hàng mục tiêu
KOL là đòn bẩy giúp cho doanh nghiệp của bạn tiếp cận chính xác và đến gần hơn với khách hàng mục tiêu. Thông thường, đa số người theo dõi đều nằm trong một nhóm đối tượng khách hàng được xác định ở một lĩnh vực cụ thể. Chính vì vậy, hiện nay đa số doanh nghiệp chọn cách mời KOL để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đúng với tập khách hàng tiềm năng thay vì lựa chọn chạy quảng cáo trên Facebook hay Google Ads như trước đây.
Tăng độ uy tín
Để trở thành một KOL (Key Opinion Leader) uy tín, trước tiên họ cần khẳng định bản thân là chuyên gia với kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực cụ thể. Nhờ vậy, khi KOL giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hay xuất hiện trong các đoạn quảng cáo ngắn, lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm sẽ được củng cố đáng kể.
Lý do cho điều này xuất phát từ tâm lý tin tưởng của khách hàng đối với những người có chuyên môn. Họ tin rằng KOL đã trải nghiệm và hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ, do đó những đánh giá và nhận định của KOL sẽ khách quan, chính xác và có giá trị hơn. Hơn nữa, khách hàng thường cảm thấy an tâm khi tiếp nhận thông tin từ KOL. Họ cho rằng KOL là những người “thật”, không mang mục đích lợi nhuận như các nhân viên bán hàng, do đó những lời giới thiệu của KOL sẽ chân thực và đáng tin cậy hơn.
Thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm, quan tâm dịch vụ hơn
Một khi đã xây dựng được lòng tin từ khách hàng và gia tăng độ nhận diện thương hiệu thì hành vi và quyết định mua hàng sẽ diễn ra vô cùng nhanh chóng. Thông thường khi phân vân hay gặp trở ngại vấn đề nào đó thì khách hàng thường sẽ tìm đến người có chuyên môn, am hiểu hoặc ít nhất là ai đã từng trải qua những rắc rối giống họ để nhận được những lời khuyên cho bản thân.
Điều này tương tự như việc khi máy tính của bạn bị hỏng thì việc nghe lời khuyên từ một người kỹ thuật viên có tay nghề sẽ được ưu tiên hơn lắng nghe một người nội trợ. Ở đây có một phép so sánh nhỏ, với hai sản phẩm đến từ hai thương hiệu khác nhau thì khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn sản phẩm có sự xuất hiện của KOLs. Chỉ vì họ suy nghĩ rằng những điều KOLs đang giới thiệu là hoàn toàn hợp lý và họ có thể tin tưởng.
Cải thiện thứ hạng từ khóa SEO
Nghề KOL được đánh giá là có ảnh hưởng khá lớn tới khách hàng trên các blog hay các nền tảng mạng xã hội. Tiêu biểu là những trang chuyên nói về thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ được đính kèm với một liên kết dẫn về trang web. Hành động này được Google đánh giá vô cùng tích cực vì giúp tăng lượng click vào website của doanh nghiệp mà bạn đang sở hữu.
Lựa chọn KOL hiệu quả cần nắm rõ những nguyên tắc nào?
Sau khi đã hiểu được khái niệm KOL là gì cũng như nắm rõ hơn về vai trò của KOL. Vậy lựa chọn KOL phù hợp với doanh nghiệp thì cần dựa theo những nguyên tắc nào?
KOL phù hợp với sản phẩm, dịch vụ cần quảng bá
Đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng mà bạn cần phải lưu ý hàng đầu khi lựa chọn KOL. Thử nghĩ xem sẽ thế nào nếu bạn lựa chọn một KOL lĩnh vực thời trang để quảng bá cho sản phẩm về sức khỏe? Một KOL thời trang sẽ không có bất kỳ một kiến thức chuyên môn nào liên quan đến sức khỏe, nên họ không thể giúp khách hàng tin tưởng sản phẩm.
Do đó, tiêu chí đầu tiên được đặt ra để lựa chọn KOL chính là sự phù hợp. Việc này nhằm đảm bảo những thông điệp mà KOL truyền tải sẽ có độ tin cậy cao đối với khách hàng và gia tăng khả năng thuyết phục mua sản phẩm cao hơn so với những KOL khác.
Nhóm người hâm mộ KOL phải phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu
Thành công trong chiến dịch marketing với KOL phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn KOL phù hợp với đối tượng mục tiêu (target audience). Doanh nghiệp cần xác định rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai và tìm kiếm KOL có đặc điểm người hâm mộ trùng khớp với nhóm khách hàng này. Những người yêu thích KOL trong chiến dịch thường dành sự tin tưởng và yêu mến cho KOL mà họ theo dõi.
Khi KOL truyền tải thông điệp của doanh nghiệp, khả năng khách hàng tiếp nhận và tin tưởng thông điệp đó sẽ cao hơn. Ngược lại, những khách hàng không quen thuộc với KOL có thể không tin tưởng hoặc không quan tâm đến nội dung sáng tạo KOL đó.
Lựa chọn những KOL nhận được sự yêu thích
Khi hợp tác với KOLs sở hữu lượng người hâm mộ lớn, thương hiệu của bạn sẽ được tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn. Điều này góp phần gia tăng mức độ nhận diện và tạo dựng hình ảnh thương hiệu tích cực trong tâm trí khách hàng. Bên cạnh đó, KOL được yêu mến thường có khả năng truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.. Nhờ vậy, chiến dịch marketing hợp tác với KOLs có thể tạo được hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ hơn.
Vì vậy, cần cân nhắc và nghiên cứu kỹ lưỡng bạn KOL mà thương hiệu dự định hợp tác. KOL có chuyên môn tốt nhưng lối sống hoặc đời tư không sạch sẽ cũng có thể gây ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp khi lựa chọn họ làm gương mặt đại diện, thậm chí khách hàng sẽ tẩy chay toàn bộ những sản phẩm mà KOL này quảng bá.
Thông điệp KOL mang lại
Việc sử dụng thông điệp tích cực và chân thực trong chiến lược truyền thông của KOL giúp nâng cao hiệu quả quảng bá sản phẩm/dịch vụ. Nhờ vậy, thương hiệu sẽ tiếp cận được thị trường mục tiêu một cách hiệu quả và tăng khả năng chuyển đổi thành đơn hàng thành công.
Làm sao để trở thành KOL chuyên nghiệp?
Để trở thành một KOL chuyên nghiệp thì bạn cần cả một quá trình. Vậy cần những yếu tố và điều kiện nào để làm KOL là gì?
- Hiểu được thế mạnh của bản thân: Tận dụng tối đa và phát triển những điểm mạnh của bản thân chính là yếu tố giúp KOLs tạo nên sự khác biệt, để lại dấu ấn trong lòng khách hàng và doanh nghiệp. Hiểu rõ điểm mạnh của bản thân giúp KOLs xác định được những giá trị độc đáo mà họ có thể mang đến cho người theo dõi. Từ đó, họ sẽ tạo ra nội dung có tính chuyên môn cao, hấp dẫn và độc đáo, thu hút sự chú ý và tạo dựng lòng tin với người xem.
- Xác định nhóm đối tượng khán giả, khách hàng tương thích: Xác định chính xác đối tượng khán giả hay tệp khách hàng mục tiêu là bước đi đầu tiên và vô cùng quan trọng cho bất kỳ KOL nào. Bước này giúp KOLs xây dựng chiến lược nội dung và thông điệp phù hợp, thu hút và tạo tương tác hiệu quả với những người thực sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ mà họ giới thiệu. Ví dụ, nếu bạn làm review cho giới trẻ ở độ tuổi 18 – 25 thì nên lựa chọn những sản phẩm không quá đắt tiền. KOLs có thể sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu trên nền tảng mạng xã hội hoặc website để thu thập thông tin về độ tuổi, giới tính, vị trí, sở thích,… của người theo dõi để xác định đối tượng khán giả chính xác hơn.
- Đầu tư xây dựng content hiệu quả: Sau khi đã có được tệp khách hàng mục tiêu, bạn cần hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và đặc điểm của từng mạng xã hội để tạo ra thông điệp phù hợp, thu hút sự chú ý và yêu thích của người dùng. Content sản xuất dù ở dạng bài viết hay video cũng cần đảm bảo tính chính xác, súc tích và đầy đủ thông tin, đáp ứng nhu cầu và mang lại lợi ích thiết thực cho người xem.
- Không ngừng sáng tạo: Sáng tạo là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của KOLs. Khán giả luôn ưa thích những điều mới mẻ, do đó, dù KOLs hoạt động trong một lĩnh vực nhất định, việc đa dạng hóa nội dung là vô cùng cần thiết. Nhờ liên tục đổi mới, họ tạo dựng được thương hiệu cá nhân mạnh mẽ, thu hút lượng lớn người theo dõi trung thành, từ đó gia tăng tầm ảnh hưởng và tạo dựng vị thế vững chắc trong ngành. Bên cạnh đó, việc thử nghiệm với các định dạng như video, hình ảnh, văn bản, âm thanh, podcast,…sẽ giúp KOLs tiếp cận nhiều đối tượng khán giả khác nhau để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.
- Tiếp thu các ý kiến đóng góp tích cực: Nên chủ động đón nhận những góp ý tích cực để có những thay đổi tốt hơn, phù hợp mong muốn của khán giả. Điều này sẽ giúp lượng khán giả của bạn sẽ được gia tăng nhiều hơn.
- Chấp nhận những ý kiến trái chiều: Việc có những ý kiến trái chiều là đương nhiên, chính vì thế bạn phải đón nhận những ý kiến tiêu cực này theo hướng tích cực. Hãy xem những ý kiến trái chiều là động lực để nỗ lực và cố gắng mỗi ngày.
- Đầu tư chi phí, thời gian: Để trở thành một KOLs (Key Opinion Leader) có sức ảnh hưởng không phải là một hành trình dễ dàng, đòi hỏi sự cam kết, nỗ lực và cống hiến không ngừng nghỉ. Bạn cần đầu tư thời gian và công sức vào việc nghiên cứu, học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn; tìm hiểu thị trường mục tiêu và đối tượng khán giả của mình để đưa ra nội dung phù hợp, đáp ứng đúng tâm lý và thu hút sự quan tâm của họ. Bên cạnh đó, bạn còn phải có tài chính ổn định để mua thêm các thiết bị hỗ trợ quay chụp, chạy quảng cáo, item trang trí background… để video sản xuất ra có chất lượng rõ nét, thu hút hơn.
- Có trách nhiệm với công việc: Để duy trì sự thành công và uy tín lâu dài, KOLs cần ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình bằng việc luôn nỗ lực cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy dựa trên nền tảng khoa học và thực tiễn cho cộng đồng. Bên cạnh đó, KOLs cần tuân thủ luật pháp và đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo tác động tích cực đến cộng đồng. Việc sử dụng chiêu trò bẩn hay lừa dối khán giả là hành vi thiếu đạo đức và có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín và sự nghiệp của KOL.
- Không ngừng học hỏi, nâng cao chuyên môn: Để làm KOL, bạn cần trang bị kiến thức cho bản thân ở một lĩnh vực cụ thể. Luôn luôn học hỏi, liên tục làm mới bản thân để mang đến khán giả những thông tin và lời khuyên bổ ích và chất lượng, người theo dõi và ủng hộ bạn cũng từ đó mà tăng lên.
- Tăng cường mở rộng các mối quan hệ: Khả năng giao tiếp tốt là điều vô cùng cần thiết của nghề KOL. Nhờ đó mà bạn có thể mở rộng mối quan hệ với đồng nghiệp, nhãn hàng, agency và tăng lượng followers.
Tiêu chí lựa chọn KOL phù hợp cho doanh nghiệp
Nguyên tắc 1: Reach – lượng tiếp cận
Đây là yếu tố đầu tiên cần cân nhắc khi lựa chọn KOL. Mức độ tiếp cận được đo bằng số lượng người theo dõi (follower) và thường được chia thành 4 cấp độ: Nano, Micro, Macro và Mega. Doanh nghiệp cần cân nhắc ngân sách và đặc điểm sản phẩm/dịch vụ để lựa chọn KOL phù hợp. Tuy nhiên, “to” không đồng nghĩa với “hiệu quả”. Lựa chọn KOL không phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu sẽ dẫn đến lãng phí ngân sách và không đạt được mục tiêu chiến dịch.
Vì vậy, hãy cân nhắc thêm về mục tiêu của chiến dịch Marketing để chọn đúng KOL:
- Nếu muốn tăng độ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp có thể hợp tác với KOL nổi tiếng có lượng follower lớn.
- Nếu muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi, doanh nghiệp nên chọn KOL có chuyên môn cao trong lĩnh vực liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.
Nguyên tắc 2: Relevant – Mức độ liên quan giữa KOL và chiến dịch
Để đánh giá mức độ phù hợp của KOL với chiến dịch, ta cần xem xét 4 tiêu chí chính sau:
- Hình ảnh cá nhân:
- Phong cách xây dựng thương hiệu của KOL là gì? Cá tính hay nhẹ nhàng? Sang trọng hay gần gũi?
- Hình ảnh cá nhân của KOL có tương đồng với giá trị cốt lõi và thông điệp mà chiến dịch muốn truyền tải hay không?
- Nhân khẩu học: Độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, tình trạng hôn nhân,… của KOL có phù hợp với đối tượng mục tiêu của chiến dịch hay không?
- Nền tảng mạng xã hội:
- KOL hoạt động trên nền tảng mạng xã hội nào? Youtube, Facebook, Instagram, Tiktok,…?
- Nền tảng hoạt động của KOL có trùng khớp với nơi tập trung khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp hay không?
- Đặc điểm Fan/Followers:
- Số lượng người theo dõi KOL là bao nhiêu?
- Mức độ tương tác (like, share, comment) của người theo dõi như thế nào?
- Đặc điểm nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính,…) của người theo dõi có tương thích với tệp khách hàng tiềm năng của công ty hay không?
- Hình thức truyền tải nội dung:
- KOL thường xuyên sử dụng hình thức nào để truyền tải nội dung? Quay video, podcast hay viết blog,…?
- Hình thức truyền tải nội dung của KOL có phù hợp với mục tiêu và thông điệp của chiến dịch hay không?
Nguyên tắc 3: Resonance – Khả năng tạo ra chuyển đổi:
Chỉ số này đánh giá mức độ ảnh hưởng của KOL thông qua mức độ tương tác của khán giả với nội dung KOL chia sẻ và sự thay đổi về doanh thu khi có sự tham gia của KOL đó. Chỉ số này còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như chi phí, nguồn lực Marketing, uy tín và nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu, chất lượng và mức độ phù hợp của nội dung KOL chia sẻ với đối tượng mục tiêu và chất lượng sản phẩm.
Sự khác biệt giữa KOL và Influencer
Đặc điểm | KOL | Influencer |
Khu vực hoạt động | Không nhất thiết phải sử dụng các mạng xã hội. | Vì là người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội nên họ nhất định phải dùng mạng xã hội. |
Mức độ chuyên gia | KOL là một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể, có thế mạnh riêng để sáng tạo ra content có tính chuyên môn cao. | Influencer không nhất thiết là một chuyên gia. |
Danh tiếng | Danh tiến thường bị giới hạn ở lĩnh vực mà họ hoạt động. | Danh tiếng lan rộng, không giới hạn. |
Công việc chính | KOL dành phần lớn thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên môn. Khi quỹ thời gian cho phép, họ mới cập nhật thông tin trên mạng xã hội. | Chụp ảnh, viết blog, quay dựng video về cuộc sống của họ và đăng tải trên các trang mạng xã hội. Đây cũng là công việc chính của Influencers. |
Kỹ năng giao tiếp | KOL chú trọng phát triển kỹ năng chuyên môn hơn. | Bắt buộc phải có kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp. |
Hợp tác với các chiến dịch Marketing | KOL chỉ hợp tác với thương hiệu phù hợp với lĩnh vực mà họ đang hoạt động. | Hợp tác đa dạng thương hiệu vì đây là nguồn thu nhập chính của họ. |
Câu hỏi thường gặp
Kol TikTok là gì? Kol Shopee là gì?
Shopee KOL là chương trình do Shopee tổ chức dành riêng cho các nhà sáng tạo nội dung (KOL) đang hoạt động trên các nền tảng như Tiktok, Facebook, Instagram,… thuộc các lĩnh vực như Làm đẹp, Phong cách sống, Đánh giá ẩm thực,…Thông qua chương trình này, các KOL sẽ chia sẻ liên kết sản phẩm của Shopee lên các kênh sở hữu của họ. Khi người dùng truy cập và mua hàng thành công thông qua liên kết chia sẻ, KOL sẽ nhận được hoa hồng tương ứng.
KOL TikTok là những người dùng sở hữu lượng người theo dõi lớn và có sức ảnh hưởng nhất định trong một lĩnh vực cụ thể trên mạng xã hội TikTok. Họ có thể là những chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó như ẩm thực, du lịch, giáo dục,…Với khả năng truyền tải thông điệp một cách tự nhiên, gần gũi và thu hút, KOL TikTok sẽ khơi gợi cảm xúc, kích thích nhu cầu và dẫn dắt hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Sự khác biệt giữa KOL và KOC là gì?
KOL thường được các nhãn hàng chủ động mời hợp tác để quảng bá sản phẩm. Trong khi đó, KOC sẽ là người chủ động tìm kiếm sản phẩm, mua hàng và trực tiếp sử dụng. Sau đó, họ sẽ chia sẻ trải nghiệm và đánh giá của mình về sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội. KOC nhận hoa hồng trên số đơn hàng được bán thông qua hoạt động tiếp thị liên kết.
KOL Marketing là gì?
KOLs Marketing là chiến lược sử dụng những người có sức ảnh hưởng (KOLs) để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến công chúng. Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ tận dụng sự tin tưởng và yêu mến mà người theo dõi dành cho KOLs để thực hiện mục tiêu Marketing của mình.
Lời kết
Nắm rõ khái niệm về KOL là gì sẽ giúp việc lựa chọn KOLs phù hợp dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lường trước được hết những vấn đề có thể phát sinh xảy ra với KOL trong tương lai. Hy vọng với những chia sẻ của Vietnix sẽ giúp bạn có những kiến thức về nghề KOL. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.