NỘI DUNG

Hosting tốc độ cao Vietnix - tốc độ tải trang trung bình dưới 1 giây
VPS siêu tốc Vietnix - trải nghiệm mượt mà, ổn định
16/03/2024
Lượt xem

CEO là gì? Mức lương của CEO bao nhiêu?

16/03/2024
42 phút đọc
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (62 bình chọn)

Bạn đang quan tâm đến vị trí CEO hoặc mong muốn tìm được nhân tài hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp của mình? Vậy CEO là gì và nắm giữ vai trò thế nào trong sự thành bại của doanh nghiệp. Hãy cùng Vietnix tìm hiểu qua bài viết sau.

CEO là gì?

CEO là viết tắt của cụm từ “Chief Executive Officer”, còn được gọi là Giám đốc Điều hành, là người thực hiện trách nhiệm quản lý, điều hành, định hướng chiến lược, đưa ra quyết định quan trọng cho mọi hoạt động của công ty, nhằm đạt mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận đã đề ra ban đầu. 

Trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh, CEO sẽ làm việc trực tiếp với các giám đốc chức năng thuộc ban giám đốc của công ty, bao gồm:

  • Giám đốc Tài chính (CFO)
  • Giám đốc Nhân sự (CHRO)
  • Giám đốc Kinh doanh (CCO)
  • Giám đốc sản xuất (CPO)
  • Giám đốc Marketing (CMO) 

Sự hợp tác, thống nhất chặt chẽ giữa CEO và ban giám đốc là yếu tố quan trọng giúp công ty phát triển bền vững. Ở nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, CEO là tên gọi cho các vị trí Tổng giám đốc, Giám đốc,… 

CEO là gì?
CEO là gì?

Hiểu đơn giản, Chief Executive Officer là người có quyền điều hành và chỉ đạo hệ thống của doanh nghiệp hướng đến mục tiêu đã được đề ra dựa trên tầm nhìn của họ. Tuy nhiên, mọi kế hoạch trên sẽ được thông qua bởi hội đồng quản trị trước khi bắt đầu tiến hành.

Hầu hết các doanh nghiệp lớn và vững mạnh sẽ hội tụ hoặc chiêu mộ rất nhiều nhân tài trên toàn thế giới. Khi đó, vị trí Chief Executive Officer được đề cử thông qua cấp độ thăng tiến và cống hiến của thành viên trong ban giám đốc sau kỳ đánh giá năng lực.

CEO được xem là kim chỉ nam và là người quyết định sự thành bại trong mỗi tổ chức doanh nghiệp dựa trên đường lối họ đề ra. Bên cạnh vị thế to lớn, đây cũng là người chịu áp lực và trách nhiệm cho mọi quyết định sai lầm.

CEO chịu trách nhiệm với quyết định thành bại trong doanh nghiệp
CEO chịu trách nhiệm với quyết định thành bại trong doanh nghiệp

Vice CEO là gì? Deputy CEO là gì?

Từ “vice” có nghĩa là phó, và vị trí “Vice CEO” hoặc “Deputy CEO” đề cập đến một người đảm nhiệm vai trò phó của CEO, tức là họ có thể thay thế CEO trong trường hợp CEO vắng mặt hoặc không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, “Deputy CEO” thường hạn chế quyền hạn hơn so với CEO và họ thường cần được ủy quyền từ CEO hoặc Hội đồng quản trị trước khi đưa ra các quyết định lớn hoặc ký kết các giao dịch quan trọng. Trong một số trường hợp, người ta có thể sử dụng các thuật ngữ khác như “Vice Managing Director” hoặc “Deputy Managing Director” để chỉ người đảm nhiệm vai trò tương tự trong tổ chức.

Tầm quan trọng của CEO trong công ty?

CEO được coi như người đứng đầu chỉ huy, điều hướng toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp theo hướng đúng. Họ mang trên vai trọng trách đảm bảo thành công và sự phát triển bền vững của tổ chức. Nếu phải so sánh, công ty có thể được xem như một chiếc máy và CEO đảm nhận vai trò quan trọng trong việc vận hành, bảo dưỡng, nâng cấp và duy trì chiếc máy đó, để đảm bảo nó hoạt động một cách trôi chảy và đạt hiệu suất tối đa.

Tầm quan trọng của CEO trong công ty?
Tầm quan trọng của CEO trong công ty?

Để đảm nhận vị trí lãnh đạo trong tổ chức, CEO cần có một tâm thế vững vàng để đối mặt với và chịu trách nhiệm cho tất cả các tình huống phát sinh. Họ phải duy trì sự bình tĩnh trong tình huống khẩn cấp, và có khả năng tìm kiếm giải pháp cho những thách thức ngay lập tức. CEO chịu trách nhiệm quyết định hướng đi và sự phát triển trong tương lai của tổ chức, đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu và thành công của tổ chức, với sự lãnh đạo và khả năng đưa ra quyết định của họ có thể tạo ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất tổ chức.

Vai trò của CEO trong công ty

CEO là một vị trí cốt cán, chủ chốt, luôn đóng một vai trò quan trọng trong mọi doanh nghiệp. Họ là những người lãnh đạo chính, là người mở đường cho toàn bộ hoạt động của tổ chức hướng đến sự thành công. Có một số vai trò quan trọng mà CEO phải thực hiện, bao gồm:

Vai trò của CEO trong công ty
Vai trò của CEO trong công ty
  • Lãnh đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của tổ chức, đảm bảo sự suôn sẻ và đạt được mục tiêu tăng trưởng.
  • Hợp tác chặt chẽ với ban lãnh đạo để xây dựng và triển khai chiến lược và quản trị
  • Xây dựng nền tảng giá trị cốt lõi, thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp, tạo dựng hình ảnh tích cực và duy trì quan hệ mối quan tâm với khách hàng, đối tác, cộng đồng,…
  • Chấp nhận và phê duyệt, hoặc tự mình đưa ra các quyết định và chiến lược phù hợp với chính sách của tổ chức và tuân thủ quy định pháp luật.
  • Mặc dù không can thiệp trực tiếp vào việc tuyển dụng, nhưng CEO vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và phát triển tài năng cho tổ chức, nhận biết những cá nhân có tiềm năng để thăng tiến trong tương lai.
  • CEO sẽ hợp tác cùng với các Giám đốc chức năng khác như Giám đốc Nhân sự, Giám đốc Truyền thông, Giám đốc Tài chính, Giám đốc Sản phẩm, Giám đốc Marketing, và nhiều vị trí khác để xây dựng và triển khai các chiến lược ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn nhằm thúc đẩy một hệ sinh thái vững chắc cho tổ chức. Mục tiêu là tạo ra doanh thu, gia tăng giá trị thương hiệu, củng cố độ tin cậy và uy tín cho doanh nghiệp.

Công việc của CEO là làm gì?

CEO là gì đã được Vietnix giới thiệu tổng quan ở nội dung trên, vậy công việc cụ thể của họ là làm gì? Thông thường các Chief Executive Officer theo từng bộ phận sẽ có nội dung công việc riêng biệt, nhìn chung họ đều thực hiện 5 đầu việc dưới đây.

Lập mục tiêu theo giai đoạn

Việc tạo ra được kế hoạch hoạt động cụ thể theo từng giai đoạn phát triển đối với mỗi doanh nghiệp là điều quan trọng. Việc này phụ thuộc vào báo cáo thị trường, chiến lược, hành động của đối thủ,… Tầm nhìn của CEO là gì? Ở vị thế CEO, họ có được tầm nhìn tổng quan và nhận thấy được cơ hội cũng như xử lý những trở ngại trong tương lai. Bên cạnh đó, CEO sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm về tất cả các quyết định thành bại của doanh nghiệp.

Lập mục tiêu cho từng giai đoạn là công việc chính của CEO
Lập mục tiêu cho từng giai đoạn là công việc chính của CEO

Theo dõi báo cáo và chỉ đạo phòng ban

Để đề ra được chiến lược tuyệt vời cùng ý tưởng mạo hiểm với tỷ lệ an toàn cao thì CEO sẽ theo dõi các báo cáo và kết hợp với ban giám đốc. Từ đó tổng hợp chất xám cùng các chỉ số của doanh nghiệp để tạo nên dự án hoàn chỉnh.

Sau khi trao đổi và thông qua các ý tưởng dự án ngắn hạn hoặc dài hạn, Chief Executive Officer sẽ tập hợp và giao nhiệm vụ cho phòng ban. Ngoài ra, họ sẽ theo dõi đồng thời chỉ đạo nhân sự hoạt động bám theo lộ trình đã đề ra.

Thực hiện sứ mệnh và triển khai văn hóa công ty

Văn hoá doanh nghiệp có thể là tính cách, phong thái, cách ứng xử,… đối với những cá nhân và chức vụ trong công ty. Đây là nền tảng tạo nên tính hội nhập và phát triển đối với mỗi tổ chức. Sứ mệnh của CEO là gì? CEO sẽ có trách nhiệm nghiên cứu và tạo nên hồ sơ cũng như quy định, nguyên tắc cốt yếu về sứ mệnh cũng như văn hoá doanh nghiệp. Từ đó điều hành và hướng nhân sự theo một lối cư xử đúng đắn.

CEO đảm nhận quản lý và chỉ đạo hệ thống
CEO đảm nhận quản lý và chỉ đạo hệ thống

Xây dựng liên kết khách hàng và nhà đầu tư

Để con thuyền doanh nghiệp có thể đi xa hơn và tên tuổi của Chief Executive Officer được nhân rộng thì việc giữ mối quan hệ hòa nhã với khách hàng và nhà đầu tư là điều tất yếu. Các chiến dịch tri ân và các nguyên tắc kỷ cương sẽ được đề ra nhằm tạo niềm tin vững chắc.

Đối ứng với truyền thông

CEO sẽ là nhân vật tiếp xúc nhiều nhất đối với truyền thông đồng thời là người phát biểu, đối đáp, giải tỏa băn khoăn của khách hàng,… Có thể nói, đây là người đại diện cho toàn thể doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng thương hiệu cá nhân đối với CEO cũng góp phần tạo được sự tin cậy và phát triển doanh nghiệp ở nền tảng trực tuyến. Bằng những báo cáo, mục tiêu, thành tựu mà doanh nghiệp đã cống hiến cho xã hội để được công nhận.

Mức lương của CEO bao nhiêu?

Với khối lượng công việc có tính quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp thì mức lương mà họ xứng đáng được nhận cũng phải phù hợp.

Mức lương CEO tương ứng với khối lượng công việc
Mức lương CEO tương ứng với khối lượng công việc

Thông thường, một Chief Executive Officer chưa có nhiều năm kinh nghiệm nhưng đảm bảo được chất lượng và hiệu quả công việc thì mức lương tối thiểu là 25 triệu/tháng. Đối với tổng giám đốc điều hành – CEO cấp cao chuyên nghiệp thì mức lương có thể vượt mốc 100 triệu/tháng.

Điều này thực chính đáng vì họ gánh trọng trách và những áp lực gấp nhiều lần so với một nhân viên phòng ban thông thường. Đôi khi công việc mà họ thực hiện có thể lên đến 12 thậm chí là 16 tiếng mỗi ngày. Chính vì thế, so với nhân sự làm việc cơ bản 8 giờ mỗi ngày thì mức lương của CEO gấp 20 đến 30 lần là điều hoàn toàn có căn cứ. Đây là sự đền đáp thích đáng cho hiệu quả công việc mà họ tạo ra.

CEO có lương gấp 20 đến 30 lần so với nhân viên thông thường
CEO có lương gấp 20 đến 30 lần so với nhân viên thông thường

CEO cần những yếu tố nào?

Yếu tố tạo nên CEO là gì? Khác với những nhân viên thông thường làm việc dựa trên chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể. Chief Executive Officer cần thực hiện và tham gia vào nhiều hạng mục công việc như:

  • Lên kế hoạch.
  • Sắp xếp lộ trình.
  • Chỉ đạo phòng ban.
  • Quản lý phòng ban.
  • Điều hành hệ thống.
  • Quan hệ khách hàng, đối tác, nhà đầu tư.
  • Theo dõi báo cáo.
  • Ứng biến truyền thông,…
Các yếu tố tạo nên CEO tiềm năng
Các yếu tố tạo nên CEO tiềm năng

Như những gì Vietnix đã giới thiệu tại phần giải thích CEO là gì, bạn có thể thấy đây là vị trí đảm bảo cho sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Thế nên, một CEO toàn năng cần có một vài tố chất quan trọng.

Trí tuệ và cảm xúc

Giám đốc điều hành có vai trò tất yếu đối với một doanh nghiệp, họ cần rèn luyện cho mình một trí tuệ trên nhiều phương diện. Theo đó là khả năng quản lý được cảm xúc đúng lúc không ảnh hưởng đến quyết định.

Kinh nghiệm, kiến thức

Thành tựu của một CEO không phụ thuộc vào số năm làm việc, mà dựa vào số lượng vấn đề và khủng hoảng mà họ đã đối mặt và vượt qua. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, CEO cần phải có kinh nghiệm sống đa dạng, có khả năng giao tiếp với người khác, và tận dụng thách thức từ nhiều lĩnh vực và môi trường khác nhau.

CEO phải có kiến thức sâu rộng về mọi khía cạnh của lĩnh vực kinh doanh trong tổ chức, bao gồm sản phẩm/dịch vụ, tài chính, quản lý nhân sự, tiếp thị, và kinh doanh. Sự hiểu biết và kinh nghiệm này giúp họ định hướng và thực hiện chiến lược hiệu quả, thực hiện phân tích thị trường, quản lý tài chính, và đưa ra những quyết định quan trọng cho tổ chức.

Kinh nghiệm còn giúp CEO nhận ra cơ hội và thách thức trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó, họ có thể nhanh chóng đề xuất phương pháp để ứng phó với rủi ro hoặc tận dụng cơ hội trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh ngày nay.

Tầm nhìn 

Chief Executive Officer chuyên nghiệp và dồi dào kinh nghiệm sẽ thấu hiểu đúng thời điểm và nhận thấy được sự bất ổn cũng như tiềm năng thời cuộc. Đây chính là tầm nhìn của một lãnh đạo hệ thống trong chiến trường thương nghiệp.

Tư duy vượt trội

Tư duy của CEO là gì? Bên cạnh các yếu tố trên, người điều hành cả một hệ thống phải có đủ các loại tư duy như tư duy chiến lược, tư duy phản biện,… Từ đó đề ra được đường lối và thuyết phục ban quản trị ủng hộ đồng thời xây dựng lòng tin.

CEO cần có tư duy và kỷ luật thép
CEO cần có tư duy và kỷ luật thép

Khả năng lan toả cảm hứng

Cảm hứng trong công việc có vai trò khá quan trọng và làm tiền đề cho sự sáng tạo vượt bậc của mọi người. Chief Executive Officer cần tập hợp nhiều chất xám “điên rồ” từ những vị trí nhân sự khác nhau và đề ra chiến lược hiệu quả.

Kỹ năng đàm phán 

Để doanh nghiệp phát triển, các hợp đồng hỗ trợ kinh doanh với những đơn vị khác là điều không thể thiếu. Lúc này, Chief Executive Officer phải có kỹ năng đàm phán và đưa ra được điều kiện có lợi cho đôi bên để bắt đầu hợp tác.

Kỹ năng đàm phán 
Kỹ năng đàm phán 

Tư chất bẩm sinh

Không phải ai cũng có khả năng làm CEO một cách chuyên nghiệp nếu thiếu các phẩm chất bẩm sinh. Các đặc điểm thường thấy ở một CEO thành công bao gồm:

  • Chỉ số IQ cao.
  • Chỉ số EQ sâu sắc.
  • Khả năng tư duy tổng hợp, phân tích, hệ thống, và sáng tạo.
  • Tính cách nhanh nhạy, quyết đoán, và mạnh mẽ.

Những kỹ năng cần có của một CEO

Kỹ năng quản trị rủi ro

Trong quá trình lãnh đạo tổ chức, CEO phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro không mong muốn. Vì thế, kỹ năng quản trị rủi ro là khá quan trọng, giúp CEO nhanh chóng nhận ra các vấn đề tiềm ẩn, từ đó phát triển các chiến lược để giảm thiểu rủi ro. CEO cần cân nhắc kỹ lưỡng mức độ ưu tiên của các vấn đề và đưa ra các quyết định chính xác để đảm bảo sự phát triển bền vững của tổ chức trong một môi trường kinh doanh luôn biến động như hiện nay.

Kỹ năng lãnh đạo

Với vai trò dẫn đầu trong tổ chức, các CEO cần sở hữu kỹ năng lãnh đạo để chỉ đạo và dẫn dắt tổ chức của họ. Kỹ năng lãnh đạo giúp CEO xây dựng và duy trì một môi trường làm việc mà mọi thành viên tự nguyện muốn cống hiến cho sự phát triển chung của tổ chức, tạo động lực cho nhau để tạo ra những giải pháp sáng tạo và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, CEO cần phải có khả năng lãnh đạo để xây dựng và quản lý đội ngũ, thúc đẩy sự phát triển cá nhân của từng thành viên trong tổ chức. Kỹ năng lãnh đạo, kết hợp với tầm nhìn chiến lược và kiến thức sâu rộng, giúp CEO định hướng tổ chức đến thành công.

Kỹ năng lên kế hoạch

Xây dựng kế hoạch là một phần không thể thiếu trong việc quản lý tổ chức và thực hiện các mục tiêu. CEO cần có khả năng nhìn xa, xác định chiến lược dài hạn và xác định các bước cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Kỹ năng lập kế hoạch giúp CEO xác định những ưu tiên, phân chia tài nguyên một cách hợp lý và đưa ra quyết định thông minh để định hình tương lai của tổ chức.

Kỹ năng đưa ra quyết định

Với vai trò là lãnh đạo tổ chức, CEO thường phải đối mặt với những quyết định quan trọng và có tác động đáng kể đến doanh nghiệp. Kỹ năng đưa ra quyết định xuất sắc giúp CEO thu thập, phân tích và đánh giá các lựa chọn một cách khách quan, đúng đắn và có tính chiến lược. Ngoài ra, CEO cũng phải xác định rõ các vấn đề ưu tiên, đối mặt với rủi ro và không ngần ngại khi đưa ra quyết định trong khoảng thời gian hạn chế.

Kỹ năng xử lý vấn đề

CEO thường phải đối mặt với một loạt vấn đề phức tạp và thách thức đa dạng. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp CEO thực hiện phân tích chi tiết, đặt ra câu hỏi quan trọng, thu thập thông tin để xác định nguyên nhân, đồng thời đề xuất các phương án và quyết định có sự chính xác. CEO cũng cần có khả năng nhìn vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, nhanh chóng giải quyết tình huống, và tránh tình trạng làm gián đoạn hoạt động của công ty, để đảm bảo rằng doanh nghiệp tiến triển theo đúng kế ban đầu.

Kiểm soát cảm xúc

Khả năng tự quản trị cảm xúc giúp CEO đưa ra quyết định một cách chính xác, mà không bị chi phối bởi các cảm xúc tạm thời hoặc những tiêu cực xung quanh. Sự kiểm soát cảm xúc giúp CEO duy trì sự điềm tĩnh, tự tin và giữ vững hình ảnh một nhà lãnh đạo xuất sắc.

Thương lượng, đàm phán

CEO cần phải ứng dụng kỹ năng đàm phán và thương lượng để đạt các hiệp định và thỏa thuận quan trọng cho công ty. Kỹ năng đàm phán giúp CEO xử lý các tình huống phức tạp, đối mặt với nhiều bên liên quan và đạt được sự đồng thuận trong quá trình thương thảo.

Khả năng thương lượng giúp CEO tìm kiếm giải pháp có lợi cho cả hai bên, đảm bảo mọi người thu được lợi ích trong quá trình thương lượng. CEO cần đặt ra mục tiêu, đánh giá giá trị, và sử dụng kỹ năng đàm phán một cách linh hoạt và chiến lược. Với kỹ năng đàm phán và thương lượng xuất sắc, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và thành công của tổ chức thông qua việc đạt được các thỏa thuận có lợi cho công ty.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp xuất sắc là một phẩm chất không thể thiếu đối với bất kỳ CEO nào. CEO thường tham gia vào cuộc họp với cổ đông, khách hàng, và nhân viên, và nếu kỹ năng giao tiếp không tốt, thông điệp có thể trở nên mơ hồ và không thuyết phục.

Đặc biệt trong những thương vụ quyết định tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, kỹ năng giao tiếp và thương thảo là điều cực kỳ quan trọng. Trong các tình huống này, khả năng giao tiếp trở nên đặc biệt quan trọng hơn bao giờ hết.

Học ngành gì có thể trở thành CEO?

Về cơ bản, Chief Executive Officer được tuyển chọn dựa trên năng lực cũng như khả năng sáng tạo và tư duy trên nhiều phương diện khác nhau. Đa phần các ngành nghề đều có thể hướng đến vị trí giám đốc điều hành cho doanh nghiệp.

Thế nhưng, để dễ dàng hơn và thuận tiện cho mong muốn trở thành một CEO chuyên nghiệp. Bạn có thể lựa chọn theo học quản trị kinh doanh, đây cũng là khối ngành mà nhiều Chief Executive Officer tài ba hiện nay đã theo đuổi.

Đa phần CEO theo quản trị kinh doanh
Đa phần CEO theo quản trị kinh doanh

Tuy vậy, không phải ai học quản trị kinh doanh đều có thể trở thành CEO, bạn cần học hỏi thêm vô vàn các vấn đề khác như:

  • Quản trị nhân sự.
  • Thành lập hệ thống.
  • Quản lý quy trình.
  • Kỹ năng phân tích (kinh tế, văn hoá, xã hội,…).
  • Ngoài ra còn nhiều tố chất khác mà bạn phải đảm bảo để trở thành giám đốc điều hành ưu tú.

Nhìn chung, đối với ngành quản trị kinh doanh, bạn sẽ được đào tạo vô số các yếu tố trên. Tuy vậy, những kiến thức lại không quá chuyên sâu, thế nên bạn cần tự lực tìm hiểu thêm rất nhiều.

CEO khác gì với tổng giám đốc?

CEO là gì đã được Vietnix giới thiệu rõ ở các nội dung trên, vậy chức vụ này có gì khác so với tổng giám đốc? Để dễ hiểu hơn, chúng ta có thể phân ra thành hai hình thức doanh nghiệp, gồm:

  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Đối với loại hình này thường sẽ không phân định rõ mục tiêu cũng như vị thế của tổng giám đốc và Chief Executive Officer, đôi khi có thể cùng là một cá nhân đảm nhiệm.
  • Doanh nghiệp lớn: Trường hợp có các chi nhánh hoặc công ty con thì vị trí tổng giám đốc sẽ có quyền hành cao hơn CEO và các chiến lược hoặc dự án đều cần thông qua ban cấp cao.
Tùy mô hình doanh nghiệp, sẽ phân vị trí cao thấp khác nhau
Tùy mô hình doanh nghiệp, sẽ phân vị trí cao thấp khác nhau

Nhìn chung, cả Chief Executive Officer và tổng giám đốc đều là người quản lý và điều hành doanh nghiệp hướng đến sự phát triển. Tùy vào từng mô hình và quy mô doanh nghiệp sẽ phân chia hợp lý các chức vụ này nhằm bổ trợ cho nhau.

CEO khác gì với COO

CEO và COO cùng nằm trong ban lãnh đạo của công ty và đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và hướng dẫn để đạt được mục tiêu kinh doanh của tổ chức.

CEO COO
Khái niệmCEO là giám đốc điều hành cấp cao nhất của một tổ chức, phụ trách việc đại diện cho công ty và có trách nhiệm quyết định chiến lược và định hướng tổ chức.COO đóng vai trò là giám đốc điều hành vận hành, có trách nhiệm quản lý và chỉ đạo các hoạt động hàng ngày của công ty.
Vai tròCEO giữ vai trò lãnh đạo tổng thể, định ra các quyết định chiến lược và định hướng phát triển của công ty.COO đảm nhiệm việc quản lý và điều hành các hoạt động hàng ngày, đảm bảo sự hiệu quả và ổn định của công ty.
Đối tượngCEO thường làm việc với các cổ đông và các nhà đầu tư, hội đồng quản trị là chủ yếuCOO thường hợp tác chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty, nhà cung cấp, đối tác.
Mục đíchCEO hướng đến phát triển ổn định, gia tăng giá trị cổ phiếu, và bảo vệ lợi ích của các bên liên quan.COO tập trung vào việc tăng cường hiệu suất sản xuất, cắt giảm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
Chức năngCEO có trách nhiệm quyết định về chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính, tiếp thị, và nhân sự.COO chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo các hoạt động sản xuất, dịch vụ và hỗ trợ kinh doanh.
Nhiệm vụ– Phát triển và thực hiện chiến lược tổ chức
– Giám sát và quản lý các quản lý cấp cao
– Bảo đảm sự thông báo và giao tiếp hiệu quả giữa ban giám đốc và hội đồng quản trị
– Chịu trách nhiệm về hiệu suất kinh doanh và đáp ứng các mục tiêu được đề ra
– Bảo đảm sự hiệu quả và sự ổn định của các hoạt động hàng ngày
– Giao việc và theo dõi tiến trình làm việc của các bộ phận
– Thúc đẩy sự cải tiến và đổi mới trong quá trình vận hành
– Hỗ trợ CEO trong việc thực hiện chiến lược tổ chức
Những yếu tố khác– CEO thường là hình ảnh đại diện của công ty trong việc tương tác với công chúng, truyền thông và các sự kiện quan trọng.
– CEO cần sở hữu tầm nhìn chiến lược và khả năng đưa ra quyết định một cách nhanh nhạy.
– COO thường đảm nhận vai trò hiểu rõ tình hình thực tế của công ty và đề xuất các giải pháp để cải thiện.
– COO cần sở hữu kỹ năng quản lý và điều hành xuất sắc, cùng với khả năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
CEO khác gì với COO

Trên đây chỉ là những lý thuyết cơ bản, vai trò và trách nhiệm của CEO và COO có thể khác nhau dựa trên cấu trúc tổ chức, ngành nghề và quy mô của công ty. Một số tình huống thực tế khác, CEO và COO có thể đảm nhiệm các vai trò bổ sung cho nhau.

CEO khác gì với Chairman

Trong một tổ chức hoặc công ty, vị trí cấp cao hơn CEO là Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chairman of the Board). Chủ tịch Hội đồng quản trị thường đóng vai trò là người lãnh đạo chủ chốt của hội đồng và đứng đầu trong việc định hướng chiến lược và quản trị tổng thể của công ty. Còn CEO (Giám đốc điều hành) chịu trách nhiệm thực hiện và quản lý các hoạt động hàng ngày của công ty dưới sự hướng dẫn của Hội đồng quản trị.

CEOChairman
Nguồn nhân lựcCó thể thuê ngoàiLà thành viên của HĐQT
Thời gian đương nhiệmThường có một khoảng thời gian cụ thể, sau đó có thể xem xét tái bổ nhiệm hoặc thay thế.Thường có một khung thời gian xác định trong văn bản công ty hoặc có thể được gia hạn theo quy định của công ty.
Nhiệm vụĐạt được sự tăng trưởng và các mục tiêu kinh doanh đã đặt ra.Đứng ra đảm bảo cho lợi ích, quyền lợi của cổ
Vai tròHằng ngày quản lý và triển khai các chiến lược kinh doanhĐưa ra chiến lược dài hạn và lãnh đạo Hội đồng quản trị
Trách nhiệm điều hànhNắm trực tiếp về hoạt động kinh doanh hằng ngày công tyChịu trách nhiệm lãnh đạo các cuộc họp của Hội đồng quản trị và đảm bảo hiệu quả hoạt động
Quyền lựcCó thẩm quyền đưa ra quyết định và quản lý các hoạt động hàng ngày của công ty.Có ảnh hưởng sâu rộng đến hướng đi tổng thể và việc đưa ra quyết định về chiến lược của công ty.
Làm việc với HĐQTThường là thành viên trong Hội đồng quản trị và thực hiện báo cáo cũng như phối hợp với HĐQT.Là người điều hành cuối của Hội đồng quản trị và tương tác với các thành viên khác trong Ban điều hành.
Công việc chủ yếuThúc đẩy hiệu suất và quản lý tổng thể công ty.Tập trung vào phát triển chiến lược dài hạn.
CEO khác gì với Chairman

Cần bao lâu để trở thành CEO?

Dựa trên một vài nghiên cứu bỏ qua các yếu tố liên quan đến đời sống cá nhân của một nhân sự. Thông thường, bạn phải bắt đầu làm việc tại vị trí sơ cấp sau khoảng 24 năm phát triển để trở thành CEO chuyên nghiệp.

Tuy vậy, thời gian hoàn toàn có thể ngắn hơn tùy thuộc vào vị thế của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Nếu bạn đầu quân cho doanh nghiệp nhỏ và có những bước tiến nổi bật hoặc gánh trọng trách lớn thì có thể chỉ trong 10 – 15 năm sẽ trở thành Chief Executive Officer cấp cao.

Đa phần các công ty hiện nay, nổi bật là startup sẽ tuyển chọn nhân sự dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm. Nếu bạn đảm bảo được thực lực sẽ nhanh chóng vương đến vị trí Chief Executive Officer cấp cao.

Top 10 CEO trên thế giới

Khi nói về CEO là gì, chắc hẳn danh sách 10 vị Chief Executive Officer sau đây là người đạt nhiều triển vọng và thành tựu cống hiến vượt bậc cho các tập đoàn lớn trên toàn cầu:

1. Bill Gates (Microsoft)

Bill Gates (tài sản ước tính hơn 129 tỷ USD) được xem là vị CEO lừng danh với vô vàn điểm nổi bật trong giới siêu giàu hiện nay. Ông là người đảm nhiệm quyền giám đốc điều hành tối cao dẫn dắt Microsoft đến thành công.

Bill Gates
Bill Gates

2. Mark Zuckerberg (Meta – Facebook trước đây)

Đây là cái tên thực sự quá quen thuộc trên toàn cầu đặc biệt là hàng triệu người dùng Facebook tại Việt Nam. Tài sản ước tính của Mark Zuckerberg khoảng 73,2 tỷ đô, ông đang là CEO của Meta.

Mark Zuckerberg thể hiện rõ định nghĩa CEO là gì tại Meta
Mark Zuckerberg thể hiện rõ định nghĩa CEO là gì tại Meta

3. Jack Ma (Alibaba)

Trên chiến trường thương mại điện tử toàn cầu, cái tên Jack Ma (tài sản ước tính trên 22,8 tỷ đô) luôn là nổi bật nhất. Hiện tại, ông là nhà sản lập cũng như giữ cương vị CEO của Tập đoàn Alibaba.

Jack Ma
Jack Ma

Vị tỷ phú hài hước là điều mà mọi người biết đến Elon Musk qua truyền thông và tin tức. Hiện nay, ông là người giàu top 1 hành tinh cũng chính là CEO tối cao sáng lập nên Tesla – hãng xe điện toàn cầu và công ty SpaceX cũng như Neuralink.

Elon Musk
Elon Musk

5. Sundar Pichai (Google)

Sundar Pichai là vị CEO tài ba của Google, ông đảm nhiệm vị trí này vào năm 2015 trong cuộc thành lập Alphabet Inc (công ty mẹ của Google). Giá trị tài sản của vị CEO này khoảng 1 tỷ đô ở năm 2019.

Sundar Pichai
Sundar Pichai

6. Tim Cook (Apple)

Tim Cook là vị CEO tài ba kế nhiệm Steve Jobs Apple, Phong cách lãnh đạo của Tim Cook khiến Apple đạt nhiều thành tựu ở thị trường công nghệ toàn cầu và ông luôn là luồng gió giúp thương hiệu này đi xa hơn. Khoảng năm 2015, tổng tài sản của ông là 1,3 tỷ đô.

Tim Cook - CEO tài ba của tập đoàn Apple
Tim Cook – CEO tài ba của tập đoàn Apple

7. Jeff Bezos (Amazon)

Bên cạnh nền tảng Alibaba thì có lẽ Amazon cũng chiếm lĩnh thị phần không nhỏ khi Jeff Bezos nắm giữ vị trí CEO. Theo tổng hợp ở năm 2019, giá trị tài sản của ông khoảng 114 tỷ đô.

Jeff Bezos
Jeff Bezos

8. Robert Iger (Walt Disney)

Walt Disney là công ty lớn hàng đầu về lĩnh vực giải trí truyền thông trên nhiều phương tiện. Robert Iger là người nắm giữ vị trí giám đốc điều hành của Tập đoàn Disney với giá trị tài sản của ông khoảng 690 triệu đô ở năm 2020.

Robert Iger
Robert Iger

9. Aliko Dangote (Dangote)

Aliko Dangote cũng là vị tỷ phú nổi bật ở thời điểm hiện tại nắm giữ vị trí CEO của Dangote. Giá trị tài sản của ông được tổng hợp ở năm 2019 rơi vào khoảng 10,6 tỷ đô.

Aliko Dangote
Aliko Dangote

10. Michael Dell (Dell)

Dell là thương hiệu máy tính đến từ Mỹ nhận được nhiều sự tin dùng của khách hàng toàn cầu. Michael Dell (tài sản tại năm 2019 khoảng 22,7 tỷ đô) là người sáng lập cũng như giữ vị trí CEO của tập đoàn công nghệ này.

Michael Dell
Michael Dell

Top 10 CEO tại Việt Nam

CEO là gì tại Việt Nam được thể hiện rõ qua danh sách 10 vị CEO nổi bật tại thị trường doanh nghiệp trong nước:

Phạm Nhật Vượng (Vingroup)

Hiện nay, Phạm Nhật Vượng đang là chủ tịch của Tập đoàn Vingroup và là vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam. Tổng lượng tài sản của ông ở thời điểm hiện tại ước tính khoảng 6,2 tỷ đô.

Bản chất dẫn đầu của CEO là gì thể hiện rõ qua ông Phạm Nhật Vượng
Bản chất dẫn đầu của CEO là gì thể hiện rõ qua ông Phạm Nhật Vượng

Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjack Air)

Chủ sở hữu hãng hàng không Vietjack Air đang là người phụ nữ nắm giữ vị trí giàu top đầu ở nước ta. Ước tính lượng tài sản của vị CEO đến hiện nay đã hơn 3,1 tỷ đô.

CEO Nguyễn Thị Phương Thảo
CEO Nguyễn Thị Phương Thảo

Trần Bá Dương (Thaco)

Thaco là công ty cổ phần chuyên về sản xuất cung cấp ô tô tải đến thị trường chuyên dụng. Trần Bá Dương là người sáng lập cũng như giữ vị trí CEO của đơn vị này cùng giá trị tài sản khoảng 1,6 tỷ đô.

Trần Bá Dương
Trần Bá Dương

Hồ Hùng Anh (Techcombank)

Ngân hàng Techcombank được CEO Hồ Hùng Anh quản lý và phát triển mạnh trong khoảng 20 năm nay. Tài sản của vị chủ tịch kiêm giám đốc điều hành TCB đang nắm giữ khoảng 2,3 tỷ đô.

Hồ Hùng Anh
Hồ Hùng Anh

Trần Đình Long (Hòa Phát)

Tập đoàn đa ngành nghề Hoà Phát thuộc lĩnh vực kinh doanh đang được CEO Trần Đình Long điều hành và phát triển. Theo thống kê, tài sản hiện tại của ông đã vượt mức 3,2 tỷ đô.

Trần Đình Long
Trần Đình Long

Đoàn Nguyên Đức (Hoàng Anh Gia Lai)

Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai đang được Đoàn Đức Nguyên trực tiếp điều hành cũng những thành tựu đáng mong đợi. Hiện nay, giá trị tài sản thực của vị CEO này khoảng 18,173 tỷ đồng.

Đoàn Đức Nguyên
Đoàn Đức Nguyên

Đặng Lê Nguyên Vũ (Trung Nguyên)

Đặng Lê Nguyên Vũ là người sáng lập Tập đoàn Trung Nguyên và cũng là người điều hành hướng đến sự thịnh vượng như hiện nay. Sau nhiều vấn đề bất cập, giá trị tài sản của ông đang ở mức 4,688 tỷ đồng.

Đặng Lê Nguyên Vũ - ông vua cà phê Trung Nguyên
Đặng Lê Nguyên Vũ – ông vua cà phê Trung Nguyên

Phạm Thị Việt Nga (Dược Hậu Giang)

Nữ doanh nhân thành đạt Phạm Thị Việt Nga đã khởi xướng và sáng lập công ty Dược Hậu Giang. Tuy nhiên, hiện nay giá trị tài sản của bà chưa được tổng hợp và cập nhật chính xác.

Phạm Thị Việt Nga
Phạm Thị Việt Nga

Phạm Thanh Hưng (Cengroup)

Phạm Thanh Hưng là CEO của Cengroup, ông nắm giữ vị thế quan trọng trong sự phát triển của Tập đoàn bất động sản này. Hiện nay, ông đang thuộc top đầu những cá nhân có lượng tài sản vượt mốc 100 tỷ đồng.

Phạm Thanh Hưng
Phạm Thanh Hưng

Nguyễn Thế Lữ – Louis Nguyễn (SAM)

Nguyễn Thế Lữ còn được biết đến là Louis Nguyễn là giám đốc điều hành đứng đầu của SAM. Tổng lượng tài sản của vị CEO này chưa được tổng hợp rõ ràng ở thời điểm hiện nay.

Nguyễn Thế Lữ
Nguyễn Thế Lữ

Tầm quan trọng của thương hiệu cá nhân với CEO

CEO là gì, vị trí này đóng vai trọ thế nào đã được Vietnix đánh giá cụ thể, vậy thương hiệu cá nhân của giám đốc điều hành có cần thiết không? Như bạn đã biết, CEO được xem là bộ mặt của doanh nghiệp do đó cần thể hiện tính chuyên nghiệp nhằm:

  • Tuyên truyền văn hoá và tinh thần doanh nghiệp.
  • Tạo lòng tin cho khách hàng và nhà đầu tư mới.
  • Giúp đối tác coi trọng CEO và nâng tầm doanh nghiệp.
  • Thể hiện được quyền lực, chức năng và khả năng răn đe nhân sự.
  • Thu hút được nhiều người dùng tin cậy đặt ra được mục tiêu cao hơn.
Elon Musk phổ biến tốt thương hiệu cá nhân
Elon Musk phổ biến tốt thương hiệu cá nhân

Cách xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO

Trên thực tế, để có thể xây dựng được nền tảng thương hiệu cá nhân đối với một CEO sẽ không tương đồng với cá nhân thông thường. Bạn có thể tham khảo qua 5 tiêu chí gợi ý sau đây.

Phong cách cá nhân

Nếu bạn là một cá nhân muốn dùng thương hiệu để mở rộng con đường sự nghiệp thì có thể theo nhiều phương pháp. Nổi bật nhất là các bạn trẻ hiện nay có thể xây dựng được thương hiệu cá nhân khá tốt và hiệu quả bằng hình thức hoặc vài yếu tố khác. Tuy vậy, đối với CEO, điều mà họ hướng đến là tập khách hàng, đối tác, và cả nhà đầu tư. Do đó, thương hiệu cá nhân được hình thành nhằm tạo sự uy tín và trách nhiệm cũng như tính chuyên nghiệp.

Thế nên, phong cách cá nhân sẽ không được thể hiện và đánh giá cao thông qua quần áo hoặc thời trang kiểu cách. CEO nên tạo phong cách riêng biệt trong lời nói, cử chỉ, hành động, trí tuệ, khả năng giao tiếp,… thiên hướng về yếu tố cốt lõi.

Phạm Nhật Vượng có phong cách đĩnh đạc trong trí tuệ phi thường
Phạm Nhật Vượng có phong cách đĩnh đạc trong trí tuệ phi thường

Kỹ năng thành lập đội nhóm hoặc hệ thống

Việc xây dựng nên một đội nhóm và hệ thống vững mạnh cho doanh nghiệp cũng là cách mà Chief Executive Officer có thể tạo được tiếng tăm trên cương vị của mình. Đây là điều sẽ giúp ích cho những sự phát triển tiếp theo của giám đốc điều hành.

Nếu CEO sở hữu một nền tảng các doanh nghiệp thành công thì bạn dễ dàng nhận được các lời đề nghị hợp tác từ doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, khả năng quản lý hệ thống ngày càng được tăng bật cũng tạo nên thương hiệu cá nhân vững chắc.

Dùng tối đa chức năng CEO

Chức năng của Chief Executive Officer là gì? Nên dùng hết các chức năng khi đảm nhiệm vị trí CEO như: Kỷ luật, mệnh lệnh, quyết định,… Từ đó tạo được thương hiệu được nhiều khách hàng và đối tác xem trọng dựa trên tính công tâm và trách nhiệm.

Bên cạnh đó, để xây dựng tối đa hình ảnh cá nhân đối với một Chief Executive Officer tiềm năng, nên dùng chức danh của mình nhiều hơn trong phỏng vấn, họp báo,… Đây là cách giúp dư luận dễ ghi nhớ và lan truyền tên tuổi của CEO.

Phạm Thanh Hưng sử dụng tốt chức danh CEO 
Phạm Thanh Hưng sử dụng tốt chức danh CEO 

Dẫn đầu sáng tạo

Một giám đốc điều hành chuyên nghiệp và có khả năng phát triển doanh nghiệp sẽ phải đề ra những chiến lược cũng như hoạch định tốt các vấn đề về sản phẩm, quảng cáo, quyết định mạo hiểm,… Việc các sáng kiến của Chief Executive Officer mang lại giá trị hiện thực và hỗ trợ cho vấn đề phát triển đối với doanh nghiệp sẽ là cách giúp thương hiệu cá nhân đi xa hơn. Sáng tạo chính là cơ hội đối với mỗi doanh nghiệp và giám đốc điều hành.

Dùng mạng xã hội để phát triển thương hiệu CEO

Trong các phương thức xây dựng thương hiệu, chắc hẳn mạng xã hội là nền tảng hiệu quả tốt cho vấn đề này. Thế nên Chief Executive Officer có thể hoạt động và chia sẻ những thông tin hữu ích xây dựng cộng đồng khách hàng tiềm năng. Tuy vậy, cần dùng mạng xã hội một cách có hiểu biết và thông minh. Đây có thể là nền tảng tiềm năng nhưng nó vẫn mang vô vàn các rủi ro về dư luận.

Phạm Thanh Hưng tạo nền tảng thương hiệu tại Tiktok
Phạm Thanh Hưng tạo nền tảng thương hiệu tại Tiktok

Câu hỏi thường gặp

Mức lương của một CEO Việt Nam?

Mức lương của CEO không bị giới hạn bởi một số cụ thể. Ví dụ, mức lương tối thiểu cho một CEO mới và chưa có nhiều kinh nghiệm có thể là 25 triệu đồng mỗi tháng, trong khi ở các vị trí CEO cấp cao, mức lương có thể vượt quá 100 triệu đồng mỗi tháng.

Deputy CEO là gì?

Chức vụ dưới CEO, thường được gọi là “Phó Tổng Giám Đốc”, là người đóng vai trò như là “cánh tay phải” của CEO. Họ chia sẻ trách nhiệm trong việc quản lý công việc với CEO, tương tác với các bộ phận khác trong công ty, và thường báo cáo trực tiếp cho CEO.

CEO cần làm gì để đối mặt với thách thức và khủng hoảng?

Đánh giá tình hình: Xác định nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng và các yếu tố liên quan.
Xây dựng kế hoạch hành động: Lập kế hoạch chi tiết với đường đi nước bước, nguồn lực và thời gian cụ thể.
Thông báo kịp thời: Giao tiếp rõ ràng với nhân viên, khách hàng, đối tác và các bên liên quan.
Lãnh đạo và hỗ trợ đội ngũ nhân viên: Giữ vững tinh thần và tập trung sức mạnh để vượt qua khó khăn.
Giám sát và điều chỉnh: Đánh giá kết quả và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Học hỏi và cải tiến: Rút kinh nghiệm và áp dụng vào hoạt động kinh doanh.
Chăm sóc khách hàng và đối tác: Quan tâm, hỗ trợ và giải đáp thắc mắc kịp thời.

CEO cần làm gì để thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp?

Để thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp, CEO cần thực hiện các bước sau:
Khuyến khích tư duy đột phá của nhân viên và sẵn lòng chấp nhận thất bại.
Ủng hộ sự linh hoạt và không ràng buộc bởi quy trình cứng nhắc.
Tạo cơ hội và nguồn lực cho nhân viên thử nghiệm ý tưởng mới.
Xây dựng môi trường làm việc cởi mở và khuyến khích chia sẻ ý tưởng.
Khuyến khích hợp tác và sự phát triển chung của nhân viên.
Định rõ mục tiêu đổi mới và sáng tạo, thưởng những thành tựu đạt được.
Khuyến khích học hỏi liên tục thông qua các hoạt động đào tạo và học hỏi mới nhất.

Founder CEO là gì?

Founder là người sáng lập ra một doanh nghiệp, nắm vai trò đưa ra quyết định cuối cùng và chịu mọi trách nhiệm đối với sự thành bại của tổ chức. Trong khi đó, CEO sẽ thực hiện quản lý, lãnh đạo công ty. Ở một số doanh nghiệp, một người cũng có thể đảm nhận đồng thời 2 vị trí này, được gọi là Founder CEO.

Lời kết

Vietnix đã giải đáp về CEO là gì và những điều liên quan mật thiết đến chức danh này. Mong rằng, bạn có thể tìm được một nhân tài phù hợp với vị trí giám đốc điều hành hoặc trở thành một CEO tiềm năng.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Chọn chủ đề :

Trần Đức Trung

Sale Manager
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG