Email Doanh NghiệpSSLFirewall Anti DDoSTối ưu tốc độ website

NỘI DUNG

Banner blog lễ 30.4 và 1.5

Hacker mũ trắng là gì? Học gì để trở thành Hacker mũ trắng?

Hưng Nguyễn

Đã kiểm duyệt nội dung

Ngày đăng:07/05/2025
Lượt xem

Đánh giá

5/5 - (112 bình chọn)

Hacker mũ trắng là chuyên gia bảo mật sử dụng kỹ năng và kiến thức để tìm kiếm và khắc phục lỗ hổng bảo mật trong hệ thống, giúp tăng cường an ninh mạng. Để tìm hiểu chi tiết về Hacker mũ trắng và vai trò quan trọng của họ trong thế giới công nghệ, mời bạn đọc tiếp bài viết mà mình sắp chia sẻ dưới đây.

Điểm chính cần nắm

  • Khái niệm Hacker mũ trắng: Hacker mũ trắng (ethical hacker) dùng kiến thức chuyên môn để tìm và vá lỗ hổng bảo mật của tổ chức bằng cách tấn công giả lập, được phép truy cập hệ thống, khác với hacker mũ đen xâm nhập trái phép.
  • Hacker mũ đen là gì: Hacker mũ đen khai thác lỗ hổng bảo mật của website, ứng dụng và hệ thống để tấn công, phá hoại hoặc thu lợi bất chính.
  • Hacker mũ đỏ: Hacker mũ đỏ có vai trò tương tự hacker mũ trắng trong việc ngăn chặn hacker mũ đen. Thay vì chỉ phòng thủ, họ chủ động loại bỏ mã độc và phản công trực tiếp vào hệ thống của hacker mũ đen.
  • Hacker mũ xám là gì: Hacker mũ xám nằm giữa mũ đen và mũ trắng, xâm nhập hệ thống mạng mà không được phép, không có ý đồ xấu.
  • Ethical hacking là gì: Ethical hacking (hay còn gọi là hacking đạo đức) là việc các hacker mũ trắng kiểm tra và đánh giá bảo mật hệ thống cho các doanh nghiệp để tránh bị tấn công và đánh cắp dữ liệu, do sự gia tăng của các hacker mũ đen.
  • Các kỹ thuật Ethical Hacking phổ biến: Các ethical hacker thường sử dụng kỹ thuật quét cổng để kiểm tra lỗ hổng bảo mật, mô phỏng các cuộc tấn công như DDoS để tái tạo các mối đe dọa, thu thập thông tin về mục tiêu và trích xuất dữ liệu thông qua thăm dò, nghe trộm và xâm nhập.
  • Tầm quan trọng của Hacker mũ trắng: Nêu bật vai trò quan trọng của hacker mũ trắng trong việc bảo vệ doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng gia tăng.
  • Yêu cầu kiến thức cho hacker mũ trắng: Để trở thành hacker mũ trắng, cần kiến thức chuyên sâu về CNTT và mạng: xử lý sự cố hệ điều hành, mạng máy tính, router, switch, các loại mạng (LAN, WLAN, WAN), mô hình OSI, TCP/IP và giao thức mạng.
  • Cơ hội nghề nghiệp cho Hacker Mũ Trắng Việt Nam: Sự phát triển của công nghiệp 4.0 và sự gia tăng của tội phạm mạng đã tạo ra nhu cầu lớn về hacker mũ trắng tại Việt Nam. Các doanh nghiệp đang đầu tư vào bảo vệ hệ thống thông tin, mở ra cơ hội cho các bạn trẻ đam mê CNTT.
  • Nhấn mạnh Vietnix: Vietnix cung cấp dịch vụ VPS chuyên biệt với hiệu suất tối ưu, bảo mật cao và khả năng tùy chỉnh linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
  • Câu hỏi thường gặp về Hacker Mũ Trắng: Giải đáp những câu hỏi liên quan đến Hacker Mũ Trắng, giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề nghiệp này, các kỹ năng cần thiết, cơ hội phát triển và những vấn đề đạo đức liên quan.

Hack là gì?

Trong lĩnh vực bảo mật máy tính, thuật ngữ “hack” đề cập đến hành vi truy cập trái phép vào một hệ thống IT, phần mềm hoặc trang web. Thay vì sử dụng thông tin đăng nhập hợp lệ để truy cập như người dùng thông thường, hacker lợi dụng kiến thức chuyên sâu về bảo mật thông tin để vượt qua các biện pháp bảo vệ và xâm nhập sâu vào hệ thống.

Mức độ xâm nhập cao nhất cho phép hacker chiếm quyền điều khiển hệ thống (root), tiếp cận cơ sở dữ liệu của ứng dụng. Điều này đồng nghĩa với việc hacker có toàn quyền thay đổi, chỉnh sửa và truy cập mọi dữ liệu liên quan đến ứng dụng và người dùng, gây ra thiệt hại trực tiếp cho cả nhà phát hành và người sử dụng.

Ở mức độ thấp hơn, hacker có thể khai thác ứng dụng hoặc trang web để thực hiện các hành vi lừa đảo, chuyển hướng người dùng đến các trang web giả mạo do chúng tạo ra. Hậu quả là người dùng có thể bị thiệt hại về tài chính, đồng thời uy tín của đơn vị phát hành ứng dụng/trang web cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, còn rất nhiều hình thức tấn công khác có thể gây ra những ảnh hưởng ít nhiều đến hệ thống.

Hacker là gì?

Hacker là một chuyên gia trong lĩnh vực thông tin và an ninh mạng, người có kiến thức sâu rộng về kiểm thử xâm nhập, đánh giá hệ thống, tìm kiếm lỗ hổng và thực hiện các kỹ thuật phân tích mạng để bảo vệ và duy trì tính toàn vẹn của các hệ thống thông tin.

Thuật ngữ “hacker” xuất hiện lần đầu vào những năm 1960 tại các phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo của MIT, dùng để chỉ một nhóm các chuyên gia làm việc và lập trình bằng ngôn ngữ FORTRAN.

Sự phổ biến của thuật ngữ “hacker” và các hoạt động liên quan đến hacker tăng lên đáng kể vào những năm 1970, song song với sự phát triển mạnh mẽ của máy tính và các hệ thống máy tính.

Hacker được phân loại thành ba loại chính: mũ trắng, mũ xám và mũ đen.

Hacker mũ trắng

Hacker mũ trắng (white hat hay ethical hacker) là thuật ngữ chỉ các chuyên gia sử dụng kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin chuyên sâu của mình để đánh giá và tìm cách vượt qua các biện pháp an ninh của một tổ chức, với mục tiêu xác định các điểm yếu có thể bị hacker mũ đen khai thác.

Hacker mũ trắng là gì? 
Hacker mũ trắng hay còn gọi là white hat hoặc ethical hacker

Điểm khác biệt cốt yếu giữa hacker mũ trắng và mũ đen là hacker mũ trắng được cho phép truy cập vào hệ thống để tiến hành các cuộc tấn công giả lập, trong khi hacker mũ đen lại xâm nhập hệ thống một cách phi pháp.

Thêm vào đó, mục tiêu của hacker mũ trắng là khám phá các điểm yếu và thông báo lại cho tổ chức, thay vì lợi dụng dữ liệu , thông tin đó để tấn công hoặc chiếm đoạt dữ liệu.

Hành động này của hacker mũ trắng được gọi là kiểm thử xâm nhập. Như đã đề cập, hacker mũ trắng là những ethical hacker, họ có quyền hạn truy cập vào các hệ thống để tìm kiếm và vá các lỗ hổng, qua đó bảo vệ hệ thống và người dùng. Trái lại, hacker mũ đen là những kẻ tấn công độc hại, xâm nhập bất hợp pháp vào các hệ thống để đánh cắp và làm tổn hại dữ liệu. Sau cùng, hacker mũ xám là những người không có quyền truy cập, nhưng họ sử dụng thông tin thu thập được cho các mục đích tốt đẹp.

Hacker mũ đen là gì? 

Hacker mũ đen là những cá nhân khai thác các lỗ hổng bảo mật của trang web, ứng dụng và các hệ thống khác để thực hiện các cuộc tấn công xâm nhập với mục đích phá hoại hoặc thu lợi bất chính.

Một trong những hacker mũ đen nổi tiếng nhất thế giới, được xem như một huyền thoại trong giới hacker, là Kevin Mitnick. “Thành tích” bất hảo của ông bao gồm nhiều vụ xâm nhập vào các hệ thống bảo mật cao của chính phủ Hoa Kỳ và một số ngân hàng lớn. Điều thú vị là hiện nay, các doanh nghiệp từng là nạn nhân của Mitnick lại thuê ông để kiểm tra và tìm ra các lỗ hổng trong hệ thống của họ. Kevin Mitnick hiện là một nhà tư vấn bảo mật độc lập, tác giả sách, và cố vấn cho các công ty thuộc danh sách Fortune 500 cũng như FBI.

Nếu cần lưu trữ web an toàn và hiệu suất cao, hãy cân nhắc VPS AMD hoặc VPS NVMe. VPS AMD mang lại hiệu năng ổn định với chi phí hợp lý, trong khi VPS NVMe sử dụng ổ cứng SSD NVMe siêu tốc, giúp website của bạn tải nhanh hơn, xử lý dữ liệu mượt mà hơn, đặc biệt phù hợp với các ứng dụng đòi hỏi tốc độ đọc/ghi cao. Các nhà cung cấp uy tín đều có bảo mật mạnh mẽ và cho phép bạn tùy chỉnh cấu hình theo nhu cầu.

Hacker mũ đỏ – Red Hat Hacker là gì?

Hacker mũ đỏ là một loại hacker nổi tiếng, có chức năng tương tự như hacker mũ trắng trong việc ngăn chặn các hành động phá hoại của hacker mũ đen. Điểm khác biệt là, thay vì chỉ phòng thủ, hacker mũ đỏ chủ động sử dụng kỹ năng của mình để loại bỏ mã độc ngay khi phát hiện ra sự xâm nhập. Hơn nữa, họ còn có khả năng truy vết thông tin của kẻ tấn công và thực hiện phản công trực tiếp vào hệ thống của hacker mũ đen.

Hacker mũ xám là gì?

Hacker mũ xám ( greyhat hoặc gray hat )là một khái niệm nằm giữa hai thái cực hacker mũ đen và mũ trắng. Dù không có ý đồ xấu, họ vẫn xâm nhập vào hệ thống mạng mà không có sự cho phép.

Điểm khác biệt giữa hacker mũ xám và hacker mũ trắng là, trong khi hacker mũ trắng chỉ làm việc khi được một công ty thuê, thì hacker mũ xám có thể chọn bất kỳ mục tiêu nào. Động cơ của họ có thể là để tiếp cận thông tin bí mật hoặc để chứng minh rằng hệ thống bảo mật của một công ty không mạnh mẽ như họ tuyên bố.

Ethical hacking là gì? 

Do sự xuất hiện và phát triển của nhiều thành phần hacker mũ đen đã tạo nên mối lo sợ cho nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Những đối tượng hacker xấu không chỉ xâm nhập vào hệ thống với mục đích đánh cắp thông tin bảo mật mà còn có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn hệ thống. Chính điều đó đã làm cho từ “hacker” bị cho là những thành phần đáng lo ngại.

Ethical hacking là gì
Ethical hacking là gì

Hiện nay, hầu như tất cả các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều sử dụng máy tính và mạng máy tính để tối ưu hiệu suất công việc. Nên việc kiểm tra và đánh giá bảo mật của hệ thống luôn được thực hiện thường xuyên. Điều này nhằm mục đích tránh sự tấn công của những thành phần xấu.

Mọi doanh nghiệp hàng ngày đều phải đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm về an toàn thông tin. Do đó, họ đã tiến hành tìm kiếm những hacker mũ trắng để kiểm tra và tránh tình huống bị xâm nhập, đánh cắp dữ liệu.

Lịch sử của ethical hacking

Ethical hacking là thuật ngữ được giới thiệu lần đầu vào năm 1995 bởi cựu phó chủ tịch IBM (ông John Patrich). Ông John Patrick đã sử dụng thuật ngữ này khi mô tả sự cố tình xâm nhập và kiểm tra hệ thống để xem xét các lỗ hổng. 

Thuật ngữ “ethical hacking” được ứng dụng lần đầu vào việc đánh giá bảo mật của hệ điều hành Multics Os của Không quân Hoa Kỳ. Việc này được thực hiện nhằm kiểm tra thư hệ thống để phục vụ cho những nhiệm vụ tuyệt mật. Quá trình kiểm thử được thực hiện bằng cách mô phỏng những cách thức mà kẻ xấu có thể thực hiện để xâm nhập vào hệ thống.

Lịch sử của ethical hacking
Lịch sử của ethical hacking

Vào năm 1998, máy quét lỗ hổng đầu tiên được ra đời bởi ông Dan Farmer. Máy này được gọi là máy COPS, được ra đời với vai trò quét các lỗ hổng trên hệ thống phần mềm của hệ điều hành Unix.

Sau đó, máy quét bảo mật này tiếp tục được phát triển triển bởi Farmer và Wietse Venema, có tên là SATAN. Máy được hoạt động nhằm hỗ trợ thực hiện những công việc của ethical hacking và xây dựng các chiến thuật của ethical hacking trong quá trình đánh giá bảo mật của hệ thống thông tin. 

Sự ra đời của ứng dụng này đã hình thành suy nghĩ rằng các hacker sẽ dùng ứng dụng máy quét SATAN để thực hiện những việc làm xấu.

Hiện nay, ngành nghề ethical hacking đang là một trong những ngành có nhu cầu nhân sự rất lớn. Với mục đích đảm bảo an toàn bảo mật cho hệ thống thông tin của doanh nghiệp lẫn cá nhân. Để có thể làm việc trong lĩnh vực ethical hacking bạn cần phải có chứng nhận CEH.

Kỹ thuật ethical hacking

Kỹ thuật quét cổng (port scanning) là một trong những kỹ thuật được ethical hacker sử dụng dụng phổ biến nhất. Quét cổng là một kỹ thuật được thực hiện nhằm đánh giá bảo bật của hệ thống thông qua việc kiểm tra các lỗ hổng và một số phương pháp khác. Ngoài ra, còn một quy trình tiêu chuẩn khác của hacker mũ trắng chính là mô phỏng lại những kỹ thuật các hacker mũ đen sử dụng. 

Những kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong ethical hacking là:

  • Thu thập những thông tin của website mục tiêu.
  • Sử dụng một số trích xuất khác khi thăm dò, nghe trộm, phân tích lỗ hổng và xâm nhập vào bên trong máy chủ hoặc mạng không dây.
Kỹ thuật ethical hacking
Kỹ thuật ethical hacking

Các phương pháp tái tạo những mối đe dọa bảo mật mạng được sử dụng phổ biến như tấn công phi kỹ thuật, tấn công DDoS là những phương pháp được sử dụng trong quá trình kiểm thử. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều kỹ thuật hỗ trợ ethical hacking khác được sử dụng.

Tầm quan trọng của Hacker mũ trắng? 

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của Internet đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ hacker mũ đen. Những thành phần này luôn là mối đe dọa lớn đối với nhiều doanh nghiệp. Những thông tin quan trọng có thể bị đánh cắp bất kỳ lúc nào, không chỉ làm ảnh hưởng đến khách hàng mà còn ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp.

Trước tình hình tội phạm mạng ngày càng tinh vi, số liệu từ WebARX (tháng 2/2018) cho thấy mỗi ngày có hơn 2000 tên miền trở thành mục tiêu tấn công.

Vì vậy, các công ty hiện nay đang ngày càng chú trọng vào việc sử dụng ethical hacking. Điều này sẽ giúp công ty kịp thời phát hiện và nắm bắt được những mối nguy hiểm đối với hệ thống bảo mật. Tránh tình trạng bị đánh cắp dữ liệu, thông tin tài chính và tránh nhiều rủi ro quan trọng khác.

Các chương trình bug bounty là minh chứng cho thấy sự quan tâm của các tổ chức đối với kiểm thử xâm nhập và ethical hacker. Thông qua hình thức này, các hacker tìm ra lỗ hổng có thể bị khai thác sẽ được trao thưởng xứng đáng.

Bug bounty là một phương thức hiệu quả để công nhận những đóng góp của các chuyên gia an ninh mạng và nhà nghiên cứu có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu. Nhờ đó, các hacker nhận thấy rằng việc sử dụng tài năng của mình một cách chính trực sẽ được đánh giá cao, thay vì phải lựa chọn con đường phi pháp.

Netscape là công ty tiên phong khởi xướng chương trình bug bounty vào năm 1995 với tên gọi “The Netscape Bug Bounty”. Đến nay, hình thức này đã được nhiều công ty áp dụng, với mức thưởng có thể lên đến 100.000 USD (ví dụ như Microsoft). Riêng Google đã chi trả khoảng 3 tỷ USD cho các hacker vào năm 2016.

Điều quan trọng cần lưu ý là một số công ty không công khai chương trình bug bounty, do đó cần phân biệt rõ giữa chương trình riêng tư và chương trình công khai.

Cần học những gì để trở thành Hacker mũ trắng?

Do đặc thù của ngành này là sử dụng công nghệ thông tin và ứng dụng mạng máy tính, nên để có thể trở thành một hacker mũ trắng bạn cần phải có những kiến thức chuyên sâu như:

  • Cách xử lý sự cố với hệ điều hành.
  • Kiến thức về mạng máy tính.
  • Cách sử dụng các thiết bị router, switch,…
Những gì cần học để trở thành Hacker mũ trắng
Những gì cần học để trở thành Hacker mũ trắng

Song song đó, còn cần có các kỹ năng quản lý hệ thống máy chủ trên nhiều hệ điều hành như: Windows, Unix, Linux. Các kỹ thuật về xâm nhập, theo dõi, giám sát, tạo trojan, backdoor, virus máy tính cũng rất cần thiết để trở thành một hacker mũ trắng. Bên cạnh đó, những kỹ thuật về tấn công DDoS, tạo lỗi tràn bộ đệm, kỹ thuật cướp quyền kiểm soát hệ thống, phá hoại hệ thống website,… cũng cần nắm rõ.

Đồng thời, cần trang bị thêm những kiến thức về ngôn ngữ lập trình như: Python, C, C++, Java,… để phục vụ tốt nhất cho quá trình khai thác và sửa chữa các lỗ hổng hệ thống.

Cơ hội nghề nghiệp của Hacker mũ trắng tại Việt Nam

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp 4.0, mọi ngành nghề đều đã có sự chuyển mình đáng kể. Vì vậy, mọi hoạt động đều đang dựa trên nền tảng mạng máy tính, điều này đã làm gia tăng số lượng hacker mũ đen.

Do đó, mọi doanh nghiệp đều đang đầu tư về nhu cầu bảo vệ hệ thống thông tin của mình bằng cách sử dụng các hacker mũ trắng. Điều này sẽ giúp bảo vệ các thông tin của doanh nghiệp được an toàn và đảm bảo hệ thống được hoạt động ổn định. 

Chính vì thế, đây đã trở thành một cơ hội lớn để các bạn trẻ có thể gia nhập và trở thành hacker mũ trắng tại Việt Nam. Mở ra một con đường lớn cho những ai có đam mê trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Với nhu cầu sử dụng nhân sự cao, bạn có thể kiếm được mức thu nhập không dưới 1.000 USD mỗi tháng. Hơn nữa, với ngành nghề này bạn có thể làm việc ở nhiều môi trường, nhiều công ty khác nhau, không bị bó buộc ở một phạm vi nhất định. Điều này sẽ giúp bạn có thể thoải mái phát huy mọi khả năng của mình.

Vietnix – Dịch vụ VPS vượt trội cho doanh nghiệp

Vietnix cung cấp các giải pháp VPS (máy chủ ảo) chuyên biệt, được thiết kế để mang lại hiệu suất tối ưu, bảo mật vượt trội và khả năng tùy chỉnh linh hoạt, đáp ứng mọi yêu cầu riêng biệt của từng doanh nghiệp. Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ, Vietnix cam kết đảm bảo tính ổn định và an toàn tuyệt đối cho hạ tầng của bạn. Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 18001093.
  • Email: sales@vietnix.com.vn.
  • Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ hí Minh.
  • Websitehttps://vietnix.vn/

Câu hỏi thường gặp

Hacker mũ xám là gì?

Hacker mũ xám là những người có thể sử dụng kỹ năng hack của mình cho cả mục đích tốt và xấu, đôi khi không có sự cho phép nhưng cũng không gây hại.

Hacker mũ đen là gì?

Hacker mũ đen là những người sử dụng kỹ năng hack của mình cho các mục đích bất hợp pháp, gây hại như đánh cắp dữ liệu, phá hoại hệ thống.

Hacker mũ đỏ là gì?

Hacker mũ đỏ thường được thuê bởi chính phủ hoặc các tổ chức để tấn công các hệ thống của đối phương (ví dụ, các nhóm khủng bố hoặc quốc gia thù địch) nhằm thu thập thông tin hoặc vô hiệu hóa chúng.

Phát biểu nào tốt nhất mô tả một hacker mũ trắng?

Hacker mũ trắng là chuyên gia an ninh mạng sử dụng kỹ năng hack của mình một cách hợp pháp và đạo đức để tìm kiếm và khắc phục các lỗ hổng bảo mật trong hệ thống, giúp bảo vệ thông tin và tài sản.

Hacker mũ xanh là gì?

Thuật ngữ “hacker mũ xanh” ít phổ biến hơn, nhưng đôi khi nó được dùng để chỉ những người mới học về hacking và có thể được các chuyên gia hướng dẫn.
White hat hacker?

White hat hacker là gì?

Đây là thuật ngữ tiếng Anh của “hacker mũ trắng”, chỉ những chuyên gia an ninh mạng làm việc để bảo vệ hệ thống.

Với vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống và dữ liệu, hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ethical hacker. Để khám phá sâu hơn về con đường trở thành một hacker mũ trắng chuyên nghiệp, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu và khóa học chuyên ngành về an ninh mạng.

THEO DÕI VÀ CẬP NHẬT CHỦ ĐỀ BẠN QUAN TÂM

Đăng ký ngay để nhận những thông tin mới nhất từ blog của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ cơ hội truy cập kiến thức và tin tức hàng ngày

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

icon 1 sao

Thất vọng

icon 2 sao

Chưa hữu ích

icon 3 sao

Bình thường

icon 4 sao

Hữu ích

icon 5 sao

Rất hữu ích

Hưng Nguyễn

Co-Founder
tại

Kết nối với mình qua

Kết nối với mình qua

Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hoàng Dũng
Khách
Hoàng Dũng
10 tháng trước

Tôi muốn trở thành 1 hacker nhưng do điều kiện gia đình không thể mua được 1 chiếc máy tính

Tăng tốc độ website - Nâng tầm giá trị thương hiệu

Banner group
Tăng tốc tải trang

95 điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng

Tăng 8% tỷ lệ chuyển đổi

Thúc đẩy SEO, Google Ads hiệu quả

Tăng tốc ngay

SẢN PHẨM NỔI BẬT

Icon tab

MAXSPEED HOSTING

TĂNG TỐC WEBSITE TOÀN DIỆN

CÔNG NGHỆ ĐỘC QUYỀN

Vector

PHẦN CỨNG MẠNH MẼ

Vector

HỖ TRỢ 24/7

Vector
ĐĂNG KÝ NGAYGroup icon
khuyến mãi sinh nhật
Nhanh tay, số lượng có hạn!
17/05/2025 - 22/06/2025
Pattern

7 NGÀY DÙNG THỬ HOSTING

NẮM BẮT CƠ HỘI, THÀNH CÔNG DẪN LỐI

Cùng trải nghiệm dịch vụ hosting tốc độ cao được hơn 100,000 khách hàng sử dụng

icon popup single post

CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Vietnix sẽ luôn cố gắng cải thiện chất lượng dịch vụ mỗi ngày

ĐÓNG

Đánh giá mức độ hữu ích của bài viết

icon 1 sao

Thất vọng

icon 2 sao

Chưa hữu ích

icon 3 sao

Bình thường

icon 4 sao

Hữu ích

icon 5 sao

Rất hữu ích

Icon
ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tài liệu mới nhất từ Vietnix!
ĐÓNG

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ HOSTING

Asset

7 NGÀY MIỄN PHÍ

Asset 1
Icon
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ THÀNH CÔNG
Cảm ơn bạn đã đăng ký thông tin thành công. Đội ngũ CSKH sẽ liên hệ trực tiếp để kích hoạt dịch vụ cho bạn nhanh nhất!
ĐÓNG